Hận Vàng Ấn Độ Chương 1


Chương 1
Tỉnh Giấc Vu Sơn

Văn Bình tỉnh dậy giữa tiếng nước chảy rì rầm. Hồi nhỏ, chàng sống bên giòng sông, ngày cũng như đêm chỉ nghe tiếng nước chảy. Chàng yêu tiếng nước chảy hơn cả yêu đánh đáo, yêu hái trộm trái cây còn xanh của những khu vườn kế cận. Những buổi sáng đầy sương trắng gió thổi lạnh buốt, cậu bé Văn Bình đã có mặt trên bờ sông, ngụp lặn si mê dưới nước. Tình yêu nước chảy của chuỗi ngày thơ ấu đã nhào nặn cho chàng một tâm hồn bay nhảy; vì vậy, trước khi thành niên Văn Bình đã lao thân vào cuộc sống giang hồ.

 

Mọi lần tỉnh dậy nghe tiếng nước chảy rì rầm chàng đều cảm thấy khoan khoái. Tiếng nước chảy rì rầm đã dội vào lòng chàng những áng hương thơm lành của dĩ vãng nên thơ. Nhưng hôm nay chàng lại bàng hoàng.

 

Chàng sực nhớ là đang ở trên đất Ấn. Theo kinh điển tình yêu của người Ấn, một trong những điều tối kị là không nên hẹn hò trai giá ở nơi có nước chảy, dọc bãi biển hoặc bờ sông, tiếng nước chảy sẽ làm người đàn bà giảm bớt khoái cảm, hơn nữa, sau đó người đàn ông sẽ gặp rủi ro, có thể nguy hại tính mạng.

 

Tiếng nước chảy trở nên rào rào như mưa rơi trên mái tôn. Ngoài âm thanh rào rào Văn Bình không còn nghe thấy gì nữa. Dường như có tiếng kêu kỳ lạ của những con quạ biển đen sì. Văn Bình mở rộng mắt, quan sát tứ phía.

 

Thì ra chàng đang nằm trên bãi cát trắng xóa. Bên tay phải là biển, mặt biển xanh ngắt như được pha mực xanh Oatơman; đàn quạ đen đáng ghét bay liệng trên không chiếu bóng xuống mặt chàng. Trong khoảnh khác, chàng không nhìn thấy ánh nắng bị đàn quạ đen xòe cánh che khuất. Nhưng chỉ nửa phút sau ánh nắng gay gắt đâm xuyên vào cặp mắt hấp háy của chàng.

 

Mặt trời đã lên đến gần đỉnh đầu. Mặt trời trưa dọc bờ biển thường nóng như lò nướng bánh. Ấn độ nổi tiếng trên thế giới về sức nóng mặt trời, nóng đến nỗi da dẻ nam nữ đều đen thui, ruộng vườn khô cằn hàng năm người chết đói, chết khát như rạ. Vậy mà Văn Bình chỉ chói mắt chứ không thấy nóng.

 

Chàng lồm cồm bò dậy. Cánh tay phải của chàng nặng chịch như bị bao bột. Chàng gắng gượng giây lâu mới dứt nổi cánh tay ra khỏi nền cát ướt. Chàng nhấc cánh tay trái và mỉm cười vì thấy không đau. Chàng bèn nắn xương tay phải từ ngón ngược lên đến bả vai. Cũng may xương cốt còn nguyên. Lần lượt, chàng kiểm điểm hai chân và các bộ phận trên thân thể. Chàng phải kiểm điểm một cách từ từ và thận trọng, vì theo kinh nghiệm nếu bị nội thương hoặc xương sống bị gẫy nạn nhân cử động quá mạnh sau khi tỉnh dậy có thể bị tê liệt châu thân hoặc thiệt mạng.

 

Đến khi biết chắc da thịt không bị hề hấn Văn Bình mới chống tay đứng thẳng lên. Làn nước biển đang mấp mé bãi cát, những lớp bọt trắng xóa bay tung tóe vào mặt mũi và quần áo chàng. Biển Á-Rập thường được giới hàng hải coi là biển đục bẩn, nhưng không hiểu sao ở góc này nước lại trong veo, bãi cát cũng không pha trộn đất đá, ngoại trừ những vỏ sò trắng hếu lấp lánh ánh nắng.

 

Văn Bình đưa tay lên mắt vì ánh nắng mỗi lúc một dữ dằn. Khi ấy chàng mới thấy một bên hông đau điếng. Đau điếng nhưng vẫn không mê man. Giống như cách đây không lâu chàng bị KGB trói còng queo tọng vào bao bố và rần một trận thừa sống thiếu chết bằng dùi cui cảnh sát và roi chi bọc cao su của thẩm sát viên công an. Chàng vuôn vai thở một hơi dài. Chàng có cảm giác như xương sườn non đả bẹp rúm. Tuy nhiên, sau một hồi vận chân khi chàng đã phục hồi được sức lực.

 

Chàng không nhớ tại sao bị bất tỉnh và đã bất tỉnh trong bao lâu. Đêm qua, phi cơ chở chàng ghé xuống Bombay. Từ Sàigòn chàng đáp máy bay thương mai Thái qua Vọng các. Nếu chàng không có thời giờ du hí ở Sàigòn thì ở Vọng các cũng vậy, máy bay vừa hạ xuống phi đạo Đon mương chàng đã phải trèo lên con chim sắt Air-India bay tuốt qua Bombay. Dạo này ông Hoàng hoạt động ráo riết như cô đào xi-nê trên 30, sửa soạn về chiều, phải đóng hối hả thật nhiều phim để hốt thật nhiều tiền trước khi bị … dưỡng già. Trên thực tế, ông Hoàng vẫn hoạt động từ nhiều năm nay, nhưng trước kia ông còn cho chàng nghỉ xả hơi giữa hai công tác, giờ đây chàng vừa đặt chân xuống Tân sơn nhứt là phải tiếp tục cuộc hành trình với một điệp vụ mới.

 

Đối với chàng sự vội vã này không phải là điều khó chịu. Trong thâm tâm chàng lại mong được ông Hoàng bắc đi hoài, vì mỗi lần trở về là một lần chàng bị dày vò, bị Quỳnh Loan người vợ chưa cưới nhưng đã có con với chàng dày vò đã đành, đàng này hàng chục nữ đồng nghiệp trong ban Biệt vụ và hàng chục cô bạn gái khác ở ngoài lại dày vò chàng muốn … hụt hơi nữa.

 

Mọi việc đã xảy ra đều đặn như kim đồng hồ gõ giờ. Chuyến bay rời Sàigòn chỉ chậm đúng 5 phút, tuy trận bão có cái tên xếch-xy là Bờridít vừa thổi qua làm nhà cửa ngoại ô tốc mái, cống rãnh ngập tràn, và tuy xe hơi chở phi công lên sân bay bị gãp láp, báo hại mấy cô tiếp viên xinh như mộng và thơm như mùi mít phải lội bộ theo kiểu … chạy đua thế vận hội. Đến Vọng các cũng chẳng có gì đáng nói, ngoại trừ một lộn xộn thi vị tại phi trường do một minh tinh màn bạc đa đoan gây ra, cô nàng quên bẵng Thái Lan kị món ở truồng đã nghênh ngang diện loại áo tốp-lét hở ngực khiến mọi người đổ xô lại chiêm ngưỡng, bít cả cửa quan thuế, loa phóng thanh ong ỏng gọi tên hàng chục lượt mà nam hành khách vẫn dùng dằng chưa chịu lên máy bay, và riêng tên Văn Bình đã được nhắc đi nhắc lại đến lần thứ 15, nghĩa là trái với thông lệ hàng không quốc tế.

 

Nếu người Thái áp dụng đúng nguyên tắc Văn Bình đã phải ngủ đêm tại Vọng các. Thị trấn đáng yêu này biến thành trung tâm giải trí xác thịt của quân nhân Mỹ từ Việt nam tới nên đã mất vẻ dịu hiền cố hữu. Ngược lại Bombay vẫn không hề thay đổi, nếu có, thì chỉ thay đổi ở điềm đàn bà Ấn dạn dĩ hơn xưa. Bằng chứng là tài xế của xe díp đón chàng tại phi trường không phải đực rựa, miệng sặc mùi cà-ri, quần áo sặc mùi bồ hôi dầu cả tuần không giặt.

 

Mà là giống cái ngon lành.

 

Phải tài xế đón chàng là đàn bà chính hiệu. Chiếc díp sơn màu kaki mới toanh được rồ máy sẵn, Văn Bình vừa trèo lên tài xế đã phóng vọt ra khỏi phi trường. Khi ấy trời còn tối. Thiên hạ còn ngủ say. Văn Bình cũng ngủ gà ngủ gật vì chẳng hiểu sao các nử tiếp viên phi hành Air-India lại không thơm tho như thường lệ và khả ái như thường lệ.

 

Nhưng gương mặt và giọng nói của gã tài xế xe díp đã làm chàng tỉnh ngủ tức thời. Phản ứng đầu tiên của chàng sau khi an vị là mỉm cười duyên dáng kèm theo câu hỏi :

 

- Chào cô. Cô rước tôi sớm như thế này chắc bị mất ngủ cả đêm – Xin lỗi cô nhé. Tên cô là gì ?

 

Giai nhân tài xế cười lại :

 

- Em là người Ấn, tên người Ấn dài thòng ông không nhớ nổi và cũng không đọc đúng giọng nổi đâu. Ông đến Bombay, em đề nghị ông gọi tên em là Bombay, cô tài xế Bombay. Còn ông từ Saigon tới nên em sẽ mạn phép gọi ông là ông Saigon.

 

Những phút ngồi bên người đẹp Bombay là những phút thần tiên Văn Bình không dè hậu quả của những phút thần tiên này là cơn mê gần chết trên bãi cát hoang vắng.

 

Văn Bình tiếp tục quan sát bốn bề. Giờ đây chàng không hiểu may mắn nào đã giúp chàng thoát chết. Trong đời điệp báo hành động, chỉ cần sẩy chân một phần mười đồng hồ cũng đủ về chầu tiên tổ huông hồ chàng đã sẩy chân hàng giờ với người đẹp tài xế.

 

Quang cảnh bãi biển hoang vắng lạ thường. Nếu không có chiếc đò máy neo sát bờ cách chỗ chàng đứng gần trăm mét về phía bắc thì chàng đã cho đây là một hải đảo tiền sử gót chân loài người chưa hề ghé lại. Xa xa, ở tít chân trời biển rộng đầy nắng, một luồng khói sám bốc lên. Chắc là khói tàu thủy. Về phía nam ngọn hải đăng đứng sừng sững trên đỉnh một ngọn tháp xây gạch đã phủ rêu xanh và nứt bể. Chàng không thể nhìn rõ bên trong đất liền gì bãi cát nằm khuất sau một bức tường kiên cố bằng cây cối.

 

Hồi đêm Bombay ngồi trước vô-lăng, miệng tươi như hoa nở. Có thể nàng lái chàng đến bãi cát cô liêu này để thủ tiêu. Nếu nàng được lệnh giết chàng tại sao chàng còn sống ? Hay là nàng gặp tai nạn ? Muốn giải đáp nghi vấn chàng phải tìm Bombay. Chàng bắc tay lên miệng làm loa, gọi lớn :

 

- Bombay, Bombay !

 

Không nghe tiếng trả lời. Ngoại trừ tiếng trả lời oang oác của đàn quạ đập cánh bay thẳng một mạch. Trước đó một phút Văn Bình còn có đàn quạ làm bạn, giờ đây trên vùng biển lạ quạnh quẽ chỉ còn lại một mình chàng. Một mình chàng với ám ảnh chết chóc xen lẫn hoan lạc.

 

Bombay khá đẹp. Nếu so sánh với người đẹp tây phương, nàng còn thua xa vì nàng thiếu nước da trắng nuốt; nhưng về phương diện rắn chắc và khỏe mạnh thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, và chính vì nước da bánh mật ấy mà nàng trở thành cua-rơ dai phông, thanh niên đau tim xớ rớ đến nàng là mặc sơmi gỗ ngay trong hiệp mở màn.

 

Mặc mũi nàng chẳng có nét nào đặc biệt, nàng cũng như hàng trăm, hàng ngàn cô gái thông thường khác ở Trung đông, mắt không to, răng không đều, cằm lại hơi lẹm và má hơi bánh đúc, nhưng đền lại nàng có cặp lông mày xuất chúng, vừa dài, lại vừa rậm, và nhất là tròng mắt ướt át như có chất nước, mỗi khi nhìn thì tóe sáng như lưỡi dao cau mới mài.

 

Tốm lại Bombay là hiện thân của dục tình. Phụ nữ Ấn từ sau đại chiến thứ hai, đặt biệt là sau ngày bà Gănđi lên làm thủ tướng, đã tỏ ra dạn dĩ và xông xáo, tuy nhiên Văn Bình chưa hề thấy phụ nữ làm nghề tài xế quân xa, và trong khi trời còn tối mo đã phải ra phi trường rước khách đàn ông lạ. Tất Bombay khá giỏi nhu đạo tự vệ hoặc đeo súng kín đáo trong mình.

 

Hoặc giả “người ta” dùng mỹ nhân kế để lôi điệp viên Z.28 hảo ngọt vào xiếc …

 

Nhưng khi đối điện Bombay, rửa mắt bằng bộ ngực tròn trịa của nàng, bộ ngực được phơi trần non nửa vì nàng mặc sơmi ngắn tay đàn ông và để quên hai nút không cài, bộ ngực đều đặn tuyệt đỉnh như bộ ngực giai nhân Tây-tạng, từng nổi tiếng thế giới, Văn Bình không còn nhớ đến “mỹ nhân kế” nữa. Chàng chỉ nghĩ đến cách chinh phục nữ tài xế Bombay.

 

Chàng lại gân cổ kêu :

 

- Bombay, Bombay !

 

Tiếng sóng gào đã trả lời giùm chàng. Văn Bình bắt đầu đổ bồ hôi. Căn cứ vào vị trí của mặt trời, có lẽ đã gần trưa. Nghĩa là giấc Vu-sơn của chàng đã kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.

 

Văn Bình lội bì bõm trên cát ướt. Hết dẻo cát ướt, chân chàng đạp nhằm những vỏ sò nóng bỏng. Không biết quá trưa trời sẽ nóng đến đâu nữa. Những giòng bồ hôi tuôn chảy trong áo lót như thể nước mưa làm Văn Bình sực nhớ đến bộ com-lê sang trọng chàng đang mặc trên mình. Chàng được giới ăn diện Sàigòn biết danh vì những bộ âu phục đắt tiền, toàn bằng lụa; bô com-lê này rẻ hơn nhiều nhưng rất hợp thời trang. Nó được may bằng hàng tét-gan nhung, một phát minh của kỹ nghệ dệt sợi Pháp, dầy mà mát, láng mà không rợ. Chàng đã chọn mầu hung, một mầu đa tình, thích hợp với những buổi tối dạo chơi xe hơi với người đẹp hoặc quay tròn trên nền gỗ đánh xi. Chàng không ngờ bộ tét-gan nhung diêm dúa lại chỉ được khoe đẹp, khoc sang với bãi cát, trời nắng và cảnh vật cô liêu.

 

Văn Bình suýt kêu lên một tiếng. Chiếc díp kaki đang nằm chềnh ềnh trước mặt chàng. Chàng trèo con đường giốc thoai thoải, vượt qua rặng thông xanh um và khu cỏ gai đầy cát khô bỏng thì nhìn thấy nó.

 

Nó chổng bốn bánh lên trời, đồ vật trong xe bắn tứ tán ra ngoài. Tuy nhiên chàng không nhìn thấy Bombay. Cái kiếng chắn gió vị vỡ tan, vè xe bằng tôn dầy đã bẹp dí, chứng tỏ tài xế gặp nạn trước khi lăn xuống giốc. Nguyên nhân tai nạn có thể là hàng cột xi-măng cốt sắt xếp thành chữ nhất ở trên đầu giốc. Chắc trời còn tối, đèn pha đột nhiên tắt ngúm, Bombay loạng choạng húc đầu xe vào cột xi-măng rồi lộn tùng phèo xuống bãi cát.

 

Văn Bình đập trán nhiều lần để hồi tưởng những việc đã qua trong đêm. Nếu Bombay gặp nạn, chàng không thể không biết. Vì chàng ngồi bên nàng. Như vậy có nghĩa là chàng đã bất tỉnh trước khi xe díp gặp nạn.

 

Văn Bình lượm cái túi da nhỏ trên băng xe. Trong túi còn nguyên 3 ngàn đô-la và cuốn chi phiếu du hành. Giấy tờ tùy thân của chàng cũng còn nguyên. Không có dấu tích người lạ lục lọi. Dầu lục lọi người ta cũng chẳng tìm thấy gì quan trọng. Cũng như mọi lần, chàng không mang tên Tống Văn Bình mà là tên mượn hiền lành. Mọi chi tiết tướng mạo trong sổ thông hành đều được thay đổi, chỉ trừ tấm hình. Như thường lệ, chàng không mang súng. Đối với chàng, súng là vật quá cồng kềnh. Chỉ có điệp viên tập sự mới giết người bằng đạn chì. Đã lên đến trình độ nghề nghiệp và võ thuật như chàng thì một cái búng tay nhỏ cũng đủ kết liễu tính mạng địch, khỏi cần gây tiếng động vô ích.

 

Chàng mỉm cười trước gói thuốc Salem mới bóc. Gói thuốc này được Bombay ngừng xe dọc đường mua cho chàng. Không những nàng mua cho chàng, nàng còn mua cả cho nàng nữa. Vì nàng cũng nghiện thuốc. Và là thuốc lá Salem thơm mùi bạc hà.

 

Một y sĩ hữu danh đã khám phá sau nhiều năm khảo sát một chi tiết lý thú : đàn bà nghiện thuốc, nhất là thuốc có vị bạc hà, thường tham lam vô độ trên tình trường. Trên thực tế, Văn Bình đã được hưởng nhiều phút say sưa với Bombay. Nàng đã đậu xe lại ở dọc đường. Dưới ánh đèn táp-lô cái tượng bằng vàng y đeo trên cổ nàng óng a óng ánh, làm nàng thêm hấp dẫn và chàng thêm cuồng loạn.

 

Nam nữ từ đông sang tây đeo tượng vàng ở cổ để lấy khước. Vật hộ mạng này chẳng có gì lạ. Nhưng Văn Bình lại giật mình, vì cái tượng vàng chóc ẩn hiện sau cái áo sơ-mi đàn ông không cái nút của nàng lại là tượng thần lingam: Chàng đã qua lại đất Ấn như đi chợ, nhưng ít khi chàng thấy đàn bà đeo tượng lingam. Phần nhiều họ chỉ đeo tượng yoni. Lingam và yoni là bộ phận sinh dục nam nữ. Người Ấn không đạo đức giả, đối với nhiều thành phần trên địa cầu, tình yêu xác thịt là nhu cầu cần thiết song họ lại giấu diếm trong khi người Ấn công khai ca tụng, và còn thờ phượng một cách sùng kính nữa.

 

Văn Bình chỉ bức tượng mang hình thù quen thuộc lủng lẳng trên ức Bombay song không dám hỏi. Bombay cười vui vẻ :

 

- Anh ngạc nhiên hả ? Em là tín đồ đạo Shiva. Anh biết Shiva là gì chưa ? Là vị thần tình dục. Tính đồ đạo Shiva phải luôn luôn coi tình dục là lẽ sống, và luôn luôn yêu đương, thi đua yêu đương để xứng với Shiva. Và mỗi lần yêu đương là một lần tăng thêm hy vọng được lên Ka-lít-sa sau khi từ giã cuộc sống thế gian.

 

- Kalítsa là thiên đường ?

 

- Phải.

 

- Phải yêu thật nhiều mới hy vọng được lên thiên đường.

 

- Đúng thế. Để em kể truyện cổ tích anh nghe. Ngày xưa, các vị thần đến thăm thần Shiva trên thiên đường thì gặp giữa lúc Shiva đang … yêu vợ của ngài, tên là nữ thần Parvati. Lẽ ra thần Shiva phải ngượng ngùng, như mọi người trên trái đất vẫn ngượng ngùng từ bao ngàn năm nay, thần Shiva lại tỏ vẻ hân hoan và yêu nữ thần hăng say hơn lên. Miệng ngài nồng nặc hơi men, ngài tiếp tục cuộc giao hoan, dường như không quan tâm đến sự hiện diện của các vị thần bạn. Các vị thần nổi trận lôi đình và phù phép cho vợ chồng Shiva chết sau khi đạt đến giây phút tột đỉnh của ân ái. Shiva chết, song trước khi chết ngài truyền dạy cho các đệ tử đời đời tôn thờ lingam và bắt chước vợ chồng ngài yêu đương mãnh liệt, nếu không sẽ không được lên thiên đàng …

 

Chàng ngắt lời, ý nhị :

 

- Giờ đây, tôi muốn lên Kalítsa được không ?

 

Đang lái xe, Bombay thắng gấp lại, chìa môi cho chàng hôn vũ bão. Khi còn ở phi trường, nàng gọi chàng bằng tiếng “ông” cung kính, gần như khách sáo. Xe ra khỏi phi trường, tiếng “ông” có vẻ được ấm áp hơn. 5 phút sau, chàng được năng (nâng, chứ không phải hạ) từ “ông” lên “anh”. Thoạt tiên, chàng hôn nàng, ngón tay mân mê cái lingam thu nhỏ song giống hệt như thật. Tự dưng chàng yêu dân tộc Ấn và giáo phái Shiva. Ở Việt nam, cũng như bất cứ nơi nào có đàn ông đàn bà, ai cũng giành phần lớn cuộc đời cho lingam nhưng không ai dám nói ra miệng. Con gái trông thấy là đỏ mặt rần rần tưởng như ghét bỏ ghê gớm lắm … Thành thật như Bombay, như người Ấn theo đạo Shiva mà hơn …

 

Văn Bình đã “lên thiên đường” với Bombay. Từ phút đó, chàng ngồi sát nàng, ghế bên trái tài xế bị hoàn toàn bỏ trống. Nàng không xức nước hoa, da thịt nàng cũng không thơm tho; tuy nhiên trong bồ hôi nàng có một chất mằn mặn đặc biệt. Cơn gió sáng từ đồng nội thổi phần phật qua cửa xẻ rộng hoác tạt hơi mằn mặn vào mũi chàng khiến chàng ngây ngất. Chàng đinh ninh được hưởng tiếp sự hợp hòa của lingam và yoni thần tiên.

 

Chàng không ngờ xe díp bị nạn và chàng lạc lõng trên bãi cát rộng dưới trời nắng gắt …

 

Thân thể chàng bỗng nóng ra như có lửa bên trong. Ngọn lửa vô hình dấy lên từ lòng chàng, bốc tỏa khắp tạng phủ. Bồ hôi vã ra như nước mưa. Chàng cảm thấy đầu nặng, mắt hoa. Giòng nước xanh xanh lấp lánh ánh nắng kêu rì rào như những lời mời mọc. Chàng ngẫm nghĩ một phút rồi cởi bỏ quần áo.

 

Chàng chắt lưỡi “hừ, lát nữa mình tìm Bombay cũng chưa muộn, giờ phải tắm cái đã, nếu không mình điên mất” … Chàng xà xuống biển, làn nước mát giúp chàng xua đuổi ngọn lửa hừng hừng. Vẫy vùng một lát, chàng nằm ngửa lềnh bềnh trên mặt biển nhìn những đám mây trắng xóa từ từ trôi dưới vòm trời cao ngút. Luồng khói đen của con tàu ở chân trời đã biến đâu mất. Trên biển mênh chỉ có mình chàng với ngọn hải đăng soi mói.

 

Trước kia bãi cát này có lẽ là một bến tàu sầm uất. Chẳng hiểu vì lý do gì nó bị bỏ hoang. Trong vọng gác nghễu nghện không một bóng người, dưới đất cũng không có vết chân. Văn Bình có cảm giác như đang lùi về tiền sử.

 

Nhưng cảm tưởng này đã bị thực tế phủ phàng xóa bỏ. Vì thời tiền sử làm gì có súng gắn ống hãm thanh. Chàng vừa từ dưới biển lên, chân bước trệu trạo trên cát, tâm thần lâng lâng thì giác quan thức sáu bỗng réo chuông báo nguy trong óc. Chàng phóng mình sóng soài trên bãi biển ngập nước. Một viên đạn bay xẹt qua đầu chàng.

 

Chàng không nghe tiếng nổ.

 

Như vậy nghĩa là người núp bắn đã xử dụng súng gắn ống cao su hãm thanh tối tân.

 

Và người núp bắn này tất phải Bombay. Bombay, cô gái tài xế có những đường cong rạo rực. Cô gái đeo tượng thần bộ phận sinh dục đàn ông trên cổ. Nàng yêu chàng hơn cả vợ yêu chồng, hơn cả góa phụ yêu tình nhân trẻ sau nhiều năm tháng nhịn thèm.

 

Vậy mà nàng nỡ bắn chàng.

 

Văn Bình vụt tỉnh giấc vu sơn.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/82114


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận