Hoạt Sắc Sinh Kiêu Chương 70: Nước sôi lửa bỏng(P1)

Ở Yến quốc, truyền thuyết về Quốc sư rất nhiều.

Ví dụ như, con dân nước Đại Yến tin vào phật Thùy đà, duy chỉ có phương bắc gần với phủ Thiên Bảo trên thảo nguyên, trăm họ trong thành không bái Phật tổ Bồ Tát, lại tin vào tà ma ngoại đạo trên thảo nguyên, bái Lang thân thị tát mãn, cuối cùng vào năm thứ bảy Cảnh Thái xảy ra chuyện, trong thành đột nhiên có các dịch bệnh, người mắc bệnh đầu tiên là nổi mụn đỏ ngứa ngáy khó chịu, sau đó, làn da thối rữa không thể khép lại, chịu đau nhức như tra tấn rồi chết dần chết mòn, châm cứu cũng vô ích, thần dược của Tát Mãn điều chế lại không thấy có tác dụng. xem tại t_r.u.y.ệ.n.y_y

Sau đó ngay cả Đại Tát Mãn cũng nhiễm bệnh mà chết.

Dân nước Yến ở nơi khác đều nói bọn họ phụng dưỡng tà thần, khiến cho Phật Tổ bất mãn, bây giờ mới phải bị trời phạt, rất xứng đáng. Duy chỉ có Quốc sư trách trời thương dân, nói bách tính phủ Thiên Bảo tuy đi sai con đường, nhưng chung quy vẫn là con dân Đại Yến, phật hiệu từ bi, từ độ chúng sinh, dẫn đám đệ tử chạy suốt đêm, từ Tình thành tới phủ Thiên Bảo, sau đó liên tục mười ba ngày mười hai đêm không ngừng không nghỉ, làm một buổi cúng bái hành lễ, để cầu phúc cho trăm họ trong thành, khẩn cầu Thần Phật tha thứ. Cuối cùng Quốc sư cầu đến thánh Thùy Thủy, giải thoát cho những con bệnh trong thành.

Nói cũng lạ, Thánh Thủy Thùy vừa đến bệnh lạ không trị mà lành, lập tức khiếp trừ. Từ đó về sau những người trong Phủ Thiên Bảo rất cảm động và nhớ nhung ân đức của Quốc sư, Tát Mãn quay sang tin vào Phật tổ. Hoặc là nói chuyển sang tin vào Đại Lôi Âm Đài.

Lại ví dụ, Cảnh Thái năm thứ 9 Châu Bạch Nghị bị hại, Cảnh Thái năm thứ 11 nước sông thành Bạch Hà nhiễm độc, trên phố đồn là Thủy yêu tác quái, cùng năm đó, thị trấn Hồng Lương bị yêu đạo quấy phá, cả nước Đại Yến đâu đâu cũng có chuyện, Quốc sư đều xuất hiện, mang dân cầu Phật Tổ ra tay cứu giúp, chỉ cần lão đồng ý cầu nguyện Phật, tai họa lập tức sẽ biến mất.

Một nửa số dân nước Đại Yến đều coi Quốc sư như Bồ Tát sống cũng không phải không có lý, ai có thể cứu dân thoát khỏi tình cảnh nước lửa, bách tính tất nhiên coi người đó là Quan thế âm.

Mà đối với Quốc sư mà nói "Cứu dân khỏi nước lửa" thật ra là việc dễ dàng. Trước tiên phải "dẫn một lần nước, phóng một lần hỏa", chính là đem "dân đặt vào trong đó rồi lại kéo bọn họ ra". Tất cả đều trong lòng bàn tay.

Nhưng mấy lần thả này, mấy lần kéo này, vô tình uy danh của Quốc sư truyền khắp cả Yến quốc, khắc sâu vào lòng người.

Hoàng đế thực sự hộc máu ngất xỉu, một đội cấm quân cao giọng " Tuyên chỉ" còn có Lý Minh Cơ, Bạch tiên sinh, trước đó Cố Chiêu Quân phái một đám thủ hạ trà trộn vào đám người, giận dữ hét lớn:

- Quốc sư tội gì?

Trước cung dân Đại Yến vô số, những kẻ nhát gan sợ phiền phức lại không có đường thoát, những kẻ liều mạng xúi giục mưu đồ gây loạn, những người thật tâm hướng Phật, ra sức vọt lên trước để bảo vệ pháp giá, hơn nữa nhiều người lại mù quáng không tin.

Nhất phẩm lôi mất mặt, trong lòng người Yến đều tích góp từng tí một sự tức giận, thứ nhất hận phản đồ La Quan, thứ hai hận dân tộc Hồi Hột Nam Lý, nhưng vẫn không đủ, còn có một ngọn hừng hực lửa giận, chỉ thẳng vào hoàng đế Cảnh Thái của mình: Nếu không phải lão ta ngất xỉu không thể xác định gian tặc, không thì làm sao có thể thất bại.

Còn nữa, bị người ta dùng cung không có tên khua tay múa chân một chút, liền vội vàng không ngừng tránh né, đế vương như vậy, uy nghiêm ở đâu, thể diện ở đâu.

Hiện giờ hoàng đế này ngay cả tội danh cũng không tuyên bố, đã muốn giết hại Quốc sư cầu Phật cho vạn nhà, được người Yến kính trọng.

Tuyến đầu ở quảng trường trước Hoàng cung, đều đang đại loạn.

Từ trăm đội cấm quân kia đột nhiên ra tay muốn chém giết Quốc sư đầu tiên, vạn dân rộ lên, vạn dân làm phản, đại loạn này không thể vãn hồi được nữa. Trong chuyện dân nóng vội làm loạn, ba phần là vì thật tâm kính yêu Quốc sư; ba phần là vì nhất phẩm lôi giận cá chém thớt Hoàng đế; phần còn lại rõ ràng cũng không vì điều gì, có người làm loạn bọn họ cũng nháo nhác, bọn họ càng chém giết, trốn dưới áo quan, dưới lớp da thịt, là tâm thú trong xương cốt.

Mà rõ ràng là đổ thêm dầu vào lửa, khiến dân nổi bạo loạn nhanh chóng, chính là "thánh chỉ trấn áp" của Cảnh Thái.

Cảnh Thái không làm sai, trước khi ngất đi lão ta đã nhìn thấy: lòng dân tràn đầy kích động, có người giả mạo Quốc sư, có cấm quân giả truyền thánh chỉ, đêm nay đại loạn đã thành. Dân biến là không thể tránh, không còn để ý tới nữa chỉ sẽ làm cho tình hình càng ngày càng nghiêm trọng, ngoại trừ tiêu diệt tất cả những người có gan dám làm loạn ra, không có cách nào khác để giải quyết.

Dân biến đổi tạo thành bạo loạn chỉ là chuyện sớm muộn, nhưng một khi đã động tới binh đao là nhất định phải có thêm cả một quá trình. Không có lựa chọn khác.

Hôm nay, dân Yến ở Tình thành, khẩu hiệu, thay đổi liên tục, lúc trước là: "Nam Lý, giết, giết, giết", bây giờ đã trở thành "quốc ngỗ tội gì".

Dân Yến bạo loạn, hung hăng xông vào đội ngũ cảnh vệ binh, các đội ngũ khác trong quảng trường đều bất chấp vây quanh để bắt La Quan hoặc Quốc ngỗ, hội hợp với đội quân bằng hữu ở ngoài, giữ chắc phòng tuyến, tướng lĩnh lớn tiếng truyền lệnh, quân thuộc hạ mang đao lập tức cùng khua, lụa hồng nhuốm máu, tiếng giết và gào thét hòa vào nhau, xé nát màn đêm.

Cửa lớn Hoàng cung vừa đóng, cấm quân của cung vua lên đầu thành, cầm nỏ, cung tên lạnh lùng bắn xuống dưới thành. Cùng lúc đó trong cung tiếng kèn vang lên bốn phía, triệu tập cấm quân bốn phương về để trấn áp loạn dân.

"Tiếng kèn gọi người" không chỉ một nhà Hoàng đế, các đệ tử ngồi dưới bàn tọa của Quốc sư cũng ra tín hiệu, "truyền lệnh tăng binh của Lôi âm đài xuất hiện" thật sự không phải là mệnh lệnh của Hổ Phách, bà hôm nay giả mạo Quốc sư, từ đầu đến cuối, chỉ truyền ra một mệnh lệnh: bày pháp giá trước cung, đi xem nhất phẩm lôi tiến triển thế nào.

Đợi đến khi Yến Thẩm truyền đọc tin, sau khi đưa tín vật ra, cô cô liền thành ra là người không có việc gì, sớm đã chuyển rời sự chú ý, bà chỉ chú ý Tô Hàng đến, xinh đẹp, bà thích cách ăn mặc của nàng.

Trước khi Quốc sư rời khỏi có để lại một mệnh lệnh: khi ta không ở đây, mọi hoạt động của Đại Lôi âm đài đều phải nhập cung xin chỉ thị của Hoàng đế. Cho dù là pháp chỉ ta đích thân ấn pháp, cũng phải đưa vào cung, được Hoàng đế đồng ý thì mới được chấp hành.

"Tâm phúc chân chính" của quốc sư lưu lại chính là Cảnh Thái.

Ý niệm muốn dựa vào pháp chỉ giả để điều động tăng binh, căn bản không có chút cơ hội thành công nào. May mà vì sự tham gia của Hổ Phách, đám người Tống Dương đã từ bỏ ý định này.

Hổ Phách đã tốn công phu chuẩn bị đầy đủ, thực ra có thể giấu được các hòa thượng, thành công giả mạo quốc sư, nhưng hai từ thành công này phải chịu giới hạn với điều kiện: nói chuyện hoặc hóa trang đều không có chút vấn đề gì; nếu lo việc Phật, Tự vụ hoặc là tăng binh đều là những việc nghiêm túc, cho dù có Thi Tiểu Hiểu hỗ trợ, nhưng tin tức trong tay Hổ Phách còn quá ít, làm không cẩn thận, sớm muộn gì cũng bị phát hiện.

Đạo lý này Cố Chiêu Quân, Lý Minh Cơ, Bạch tiên sinh và Hổ Phách đều có thể nghĩ đến.

Không biết những tình tiết liên quan tới tăng binh, giả mạo Quốc sư không có cách nào làm được, thủ tục bình thường, điều vận tăng binh cho tới cách xuất hiện. Mấy cái đầu tinh xảo thay nhau suy nghĩ: có thể nào có một cách, trực tiếp lược giản bớt những thủ tục bình thường hay không?

Ví như, quốc sư đột nhiên bị Hoàng đế tuyên bố là phản tặc, phải lăng trì hỏi tội?

Việc này thật sự xảy ra, tăng binh của Đại lôi âm đài vì không có mệnh lệnh cho nên đã án binh bất động, trơ mắt nhìn Quốc sư bị Cảnh Thái sát hại trước, sau đó đợi cấm quân tới giết mình; hay là khởi nghĩa vũ trang đánh thẳng vào Yến cung, cứu Quốc sư, cứu mình?

Tất cả đều trong kế hoạch. Hổ Phách vào Đại Lôi âm đài chỉ có găng tay da, duy một mặt nạ tinh xảo và tiếng phúc ngữ; vô tình, lộ ra cơ thể thối rữa; đã truyền một pháp chỉ, dùng con dấu bằng máu tươi đã chuẩn bị từ trước đóng dấu vào, thêm nữa là trong câu nói không hề đề cập đến việc chính kinh, căn bản không thể chê được đã hoàn toàn lấy được sự tín nhiệm của hòa thượng. Không lâu sau, Quốc sư truyền lệnh đi pháp giá tới trước cung, đi xem nhất phẩm lôi.

Thật ra, hành động của Hổ Phách từ đầu đến cuối chỉ có hai bước.

Vừa bước vào Đại lôi âm đài, lấy uy tín cho môn hạ đệ tử, lúc này cũng không cần làm gì cả, chỉ cần không lộ ra sơ hở là có thể đại công cáo thành; hai là trước cung Yến, yết kiến Hoàng đế để Cảnh Thái phát hiện Quốc sư là giả, truyền chỉ giết người.

Về phần Cảnh Thái có thể tuyên bố Quốc sư là giả ngay trước mặt mọi người hay không, nhóm phản tặc cũng không coi trọng lắm, Hoàng đế nói Quốc sư là giả; Quốc sư lại nói mình là thật, trên đời này không có nha môn nào để xử vụ án này, như vậy sẽ chỉ khiến việc đã loạn lại càng thêm phiền phức.

Mà bước thứ hai đám người Cố Chiêu Quân làm một cái phương án dự phòng "ngộ nhỡ Cảnh Thái có thái độ khác thường nhẫn nhịn được nóng nảy, không truyền chỉ bắt Quốc sư trước dân chúng, bọn họ liền thay Hoàng đế tuyên bố quốc sư là phản tặc. Lý Minh Cơ, Bạch tiên sinh cùng nhau, tự mình liên lạc với Đàm Quy Đức, trước mặt đem sự tình nói rõ với lão, người kia vui mừng, lúc này liền thay đổi kế hoạch trước đó biến cấm quân Tình thành thành phản tặc.

Lúc này phòng tuyến Yến binh ở quảng trường mới phá vỡ, đặc phái viên các nước tạm thời an toàn nhưng phía trước là bạo loạn phía sau là tường cung tên, không có đường lui, đợi dân bạo loạn xông tới đây, đâu có thể bỏ qua những người ngoại quốc này? Mấy nhà đặc phái viên bất chấp thù oán chất chứa trước dây, cùng nhau thương lượng, tập hợp tất cả các đội quân chuẩn bị ứng chiến.

Quốc Sư cũng ở phòng tuyến sau, còn chưa truyền lệnh đệ tử phá vỡ vòng vây bây giờ đã cùng ngồi lên bàn tọa lớn, sau khi đám đệ tử đã đánh tan đội cấm quân dám đến mạo phạm pháp giá kia, vây quanh Quốc sư tạo thành trận địa bảo vệ, trận địa đã sẵn sàng.

Còn Tống Dương rất bận, sau lưng đeo Long Tước, tay cầm đoản mâu "coi nó là tuyệt bút, tung bay trên mấy viên đá màu xanh trên mặt đất, khắc lại mấy chữ, sau đó kéo Chu Nho lão đạo qua, nhỏ giọng hỏi:

- Đợi đại hỏa cháy tới đây, có thể tránh khỏi chữ này không? "

Nói ra có chút không rõ ràng, nhưng ý của hắn rất rõ, sau khi lửa cháy bùng lên khắp nơi cháy đen, chữ viết cũng sẽ biến đen, không hiện rõ, nếu lửa có thể thiêu cháy, gần đó không cháy, sẽ giữ lại một mảng trắng còn sót lại giữa một màu cháy đen, nét chữ trong đó tự nhiên sẽ nổi lên, mấy câu nói này hắn muốn để lại cho Cảnh Thái, nếu Cảnh Thái có thể sống sót.

Chu Nho lão đạo nghe xong phủi tay nói:

- Ta là một nghệ nhân phóng hỏa, đốt cái gì cũng có thể tìm ta, nhưng muốn không đốt cái gì, việc đó phải bên thủy đạo quản.

Trung thổ không có thần tiên thủy đạo, hỏa lão đạo thuần túy nói, lúc này Tiêu thợ rèn ngắt lời:

- Nếu ngươi muốn khiến mấy chữ này bắt mắt sau đại hỏa, ta có cách.

Nói xong, chạy tới tiểu đài trưng bày phần thưởng Nhất phẩm lôi, thu lại cái giáp trụ dát vàng vừa bị Tống Dương chém làm mấy đoạn, bê trở lại.

Cái giáp trụ này Tiêu thợ rèn đã nghiên cứu, chất liệu rèn của nó rất đặc biệt, vả lại, mỏng nhẹ dị thường, nhưng nó có một nhược điểm: sợ lửa. Dưới ngọn lửa bình thường thì có thể bị tan ra. Không đợi Tiêu thợ rèn nói xong, Tống Dương hiểu ngay ý của hắn, vui mừng nói:

- Đa tạ chỉ bảo.

Nói xong, lúc này múa may long tước, chém vào giáp trụ, vài người cùng động thủ, dọc theo kẽ nứt của chữ khắc lên mảnh vỡ của giáp vàng.

Nguồn: truyenyy.com/doc-truyen/hoat-sac-sinh-kieu/chuong-161/


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận