Chương 1 Lão già quái dị “Rầm…”
- A! Phản rồi! Phản rồi! Sao lại ném thủng nhà trọ của tôi thế này?
Văn Lục đang ngủ ngon lành bỗng choàng tỉnh, ánh nắng chiếu từ lỗ thủng trên nóc phòng xuống tấm gỗ to nằm trên giữa sàn.
- Đây không phải là tấm gỗ lót để đổ bê tông sao? Ai dỗi hơi ném thủng nhà thế này? Xét thấy mình không gây thù oán gì với ai thì phải?
Thuê nhà đã được năm tháng, Văn Lục cảm thấy rất may mắn vì giá căn phòng rẻ hơn so với các phòng khác. Nhưng “cái không may” của Văn Lục đã đến từ hai tháng trước khi căn nhà bên cạnh bị đập đi để xây nhà nghỉ cao năm tầng gì đó. Mỗi ngày ầm ầm tới tận khuya làm hắn suốt ngày phải tự nhủ “Nghe hòa tấu thôi, chỉ là nghe hòa tấu thôi không phiền gi”.
- Tấm bro xi măng lợp nhà này đắt chứ chẳng chơi! Những ba tấm bị vỡ cơ à?Vừa lẩm bẩm vừa ra mở cửa Văn Lục thấy có một anh công nhân đứng xun xoe, hai tay rối rít lên bắt tay Văn Lục:- Thật sự xin lỗi! Chúng tôi thật sự xin lỗi đã làm hỏng nhà của em, do công nhân bất cẩn để trượt tấm gỗ từ tầng ba xuống. Hì hì may mà em không sao. Xí nghiệp chúng tôi sẽ sửa lại mái nhà và đển bù thỏa đáng.- Đền bù? Đây là mưu sát a!Văn Lục thái độ kênh kênh nói với anh công nhân, trong lòng thầm nghĩ “ Hừm! làm ta giật mình? Không kiếm thêm ít lợi ích vụ này không xong”.- A! Rất xin lỗi. Mong em bỏ quá cho, công nhân họ sơ ý thôi mà, đến nhà khoa học còn đổ nhầm thuốc từ bình này sang bình nọ nữa là công nhân bọn anh! Đây là năm trăm ngàn em cầm ăn sáng, còn phòng để đấy lát anh sửa lại được không em?Làm ra vẻ nhổ nhổ vài cọng râu suy nghĩ cuối cùng Văn Lục thở dài đưa tay nhận lấy tiền:- Thôi được rùi coi như là em nhận tiền đền bù tổn thất tinh thần vậy. Ba em cũng là công nhân nên em cũng thông cảm giùm mấy anh.Vừa định quay vào phòng Văn Lục lại quay lại:- À mai anh lại để anh công nhân nào đó “lỡ tay” để trượt xuống phòng em nhé! Hơ cũng không phải xui cho lắm!Anh công nhân ngẩn ngơ “ lỡ tay để trượt” nữa? Muốn sạt nghiệp sao? Nằm mơ đi! Không phải đúng dịp lễ một ngàn năm Thăng Long, đại ca dặn phải “ngoan” thì một cắc cũng không có đâu em, tưởng tiền dễ kiếm lắm sao? hừ.Văn Lục vừa thu sách vở vào túi vừa thầm nghĩ. “Năm trăm ngàn a, một phần ba tháng lương làm thêm của mình, cứ thế này chẳng mấy chốc mà giàu, khà khà… Chuẩn bị đi học là vừa”Học khoa công nghệ thông tin đã ba năm, ngoài thời gian trên lớp thường nói truyện với bạn bè còn làm thêm ở một tiệm đĩa cd nhỏ nên dù ở một mình nhưng tính cách bề ngoài của Văn Lục cũng thoải mái so với vẻ trầm lặng khi một mình. Những người sống giữa hai cuộc sống ảo và thực không muốn già trước tuổi cũng khó. Người yêu là hai từ xa xỉ đối với Văn Lục. Trên lớp ngồi máy, chiều về ngồi máy cửa hàng cd, tối ngồi máy ở phòng. “Vậy ra suốt ngày vùi đầu vào máy tính thì còn thời gian đâu mà yêu”. Đang mơ mộng vẩn vơ thì bỗng nhiên “pang”.- Thàm rồi! Thảm rồi! Sao lại nổ săm giờ này? Hôm nay kiểm tra hết môn đấy, trời ạ không lẽ tính lấy hết năm trăm của ta mới hả lòng hả dạ sao?Gần một tiếng sau:- Làm ơn tránh giùm, tránh giùm, có nước sôi, tránh giùm đi ông ơi!- Tiểu tử… à …à không phải, là cậu nhỏ mới đúng. Cậu nhỏ làm phước bố chí cho lão hủ ít tiền mua cơm. Từ hôm kia tới giờ lão chưa được hạt nào vào bụng.Văn Lục nhìn lão già từ trên xuống dưới rồi lại nhìn từ dưới lên trên. Ông lão đầu tóc rối bù, nhưng cái áo này kỳ lạ nha, giống áo của các cô gái trẻ hay mặc thì phải. Tay ông lão cầm cái hồ lô thường bán ngoài của hàng để đựng rượu cúng. A, nhưng tổng thể đều là đồ mới. Văn Lục nhìn xung quanh cổng trường một lượt có mỗi ông già đứng chắn cái cổng nhỏ ra chẳng còn ai khả nghi là quay phim hay đạo diễn. Trò gì vậy?- Các cụ xưa có câu “kính lão đắc thọ”, nhưng mà phải là lão như thế nào mới được “kính” a. Cái áo này còn mới vầy bán đi cũng được kha khá tiền đấy. Cụ đừng lừa con a!- Cái áo này lão vừa nhặt được đấy. Lão không lừa “cậu nhỏ” đâu.Nhặt được hàng hiệu? Văn Lục thoáng sửng sốt:- Ông nhặt được ở đâu chỉ cho con với!Đến phiên cụ già ngạc nhiên. Cụ già đang đơ người ra thì Văn Lục đã vẫy tay cho một cậu sinh viên gần đó lại gần:- Cụ ơi cụ tâm sự với anh này nhé! Con có tý việc. hi`…Cụ già chưa hiểu làm sao thì Văn Lục đã chạy vội vào trường. “Xém tý thì muộn, lão già quái dị”.Tan học Văn Lục vừa đi vừa tán dóc với bạn bè. Đề kiểm tra không khó lắm, hầu nh ư rập khuôn như sách giáo khoa, không bắt tư duy nhiều giống như đào tạo ra siêu robot. Thế nhưng lạ một điều là điểm của Văn Lục luôn luôn trên trung bình thôi, chẳng bao giờ được điểm cao. Không hiểu sao khi kiểm tra Văn Lục hay viết nhầm một số chỗ, mà theo giáo trình toàn lý thuyết thì nhầm một chỗ cũng đủ khỏi được điểm cao rồi. Văn Lục thầm nghĩ “Sửa hoài không được là sao?”Ngẩng lên nhìn ra cổng trường vẫn thấy cụ già hồi sáng. Cụ già vẫn đang miệt mài “sứ nghiệp cao cả” đối với các sinh viên đang ra khỏi trường.“Tránh đi, về sớm ăn trưa còn đi làm”. Văn Lục vừa nghĩ vừa bước vội ra bãi gửi xe nhưng vừa dắt xe ra khỏi bải thì lại thấy cụ già đứng chìa tay ra trước mặt:- Cậu nhỏ, làm bơn bố chí cho lão ít tiền ăn cơm. Lão đói từ hôm trước hôm kia tới giờ vẫn chưa có hạt cơm nào vào cái bụng a!- Làm ơn bố thí chứ không phải “làm bơn bố chí”. Cụ là người tàu hả?- Tàu là thằng nào? Lão không có quen thằng “tàu” nào? Mẫy lão thợ thuyền thì lão biết mấy vị. Nhớ ngày xưa...- Ặc! hết cách với cụ. Vừa nãy cụ bảo đói từ hôm kia sao bây giờ lại đổi thành đói từ trước hôm kia rồi?- A! lão thấy nói là đói từ hôm kia không có cái tính thuyết phục nào “bo” nên…lão sửa chút chút ít.- Chút chút là được rồi! Con có ít tiền cụ cầm lấy sang quan cơm kia ăn nhé!Văn Lục vừa nói vừa rút tờ hai mươn ngàn đưa cho cụ già nhưng cụ già lại rụt tay lại. Văn Lục ngạc nhiên:- Sao thế cụ? Không lẽ ít quá?- Ây da! Không phải “nhế”, là lão không biết dùng cái này.Văn Lục chỉ vào cái áo của cụ già hỏi.- Không biết dùng cái này? Thế cái áo này cụ mua thế nào?- Cái xiêm… a cái áo này lão nhặt được ở trong một cái “dinh” lớn lớn có hai gã quái dị đội cái mũ quái dị! Hai gã đó mặc cái áo lạ lùng có cái dây vòng qua vai vầy nè! Nhưng mà thị lực quá kém, lão đi qua đi lại mà không biết!“Quái dị đã bằng lão chưa?” Văn Lục vừa nghĩ trong lòng vừa gật gù “Không tệ! Không tệ! lão này chắc đang tập kịch, giống y mấy lão già cầm quyển sách “cổ” trong game show chinajoy a”. Văn Lục đành phải mời lão sang quán ăn bên kia cổng trường. Ăn xong lão tặc lưỡi:- Ai nấu thức ăn gì mà kém quá! Nấu không bằng đầu bếp trong phủ tướng chứ chưa nói đến đầu bếp phủ soái a.Văn Lục ngẩng đầu lên nhìn lão với ánh mắt tán thưởng. “Cao thủ a! Bất cứ chi tiết nào cũng giống trong phim. Lão luyện đến lô hỏa thuần thanh rồi. May mà mình đọc nhiều truyện kiếm hiệp cũng luyện tới cảnh giới tâm tĩnh rồi nếu không khổ với cụ”.- Con đã mời cụ ăn cơm coi như con kính biếu tiền cụ rồi nhé! Giờ con có việc cụ đừng “hứng thú” với con.- Hứng thú? Có nghĩa là thích ấy hả? Khà khà, ta hứng thú với thế giới của con cơ.- Thế giới của con? Sáng đi học, chiều về đi làm, tối đi ngủ ấy hả cụ?Cụ già nhìn chằm chằm vào Văn Lục, tâm mắt trở nên trong suốt. Văn Lục bỗng nhiên cảm thấy hết thảy đều phơi bày trước mắt cụ già. Cụ cười và nói:- Khà khà! Cái thế giới mà ta hứng thú chính là cái thế giới có căn nhà trúc bên cạnh cái thác đó! Bên trong có một cô bé, à cô bé tên là Vi Nhi phải không?- Ông …ông làm sao mà biết được?Văn Lục có cảm giác có cơn lạnh buốt từ đốt sống cuối lên đỉnh đầu. Bí mật đó không ai biết, mà có nói ra cũng không ai tin. Từ sau khi “thất tình” hồi cuối tiểu học trong tư tưởng của Văn Lục có một hình ảnh rất rõ ràng. Hình ảnh phản ánh chân thật một ngôi nhà trước cánh rừng trúc bên cạnh thác nước, thậm chí từng bọt nước bắn lên cũng được hiển thị rõ nét trong tư tưởng của Văn Lục. Có một cô bé cùng độ tuổi với Văn Lục ở trong căn nhà trúc đó và luôn luôn gọi: “Lục ca ca, muội nhớ ca ca a, sao dạo ca ca này ít tới thăm muội?”.Lúc đầu Văn Lục chỉ nghĩ đó là do mình thương tâm mà tưởng tượng ra nhưng hôm nay cụ già lại nhìn thấy mấy hình ảnh đó làm sao hắn không sợ hãi cho được. “Tĩnh tâm, phải tĩnh tâm”. Thì thào một hồi Văn Lục ngẩng lên nhìn cụ già:- Cụ là ai? Cụ có thế nói nó là cái gì không?