Thất vọng, chúng tôi ra về lòng nặng trĩu ưu phiền, quyết định nghỉ ngơi vài hôm, tìm thầy đi cùng cho thuận lợi. Anh em tôi phân công nhau phục mỗi người 1 nơi tại cửa các nhà ngoại cảm nổi tiếng ở HN, kết quả thông tin đem lại cũng xa vời và không chính xác. Công ty TNHH có diện tích đất trên Hòa Bình lại liên tục gọi điện về đề nghị gia đình tôi tìm kiếm khẩn trương để họ xây nhà để bán, sức ép của thời gian càng làm cho chúng tôi thêm phần sốt ruột. Chục ngày sau chú em tôi gọi và cung cấp cho tôi 1 tin về ông Thầy được mệnh danh (Thầy Vồ) , đã có thành tích tìm hàng ngàn ngôi mộ. Tôi như mở cờ trong bụng.Sớm hôm sau trời còn mờ sương, cái rét của sương muối lạnh buốt da người, tôi đã lên đường, hướng ngoại ô thẳng tới.Cũng may nhà Thầy không xa lắm, đến nơi trời cũng vừa sáng rõ, tìm 1 quán ăn sáng qua loa, tôi hỏi thăm đường vào nhà Thầy, hỏi thăm về năng lực của ông Thầy này 1 số người dân tại địa phương ca ngợi hết lời làm tôi càng thêm phấn chấn. Tôi mua 1 chút hoa quả, tiền vàng rồi theo 1 ngõ hẻm đường bê tông lặng lẽ dắt xe vào.Cổng nhà Thầy xây bằng gạch chỉ, trên có mái che,2 cây cột rồng phượng quấn quanh đủ mầu ngũ sắc , nghé qua khe cổng bên trong ngay mé phải là 1 cây hương to khác thường, đứng bên ngoài còn thoang thoảng mùi hương.Tôi mạnh dạn gõ cửa,sau mấy lần gõ bên trong có tiếng hỏi và tiếng dép lê loẹt quẹt, rồi 1 cụ bà chạc 70 tuổi,nước da nâu cháy nắng,dáng đi khỏe mạnh,ra mở cửa mời tôi vào, qua 1 cái sân rộng chừng 50m vừa đi cụ vừa hỏi : chắc là bác gọi điện chiều qua hẹn gặp ông nhà tôi phải không? tôi -vâng và hỏi lại :ông có nhà không hả bà ? có-bà cụ đáp,bác may đấy ngày mai là hội làng nên ông ấy mới phải về chứ không khách họ cứ đến đón ông ấy đi suốt.bà cụ dẫn tôi vào ngôi nhà cấp 4 cổ, mái ngói vẩy cá rêu phong 3 gian với những hàng cột gỗ tròn nhẵn bóng nằm kẹp giữa 2 ngôi nhà bê tông cao ngất 4 tấng, không khí trong nhà thật ấm cúng,ngồi vào bộ tràng kỷ vuông vức, cụ giót cho tôi 1 chén nước chè còn nóng hổi trong chiếc ấm ủ sơn son, cụ nói : Khổ lắm cơ, ông ấy đã 74 rồi đấy mà có được nghỉ đâu, thôi thì cứ hết người này đón lại người kia đón, tôi thì cứ bảo thôi ông già rồi, con cháu đầy đàn,ông ở nhà chông cháu cho con nó đi làm, nhưng ông ấy gạt đi và bảo: việc của tôi bà đừng có xen vào,tôi đi làm phúc cho thiên hạ cơ mà,thế là tôi lại phải nhịn vậy. Bác ngồi uống nước để tôi lên nhà trên gọi ông ấy dậy, hôm qua 12h đêm mới về nên hôm nay ông dậy hơi muộn. Lại có tiếng gọi cửa, bà cụ lại ra mở , 5-6 người dắt xe, mang lễ ồn ã bước vào. Chúng tôi người ngồi, người đứng. Một lúc sau 1 ông cụ tươi cười bước ra, cái mồm móm mém, đầu đội khăn xếp, áo the đen mỏng tang trông điệu bộ tức cười. Mọi người gần như đồng thanh chào, cụ mời chúng tôi uống nước và nói – hôm nay làng có hội, tận 3 ngày cơ, là chân trong hội tế, nên không thể bỏ được, quay sang tôi cụ hỏi : bác này có việc gì ? Tôi trình bầy cụ thể với ông và năn nỉ nhờ ông giúp và nói với mọi người thông cảm ưu tiên cho gia đình tôi vì chỗ ông tôi họ đang giục tìm nhanh, không tháng nữa họ làm nhà lên là mất vĩnh viễn. Mọi người đều thông cảm nhường ông Thầy cho tôi, ông hẹn tôi 3 ngày nữa ra đón ông sớm lúc 5h sáng, xong nhận lễ và sắp tất cả lên điện , gọi cụ bà ra phụ sắp lễ ngoài sân. Điện thờ của Thầy cũng thật giản đơn, không tượng , không ngai, chỉ toàn la liệt là bát hương lớn nhỏ, sau 1 hồi xịt nước hoa tẩy trần Thầy bắt đầu lên hương, làm lễ, chúng tôi cũng lẩm rẩm khấn theo, mỗi người 1 kiểu.Thầy khấn nôm, nghe rất rễ hiểu sau khi thỉnh 1 hồi chuông, bất giác tôi thấy rờn rợn, lành lạnh nơi tóc gáy như có người đang nhìn xuyên qua óc tôi vậy. Làm lễ xong chúng tôi ngồi uống nước, rồi đủ thứ chuyện…Tôi lân la hỏi : Ông ơi ông tìm mộ bằng cách nào? tìm ban ngày hay đêm?…ông cụ chỉ cười móm mém : anh đi với tôi rồi anh biết,nghe vừa chắc lịch, vừa huyền bí làm sao.Chúng tôi ra về với những cái hẹn chắc lịch, riêng tôi còn lấn lá và hẹn ông thêm : cháu sẽ ra đón ông đúng giờ đấy ông nhé. Ba ngày sau như đã hẹn,tôi cho xe đến đón Thầy thật đúng giờ, mở cửa đón tôi, ông đã gọn gàng trong bộ com lê mầu đen còn mới, chiếc cavat kẻ vằn sọc đỏ thật oách, sau vài câu xã giao tôi đưa túi lễ để Thầy lên hương, xin đài,xong dặn cụ bà ở nhà nhớ hóa vàng để ông đi cho kịp.Tôi cùng Thầy vái vọng mấy vái và bắt đầu ra xe.Thầy diện thêm 1 cặp kính mát gọng to,1 cái mũ phớt cũng mầu đen cùng chiếc ca táp đồ nghề dầy cộ thật xịn trông ông như trẻ ra và oai vệ như 1 ông chùm mật thám. Lái xe mở cửa, tôi mời Thầy ngồi ghế thủ trưởng, xe chuyển bánh đưa chúng tôi quay về đường cũ có cây Bồ Đề gốc to 3 người ôm không xuể, Khi đã yên vị tôi thăm dò với ý định nhốt Thầy mấy hôm cho được việc: ông ơi,ông giúp chúng con mấy hôm nhé, Thầy giãy nẩy – mấy hôm mà làm gì ? tối nay là xong, chiều mai về chứ gì mà phải mấy hôm, mỗi ngày tìm 1 ngôi, khó thì 2 ngày là phải xong, cứ đi rồi anh sẽ biết. Thầy nói cứ như đinh đóng cột làm cho lòng tôi thêm phấn chấn vì đã rước được 1 ông Thầy giỏi rồi. Mải chuyện xe về đến cửa tôi mới hay. Mẹ tôi tươi cười ra mở cửa rước Thầy vào nhà, trên bàn Mẹ đã chuẩn bị mấy tô phở gà bốc hơi thơm phức. Mời Thầy , lái xe và anh em tôi cùng ngồi ăn, xong xuôi Mẹ pha 1 ấm trà mời Thầy rồi bắt đầu thưa chuyện: Bác ơi ,gia đình em mất ngôi mộ của ông cụ thân sinh ra em đã lâu, nay mới được biết đến bác, thôi thì trăm sự nhờ bác giúp. Ông Thầy cười rất hiền với cái mồm móm mém – bà cứ yên tâm. Ông Thầy mở ca táp căng phồng lấy ra 1 quyển sách và bút, bắt đầu kê các mục cho gia đình đi mua sắm về làm lễ, nào bỏng ngô, các loại giấy đủ mầu,dao kéo, hoa quả trầu cau các loại… riêng Mẹ, cô em tôi Thầy phân công luộc gà và nấu 1 nồi cháo trắng thật to,anh em tôi mỗi người một hướng nhanh chóng hoàn thành công việc Thầy giao, chưa đầy 30 phút, mọi thứ đã đầy đủ. Thầy lấy kéo, giấy ra cắt thành rất nhiều quần áo các mầu, Thầy nói : ở ngoài chợ cũng có bán các loại quần áo chúng sinh,nhưng họ làm không đẹp bằng mình cắt lấy. Quả thật những sấp quần áo giấy Thầy cắt có vẻ rất điêu luyện, tôi nhìn thật giống y chang như hồi cúng chúng sinh rằm tháng bẩy. Khi mọi thứ đã xong, Thầy bầy lễ cúng la liệt trên chiếu, nào mấy loại bỏng ngô gạo,muối, tiền vàng mã, cả chục bát cháo. Trên ban thờ xôi, gà, hoa quả…đặc biệt ở khoảng tường dưới ban thờ có dán 1 tờ giấy với hình mặt hổ, có những hình bùa chú gì đó được in ấn công phu trông rất lạ mắt . Bầy biện xong Thầy chuyển bộ khăn xếp áo the rủng rỉnh, chuông, mõ, tràng hạt, tiền đài,sai tôi mở toang cửa và lên hương, thỉnh chuông làm lễ thật chuyên nghiệp. Hết nhang Thầy cho hóa tất cả ngay trước cửa,gạo muối cháo Thầy cho rắc khắp 4 phương, 8 hướng. Gần trưa đoàn chúng tôi xuất phát. Tiết trời đông với những làn mưa phùn giăng giăng ảm đạm từng đoàn người xe cứ nối đuôi nhau ngược xuôi hối hả. Rồi những câu chuyện Thầy kể làm chúng tôi cười ngất,Thầy kể về những lễ hội ở quê thầy thật sôi nổi, đầy tâm huyết,l úc đó Thầy đóng vai (con đĩ Hinh Bồng) mặc váy, áo đeo đủ thứ đồ lỉnh kỉnh của chị em phụ nữ , trước bụng là cái trống Cơm, vừa đi vừa bùng biêng theo tiếng trống , vừa đi vừa làm trò mua vui cho Vua đi kinh Lý, câu chuyện của Thầy cứ như hút chúng tôi về 1 miền quê đầy những lễ hội và những con người làm nghề nông thật thà chất phác hay lam hay làm… Chẳng mấy chốc đã tới cái nhà nghỉ quen thuộc, chúng tôi nhận phòng nghỉ ngơi 1 chút rồi cơm nước. Chiều hôm đó Thầy yêu cầu đi qua khu vực tìm kiếm để khảo sát thực địa, Thầy không cần đi vào khu đất, chỉ đứng phía ngoài ngó qua rồi bảo lái xe vòng qua chợ mua sắm 1 chút đồ lễ, hoa tươi , quay về nghỉ ngơi. Mấy người quen chúng tôi qua mấy đợt tìm kiếm biết chúng tôi lên,cũng nặn lội qua đây thăm chúng tôi.Thầy bảo : cứ nghỉ ngơi đi, 10h30 đêm nay mới ra làm cơ, để đốt thời gian, chúng tôi mua 1 bộ bài lơ khơ xoay sang tá lả bôi râu thật xôm,mời Thầy tham dự , không ngờ Thầy vào cuộc thật và đương nhiên cũng được 1 bộ râu Sỹ điều thật khiêm tốn bên cái miệng móm thật ấn tượng khiến mỗi lần nhớ lại tôi vẫn phải bật cười.Thế rồi giờ D của thầy cũng đến, chúng tôi trịnh trọng bê mâm lễ , mượn 1 chiếc ô to tướng cho Thầy ngồi làm lễ tránh mưa, sau 1 hồi chuông thánh thót, giọng Thầy bắt đầu ê a rền dĩ lẫn trong tiếng gió hú liên hồi , trời về đêm như lạnh buốt hơn, mưa phùn mỗi lúc thêm nặng hạt, sau khi hóa vàng, sớ lễ Thần Linh Thầy mượn chú em tôi bộ quần áo sơ mi đang mặc, chắc để lấy hơi người thân, Thầy cởi hết quần áo, mặc vào người bộ đồ rộng thùng thình, thắt cái dây lưng trông như buộc dây bụng con Ếch vậy, nhìn thật tức cười rồi bảo tôi thắp cho Thầy 2 nắm hương to, bảo tắt hết đèn, nến cho Thầy làm việc. Trời mưa lạnh vậy mà có đến hơn 30 người dân quanh đó đội mưa đến xem, đa phần vì tò mò. Màn đêm như thêm đặc quánh, chỉ cách nhau vài ba mét mà không thấy rõ mặt người, Thầy dặn với chúng tôi – nếu khi nào thấy hương tung tóe lên thì mới được bật đèn tìm Thầy, cầm 5 cái cọc chuẩn bị lúc chiều, đóng xuống để đánh dấu đầu, chân tay để mai còn đào nhé, dáng thầy thoăn thoắt di chuyển về tít đầu bãi bên kia, chỉ còn thấy lập lòe 2 đốm sáng đỏ đục của 2 bó hương trên tay Thầy. Rồi 2 cái đốm sáng cứ di chuyển hết tây sang đông, có lúc như vụt xuống tràn ruộng sâu gần 3m, có lúc lại đu vọt lên triền đồi có tường xây cao vút rợn người, mọi người tụm vào nhau vì sợ, bất giác tôi thấy thương ông cụ vô cùng, không hiểu sao mưa nặng hạt như vậy mà 2 bó hương không tắt, đột nhiên 2 bó hương tóe lên trời đêm như 2 quả pháo hoa bùng nổ, đêm đen đi vào tĩnh nặng rợn người. Tôi bật đèn pin sáng quắc gọi – ông ơi, đêm vẫn hoàn toàn yên tĩnh. Tôi hò mọi người chạy tới để soi đèn đi tìm ông cụ, mãi đến giữa bãi, gần chân đồi thấy thầy nằm bất động trong đám cỏ cao tầm ngang bụng, hai tay, hai chân giơ về 4 phía. Tôi bảo chú em trải chiếu để khiêng thầy vào, trước khi khiêng tôi đóng đủ 5 cái cọc để đánh dấu chỗ Thầy nằm. Thật kì lạ khi mọi người động vào chân tay thầy thì nó cứng như 1 con cá mắm, tôi và mấy người cầm tay, chân Thầy nâng lên nó cứng đơ như khiêng 1 tấm phản, tưởng Thầy làm sao Chúng tôi che mưa, nắn chân tay cho Thầy, chỉ mấy phút sau Thầy trở lại bình thường.