*Niên phân: năm.
Hai yêu nữ cười tươi như hoa, tất cả những người bên cạnh đều không hiểu gì hết…
Đến khi cười đủ rồi, bà lão Hổ Phách nhặt một cành cây lên, viết xuống đất một hàng có ba chữ, sau đó liền hỏi những người khác:
- Có nhận ra không?
Ở chốn cao nguyên Yên Tử này không có kẻ thất học, cho dù có cũng đã đi theo Tống Dương đánh giặc rồi, những chữ viết trên đất của bà ta mọi người không chỉ nhận ra, mà còn biết rõ nữa, đều là chữ số: thất, ngũ, tam.
Đợi sau khi mọi người gật đầu, Hổ Phách đưa cành cây cho Tô Hàng: "Tiếp theo là con."
Tô Hàng cười tít mắt nhận lấy cành cây, dạng điệu khoan thai, lại viết trên đất ba chữ nữa, vẫn là "thất ngũ tam", chỉ có điều vừa nãy Hổ Phách viết thành hàng ngang, Tô Hàng lần này viết ba chữ kia theo trục thẳng đứng, xếp thành hàng dọc.
Không đợi Tô Hàng phải hỏi bọn họ rằng "Nhận ra không", mọi người liền nhao nhao gật đầu, vẫn là ba chữ đó, chỉ là sự thay đổi sắp xếp ngang dọc, liền biến thành hình ba góc mọi người cũng nhận ra. Phong Long không hiểu ý đó, gãi sau gáy cười ha hả hỏi rằng: "Rốt cuộc là nhìn thấy gì rồi?"
Tô Hàng lại đưa cành cây trả lại Hổ Phách, sau đó nói với mọi người: "Ba chữ số này mọi người đều biết, vậy ta viết lại một lần nữa, các người xem lại xem sao."
Nói xong, Hổ Phách nét bút như rồng bay phượng múa, lại cầm bút viết lên mặt đất, vẫn là ba chữ kia, vẫn sắp xếp theo hàng dọc như Tô Hàng, như bà ta viết thành "hoa thể", nét chữ không theo chuẩn mực, ví dụ: nét phẩy mác dưới chữ "thất" thì mở rộng, ôm lấy hai chữ bên dưới, hay ví dụ như bộ nhân đứng trong chữ "ngũ" thì bà ta vẽ thành bộ nhân; ví dụ đầu chữ "tam" thì lại viết đúng theo chữ "viên", vân vân và vân vân, hơn nữa khoảng cách sắp xếp giữa ba chứ hầu như không có, ở giữa còn có những nét chung nhau. Đợi bà ta viết xong lần này xem lại, ba chữ số thì đã hợp thành một chữ mới rồi, ai cũng không nhận ra, giống như loại phù triện xá lệnh (kiểu như vẽ bùa)lúc đạo sĩ vẽ ra để tróc quỷ vậy (trừ tà ma) …
Đợi bà ta viết chữ xong, sắc mặt mọi người ai ai cũng sửng sốt, ba ta dùng ba chữ số ghép thành kiểu "vẽ bùa", rõ ràng chính là quái tự cuối cùng trong thiên thư đó mà.
Chân tướng đã rõ. Biểu thức số học kéo dài dằng dặc trong thiên thư cuối cũng đã tính ra kết quả, đã dùng chữ Hán viết ra rõ ràng rồi. Chỉ có điều ba chữ biến hình kia, uốn éo, nét bút thì cường điệu hóa lại thêm sự sắp xếp chặt chẽ, vì thế góp lại khi mới nhìn thì có vẻ giống như "thuật phù", chả trách gã mù không nhận ra nó.
Thật ra thì cũng là hợp lẽ, đệ tử Thông phán ở trên đảo làm việc đã suốt mười đời, chính là để "tính toán" cho Hoàng đế. Theo như Tô Hàng đã nói từ trước, bọn họ có lẽ không thể đư a cho vạn tuế gia một đống dạng thức đó, mời vạn tuế gia tự mình suy ra kết quả được. Nhưng đạo lý như thế, bọn họ cũng không thể lưu lại cho Hoàng đế loại"thuật phù" chỉ có đệ tử bản môn mới nhận ra, như vậy, Hoàng đế muốn thấy kết quả, trước tiên thăm viếng Quỷ cốc hoặc phái Thông phán hỏi xem những thuật phù này dùng thế nào.
Lý Tam ở phía sau Lý Đại tiên sinh chộp lấy Thiên thư giơ lên, xem xét tỉ mỉ, rồi cười ha hả rằng: "Quả nhiên, đúng là ba chữ số, cừ thật, làm khổ sở bấy lâu…Đệ tử thông phán này không phải, không phải là người Mông sao!"
Nhưng Lý Đại lắc đầu, cuối cùng là Hoàng đế, với loại "tâm thuật" thì ít nhiều hiểu rõ, mở miệng nói:
- Xem ra thì chính là ảo thuật, thực ra trong đó lại chôn giấu nỗi khổ tâm không nhỏ rồi.
Xâu chuỗi cả cuốn sách, đến trang quái tự cũng là "tâm lý ám thị", rơi vào trong tay những người không biết thuật phù, chỉ có thể ghi chép lại để phá giải, nào dám nghĩ sẽ đến tận chữ cuối cùng, lại cũng chính là một chữ quan trọng nhất biểu thị kết quả,mà chính là loại chữ "biến hình".
Cuối cùng khi cuốn sách này rơi vào tay người biết tính toán thuật phù thì cũng vô ích, chữ cuối cùng hắn không nhận ra, kẻ mù chính là một ví dụ sinh động, hắn muốn biết kết quả,chỉ khi tính toán biểu thức từ đầu mới có kết quả, mà bây giờ xem ra, những dạng thức kia e rằng cũng là "đầu Ngô mình Sở/khập khiễng", không hẳn có thể tính ra kết quả chính xác được.
Lại chẳng ai có thể nghĩ rằng, kết quả gần như chính là rõ ràng ở chỗ đó. Đối với hậu duệ hiểu được bí mật của Hồng hoàng mà nói, muốn giải ra chữ cuối cùng thì lại dễ dàng quá.
Bây giờ mọi người đã hiểu rõ trò ảo thuật này, đi xem lại chữ cuối cùng của thiên thư, xem thế nào thì vẫn là "thất, ngũ, tam", đơn giản mà lại rõ ràng.
Không thể không nói, người thiết kế ra phương pháp bảo mật này, ý tứ thật là độc đáo.
Phong Long gia chậm hiểu đã đại khái hiểu được đạo lý, lại mỉm cười đi về phía trước bế Tiểu Tô lên, tiếp tục cười nói rằng: " May mà chúng ta ở đây có Tiểu Tống…Trẻ con, thật là chất phác, đôi mắt ngây thơ, những người lớn chúng ta đều bị mê muội, nhìn sự việc không tinh tường, mà cậu nhóc mới nhìn qua một bản, lại nhìn ngay ra chỗ quan trọng…Trong lòng cậu bé không bị chuyện khác quấy nhiễu, mọi chuyện cứ tự nhiên trước mắt, "ngũ" thì chính là "ngũ", có viết hoa vẽ mây thì vẫn là chữ "ngũ" thôi."
Sự thật cũng tốt, đạo lý cũng được, Phong Long nói đều không sai, chính là sự "đồng tâm đồng nhãn" của Tiểu Tô, đã nhận ra chữ "ngũ" trong đó, Tô Hàng và Hổ Phách mới có được gợi ý, tiếp đó thì khám phá ra huyền cơ, nhếu không như thế, thì là Tống Dương dẫn về một hảo thủ khác, hay nhiều kẻ thông minh hơn nữa đều tụ tập cùng một lúc, cũng đừng hòng nhận ra "thuật phù" cuối cùng này.
Tiểu Tô là tinh ý/ lịch sự, Phong Long bế nó, tuy nó không thể hiện ra, không nói gì, tặng cho Vạn tuế gia một thỏi sô cô la…
Kết quả tính toán của mười đời kế thừa, kéo dài suốt mấy trăm năm, đang bày ra trước mắt, ba chữ số: thất, ngũ, tam.
Có thể tìm ra kết quả, dĩ nhiên là hài lòng vui sướng, nhưng làm cho đám người Tô Hàng càng khơi gợi tò mò, càng tăng thêm mê hoặc, không ngờ lại là nhữ chữ số đơn giản như thế, nhưng chúng biểu thị ý nghĩa gì, muốn hiểu một cách thấu đáo thì e là không dễ dàng!
Đám người Lý Đại, gã mù, Chu Nho, lúc trước luôn theo Tống Dương đánh giặc, bọn họ đều đã trải qua trận "thủy yêm đa lan", đã biết Hồng thái tổ để lại bố trí đáng sợ, làm sao dám hé mắt nhìn xem ba chữ số trước mắt, nếu có thể phá giải ý nghĩa thêm nữa, nói không chừng sẽ mang đến đại thắng cho Nam Lý, hoặc là một đội quân hùng mạnh, một kho của cải rất lớn chăng?
Gã mù ho khan một tiếng rồi nói: "Đệ tử Thông phán sở trường là "tung". bọn họ ở trên đảo quan sát sao mà tính toán, không ngoài hai mục tiêu: một là muốn tính ra tương lai sẽ xảy ra chuyện đại sự gì; hoặc là…bọn họ từ trước đã biết tương lai sẽ xảy ra việc gì, chỉ là ở đảo để tính toán thời gian…tính toán thời gian xảy ra sự việc đó.
Hổ Phách gật đầu: "Nếu kết quả của thiên thư đã là chữ số, vậy một nửa tính toán bọn chúng cũng chính là như thế rồi…Ba số này, là thời gian…là niên phân?
Đệ tử Thông phán ở trên đảo đã mấy trăm năm, nếu như là tính toán tương lai có lẽ sẽ không dùng ngày hay tháng để làm đơn vị, như thế không đúng. Nếu sự việc bọn chúng tính ra không quá xa, e rằng bọn chúng tính xong thì sự việc đó đã xảy ra mất rồi.
Nhưng đến lúc này thì đã không thể nào đoán được nữa rồi. Đây giống như Tống Dương đột nhiên nhận được lệnh triệu gặp của Bạch tiên sinh: Yến đỉnh ở cách trước ta 10 bước. Mau đến báo thù…Trước tiên là Tống Dương phải biết Bạch tiên sinh đang ở đâu mới được. Nếu như chàng biết rõ vị trí của Bạch tiên sinh, thì mới có thể thăng thiên độn thổ, mới mơ tưởng đến tìm được Yến đỉnh chứ.
Kết quả của thiên thư đã là như vậy, nếu như "thất ngũ tam" có ý nghĩa là bảy trăm năm mươi ba năm, vậy thì ít nhất mọi người trước tiên phải hiểu rõ là bảy trăm năm mươi ba năm là tính từ mốc thời gian nào mới được.
"Đệ tử Thông phán là phụng lệnh của Hồng thái tổ mà lên đảo. Mọi chuyện bọn chúng làm cũng được sự giúp đỡ rất lớn của Hồng thái tổ," Phong Long mở miệng nói: "Nếu đã như vậy, cái "thất ngũ tam" này rất có khả năng là từ nguyên niên(năm đầu tiên của một niên hiệu vua chúa) Đại Hồng, từ năm Thái Tổ khai triều thì bắt đầu tính."
Nói xong, Phong Long nhặt lên một cành cây, ngồi xổm trên đất viết viết vẽ vẽ, bắt đầu mải miết tính toán. Để xứng đáng là "hậu duệ Hồng đế" ngài đã đọc rất nhiều sách thánh hiền, đối với lịch sử của Hồng triều, niên đại hiểu biết khá rõ. Điều bây giờ ngài đang tính toán chính là từ sau nguyên niên Đại Hồng khai triều bảy trăm năm mươi ba năm, rốt cuộc là năm nào.
Lời Phong Long nói kể cũng có điểm hợp lý, mọi người đều dấy lên chút hy vọng, yên lặng đợi tính toán của ngài, một hồi lâu sau Phong Long cuối cùng đã tính xong, nhưng cau mày lại: "Cách Hồng thái tổ đăng cơ bảy trăm năm mươi ba năm….là mười hai năm trước. Mười hai năm trước đã xảy ra đại sự hệ trọng gì chứ?"
Lý công công vội vã bước lên phía trước một bước, cung kính nói: "Mười hai năm trước, đại lễ vạn tuế gia đăng cơ, cai quản Nam Lý, lấy niên hiệu Phong Long."
Vạn tuế gia "ôi" một tiếng, nửa cười nửa mếu đáp lại Lý công công, dù cho Phong Long luôn luôn tự tin vào bản thân là một minh chủ nhân quân, tương lai còn có cơ hội làm nên sự nghiệp lớn lao, ngài cũng không thể cho rằng Hồng thái tổ sai đệ tử Thông phán lên đảo chỉ để tính toán năm đăng cơ của ngài được.
Điều quan trọng hơn là, nếu như kết quả của thiên thư đúng là theo niền nguyên Hồng thái tổ tính lại, vậy thì sự việc đó đã trôi qua rồi, đã kết thúc rồi, cho dù trong "thất ngũ tam" có ẩn chứ bao nhiêu bí mật, huyền cơ đi nữa, cũng chẳng có tác dụng rồi.
Truy xét tính toán của đệ tử Thông phán, đến đây cũng không thể tiếp tục nữa, trừ phi có thể tìm thấy đầu mối mới. Hổ Phách, Tô Hàng chẳng chút hứng thú, những người khác ít nhiều đều cảm thấy tẻ ngắt, dù sao sự tình có nhiều thú vị đến hế không phải bình thường mà gặp được. Chỉ duy có Tiểu Tô vô cùng thích thú, sau mấy ngày người khỏe mạnh bèn tay trái vỗ bụng, tay phải năm ngón xòe ra, hét to một tiếng: ngũ!
Sau đó Phong Long lệnh cho Lý công công viết một lá thư, đem kết quả tính toán của đệ tử Thông phán viết lại cẩn thận, thông qua chó săn Tạ Môn gửi cho Tống Dương, Tống Dương và Dạ Xoa đang ở cùng nhau, có lẽ Trịnh Chuyển có thể hiểu rõ nội tình nhiều hơn. Chuyện này phải dựa vào Tống Dương thăm dò xem sao, người khác không giúp được gì.
Mặt khác Phong Long còn đặc biệt dặn đi dặn lại Lý công công, nhất định trong thư phải báo cho Thường Xuân hầu, bên cạnh Tô Hàng còn có một "Tống Dương cỡ nhỏ".
Trung thổ nơi nơi chiến loạn, con đường thư tín của đất nước đã hoàn toàn đình trệ, đường đưa thư của chó săn Tạ Môn cũng đã bị bóp nghẹt, chuyển thư xa không thể thông suốt dễ dàng, lúc Lý công công đưa thư cho chó săn hắn đã nói rõ, phong thư này muốn giao tận tay Thường Xuân hầu đang đánh du kích ở Tây Yến, nhanh nhất cũng phải mất thời gian một tháng.
Đừng nói hơn một tháng, dù là một năm cũng phải đợi, đâu có cách nào khác được, đến giờ còn có thể liên lạc bằng thư tín, đã là nhờ được phúc của chó săn Tạ Môn rồi.
Nhóm người Tô Hàng, Hổ Phách cũng không ngao du sơn thủy nữa, thảm họa chiến tranh khắp nơi không ngừng, dù cho người lớn không hề gì, thì ít nhất cũng phải lo an toàn cho trẻ nhỏ, cả đoàn người liền tạm thời dừng bước ở cao nguyên Yến Tử.
Một tháng trôi qua yên ả, mọi người ở tại cao nguyên Yến Tử đột nhiên nhận được thư từ Tả thừa tướng, muốn bọn họ mau chóng rút lui vào núi sâu, mà trong thư lại nhấn mạnh dặn dò, không phải là đi vào địa bàn khe núi hoang dại lánh nạn, mà là đi vào khe núi bí mật trước đây Dạ Xoa từng ở. Quân sĩ đưa tin cũng không đợi thư trả lời thì đã quay về, bọn họ còn phải tiếp tục tiến về phía trước,tiến vào thông báo cho dư bộ núi Khê man đang đóng quân ở sào huyệt.
Về nguyên nhân, Hồ Đại nhân trong thư không nói nhiều, chỉ viết rõ rằng, không bao lâu sau ngài cũng sẽ dẫn hoàng đế Phúc Nguyên đến tụ hợp, nguyên do cụ thể đến lúc đó sẽ giải thích.
Thực ra cho dù không giải thích, nhóm người Phong Long cũng đại khái có thể đoán được phần nào nguyên nhân, tình thế vốn là cấp bách, đến giờ lại càng trở lên ác liệt hơn.
Đám người ở tại cao nguyên Yến Tử chiếu theo thư báo, lúc bắt đầu rút vào đại núi, thì ở phía xa hoàng đế nước Yến Cảnh Thái đang nổi giận.
Cảnh Thái đã rất lâu rồi chưa nổi giận vô cớ, nhưng lần này hắn không thể không tức giận…
Khi khổ chiến Nhân Khách bùng nổ, đại quân Hồi Hột rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, sớm đã giữ sức để đợi quân tinh nhuệ của Đại Yến xuất hiện ở Hùng quan. Một ngày một đêm hành quân thần tốc cấp bách bổ nhào đến Thánh thành, mọi chuyện đáng lẽ vô cùng thuận lợi, nhưng không có ai dám nghĩ là, ngay cả Yến quân khó lắm mới đến được chỗ đấy, khi quân tiên phong đã bắt đầu chạm trán với quân Hồi Hột, tiền phương đột nhiên truyền đến một tin kinh người: Hồi Hột đại thắng, đánh chiếm Nhân Khách!
Sự việc hoàn toàn không thể xảy ra được. Lúc trước Hồi Hột, Thổ Phiên lưỡng quốc chiến cuộc giằng co, tuyệt đối không có chuyện trong thời gian ngắn có thể phân được thắng bại, nếu như người Yến không tham dự, cuộc chiến này kéo dài ba năm hai năm cũng không có gì kì lạ. Nhưng nó đã thực sự xảy ra rồi, trong vòng một đêm, đại vương kỳ biến ảo trên tường thành.
Thánh thành đổi chủ, núi thần rơi vào tay giặc, Ô Đạt chết trận, tháp cung Sài Thố bảy tầng đã biến thành bộ chỉ huy của nguyên soái tạm thời của Hồi Hột, điều làm kinh người nhất là, người Hồi Hột đánh chiếm Nhân Khách, đối với phòng vệ thành khác mà lại không bị thiệt hại nhiều, bây giờ còn có thể ứng phó quân Yến đột kích từ xa đến.
Dựa vào lượng phiên binh trốn trong thành nói, người Hồi Hột khiến Thánh thành "nội bộ khai hoa", đêm đó trong thành chẳng hiểu vì sao, đột nhiên chui ra hàng loạt chiến sĩ tinh nhuệ của người Hồi Hột, mà không chỉ dừng lại ở đó,rất nhiều chỗ hiểm yếu ở trong thành đồng thời xuất hiện cường địch, người Thổ Phiên trở tay không kịp, bị kẻ địch đánh cho tơi bời tan tác, ngay sau đó trong thành quân Hồi Hột đã chiếm lấy cửa thành, phía ngoài lực lượng hùng hậu ùn ùn xông vào, nội công ngoại kích khiến thánh thành thất thủ.
Hồng thái tổ để lại một con đường. Tống Dương đã nói cho Từ Oa Oa biết, Từ Oa Oa lại chuyển cáo cho Đại Khả Hãn.
Con đường Hồng thái tổ để lại, chỉ có một lối vào, nhưng lại sau một đoạn đường bí mật ẩn sâu bên trong thìlan tỏa thành nhiều nhánh, ước chừng mười mấy "lối ra".
Công kiên thành trì, quân phòng thủ có rất nhiều cách điều tra kẻ địch có đang đào địa đạo hay không, từ đó mà tăng cường phòng vệ. Nhưng đối với con đường đã đặt sẵn dưới chân thì quân phòng vệ không thể do thám được.
Tháp Sài Thố Đáp ban đầu trữ sẵn quân đội hùng hậu ở trong thành, nếu như bác kết vẫn còn ở đó, dù cho đại môn Thánh thành bị áp sát, dựa vào quy mô và sức chiến đấu của quân phòng vệ, cũng chưa hẳn không thể đấu với người Hồi Hột một trận, ít nhất thì sẽ không nội trong một đêm tan tác mà chạy. Đáng tiếc, Đại hoạt phật chết rồi, tháp đánh nhau kịch liệt, vì người Hồi Hột đến mà tạm thời dừng đánh, dẫn đến liên minh không bền vững, ai ai cũng bàn tính cho riêng mình, tinh thần quân sĩ không vững chắc.
Lúc người Hồi Hột ở ngoài thành vẫn không sao cả, khi bọn chúng đột nhiên xuất hiện trong thành, lại còn thoáng cái đã hiện ra từ mười mấy chỗ, phiên binh liền rối loạn…Tâm tư rối loạn rồi, tiếp theo đội hình cũng rối loạn, thì còn nói gì đến dốc sức chống cự nữa?
Người Hồi Hột cũng chưa dốc toàn lực tiêu diệt, vòng vây cố ý lưu lại ở chỗ hở, để cho quân địch chạy trốn, thì tránh khỏi phiên quân cẩu cấp khiêu tường dốc sức liều mạng.
Nếu lấy sự thất thủ của cố đô là biểu thị đất nước diệt vong thì, trong ngũ quốc ở trung thổ đất nước thứ hai coi như đã diệt vong…lần này không là việc ghê gớm lắm, tiểu quốc Nam Lý không có thế lực không ảnh hưởng lớn, nhưng là một trong tứ cường quốc đương thời, hùng cứ cao nguyên, là thiên hạ mà quân Thổ phiền hung dữ thèm muốn!
Chuyện cho tới bây giờ, dẫu cho là kẻ ngốc cũng có thể hiểu được, chuyện này từ đầu tới cuối đều là người Hồi Hột giỏi tính toán, nếu không thì thời cơ sao mà kỳ diệu đến thế: nếu người Hồi Hột phá thành sớm mấy ngày, Yến quân có thể sẽ tạm dừng tiến quân, sẽ thực hiện dự tính khác; nếu muộn mấy ngày mới phá thành thì vô ích rồi, nếu như vậy người Hồi Hột sẽ không bao giờ có cơ hội chiếm trọn Nhân Khách, phiên quân trong thành sẽ cùng với quân Yến trong ngoài đánh gọng kìm, đại phá Hồi Hột.
Nhưng bọn họ không sớm không muộn, chính lúc người Yến đã đuổi tới, những vẫn còn chưa kịp chỉnh đốn đội ngũ, khi phát động đợt tấn công thật sự, nên đã chiếm được Nhân Khách.
Yến quân tiến không được, hiện tại người Hồi Hột có thành cao tường dày che chắn, xông lên phía trước khiến cho quân Yến thương vong vô cùng nghiêm trọng mà hơn phân nửa là uổng công vô ích.
Yến quân lui không được, đường sá xa xôi mà đến một trận không đánh, lúc đó quay người rút đi ý chí chiến đâu của quân sỹ chùng xuống, người Hồi Hột cũng xác định sẽ đuổi theo, bọn chúng không thể thiệt thòi được.
Yến quân cũng không thể đợi nữa, thánh thành bốn phía đều mang gò đất, thích hợp nhất để kỵ binh đánh thẳng vào, đoàn ngựa xung kích chiến sỹ đại sa mạc vang danh thiên hạ, chạm phải xui xẻo này ai có thể chịu được, huống hồ Yến quân ở nơi giá lạnh vô cùng nghìn dặm xa xôi tới đây, người kiệt sức ngựa mệt nhoài mà mới thắng sỹ khí vang dội, mặc dù người Hồi Hột có buông thánh thành quân yểm trợ thành đến, hai quân liền triển khai thế trận đánh nhau, người Yến cũng lành ít dữ nhiều.
Chủ soái Yến quân Châu Cảnh cũng có chỗ hơn người, sau khi nghe được Hồi Hột phá thành, lập tức điều phái tiên phong, thừa cơ người Hồi Hột chưa ổn định ở Thánh thành mà phát động tấn công mạnh mẽ, khong tính đến thương vong, tiên phong chỉ là yểm trợ, chỉ mong có thể kéo dài với người Hồi Hột một trận; đồng thời quân chủ lực chuyển hướng, đánh về một đại thành quân Thổ Phiên khác
khoảng cách khá gần Nhân Khách, bọn chúng dù thế nào cũng muốn nhanh chóng chiếm lấy một cái thành mới có trận địa để cố thủ, mới có thể quần nhau với người Hồi Hột, tranh thủ đợi chi viện của trong nước đến.
Có thể như vậy, thì hoàn toàn là trái ngược với dự tính ban đầu, Yến quân tiến đánh thành trì của người Thổ Phiên, chính là trực tiếp khai chiến với người Thổ Phiên rồi, còn về Châu Cảnh phái tiên phong đi tấn công Nhân Khách, dứt khoát là biến thành vật hy sinh rồi. Không có cách nào khác, tình thế khó khăn, là ai để cho hiện tại người Hồi Hột chiếm thế chủ động chứ!
Quân viễn chinh đường phía Tây của Đại Yến, phải bị động nhận lệnh.
Dân tộc Hồi Hột phát động chiến sự, đương nhiên là đã tính toán kỹ trước rồi, Từ Oa Oa từ biệt Tống Dương, không màng sức khỏe lại xuyên qua cao nguyên lần nữa đi tìm Đại Khả Hãn, lần đi này không phải phí công vô ích. Mấu chốt của trận chiến này thì nằm ở quân Hồi Hột có thể thuận thời mà nắm được Thánh thành…Có con đường kia của Hồng thái tổ rồi, Đại Khả Hãn tức thì sẽ chủ động nắm chắc cơ hội tốt: có thể lấy lại cố đô địch đang chiếm giữ, có thể tập kích từ xa khiến quân Yến rơi vào tình thế bị động, chuyện này nhất định phải làm, dù cho phải mạo hiểm.
Hơn nữa làm như vậy, đồng thời khiến cho Yến quân phải điều động lại là trao cơ hội cho Tống Dương, để cho Nam Hỏa tiến vào Đại Yến.
Chuyện thứ hai khiến cho Cảnh Thái tức giận chính là Nam Hỏa…Thậm chí có một đội quân Nam Lý tiến giết quân sĩ Đại Yến rồi, đội quân này quy mô không nhỏ, không thể bỏ qua; bọn chúng hành động lúc ẩn lúc hiện/ hành tung bất định, xuất quỷ nhập thần, binh mã Tây cương được điều động tới tấp, mấy lần tiễu trừ mà đều vồ trượt rồi; người Nam Lý tác phong tàn nhẫn, chiến đấu không để lại sống sót, mỗi khắc một thành hoặc một trấn cũng không giữ lại lâu, cướp đoạt không e dè tiếp theo lại phóng hỏa thiêu trụi thành trì thành tro bụi. Text được lấy tại truyenyy[.c]om
Nam Hỏa đã hóa thân thành ác quỷ, bọn họ tiến vào Đại Yến không phải để đánh nhau, mục đích chính xác, khi xuất quân trước đó Tống Dương đã nói qua rồi, ác quỷ du tẩu vào chốn nhân gian, chỉ vì bốn chữ: trả thù lấy mạng!