Gia đình Mẹ đẻ tôi sinh trưởng tại 1 vùng quê bắc bộ.vùng quê ấy thật bình yên,có con sông Hồng chảy quanh co uốn lượn.hai bên tả hữu sông trải dài,xanh ngát lương ngô bãi mía.thật là phong cảnh hữu tình.người dân nơi đây hiền hòa ,tần tảo nắng mưa,chịu thương chịu khó.ông ngoại tôi là một thầy đồ nho,dạy học có tiếng trong vùng.vì có chữ nghĩa,nên ông tôi hay nghiên cứu về các đạo Khổng Tử,Phong thủy,địa lý… Cho đến 1 ngày (theo bà ngoại tôi ) kể : Ông tôi được 1 người quen giới thiệu 1 ông (thầy địa lý) người tầu đặt lại cho ngôi mộ cụ thân sinh ra ông ở ngoài đê, nhân tiện chuyển vào trong đê đề phòng mùa nươc lên khoỉ ngập úng.nào ngờ gặp ông thầy rởm. khi đưa tiểu Cụ lên ,mở lắp ra thấy tơ hồng đã quấn lấy cốt vàng ươm như kén tơ tằm.họ hàng và bà con làng xóm đều sợ hãi thất kinh .mọi người có mặt đều bất bình và hô (trói thằng thầy tàu lại, đánh chết nó đi). ông tôi sau phút bàng hoàng,trấn tĩnh lại và bảo với mọi người : (thôi tha cho ngươì ta, họ cũng không biết, lỗi tại tôi tất cả.) Trong vòng 8 năm sau đó 7 người con đẻ của ông Bà tôi lần lượt (ra Đi) ở tuổi 9 – 14 trong khi rất khỏe mạnh . anh mẹ tôi lúc đó đã ra nhập ngũ , vì bác giỏi tiếng Pháp nên làm phiên dịch trong 1 đơn vị Bộ Đội đóng ở Hòa Bình. ông tôi buồn chán nên rời quê hương đi thăm con trai … và mắc bệnh mất trên đó. ở quê lúc đó còn Bà và mẹ tôi lúc đó khoảng 9 tuổi. đường lên thị xã Hòa Bình lúc đó rất khó khăn, chỉ toàn đường mòn , lau lách, cọp beo có hàng đàn có lúc bắt cả người ăn thịt. mặc cho đầy dẫy khó khăn thách thức Bà dắt mẹ tôi theo đoàn tản cư ngược lên vùng tây bắc, mong tìm được người thân nguồn an ủi cuối cùng của Bà… Con đường QL 6 lúc đó do thực dân Pháp kiểm soát nên hầu hết bộ đội và nhân dân ta phải đi theo đường mòn ra vùng tự do. phải mất cả tháng Bà và mẹ tôi mới đến được Thị xã Hòa Bình thuộc vùng tự do.Theo Bà tôi kể ( ngày trước các cụ hiếm con trai, phải vào tận chùa Hương cầu tự mới được ông tôi. ông tôi dong dỏng cao,da trắng, khuôn mặt thanh tú, nho nhã, hay vịnh thơ. vì thế mới lên vùng đất tự do được chưa đầy năm mà đã có người nâng khăn sửa túi. nhưng buồn thay chưa gặp mặt mà ông tôi đã vĩnh viễn ra đi. Để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho gia đình, người thân, lúc đó bà hai đã có mang được 5 tháng. 3 người đàn bà đành đùm bọc nhau trong căn nhà lá đơn sơ dưới chân đồi Ông Tượng, nay dưới chân đập thủy điện Sông Đà, gần UBND tỉnh Hòa Bình. Bác tôi thỉnh thoảng tranh thủ đi Ngựa về thăm 2 mẹ và em. được mấy tháng sau Bà hai bị sảy thai và băng huyết , thời gian sau bà lại theo ông tôi về thế giới bên kia. Ông tôi cùng bà hai được chôn cất tại nghĩa trang Cổng Châu,ven đường QL 6,đường lên dốc Cun,nay nằm ngay dưới UBND tỉnh. Bà tôi thường kể(lúc đó dân cư rất thưa thớt, khi chôn cất ông và bà hai , bác tôi phải xin đơn vị nghi phép, làm lán cùng thuê mấy thanh niên canh mộ, sợ hổ hoặc thú dữ về đào mất xác). Chưa hết bàng hoàng, đau đớn thì ngay sau đó ít hôm thực dân Pháp cho quân nhảy dù chiếm thị xã Hòa Bình, Bà và mẹ tôi cùng toàn dân và quân ở đó lại phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy tản cư sang các vùng lân cận như Lạc Thủy, Kim Bôi, Mai Châu… để lánh lạn, kháng chiến trường kỳ. Đó cũng là nguyên nhân gia đình tôi để mất ông tôi lần nữa mà mãi đến đầu năm nay sau gần 60 năm mới tìm được ông bà tôi, Qui tập về với gia tiên, tiền tổ… Thế rồi chuyện gì đến sẽ phải đến như định mệnh của đời người vậy.Tin bác tôi hy sinh trên mặt trận đường 6 trong chiến dịch Hòa Bình đến vào 1 mùa đông se lạnh của vùng núi rừng Tây bắc.Bà tôi như không chịu đựng nổi tin sét đánh ấy, bà đổ bệnh, nhờ bà con cùng cảnh ngộ tản cư đùm bọc mãi gần 1 năm sau bà tôi mới gượng lại được để cố gắng nuôi con. vì hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, phần mộ của bác tôi tuy đã được quy tập nhưng cho đến nay vẫn là (vô danh) gia đình tôi đã tìm được đầu năm nay bằng phương pháp (ngoại cảm). Mất hết người thân,nỗi đau đè nặng trên vai, Bà tôi quyết định bước tiếp con đường kháng chiến. Bà sắm sanh 2 bộ quang gánh cho 2 mẹ con,giấy thông hành, cùng một số bà con đi buôn bán giữa 2 vùng tự do và vùng tạm chiếm,vừa là kế mưu sinh,vừa cung cấp tin tức cho bộ đội ta đánh giặc.cuộc đời bà và mẹ tôi cứ thế kẽo kẹt cùng những gánh hàng theo từng nẻo đường kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình được lập lại,cải cách ruộng đất năm 1954 đã kéo bà cùng mẹ tôi trở lại quê hương sau gần 10 năm lưu lạc. Ở quê,bà tôi mở 1 cửa hàng sén (tạp hóa) phục vụ bà con địa phương. Cũng nhờ có duyên bán hàng mà bà và mẹ cũng có chút tích lũy, xây nhà và com cóp được 1 khoản tiền, nhằm tìm cho bằng được phần mộ của bác và ông tôi đưa về quê cha đất tổ. Vào 1 ngày lập Đông năm 1957 (khi ấy đã có bố tôi) với sự chuẩn bị chu đáo về hậu cần, giấy tờ cần thiết và nhân sự , bà tôi tổ chức 1 đoàn gần 20 người họ hàng thân tín lên đường , mục tiêu tìm ông tôi trước. phương tiện đi lại lúc đó có khá hơn lúc quân Pháp tạm chiếm,đến nơi đoàn ở trọ trong 1 gia đình quen người Mường gần đó. Vào thời kỳ đó chưa có con đập thủy điện Sông Đà như bây giờ,dòng sông Đà lúc đó rất bất kham,nó đã nhiều lần nhấn chìm những khu dân cư của thị xã, những ruộng lúa 1 thời bị lãng quên, những khi nghĩa địa bị bỏ hoang nay là những rừng lau sậy bạt ngàn. Bà tôi cùng 1 số người quen đi xác định vị trí ông nằm , nhưng thật chẳng may khu đó biến thành 1đầm nước , lau sậy rợn người. Với quyết tâm sắt đá, bà và mọi người ngăn nước, phạt cây, săm, thuốn cả tháng ròng mà vẫn bặt vô âm tín, hình bóng ông tôi như đã hòa quện vào vùng đất sứ Mường, không cho ai lấy lại, bất chấp lỗi đau xé lòng của bà và mẹ. đoàn người lặng lẽ ra về với tâm tư trữu nặng, miền rừng thiêng nước độc ấy đã vĩnh viễn cướp đi những người yêu quí nhất của bà. vì hoàn cảnh như vậy nên bà tôi đã ở với gia đình tôi tới chọn cuộc đời. Bà thường kể đủ các thứ chuyện mà cuộc đời bà đã trải, cuộc đời của bà quả là chan đầy nước mắt.bà chăm chút cho anh em tôi từ tấm bé, thời chiến tranh chống đế quốc Mỹ, bố mẹ tôi theo cơ quan công tác, mấy bà cháu sơ tán tránh bom Mỹ cách Hà Nội 50 km, thỉnh thoảng tôi thấy những tiếng thở dài não nuột của bà mà mãi tới bây giờ tôi mới lý giải được. trước khi mất bà nắm tay tôi như muốn gửi gắm điều gì, làm cho tâm hồn tôi day dứt mãi không nguôi… Nhưng cho mãi đến khi chút hơi thở cuối cùng vào tháng 9 năm 2002 bà tôi đành ôm hận ra đi mà chưa hoàn thành được tâm nguyện của mình. Thương tiếc, nhớ công ơn bà, tôi thầm mong ông bà cùng những người thân đoàn tụ ở thế giới bên kia…Nhớ công ơn Bà và mẹ anh em tôi quyết tâm tìm cho được thầy để hoàn thành tâm nguyện của Bà. Có người quen mách cho gia đình tôi tìm về 1 Cậu ở Hải Dương, người này đã có thành tích tìm hàng ngàn ngôi mộ liệt sỹ và nhân dân.tôi sắp xếp công việc , chuẩn bị tư trang , hành lý lên đường về quê Cậu.Đó là 1 người nhỏ thó, nói cười sang sảng, Cậu ngồi sau bộ bàn ghế Ba Lan đã cũ kỹ. Ngày này qua ngày khác,tôi cùng hàng trăm con người chờ đợi đến lượt mình. Càng nghe và xem cậu làm việc Âm, tôi càng thấy kính nể phép của cậu.Hàng ngày có những gia đình đem xôi , thủ lợn đến tạ lễ vì đã tìm được mộ người thân, tôi lân la hỏi chuyện, học hỏi thêm kinh nghiệm tìm kiếm..v..v. Đến ngày thứ 12 vào đầu giờ sáng, bất chợt cậu gọi đến tôi. Vừa mừng, vừa hồi hộp, tôi lập cập lách đám đông người ngồi trước bước lên. Ngồi đối diện trước mặt cậu chờ đợi. sau khi nghe và trả lời mấy cú điện thoại chỉnh địa hình cho 1 số gia đình nào đó đang tìm mộ ở tận Tây Ninh, cậu hỏi tôi luôn : mình đi tìm ông ngoại phải không ?vâng , tôi trả lời. Cậu bảo tôi đưa cuốn băng vào đài để ghi âm, sau đó vừa nói, vừa vẽ, vừa giải thích địa hình,vùa nói tên địa danh mà tôi phải đến…như là cậu vừa ở đó về vậy.Tôi hỏi thêm 1 số chi tiết cụ thể, cậu nói : ngôi mộ này tìm khó lắm đấy và khi tìm phải hết sức cẩn thận, mà nhà mình đã đi tìm 1 lần rồi cơ mà không thấy…sau đó cậu lấy cuốn băng và giao cho tôi tấm bản đồ vừa vẽ,dặn thêm :gia đình cứ đi tìm đi, có mắc mớ gì thì gọi lại cho tôi. Thực tình trước khi về cửa cậu gia đình tôi đã đi khảo sát thực địa mấy chuyến nên khi cầm tấm bản đồ, những địa danh trong đó là hoàn toàn chính xác. Qua mấy ngày về nhà nghiên cứu, nghe băng, xem bản đô, 5 giờ sáng hôm sau cả nhà dậy sớm làm lễ gia tiên, xin đi tìm ông về quê hương. Đúng 7h00 đoàn xuất phát lên đường.