Kẻ Trộm Sách Phần 3. Mein Kampf

Phần 3. Mein Kampf
Gồm có: đường về nhà – người đàn bà tan vỡ - người đấu tranh – những thuộc tính của mùa hè – mụ chủ cửa hiệu người aryan – người ngáy – hai kẻ lừa đảo – và một sự trả thù có hình những viên kẹo đủ loại

ĐƯỜNG VỀ NHÀ

 

Mein Kampf

Quyển sách do chính Quốc trưởng viết.

Đó là quyển sách có tầm quan trọng thứ ba đối với Liesel Meminger, chỉ có điều lần này con bé không ăn trộm nó. Quyển sách ấy xuất hiện ở nhà số 33 phố Thiên Đàng khoảng một giờ đồng hồ sau khi Liesel đã ngủ thiếp đi sau cơn ác mộng hằng đêm.

Có người sẽ nói rằng việc con bé sở hữu quyển sách này quả thực là một phép màu.

Hành trình của nó bắt đầu trên đường về nhà, vào cái đêm xảy ra vụ đốt lửa.

Lúc hai bố con đã đi được gần nửa đường về phố Thiên Đàng thì Liesel không thể chịu nổi nữa. Con bé khom người xuống và lôi quyển sách đang bốc khói ra, rồi để nó nhảy nhót tung tẩy một cách ngượng nghịu trên hai bàn tay mình.

Khi quyển sách đã đủ nguội, hai bố con quan sát nó một lúc, chờ những từ ngữ được nói ra.

Bố: “Con gọi thứ này là cái quái quỷ gì thế?”

Ông thò tay ra và cầm lấy quyển sách Cái nhún vai. Không có lời yêu cầu giải thích nào cả. Rõ ràng là con bé đã ăn trộm quyển sách từ chỗ đống lửa. Quyển sách nóng bỏng và ướt nhẹp, có màu xanh lam và màu đỏ - bối rối – và Hans Hubermann mở nó ra, giữa trang ba mươi tám và ba mươi chín. “Lại một quyển nữa à?”

Liesel lấy tay chà xát xương sườn.

Phải.

Lại một quyển nữa.

“Có vẻ như,” Bố nói, “bố không cần phải đem đổi bất cứ điếu thuốc nào nữa, phải không? Bố không cần phải làm thế nữa khi con đã có thể ăn trộm những thứ này cũng nhanh như khi bố mua chúng vậy.”

Liesel, mặt khác, lại không nói lời nào cả. Có lẽ nhận thức đầu tiên của nó là cảm giác tội lỗi đã tự cất lên tiếng nói rồi. Điều bố nói là một lý lẽ không thể bác được.

Bố săm soi nhan đề quyển sách, hẳn ông đang tự hỏi quyển sách này có thể mang đến cho con tim và khối óc của một người Đức mối đe dọa nào. Ông trả nó lại cho Liesel. Có một điều gì đó đã xảy ra.

“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph.” Mỗi từ này được nói ra và rơi rụng lả tả. Nó vỡ tan rồi lại hình thành nên từ tiếp theo.

Kẻ phạm tội đã không thể kháng cự lại được nữa. “Sao vậy, Bố? Cái gì vậy?”

“Dĩ nhiên rồi.”

Giống như hầu hết những người đang cố nén sự ngạc nhiên của họ, Hans Hubermann đứng đó với một sự tê liệt hoàn toàn. Những từ ngữ tiếp theo hoặc sẽ được thét lên, hoặc sẽ không thoát qua được kẽ răng của ông. Hay rất có thể chúng chỉ là một sự lặp lại của câu cuối cùng mà ông nói, trước đó chỉ vài khắc.

“Dĩ nhiên rồi.”

Lần này, giọng ông như một nắm đấm, được dộng thẳng xuống mặt bàn.

Người đàn ông này đang nhìn thấy một điều gì đó. Ông đang xem xét nó thật nhanh, từ đầu đến cuối, như một cuộc đua, nhưng nó quá cao và quá xa nên Liesel không thể thấy được. Con bé van nài ông, “Bố ơi, bố đang nghĩ cái gì vậy?” Nó sợ rằng ông sẽ nói với Mẹ về quyển sách. Tất cả vấn đề của việc này nằm ở mẹ. “Bố sẽ nói với mẹ chứ?”

“Gì cơ?”

“Bố biết đấy. Bố sẽ nói với mẹ chứ?”

Hans Hubermann vẫn đang bận xem xét điều gì đó, cao và xa vòi vọi. “Nói cái gì kia?”

Con bé giơ quyển sách lên. “Cái này.” Nó khua khoắng quyển sách trong không trung, như đang vung vẩy một khẩu súng vậy.

Bố lúng túng. “Tại sao bố phải làm thế chứ?”

Con bé rất ghét những câu hỏi như vậy. Chúng buộc nó phải thừa nhận một sự thật xấu xí, vạch trần bản chất trộm cắp đáng khinh của nó. “Bởi vì con đã ăn trộm lần nữa.”

Bố cúi người xuống thành một tư thế như đang thu mình lấy đà, sau đó đứng dậy rồi đặt tay lên đầu nó. Ông vuốt mái tóc con bé với những ngón tay dài thô ráp của mình và nói, “Dĩ nhiên là không rồi, Liesel. Con được an toàn.”

“Thế bố sẽ làm gì?”

Đó mới là một câu hỏi ra trò.

Hans Hubermann sắp sửa thực hiện hành động vĩ đại nào từ trong bầu không khí mỏng manh trên phố Munich ấy chứ?

Trước khi tôi cho bạn thấy, tôi nghĩ rằng trước hết chúng ta nên nhìn vào điều mà ông ấy cho là ưu tiên với quyết định của mình.

 

š NHỮNG NHỠN ẢNH VỤT QUA CỦA BỐ ›

Trước hết ông thấy những quyển sách của con bé: Sách hướng dẫn của phu đào huyệt, Chú chó Faust, Ngọn hải đăng, và bây giờ, là Cái nhún vai.

Tiếp theo là một căn bếp và một gã Hans Con tính khí thất thường, những quyển sách ấy ở trên bàn, nơi đứa bé gái thường đọc chúng.

Gã nói: “Còn con ranh này đang đọc cái thứ rác rưởi gì vậy?” Con trai ông lặp lại câu hỏi đó ba lần, sau đó gã đề nghị những quyển sách đáng đọc hơn.

“Hãy nghe này, Liesel.” Bố choàng tay qua người con bé rồi dìu nó bước đi. “Đây là bí mật của hai bố con mình, quyển sách này này. Chúng ta sẽ đọc nó vào ban đêm, hay trong tầng hầm, cũng như những quyển khác vậy – nhưng con phải hứa với bố một chuyện.”

“Chuyện gì cũng được, Bố ạ”

Màn đêm thật êm ả và tĩnh lặng. Mọi thứ đều được lắng nghe rõ mồn một.

“Nếu có khi nào bố bảo con hãy giữ kín cho bố một bí mật, thì con sẽ phải làm thế.”

“Con hứa.”

“Tốt lắm. Giờ thì nhanh lên. Nếu chúng ta trễ thêm một giây phút nào nữa, thì Mẹ sẽ giết chúng ta chết tươi mất, mà hai bố con mình thì không muốn thế tí nào, đúng chứ? Như thế thì sẽ không còn được ăn trộm sách nữa, có phải không hả?”

Con bé nhoẻn miệng cười.

Điều mà con bé không biết cho đến mãi sau này là, mấy ngày sau, bố nuôi nó đã vê được vài điếu thuốc lá để đổi lấy một quyển sách khác, chỉ có điều lần này không phải dành cho nó. Ông đã gõ cửa văn phòng Đảng Quốc xã ở Molching và tận dụng cơ hội này để hỏi thăm về đơn xin kết nạp Đảng của mình. Khi việc này đã được bàn bạc xong, ông đưa cho họ những đồng tiền cuối cùng và một tá điếu thuốc. Đổi lại, ông nhận được một quyển Mein Kampf đã cũ.

“Chúc đọc vui vẻ,” một đảng viên nói.

“Cảm ơn,” Hans gật đầu.

Từ ngoài đường, ông vẫn có thể nghe được giọng nói của những người bên trong văn phòng. Một trong những giọng nói ấy nghe rất rõ. “Lão ta sẽ chẳng bao giờ được kết nạp đâu, ngay cả khi lão có mua đến một trăm quyển Mein Kampf đi nữa.” Tuyên bố này được một giọng nói không biết của ai cất lên tán đồng.

Hans giữ chặt quyển sách trên tay phải, miên man nghĩ về phí vận chuyển, một cuộc sống không có thuốc lá và đứa con gái nuôi đã cho ông ý tưởng thiên tài này.

“Cảm ơn,” ông lại nói, và một người qua đường hỏi xem ông vừa nói gì.

Với một thái độ lịch sự thường thấy, Hans đáp, “Không có gì đâu, anh bạn, không có gì cả đâu. Quốc trưởng vạn tuế,” rồi ông bước đi trên phố Munich, trên tay là những trang sách do Quốc trưởng viết.

Hẳn trong lòng Hans Hubermann khi ấy phải có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn, vì ý tưởng của ông không chỉ bắt nguồn từ Liesel, mà từ cả con trai ông nữa. Liệu ông có sợ sẽ không bao giờ gặp lại gã nữa hay không? Mặt khác, ông cũng đang tận hưởng cảm xúc đê mê mà một ý tưởng mới đem lại, chứ vẫn chưa dám hình dung ra những biến chứng phức tạp, những mối nguy hiểm và những điều vô lý xấu xa của nó. Lúc này, chỉ riêng ý tưởng đó thôi là đủ rồi. Nó không thể phá hủy được. Biến ý tưởng ấy thành thực tế thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Dù vậy, lúc này, hãy để ông tận hưởng điều dó.

Chúng ta sẽ cho ông bảy tháng.

Sau đó chúng ta sẽ quay lại đón ông.

Và, ô kìa, làm sao mà chúng ta đến được.

 

THƯ VIỆN CỦA NGÀI THỊ TRƯỞNG

 

Hẳn nhiên là có một điều vô cùng trọng đại đang tiến về căn nhà số 33 phố Thiên Đàng, điều mà Liesel vẫn chưa biết là gì. Nếu muốn xuyên tạc một câu thành ngữ rất hay bị con người lạm dụng, thì ta có thể nói là đứa bé này có nhiều con cá cần phải rán gấp hơn:

Nó vừa ăn trộm một quyển sách.

Có người đã nhìn thấy nó.

Kẻ trộm sách đã phản ứng lại. Một cách thích đáng.

Mỗi phút, mỗi giờ đồng hồ trôi qua, tâm trí con bé đều canh cánh một nỗi lo lắng, hay nói chính xác hơn là sự hoang tưởng. Cảm giác cắn rứt lương tâm khiến con người ta phải khổ sở, đặc biệt là khi người đó lại là một đứa bé. Chúng hình dung ra nhiều chủng loại của cái gọi là sự bị bắt quả tang. Chẳng hạn như: những người nhảy ra giữa lối đi. Các giáo viên bất ngờ nhận thấy mọi tội lỗi mà bạn phạm phải. Cảnh sát xuất hiện nơi ngưỡng cửa mỗi lần có một chiếc lá rụng xuống hay một tiếng đóng cửa từ xa vọng tới.

Với Liesel, bản thân sự hoang tưởng, cũng như nỗi khiếp sợ đối với việc giao đồ giặt ủi đến nhà ngài thị trưởng, đã trở thành một hình phạt. Tôi chắc là bạn có thể hình dung được rằng đó chẳng phải là lỗi lầm gì cả, khi đến thời điểm bắt buộc, Liesel đã tự nhiên bỏ qua ngôi nhà trên phố Grande. Nó đã giao đồ cho Helena Schmidt bị viêm khớp, và nhận đồ ở căn hộ của nhà Weingartner yêu mèo, nhưng con bé đã bỏ qua ngôi nhà của Burgermeister Hainz Hermann và vợ ông ta, Ilsa.

 

š MỘT SỰ DỊCH NGHĨA NHANH KHÁC ›

Burgermeister = Thị trưởng

Trong lần đầu tiên, con bé nói một cách đơn giản rằng nó đã quên khuấy mất nhà đó – nếu có khi nào tôi nghe được một lời biện hộ như thế, thì tôi sẽ biết ngay rằng đó là một lời ngụy biện, vì ngôi nhà ấy tọa lạc trên ngọn đồi nhìn bao quát cả thành phố, và bạn không thể bỏ qua nó được. Khi con bé quay lại đó lần nữa và vẫn về nhà với hai bàn tay trắng, thì nó chọn cách nói dối là không có ai ở nhà.

“Không có ai ở nhà ư?” Mẹ tỏ vẻ hoài nghi. Sự ngờ vực khiến chân tay bà ngứa ngáy rồi vớ lấy cái thìa gỗ. Bà vung vẩy nó trước mặt Liesel, đoạn nói, “Hãy quay lại đó ngay đi, và nếu mày không quay về với mớ đồ giặt ủi, thì đừng có thò mặt về cái nhà này nữa.”

“Thật à?”

Đó là câu hỏi của Rudy khi Liesel kể cho thằng bé nghe điều mà Mẹ đã nói. “Cậu có muốn chúng ta cùng nhau chạy trốn không?”

“Chúng ta sẽ chết đói mất.”

“Đằng nào tớ cũng chết đói rồi mà!” Cả hai bật cười.

“Không,” con bé nói, “tớ phải làm việc này thôi.”

Chúng lại đi trên phố, như mỗi lần có Rudy đi cùng. Thằng bé luôn cố tỏ ra mình là một quý ông và đòi mang giúp giỏ đựng đồ, nhưng lần nào cũng vậy, Liesel từ chối. Chỉ có nó mới cảm nhận được mối đe dọa của một trận đòn lơ lửng trên đầu, và vì thế chỉ có nó mới đáng tin cậy trong việc mang cái giỏ ấy đúng cách. Bất kỳ ai khác cũng có thể cư xử thô bạo, hay cầm giỏ sai quy cách, dù là theo một cách khó nhận thấy nhất, và điều này không đáng để con bé mạo hiểm. Hơn nữa, nếu con bé cho phép Rudy xách giỏ giúp nó, thì rất có thể thằng này sẽ yêu cầu được đền đáp bằng một nụ hôn, và đây không phải là một lựa chọn hay. Bên cạnh đó, con bé đã quen với trọng lượng của cái giỏ rồi. Nó thường chuyển giỏ từ vai này sang vai kia, để cứ mỗi một trăm bước thì lại có một bên vai được nghỉ ngơi.

Liesel đi bên trái, Rudy bên phải. Hầu như lúc nào Rudy cũng thao thao bất tuyệt, về trận bóng mới đây trên phố Thiên Đàng, công việc trong cửa hàng của bố nó, và bất cứ điều gì nảy ra trong đầu thằng bé. Liesel cố gắng tập trung nghe mà không được. Điều mà con bé nghe thấy chỉ là sự sợ hãi, đang rung lên từng chặp trong tai nó, càng lúc càng ngân vang khi hai đứa tiến gần hơn đến phố Grande.

“Cậu đang làm gì thế? Không phải nhà này sao?”

Liesel gật đầu khẳng định là Rudy đã nói đúng, vì con bé đã thử bước quá nhà của ngài thị trưởng để níu kéo thêm chút thời gian.

“Cứ vào đi,” thằng bé giục nó. Molching đang chìm dần vào bóng tối. Cái lạnh đang trèo lên khỏi mặt đất. “Nhúc nhích đi chứ, đồ con lợn.” Thằng bé dừng lại ở chỗ cổng vào.

Sau khi đi hết lối vào sẽ có tám bậc thang dẫn lên cửa chính của ngôi nhà, và cánh cửa khổng lồ ấy nom như một con quái vật. Liesel nhăn nhó nhìn tay đấm cửa bằng đồng.

“Cậu đang chờ cái quái gì thế?” Rudy kêu lên.

Liesel quay lại và nhìn con đường. Liệu có cách nào, bất cứ cách nào, để nó tránh được chuyện này hay không? Liệu có một câu chuyện nào, hay nói thẳng ra, là một lời nói dối nào khác mà nó chưa nghĩ đến hay không?

“Chúng ta không có nhiều thời gian đâu.” Lại giọng nói của Rudy vọng lại từ chỗ cổng vào. “Cậu đang chờ cái quái gì thế?”

“Cậu có câm mồm lại được không hả Steiner!?” Đó là một tiếng thét được phát ra dưới hình thức một tiếng thì thầm.

“Cái gì kia?”

“Tớ bảo cậu hãy câm mồ m đi, đồ con lợn ngu ngốc!”

Sau câu nói đó, con bé lại đối mặt với cánh cửa, nó nhấc tay đấm bằng đồng lên và gõ vào cửa ba lần, thật chậm chạp. Có tiếng bước chân đang tiến đến gần vọng lại từ đằng sau cánh cửa.

Ban đầu nó không nhìn người đàn bà nọ mà chú mục vào giỏ đựng đồ giặt ủi trong tay bà ta. Bà kiểm tra lại nút buộc giỏ khi đưa nó cho con bé. Tiền được trao tay, và sau đó thì chẳng còn gì nữa. Vợ của ngài thị trưởng, người không bao giờ mở miệng nói câu nào, chỉ đứng nguyên đó trong bộ áo choàng tắm, mái tóc lơ thơ của bà được cột lại thành một chiếc đuôi ngựa cụt lủn. Từ trong nhà vọng ra tiếng ông chồng yêu cầu bà nhớ mang theo vào một ly rượu. Âm thanh đó nghe như hơi thở tưởng tượng của một xác chết. Tuy nhiên vẫn chẳng có lời nào được nói ra từ người đàn bà cả, và khi Liesel tìm được đủ can đảm để nhìn bà ấy, thì gương mặt của bà không hề có vẻ gì là kết tột hay chỉ trích nó cả, mà là một thái độ hoàn toàn lạnh nhạt. Trong một thoáng, bà nhìn thằng bé trai đứng ở cổng qua vai của Liesel, sau đó gật đầu và bước lùi lại, rồi đóng cửa.

Liesel đứng đó một lúc, đối mặt với tấm chăn bằng gỗ dựng đứng trước mặt.

“Này, đồ lợn!” Không có câu trả lời. “Liesel!”

Liesel quay lại.

Một cách thận trọng.

Nó bước lùi vài bậc cấp, tính toán.

Có thể bà ấy đã không nhìn thấy nó ăn trộm quyển sách. Lúc ấy trời đang tối dần. Có thể đó là một trong những trường hợp mà một người có vẻ như đang nhìn thẳng vào bạn trong khi thực ra họ đang nhìn vào một thứ gì khác, hay chỉ đơn giản là họ đang mơ màng giữa ban ngày. Dù câu trả lời có là gì đi nữa, Liesel cũng không cố phân tích vấn đề sâu hơn. Con bé đã thoát nạn, và thế là đủ.

Nó quay người lại và bước xuống những bậc cấp còn lại một cách bình thường, rồi nhảy chân sáo xuống ba bậc cuối cùng.

“Đi thôi, đồ lợn!” Nó thậm chí còn cho phép mình bật cười. Sự hoang tưởng của một đứa bé mười một tuổi mới mạnh mẽ làm sao. Và cái thở phào nhẹ nhõm của một đứa bé mười một tuổi mới phởn phơ khoan khoái đến nhường nào.

 

š MỘT SỰ VIỆC NHO NHỎ ĐỂ DẬP TẮT ›

TÂM TRẠNG NHẸ NHÕM ẤY

Con bé chẳng thoát được cái gì cả.

Vợ của ngài thị trưởng đã chứng kiến mọi việc.

Bà ta chỉ đang đợi thời điểm phù hợp mà thôi.

Vài tuần lễ trôi qua.

Bóng đá trên phố Thiên Đàng.

Đọc quyển Cái nhún vai từ hai đến ba giờ sáng mỗi ngày, sau cơn ác mộng, hay vào buổi chiều, trong tầng hầm.

Một chuyến ghé thăm nhẹ nhõm khác đến nhà ngài thị trưởng.

Tất cả đều tốt đẹp.

Cho đến khi.

Trong chuyến ghé thăm tiếp theo của Liesel, lần này không có Rudy, cơ hội đã tự xuất hiện. Đó là một ngày con bé đi nhận đồ giặt ủi.

Vợ ngài thị trưởng mở cửa và trên tay bà ta không có cái giỏ đồ như thường lệ. Thay vào đó, bà bước tránh sang một bên rồi cử động cái cổ tay và bàn tay trắng bệch của mình để ra hiệu cho con bé bước vào.

“Cháu chỉ đến lấy đồ giặt thôi.” Máu trong người Liesel như khô đi. Có cảm giác như máu của nó đã đông lại rồi vỡ vụn. Con bé gần như đã tan thành nhiều mảnh trên mấy bậc cấp.

Sau đó, người đàn bà ấy nói với con bé từ đầu tiên. Bà vươn người tới trước, với những ngón tay lạnh ngắt, rồi nói, “Warte – Hãy đợi ở đây.” Khi đã bảo đảm là con bé đứng im, bà quay người rồi vội vàng bước trở vào trong.

“Cảm ơn Chúa.” Liesel thở phào. “Bà ta đang đi lấy nó.” Nó ở đây có nghĩa là đám đồ giặt ủi.

Dù vậy, cái mà người đàn bà mang lại thì trông chẳng giống như thế chút nào.

Khi bà đã quay lại và đứng đó với một sự vững chải và mỏng mảnh đến khó tin, bà đang ôm một chồng sách được tì vào bụng, chất cao từ chỗ rốn cho đến tận ngực. Trông bà ta thật dễ tổn thương trên cái ngưỡng cửa kỳ dị ấy. Những hàng lông mi sáng màu, cong vút và một thái độ khó nhận thấy nhất. Một lời đề nghị.

Lời đề nghị ấy là: Hãy vào mà xem.

Bà ta sẽ tra tấn mình, Liesel nhủ thầm. Bà ta sẽ mang mình vào trong, nhóm lò sưởi lên và ném mình vào đó, cùng với những quyển sách. Hoặc có thể bà ta sẽ nhốt mình trong tầng hầm và không cho mình ăn gì cả.

Dù vậy, vì vài lý do nào đó – rất có thể là sức cám dỗ của những quyển sách – con bé thấy mình đang đi vào trong nhà. Tiếng cót két do đôi giày nó tạo ra trên những tấm lót sàn bằng gỗ khiến con bé co rúm người lại, và khi nó bước trúng một vết nứt trên sàn, khiến mặt sàn phát ra tiếng rên rỉ, con bé gần như đã dừng lại. Vợ ngài thị trưởng vẫn không để ý đến nó. Bà chỉ nhìn về đằng sau một thoáng rồi lại đi tiếp, đến một cánh cửa nâu màu hạt dẻ. Lúc này gương mặt bà toát lên một vẻ gì đó như thay cho câu hỏi.

Cháu đã sẵn sàng chưa?

Liesel hơi nghển cổ lên một chút, như thể nó sẽ nhìn được từ bên trên cánh cửa đang đứng cản đường nó. Thật rõ ràng, đó là dấu hiệu bảo nó hãy mở cánh cửa đó ra.

***

“Lạy các đấng Jesus, Maria và…”

Con bé thốt câu này lên thành tiếng, những từ ngữ như được rải tung tóe vào một căn phòng tràn ngập bầu không khí lạnh lẽo và những quyển sách. Khắp nơi là sách! Trên mỗi bức tường là những chiếc kệ nhét đầy sách nhưng hết sức tr�tự. Khó có thể nhìn thấy được lớp sơn tường. Chỉ có những con chữ theo phong cách và kích thước khác nhau trên gáy của những quyển sách màu đen, màu đỏ, màu xám, những quyển sách đủ màu. Đó là một trong những cảnh tượng đẹp đẽ nhất mà Liesel Memi nger từng thấy.

Con bé nở nụ cười kinh ngạc.

Kinh ngạc khi biết rằng có một căn phòng như vậy tồn tại trên đời!

Ngay cả khi nó cố gắng lấy cẳng tay chùi sạch nụ cười ấy đi, thì lập tức con bé nhận ra rằng đó là một việc làm hoàn toàn vô nghĩa. Nó có thể cảm thấy đôi mắt của người đàn bà nọ đang dạo chơi trên cơ thể nó, và khi nó nhìn bà ta, thì đôi mắt của bà dừng lại trên gương mặt nó.

Có nhiều sự im lặng hơn là Liesel tưởng. Sự im lặng ấy được nới rộng ra như một sợi dây cao su, đang chờ bị phá vỡ, bị cắt đứt. Đứa bé gái là người phá tan bầu không khí im lặng ấy.

“Cháu có thể chứ?”

Những từ này đứng đó, giữa hàng mẫu đất trơ trụi, lát sàn gỗ. Những quyển sách như cách xa nhiều dặm.

Người đàn bà nọ gật đầu.

Được, cháu có thể.

Căn phòng cứ đều đặn co rút lại, cho đến khi kẻ trộm sách có thể chạm vào những chiếc kệ chỉ với vài bước ngắn. Nó lướt mu bàn tay của mình dọc theo hàng kệ đầu tiên, lắng nghe tiếng móng tay quẹt lạo xạo trên gáy của từng quyển sách. Âm thanh ấy nghe như một thứ nhạc cụ, hay như một thứ công cụ để ghi chép lại những bước chân đang chạy. Nó dùng cả hai tay. Nó đua chúng. Kệ này nối tiếp kệ khác. Và nó cười. Giọng cười của con bé lan rộng ra, vút cao trong cổ họng nó, và cuối cùng, khi nó dừng lại và đứng ngay giữa căn phòng, con bé đã dành ra nhiều phút đồng hồ để nhìn từ những chiếc kệ cho đến những ngón tay của nó rồi lại nhìn trở lại những hàng kệ, cứ thế.

Nó đã chạm vào bao nhiêu quyển sách?

Nó đã cảm thấy bao nhiêu quyển sách?

Con bé lại đi một vòng và lặp lại hành động ấy một lần nữa, lần này chậm hơn rất nhiều, tay nó để xuôi, cho lòng bàn tay nó cảm nhận được từng quyển sách một. Nó có cảm giác như một phép màu, như cái đẹp, như những tia sáng chiếu xuống từ một ngọn đèn treo. Có vài lần con bé đã gần như rút một quyển sách ra mà không dám. Chúng quá hoàn hảo.

Con bé lại nhìn thấy người đàn bà một lần nữa, bên trái nó, đang đứng cạnh một cái bàn lớn, vẫn bê một chồng sách trước bụng. Bà ta đứng đó với một niềm hân hoan khó hiểu. Một nụ cười như đã tê liệt trên môi bà.

“Bà có muốn cháu…?”

Liesel không nói hết câu hỏi nhưng thực ra đã làm cái việc mà nó đang đề nghị, con bé đi tới và nhẹ nhàng đỡ những quyển sách từ tay của người đàn bà nọ. Sau đó nó đặt chúng vào những chỗ trống trên kệ sách, bên cạnh cánh cửa sổ mở hé. Hơi lạnh bên ngoài đang ùa vào.

Trong một khoảnh khắc, con bé nghĩ đến chuyện khép cửa lại, nhưng rồi lại thôi. Đây không phải là nhà của nó, và trạng thái này không nên bị xáo trộn.Thay vào đó, nó quay lại chỗ người đàn bà đang đứng đằng sau nó, người mà nụ cười giờ đây trông như một vết bầm tím trên mặt, và những cánh tay mảnh khảnh đang buông thỏng xuống. Như những cánh tay con gái.

Giờ thì sao đây?

Một sự ngượng ngùng ùa vào căn phòng, và Liesel liếc nhìn qua lần cuối cùng những bức tường đầy sách. Những từ ngữ cứ cựa quậy không yên trong miệng nó, nhưng chúng được nói ra rất nhanh, hối hả. “Cháu nên đi thì hơn.”

Phải đến lần cố gắng thứ ba con bé mới rời đi được.

Con bé đợi ở hành lang trong vài phút, nhưng người phụ nữ không ra theo nó, và khi Liesel quay lại nhìn chỗ lối vào căn phòng, nó thấy bà đang ngồi trên mặt bàn, mắt nhìn trừng trừng vào một quyển sách. Con bé quyết định không làm phiền bà ta nữa. Ở chỗ hành lang, nó nhặt giỏ đồ giặt ủi lên.

Lần này, nó đi tránh chỗ gây đau nhức trên những tấm ván lót sàn, đến hết chiều dài của hành lang, ngắm nghía bức tường bên trái. Khi nó khép cánh cửa sau lưng lại, một tiếng loảng xoảng của kim loại đồng vọng đến tai nó, và với đám đồ giặt ủi bên cạnh, con bé vuốt ve những thớ gỗ. “Đi nào,” nó nói.

Ban đầu, con bé đi về nhà trong tình trạng mụ mẫm.

Trải nghiệm kỳ dị với căn phòng đầy sách và người đàn bà thảng thốt, cõi lòng tan nát nọ cứ rảo bước đi bên cạnh con bé. Con bé có thể nhìn thấy chúng trên những ngôi nhà, như một vở kịch vậy. Có thể nó cũng tương tự như cách mà Bố đã khám phá về quyển sách Mein Kampf của ông. Dù nhìn nơi đâu, Liesel cũng vẫn thấy vợ của ngài thị trưởng với chồng sách trong tay bà ta. Quanh những góc phố, con bé có thể nghe thấy âm thanh đôi tay nó lướt đi trên những quyển sách, quấy rầy những cái kệ sách. Con bé nhìn thấy ô cửa sổ mở hé, một ngọn đèn treo tỏa ra ánh sáng dễ chịu, và nó thấy mình bỏ đi, mà không có lấy được một lời cảm ơn.

Không lâu sau, tâm trạng bình thản của nó biến thành sự khó chịu và tự trách mình. Nó bắt đầu quở mắng chính bản thân nó.

“Mày đã chẳng nói gì cả.” Nó lắc đầu quầy quậy, giữa những bước chân vội vã. “Không một lời chào tạm biệt. Không một lời cảm ơn. Không được lấy một câu rằng đó là cảnh tượng đẹp nhật mà cháu từng thấy. Không gì cả!” Hẳn rồi, nó là một kẻ trộm sách, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không biết cách cư xử thế nào cho phải. Điều đó không có nghĩa là con bé không biết cư xử.

Con bé đi bộ trong nhiều phút đồng hồ, đánh vật với sự do dự.

Đến phố Munich, thì tình trạng này chấm dứt.

Ngay lúc nó nhìn thấy tấm biển hiệu đề STEINER-SCHNEIDERMEISTER, con bé quay người lại và chạy đi.

Lần này, không có sự do dự nào nữa.

Nó đấm thùm thụp lên cánh cửa, tiếng vọng của tay đấm bằng đồng như xuyên qua gỗ.

“Scheisse![1]”

[1] Cứt thật! (tiếng Đức)

Đó không phải là vợ của ông thị trưởng mà là chính ông thị trưởng đang đứng trước mặt nó. Trong lúc vội vã, Liesel đã không chú ý thấy chiếc x e hơi đang đậu trên vệ đường, trước cổng nhà.

Với hàm ria mép và bộ đồ đen, người đàn ông nói. “Cháu cần gì?”

Liesel chẳng thể nói được gì cả. Vẫn chưa thể. Con bé cúi gập người xuống, hụt hơi, và may mắn thay, người đàn bà nọ bước ra khi con bé đã phục hồi được ít nhất là một Phần sức lực. Ilsa Hermann đứng sau chồng bà ta, nép sang một bên.

“Cháu quên mất,” Liesel nói. Con bé nhấc cái túi lên và hướng về phía người vợ của ngài thị trưởng. Mặc cho hơi thở còn đứt quăng, nó nhồi nhét những từ ngữ qua khoảng trống nơi cửa ra vào – giữa ông thị trưởng và khung cửa – đến người đàn bà. Vì những nhịp thở đứt quãng ấy mà những từ ngữ cũng được phát ra đứt quãng vài từ một lần. “Cháu quên mất…Ý cháu là, cháu chỉ, muốn,” con bé nói, “cảm ơn bà.”

Vợ ngài thị trưởng lại tự làm mình thâm tím. Bà tiến về phía trước để đứng bên cạnh chồng mình, uể oải gật đầu, chờ đợi, rồi đóng cửa lại.

Liesel phải mất cỡ chừng một phút mới quay đi được.

Nó mỉm cười ở chỗ những bậc cấp.

 

NGƯỜI ĐẤU TRANH, MỞ ĐẦU

 

Bây giờ là lúc chuyển cảnh.

Bạn tôi ạ, tính cho đến lúc này thì cả hai bên chúng ta đều có một câu chuyện quá dễ dàng, bạn có thấy thế không? Bạn nghĩ sao nếu chúng ta quên Molching đi một lúc?

Việc này sẽ mang lại cho chúng ta vài điều tốt đẹp.

Ngoài ra, nó cũng tốt cho cả câu chuyện nữa.

Chúng ta sẽ đi du lịch một chút, tới một nhà kho bí mật, và chúng ta sẽ thấy điều mà chúng ta thấy.

 

š MỘT CHUYẾN ĐI ĐƯỢC HƯỚNG DẪN ĐỂ CHỊU ĐỰNG ›

Bên trái bạn, và có thể là bên phải bạn,

Cũng có thể là ngay trước mặt bạn,

Bạn sẽ nhìn thấy một căn phòng nhỏ màu đen.

Một người Do Thái đang ngồi trong đó.

Anh ta hôi hám. Anh ta đã đói lả.

Làm ơn – cố đừng nhìn đi chỗ khác nhé.

Ở Stuttgart, cách Molching vài trăm dặm về hướng Tây Bắc, cách kẻ trộm sách, vợ ngài thị trưởng và phố Thiên Đàng rất xa, có một người đang ngồi trong bóng tối. Đây là chỗ phù hợp nhất, họ đã quyết định như vậy. Người ta sẽ khó tìm ra một người Do Thái trong bóng tối hơn.

Người đàn ông này đang ngồi trên một cái vali, và chờ đợi.

Đã bao nhiêu ngày trôi qua rồi?

Như đã mấy tuần qua, thứ duy nhất anh ăn vào chỉ là hơi thở đói khát có mùi vị dở tệ của mình, và đến giờ bụng anh vẫn rỗng không.

Thi thoảng những giọng nói đi ngang qua, và đã có lúc anh mong chúng sẽ gõ cửa, mở cửa ra rồi lôi anh ra ngoài, vào luồng ánh sáng không thể chịu nổi ấy. Nhưng lúc này đây, anh chỉ có thể ngồi trên vali của mình, tay chống cằm, khuỷu tay như thiêu đốt hai bên đùi.

Có giấc ngủ, những giấc ngủ mơ màng như trêu tức với cái bụng lép kẹp, và sàn phòng là một hình phạt khủng khiếp.

Lờ đi đôi bàn chân đang nhức nhối.

Đừng gãi lòng bàn chân.

Và đừng di chuyển quá nhiều.

Cứ để yên mọi thứ như thế, dù với bất cứ giá nào. Có thể sắp đến lúc phải đi rồi. Có thể là sắp rồi, thế nên hãy dậy đi. Dậy ngay đi, khốn kiếp thật! Dậy đi.

Cánh cửa mở ra rồi đóng lại, và một bóng người cúi xuống chỗ anh đang nằm. Bàn tay của người này vục vào những làn sóng lạnh giá trên áo quần anh và cơ thể bẩn thỉu bên dưới lớp quần áo ấy. Một giọng nói vọng xuống.

“Max,” giọng nói ấy thì thào. “Max, dậy đi.”

Nếu diễn tả một cách bình thường, thì có thể nói là đôi mắt anh không có bất cứ biểu lộ gì của sự hoảng hốt cả. Không chớp, không hấp háy, không nảy đom đóm. Những hiện tượng như vậy xảy ra khi bạn thức dậy để thoát khỏi một cơn ác mộng chứ không phải thức dậy để thoát khỏi một cơn ác mộng. Không, anh từ từ mở mắt ra, nhận biết từ bóng tối đến ánh sáng lờ nhờ. Cơ thể của anh phản ứng lại, anh nâng người lên và duỗi một cánh tay ra, để tóm lấy không khí.

µ©STE.NTµ

Giờ thì giọng nói đã làm anh bình tĩnh lại. “Xin lỗi vì đã bỏ anh lại quá lâu như thế. Tôi cho rằng đã có người theo dõi mình. Và gã lo vụ thẻ căn cước đã mất nhiều thời gian hơn tôi tưởng, nhưng…” Giọng nói ấy ngừng lại một lúc. “Bây giờ nó là của anh. Không phải ở chất lượng tốt nhất, nhưng đủ tốt để đưa anh đến được nơi đó.” Người đàn ông này cúi người xuống và vẫy vẫy về phía cái vali. Tay kia anh ta cầm thứ gì đó nặng và phẳng. “Nào – dậy đi.” Max làm theo, đứng dậy và gãi. Anh có thể cảm thấy xương mình đang nghiến răng rắc. “Tấm thẻ ở trong này.” Đó là một quyển sách. “Anh nên để tấm bản đồ vào đây, cả những hướng dẫn nữa. Ngoài ra còn có một chiếc chìa khóa – được dán ngay chỗ bìa lót ấy.” Người đàn ông nọ bật mở cái vali một cách im lặng hết mức có thể và ném quyển sách vào đó như thả một quả bom. “Vài ngày nữa tôi sẽ quay lại.”

Anh ta để lại một cái túi nhỏ đựng bánh mì, mỡ và ba củ cà rốt nhỏ. Bên cạnh là một chai nước. Không có lời xin lỗi nào. “Tôi đã cố gắng hết sức rồi.”

Cửa mở, rồi lại đóng.

Lại chỉ còn có một mình.

Điều đến với Max ngay sau đó là âm thanh.

Khi anh chỉ còn lại một mình trong bóng tối, mọi thứ đều trở nên vô cùng ồn ĩ. Mỗi lần anh động cựa đều phát ra âm thanh như một thứ gì đó bị vò nhàu nát. Anh thấy như đang mặc trên người một bộ quần áo bằng giấy vậy.

Thức ăn.

Max chia ổ bánh mì ra làm ba Phần và để hai Phần sang một bên. Anh vùi mình vào mẩu bánh mì còn lại trong tay, nhai ngấu nghiến rồi trợn trạo nuốt, ép miếng bánh xuống hành lang khô khốc trong cổ họng anh. Miếng mỡ thì lạnh ngắt và cứng như đá, ngày càng bé dần đi, đôi khi lại được anh giữ chặt lấy. Những miếng ngoạm lớn xé nó ra và đưa nó xuống dạ dày.

Sau đó là những củ cà rốt.

Một lần nữa, anh lại để hai củ sang một bên và ngấu nghiến ăn củ thứ ba. Tiếng nhai nghe rất vang. Hẳn cả Quốc trưởng cũng có thể nghe thấy âm thanh rồn rột như vắt nước cam trong miệng anh. Nó làm răng anh như muốn gãy ra sau mỗi cú cắn. Khi uống nước, anh hoàn toàn chắc chắn rằng mình đang nuốt. Anh tự nhủ, lần sau hãy nhớ uống nước trước.

Sau đó, trong sự thư giãn, khi những tiếng vọng đã rời bỏ anh và anh có đủ can đảm để dùng ngón tay kiểm tra, thì mỗi chiếc răng đều vẫn còn ở đó, y nguyên. Anh cố gắng nở một nụ cười, nhưng nó không đến với anh. Anh chỉ có thể tưởng tượng ra nụ cười hiền lành ấy của mình, và một cái miệng đầy răng gãy nham nhở. Trong nhiều giờ liền, anh đắm chìm trong những cảm giác như vậy.

Anh mở cái vali của mình ra và nhặt quyển sách lên.

Anh không thể đọc được nhan đề của quyển sách ấy trong bóng tối, và việc đánh một que diêm lên ngay lúc này có một sức cám dỗ thật mãnh liệt.

Khi anh nói, nó có vị của một lời thì thầm.

“Làm ơn đi,” anh nói. “Hãy làm ơn đi.”

Anh đang nói chuyện với một người mà anh chưa từng gặp. Bên cạnh một vài chi tiết quan trọng khác, thì anh biết tên của người ấy. Hans Hubermann. Một lần nữa, anh lại nói với ông ta, một người lạ ở một nơi xa xôi. Anh van nài.

“Làm ơn đi mà.”

 

NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA MÙA HÈ

 

Vậy là bạn hiểu rồi đấy.

Bạn đã ý thức được rất rõ ràng và chính xác điều sẽ đến với phố Thiên Đàng vào cuối năm 1940 rồi đấy.

Tôi biết.

Bạn biết.

Dù vậy, ta không thể xếp Liesel Meminger vào loại này được.

Với kẻ trộm sách, mùa hè năm ấy thật đơn giản. Nó bao gồm bốn thành Phần chính, hay có thể gọi là thuộc tính chính cũng được. Nhiều lúc con bé tự hỏi mình rằng thành Phần nào là mạnh mẽ nhất.

 

š “VÀ NHỮNG ỨNG CỬ VIÊN LÀ…” ›

1. Đọc tiếp quyển sách Cái nhún vai mỗi đêm.

2. Đọc sách trên sàn thư phòng của nhà thị trưởng.

3. Chơi đá bóng trên phố Thiên Đàng.

4. Nắm được một cơ hội ăn trộm khác.

Con bé đã quyết định trong đầu rằng Cái nhún vai là một quyển sách thật xuất sắc. Mỗi đêm, khi con bé đã bình tâm lại sau cơn ác mộng, nó nhanh chóng cảm thấy hài lòng vì mình đã tỉnh giấc và có thể đọc sách. “Đọc vài trang chứ?” Bố thường hỏi nó, và Liesel sẽ gật đầu. Đôi khi hai bố con sẽ hoàn tất một chương sách vào buổi chiều hôm sau, trong tầng hầm.

Ai là tác giả quyển sách là một vấn đề rất rõ ràng. Nhân vật chính là một người Do Thái, và anh ta xuất hiện trong quyển sách dưới một góc nhìn tích cực. Đây là một điều không thể tha thứ được. Anh là một người giàu có đã chán cuộc sống cứ nhàn nhạt trôi qua hằng ngày – điều mà anh ta xem như những cái nhún vai trước các vấn đề rắc rối cũng như những lúc hài lòng trong cuộc đời một con người trên Trái đất này.

Vào Phần đầu của mùa hè năm ấy ở Molching, khi Liesel và Bố đọc quyển sách, thì người đàn ông này đang đi công tác đến Amsterdam, và ngoài trời tuyết đang rơi trắng xóa. Con bé rất thích điều đó – tuyết rơi buốt giá. “Đó chính xác là cảm giác mà tuyết mang lại khi nó rơi xuống,” con bé nói với Hans Hubermann như vậy. Hai bố con cùng ngồi trên một cái giường, Bố thì ngái ngủ còn đứa bé gái thì tỉnh như sáo.

Đôi khi, con bé quan sát Bố khi ông ngủ, biết được cả nhiều lẫn ít điều về ông hơn là cả hai cố thể nhận thấy. Nó thường nghe thấy ông và Mẹ bàn luận về việc ông không có việc làm, hay nói chuyện một cách chán nản về việc Hans sẽ đi gặp con trai của họ, chỉ để phát hiện ra rằng gã trai đó đã rời bỏ nơi ở tạm của mình và đang trên đường ra trận.

“Schlaf gut, Papa,” những lúc như thế, con bé đều nói. “Chúc Bố ngủ ngon,” rồi nó trườn qua người ông, ra khỏi giường, để đi tắt đèn.

Thuộc tính tiếp theo, như tôi đã nói đến, là thư viện của ngài thị trưởng.

Để làm ví dụ cho tình huống đặc biệt này, chúng ta có thể chọn ra một ngày mát mẻ vào cuối tháng Sáu. Rudy hôm ấy, nói cho nhẹ nhàng, thì đã bị chọc cho phát điên lên.

Liesel Meminger tưởng nó là ai cơ chứ, dám bảo là hôm nay con bé phải đi lấy giặt đồ ủi một mình? Thằng bé không đủ tốt đẹp để đi trên phố cùng với nó hay sao?

“Đừng có làu nhàu nữa,đồ con lợn,” con bé mắng nó. “Tớ cảm thấy không được khỏe, thế thôi. Cậu đang bỏ lỡ trận bóng đấy.”

Thằng bé liếc mắt nhìn qua vai. “Được thôi, nếu cậu đã nói như thế.” Có một nụ cười ranh mãnh. “Cứ chết dí với mớ đồ giặt ủi của cậu đi.” Thằng bé chạy vụt đi và không bỏ phí giây phút nào khi tham gia ngay vào một đội bóng. Lúc Liesel đã lên đến chỗ cao nhất của phố Thiên Đàng, con bé quay lại nhìn ngay lúc thằng bạn nó đang đứng trước cái khung thành tạm bợ. Thằng nhóc đang vẫy tay.

“Đồ lợn,” con bé bật cười, và khi nó giơ tay lên vẫy lại, con bé hoàn toàn chắc rằng thằng kia cũng đang đồng thời gọi nó là đồ con lợn. Tôi cho rằng đó là mức độ tiếp cận gần với tình yêu nhất mà những đứa trẻ mười một tuổi có thể đạt tới.

Con bé bắt đầu chạy, tới phố Grande và nhà của ngài thị trưởng.

Hẳn nhiên là sẽ có những giọt mồ hôi rồi, và những nhị p thở hổn hển, đứt quãng của con bé.

Vợ của ngài thị trưởng, đã để cho con bé vào nhà đến lần thứ tư, đang ngồi ở chỗ bàn, đơn giản là ngắm nhìn những quyển sách. Trong lần ghé thăm thứ hai, bà đã cho phép Liesel rút một cuốn ra và đọc lướt qua, điều này dẫn đến một cuốn khác, và một cuốn khác nữa, cho đến khi đã có một tá sách nằm chồng chất quanh con bé, bị cặp dưới nách nó, hay nằm trong chồng sách đang ngày càng cao hơn trên tay kia của nó.

Lần này, khi Liesel đứng giữa những bức tường bao quanh lạnh lẽo của căn phòng, bụng nó quặn lên, nhưng không có phản ứng nào đến từ người đàn bà tổn thương, câm lặng nọ cả. Bà lại đang ở trong đống áo choàng tắm của mình, và dù bà có quan sát đứa bé gái vài lần, nhưng không bao giờ quá lâu cả. Bà thường dồn nhiều chú ý hơn cho thứ ở bên cạnh bà, một thứ đã thất lạc đâu đó. Cánh cửa sổ đang rộng mở, như một cái mồm hình vuông mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thốc vào.

Liesel ngồi trên sàn nhà. Sách rải rác quanh nó.

Sau bốn mươi phút, con bé ra về. Mọi quyển sách đều đã quay về đúng vị trí của chúng.

“Tạm biệt, Bà Hermann.” Những từ ngữ luôn được nói ra như một cú sốc. “Cảm ơn.” Sau đó người đàn bà trả tiền cho con bé rồi nó ra về. Mỗi cử động đều được quan sát cẩn thận, và kẻ trộm sách chạy về nhà.

Khi mùa hè bắt đầu, căn phòng đầy sách trở nên ấm áp hơn, và với mỗi lần đến nhận hay giao đồ giặt ủi thì sàn nhà không còn đau đớn như trước nữa. Liesel thường ngồi với một chồng sách nhỏ bên cạnh nó, và mỗi cuốn nó lại đọc vài đoạn, cố gắng nhớ lại những từ mà nó không biết để hỏi lại Bố khi nó về đến nhà. Sau này, ở tuổi thiếu niên, khi Liesel viết về những quyển sách ấy, nó không còn nhớ nhan đề của chúng nữa. Không một cuốn nào. Có thể nếu ăn trộm chúng thì con bé đã được trang bị tốt hơn rồi.

Điều mà nó vẫn còn nhớ là có một cái tên được viết một cách vụng về trên bìa lót của một trong những quyến sách tranh:

 

š TÊN MỘT ĐỨA BÉ TRAI ›

Johann Hermann

Liesel cắn môi tự kiềm chế mình, nhưng con bé không đừng được lâu. Từ dưới sàn nhà, nó quay lại nhìn người đàn bà đang mặc áo choàng tắm rồi đặt ra một câu hỏi. “Johann Hermann,” con bé hỏi, “là ai thế ạ?”

Người đàn bà nhìn xuống cạnh nó, đâu đó kế bên đầu gối của con bé.

Liesel bỗng bối rối. “Cháu xin lỗi. Cháu không nên hỏi những điều như thế…” Con bé để cho câu nói ấy được chết cái chết của nó.

Gương mặt của người đàn bà không chút biến đổi, vậy mà làm thế nào đó bà vẫn cất lên được tiếng nói. “Giờ thì nó chẳng còn là gì trên cõi đời này nữa,” bà ta giải thích, “nó là…”

 

š NHỮNG GHI CHÉP ĐỂ HỒI TƯỞNG ›

À, phải rồi, chắc chắn là tôi phả i nhớ chàng trai ấy chứ.

Bầu trời hôm ấy u ám và sâu thẳm, như một vũng cát lún.

Có một chàng trai trẻ bị đóng gói trên những sợi dây kẽm gai, giống như một thằng hề khổng lồ làm từ những cái gai vậy. Tôi tháo cậu ra rồi mang đi. Lên cao khỏi mặt đất, chúng tôi cùng nhau chìm dần, đến tận đầu gối. Hôm ấy là một ngày khác, năm 1918.

“Không vì cái gì khác,” bà ấy nói, “nó đã chết vì lạnh cóng.” Bà chơi đùa với bàn tay mình một lúc, rồi lại nói câu ấy lần nữa. “Nó đã chết vì lạnh cóng, ta chắc như thế.”

Vợ ngài thị trưởng chỉ là một trong số những người giống như vậy trong cuộc đời này. Bạn đã nhìn thấy bà trước đây rồi, tôi tin chắc như thế. Trong những câu chuyện, những bài thơ, những vở kịch mà các bạn thích xem. Những người như vậy có mặt ở khắp nơi, vậy tại sao lại không phải ở đây chứ? Tại sao không phải ở trên một ngọn đồi đẹp đẽ thuộc một thị trấn nhỏ của Đức cơ chứ? Đó là một nơi rất tốt để chịu đựng nỗi đau đớn như bất cứ nơi nào khác.

Vấn đề ở đây là, Ilsa Hermann đã quyết định biến nỗi đau khổ thành chiến thắng của bà. Khi nó không chịu buông tha cho bà, bà không chống lại nó nữa. Bà đã bám víu lấy nó.

Bà đã có thể tự bắn vào đầu mình, cào cấu mình hay đắm chìm trong những hình thức tự hành xác khác, nhưng bà đã chọn cách mà hẳn bà cảm thấy rằng đó là lựa chọn yếu hèn nhất – để ít nhất cũng chống chọi được với thời tiết không lấy gì làm dễ chịu. Tất cả những gì mà Liesel biết là bà đã cầu nguyện cho những ngày hè được lạnh lẽo và ẩm ướt. Nói chung thì bà đã sống đúng nơi đúng chỗ.

Khi Liesel ra về vào ngày hôm đó, con bé đã phải nói một điều với sự khó khăn dữ dội. Nói cho dễ hiểu hơn, thì con bé đã phải vật lộn với hai từ khổng lồ ấy, chúng đã đè nằng lên đôi vai nó rồi rơi như một đôi tạ nặng nề lộn xộn xuống chân của Ilsa Hermann. Hai từ ấy đã trượt xuống dọc theo hai bên sườn khi con bé loay hoay với chúng và không thể chịu nổi sức nặng của chúng nữa. Chúng cùng nhau rơi xuống sàn nhà, to lớn, ầm ĩ, và thô kệch.

 

š NHỮNG TỪ KHỔNG LỒ ›

CHÁU RẤT TIẾC

Một lần nữa, vợ ngài thị trưởng lại nhìn vào khoảng không gian bên cạnh bà. Khuôn mặt bà như một tờ giấy trắng.

“Vì cái gì?” bà hỏi, nhưng lúc đó thì thời gian đã trôi qua rồi. Con bé đã ra khỏi căn phòng. Nó đã gần đến chỗ cửa trước. Khi nghe thấy câu hỏi, Liesel ngừng lại, nhưng nó đã chọn cách không quay lại, và lặng lẽ đi ra khỏi ngôi nhà rồi bước xuống những bậc cấp. Nó ngắm nhìn một lượt quang cảnh của Molching trước khi biến mất và đắm chìm vào trong nó, và con bé đã cảm thấy hối tiếc cho vợ của ngài thị trưởng trong một thời gian tương đối dài.

Có những lúc, Liesel tự hỏi liệu nó có nên để người đàn bà ấy yên hay không, nhưng Ilsa Hermann quá lôi cuốn nó, và sức hút của những quyển sách quá mãnh liệt. Một lần, những từ ngữ đã cho thấy sự vô dụng của Liesel, nhưng giờ đây, khi con bé ngồi trên sàn nhà, vợ của ngài thị trưởng thì ngồi ở chỗ bàn làm việc của chồng bà, con bé cảm thấy trong nó có một ý thức bẩm sinh về sức mạnh của nó. Điều đó xảy ra mỗi khi nó giải thích được một từ mới hay ghép chúng lại được thành một câu hoàn chỉnh.

Nó là một đứa bé gái.

Ở nước Đức Quốc xã.

Thật là trùng hợp làm sao khi nó khám phá ra sức mạnh của những từ ngữ.

Và đó thật là một cảm giác kinh khủng làm sao (và cũng vui vẻ làm sao!) khi nhiều tháng sau đó, con bé giải phóng được nguồn sức mạnh của cái khám phá mới toanh này đúng lúc vợ của ngài thị trưởng làm nó thất vọng. Sự hối tiếc sẽ rời bỏ nó nhanh ra sao, và nó sẽ hoàn toàn biến thành một con người khác trong thời gian ngắn thế nào…

Dù vậy, vào lúc này đây, mùa hè năm 1940, con bé chỉ có thể nhìn thấy những gì đang chờ đợi nó phía trước diễn ra theo một chiều hướng duy nhất mà thôi. Nó chỉ là chứng nhân cho một người đàn bà đầy hối tiếc với một căn phòng đầy sách mà nó rất thích ghé thăm. Thế thôi. Đó là Phần Hai trong sự tồn tại của con bé vào mùa hè năm ấy.

Phần Ba, ơn Chúa, có Phần nhẹ nhõm hơn một chút - ấy là những trận bóng trên phố Thiên Đàng.

Hãy để tôi giúp bạn hình dung ra một bức tranh:

Những đôi chân kéo lê trên đường.

Những tiếng thở gấp của bọn trẻ con.

Những từ ngữ được thét lên: “Đây! Đằng này cơ mà! Cứt thật!”

Tiếng bóng nảy bình bịch một cách thô tục trên đường.

***

Tất cả đều xảy ra trên phố Thiên Đàng, cũng như âm thanh của những lời xin lỗi, khi mùa hè trở nên khắc nghiệt hơn.

Những lời xin lỗi thuộc về Liesel Meminger.

Chúng được dành cho Tommy Muller.

Vào đầu tháng Bảy, cuối cùng con bé cũng thuyết phục được thằng bé rằng nó sẽ không bị giết đâu. Kể từ trận đòn mà Liesel đã giáng xuống nó từ hồi tháng Mười Một năm ngoái, Tommy vẫn sợ không dám đến gần con bé. Trong những trận bóng đá trên phố Thiên Đàng, thằng này luôn giữ một khoảng cách an toàn với Liesel. “Cậu chẳng bao giờ biết được khi nào thì nó sẽ giáng cho cậu một bạt tai đâu,” nó nói với Rudy, giọng thì thào sợ sệt.

Để xóa tan sự sợ hãi đó, con bé không bao giờ ngừng cố gắng để làm thằng kia cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nó thấy khá thất vọng khi đã dàn hòa thành công với Ludwig Schmeikl, nhưng với thằng Tommy Muller ngây ngô này thì nó lại bó tay. Thằng này vẫn hơi co rúm người lại mỗi khi nhìn thấy Liesel.

“Làm sao mà tớ biết được là hôm ấy cậu cười khích lệ tớ cơ chứ?” nó cứ hỏi đi hỏi lại thằng nhóc câu ấy.

Nó thậm chí còn tình nguyện làm thủ môn cho thằng kia, đến khi những đứa còn lại van n fff8 ài Tommy quay về khung thành.

“Hãy quay lại đó ngay!” sau cùng một thằng tên là Harald Mollenhauer đành phải ra lệnh cho Tommy như thế. “Mày thật là vô dụng!” Việc này xảy ra sau khi Tommy đốn ngã nó lúc nó chuẩn bị ghi bàn. Lẽ raó đã tự cho phép mình được hưởng một quả phạt đền, nhưng oái oăm ở chỗ chúng lại chơi cùng một đội.

Liesel lại thoát được vị trí thủ môn và làm thế nào đó mà luôn kết thúc với việc kèm sát Rudy. Chúng sẽ lại truy cản, ngáng chân nhau, gọi nhau bằng đủ thứ tên gọi xấu xa. Rudy thường lên giọng bình luận, “Lần này thì nhỏ đó không thể đến gần cậu được, cái đồ lợn ngu ngốc hay gãi mông[1] ấy. Nhỏ đó không có chút hy vọng nào.” Thằng nhóc có vẻ rất thích gọi Liesel là đồ gãi mông. Đó là một trong những niềm vui của trẻ thơ.

[1] Nguyên văn tiếng Đức: Saumensh, Arschgrobbler.

Một trong những niềm vui khác, dĩ nhiên, là ăn trộm. Phần Bốn, mùa hè năm 1940.

Nói cho công bằng, thì có rất nhiều thứ đã mang Rudy và Liesel lại với nhau, nhưng chính việc ăn trộm mới gắn kết bền chặt tình bạn của hai đứa. Nó được mang đến bởi một cơ hội, và được thúc đẩy bởi một mãnh lực không thể thoát được – đó là cơn đói của Rudy. Thằng nhóc này lúc nào cũng hau háu mong kiếm được chút gì đó cho vào mồm.

Ngoài việc cái gì cũng phải phân phối ra thì gần đây công việc làm ăn của bố nó không được tốt đẹp cho lắm (mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh Do Thái đã không còn nữa, nhưng những khách hàng Do Thái cũng không còn nốt). Nhà Steiner đang phải thu vén chật vật để sống qua ngày. Cũng như rất nhiều khác sống ở phố Thiên Đàng của thị trấn, họ cần phải trao đổi hàng hóa. Liesel cũng có cho thằng bạn chút thức ăn, nhưng không nhiều, nhà nó cũng chẳng dư dả gì. ẹ thường nấu món súp đậu Hà Lan – và không chỉ nấu đủ để ăn một hai lần. Bà đã nấu đủ súp đậu Hà Lan để ăn cho đến tận thứ Bảy kế tiếp. Và vào Chủ nhật, bà lại nấu một nồi súp đậu khác. Súp đậu, bánh mì, đôi khi là một nhỏ khoai tây hoặc họa hoằn lắm là một miếng thịt. Ăn hết và không đòi hỏ, không hề than phiền.

Ban đầu, hai đứa cố gắng làm nhiều trò để quên đi cái đói.

Rudy sẽ không thấy đói nếu chúng chơi đá bóng trên phố. Hay nếu chúng lấy xe đạp của anh chị nó và chạy đến cửa hiệu của Alex Steiner hay thăm bố của Liesel, nếu ngày hôm đó ông có việc làm, Hans Hubermann sẽ ngồi xuống với chúng và kể chuyện vui cho chúng nghe trong những tia nắng chiều cuối cùng.

Trong vài ngày, trời trở nên nóng bức, và một trò khác để làm quên đi cơn đói là tập bơi trên sông Amper. Nước sông vẫn còn hơi quá lạnh một chút, nhưng chúng vẫn đi.

“Xem nào,” Rudy dỗ ngọt con bé. “Chỉ ở đây thôi. Ở đây không sâu lắm đâu.” Liesel không thể nhìn thấy được cái hố khổng lồ mà nó đang đi vào và thế là chìm thẳng xuống đáy hố. Những cú đập chân tay kiểu bơi chó đã cứu sống con bé, mặc dù nó đã gần như chết sặc vì mấy ngụm nước nuốt phải.

“Đồ con lợn,” nó buộc tội thằng bạn mình như thế khi buông mình xuống bờ sông.

Rudy bảo đảm mình đã có một khoảng cách an toàn. Thằng bé đã nhìn thấy điều mà con bé đã làm với Ludwig Schmeikl. “Bây giờ thì cậu có thể bơi được rồi, đúng không?”

Điều này không thực sự làm con bé phấn chấn hơn khi nó rảo bước bỏ đi thẳng. Mái tóc nó dính bết vào một bên má và nước mũi nhỏ ròng ròng.

Thằng nhóc gọi với theo con bé. “Điều này có nghĩa là tớ không được hôn vì đã dạy cậu bơi có phải không?

“Đồ con lợn!”

Thằng bé mới gan góc làm sao!

Đó là điều không thể tránh khỏi!

Món súp đậu tệ hại và cơn đói của Rudy cuối cùng cũng đưa đẩy hai đứa chúng nó tới con đường trộm cắp. Nó đã truyền cảm hứng cho chúng tham gia vào một nhóm trẻ lớn hơn hay ăn trộm của mấy người nông dân. Nhóm này là những đứa chuyên ăn trộm trái cây. Sau một trận đá bóng, cả Liesel và Rudy đều học được lợi ích của việc giữ cho mắt chúng luôn mở thao láo. Lúc đang ngồi trên bậc cửa nhà Rudy, hai đứa thấy Fritz Hammer – một trong những bản sao của chúng, nhưng lớn tuổi hơn – đang ăn một quả táo. Đó là một quả táo Klar – loại táo chín vào tháng Bảy và Tám – và trông quả táo ấy thật kỳ diệu trong tay của thằng kia. Có chừng ba hay bốn quả táo như thế nữa đang phồng ra từ bên trong túi áo khoác của nó. Hai đứa lân la đến gần hơn.

“Mày lấy chỗ táo này ở đâu ra thế?” Rudy hỏi.

Ban đầu thì thằng này toét miệng cười. “Suỵt.” Sau đó nó móc túi lấy ra một quả táo và ném cho Rudy. “Chỉ nhìn thôi đấy nhé,” thằng này cảnh cáo. “Đừng có ăn đấy.”

Lần kế tiếp hai đứa nhìn thấy thằng nhóc ấy đang mặc vẫn cái áo khoác nọ, một ngày quá ấm để mặc áo khoác, chúng đã đi theo nó. Thằng này dẫn chúng lên thượng nguồn sông Amper. Chỗ đó gần nơi mà Liesel thỉnh thoảng vẫn đến tập đọc với bố nuôi nó, khi con bé mới biết đọc.

Một nhóm năm thằng nhóc, vài đứa cao lêu đêu và ốm nhom, vài đứa lùn tịt và ốm nhom, đang đứng đợi ở đó

Ở Molching thời gian đó có vài băng nhóm như vậy, có nhóm có những đứa nhóc tì chỉ mới sáu tuổi. Thủ lĩnh của bọn trẻ khốn khổ này là một gã tội phạm mười lăm tuổi khá dễ chịu tên là Arthur Berg. Gã nhìn quanh và thấy hai đứa trẻ mười một tuổi đang đứng phía sau. “Und?” gã hỏi. “Và đây là?”

“Tao sắp chết đói rồi,” Rudy đáp.

“Và cậu ta rất nhanh nữa,” Liesel thêm vào.

Berg nhìn con bé. “Tao không nhớ là có hỏi ý kiến của mày.” Gã này cao cỡ tuổi một đứa vị thành niên và có một cái cổ dài ngẳng. Những đốm mụn lấm tấm mọc thành từng đám trên gương mặt gã. “Nhưng tao thích mày.” Gã này có vẻ thân mật, theo một cách rất nhanh nhảu mồm miệng của bọn trai mới lớn. “Đây có phải là đứa đã cho em mày một trận không, Anderl?” Chắc chắn là từ ngữ đã tìm được đường đi vòng ra sau lưng gã. Một trận đòn ra trò có sức mạnh hơn hẳn sự phân biệt tuổi tác.

Một thằng khác – thuộc nhóm lùn tịt và ốm nhom – với mớ tóc vàng bờm xờm và làn da tái nhợt như băng, nhìn qua. “Tao cho là vậy.”

Rudy khẳng định lại lời nó. “Đúng là con bé này đấy.”

Andy Schmeikl bước ra và săm soi con bé từ trên xuống dưới, gương mặt nó thoáng vẻ trầm ngâm trước khi mồm nó há ngoác ra cười. “Tuyệt lắm, nhóc ạ.” Thằng này thậm chí còn vỗ vỗ vào lưng con bé, để rồi vỗ phải một miếng xương vai sắc lẻm. “Tao sẽ bị ăn no đòn nếu dám làm như thế.”

Arthur đã tiến lên trước, tới chỗ Rudy. “Còn mày là thằng cứ tưởng mình là Jesse Owens có phải không?

Rudy gật đầu.

“Rõ rồi,” Arthur nói, “Chúng mày là những tên ngốc – nhưng cùng loại ngốc như chúng tao. Vào hội đi.”

Thế là chúng nhập hội

Khi chúng đến được chỗ nông trại, Liesel và Rudy được ném cho một cái bao tải. Arthur Berg thì nắm chặt lấy cái bao bố của gã. Gã đưa tay vuốt mái tóc lượn sóng của mình. “Có đứa nào trong bọn mày đã từng đi ăn trộm chưa?”

“Dĩ nhiên rồi,” Rudy khẳng định. “Như cơm bữa ấy mà.” Nghe lời thằng bé có vẻ không đáng tin cậy lắm.

Liesel thì cụ thể hơn. “Tao đã ăn trộm hai quyển sách,” và điều đó khiến Arthur phá lên cười, thành ba tiếng khụt khịt gọn lỏn. Đám mụn của gã đổi vị trí.

“Cưng không thể tọng sách vào mồm ăn mà no được, cưng ạ.”

Từ vị trí đó, cả bọn đứng thành những hàng dài méo mó và dò xét những cây táo. Arthur Berg ra lệnh. “Một,” gã nói. “Đừng để bị bắt chỗ hàng rào. Nếu chúng mày bị bắt chỗ hàng rào, thì chúng mày sẽ bị bỏ lại. Hiểu chưa?” Cả bọn cùng lúc đứa thì gật đầu, đứa thì đáp “có”. “Hai. Một đứa sẽ leo lên cây, một đứa nữa đứng dưới đất. Phải có ai đó nhặt táo.” Thằng này xoa xoa tay vào nhau. Gã đang tận hưởng điều này. “Ba. Nếu chúng mày thấy có người đến, chúng mày phải hô to đến mức người chết cũng phải đội mồ sống dậy – và tất cả chúng ta đều bỏ chạy. Richtig[2]?”

“Richtig.” Cả bọn đồng thanh.

[2] Đúng không? (tiếng Đức)

 

š HAI KẺ LẦN ĐẦU TRỘM TÁO ĐANG THÌ THẦM ›

“Liesel – cậu có chắc không đấy?”

Cậu vẫn muốn làm chuyện này chứ?”

“Nhìn cái hàng rào kẽm gai kìa Rudy, nó cao quá.”

“Không, không, nghe này, cậu phải ném cái bao tải qua trước. Hiểu không? Giống như chúng nó ấy.”

“Được rồi.”

“Vậy thì tiến lên nào!”

“Tớ không thể!” Lưỡng lự một chút. “Rudy, tớ…”

“Nhúc nhích đi, đồ con lợn!”

Thằng bé đẩy nó về phía hàng rào, ném cái bao tải rỗng lên đám kẽm gai rồi hai đứa trèo qua, chạy về phía những đứa khác. Rudy leo lên cây gần nhất và bắt đầu ném táo xuống. Liesel đứng dưới, cho mấy quả táo vào bao. Đến khi bao đã đầy thì lại có một vấn đề khác.

“Làm sao trèo qua hàng rào bây giờ đây?”

Chúng có được câu trả lời khi thấy Arthur Berg đang trèo gần trụ hàng rào hết mức có thể. “Dây kẽm ở chỗ đó chắc hơn,” Rudy chỉ tay. Thằng bé ném cái bao tải sang phía bên kia của hàng rào, bắt Liesel leo qua trước, rồi nhảy xuống cạnh con bé ở bên kia, cùng với đám trái cây từ trong bao đổ ộc ra.

Bên cạnh chúng, đôi cẳng chân dài lêu nghêu của Arthur Berg đang đứng nhìn một cách thích thú.

“Không tệ,” giọng nói từ phía trên vọng xuống. “Không tệ chút nào.”

Khi chúng quay lại được chỗ bờ sông, giấu mình giữa những thân cây, gã này lấy cái bao tải và đưa cho Liesel và Rudy hơn chục quả táo.

“Tốt lắm,” là câu bình luận cuối cùng của gã về việc này.

Buổi chiều hôm đó, trước khi chúng quay về nhà, Liesel và Rudy đã ngốn sạch mỗi đứa sáu quả táo chỉ trong vòng có nửa giờ đồng hồ. Ban đầu chúng thấy rất thích thú với suy nghĩ chia sẻ những quả táo này cho người nhà của mình, nhưng có một mối nguy hiểm khá lớn trong hành động này. Chúng không thích thú gì lắm với viễn cảnh sẽ phải giải thích xem những quả táo này từ đâu mà có. Thậm chí Liesel còn nghĩ rằng nó có thể sẽ thoát tội nếu kể cho Bố nghe, nhưng con bé không muốn ông nghĩ rằng ông có một tên tội phạm bị ấn vào tay mình. Thế là nó ăn sạch chỗ táo.

Ở chỗ bờ sông mà con bé đã học bơi, từng quả táo được ngốn sạch. Vì không quen với một thứ xa xỉ như vậy, hai đứa bé biết rằng có thể chúng sẽ phát ốm.

Dù sao đi nữa thì chúng vẫn ăn.

“Đồ con lợn!” Tối hôm ấy Mẹ lại mắng nó. “Sao mày nôn nhiều thế hử?”

“Có thể đó là vì món súp đậu,” Liesel nói.

“Đúng đấy,” Bố nói vọng xuống. Ông lại đang ngồi chỗ cửa sổ. “Hẳn thế rồi. Đến tôi cũng cảm thấy sắp phát ốm lên vì cái món ấy đây này.”

“Có ai hỏi ông đâu hử, đồ lợn?” Bà nhanh chóng quay lại để đối mặt với con lợn đang nôn ọe. “Sao nào? Cái gì thế? Cái gì vậy hả con lợn hôi hám kia?”

Nhưng Liesel không nói gì cả.

Những quả táo, con bé hạnh phúc nghĩ thầm. Những quả táo, và con bé lại nôn thêm một lần nữa, để được may mắn.

 

MỤ CHỦ CỬA HÀNG TẠP HÓA NGƯỜI ARYAN

 

Con bé đứng bên ngoài cửa hàng của mụ Diller, tựa lưng vào bức tường quét vôi trắng.

Một viên kẹo đang ở trong miệng của Liesel Meminger.

Mặt trời lấp lóa nắng trong đôi mắt của con bé.

Mặc cho những trở ngại này, con bé vẫn có thể nói, và tranh cãi.

 

š MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI KHÁC GIỮA RUDY VÀ LIESEL ›

“Nhanh lên nào, đồ lợn, đã mười lần rồi đấy.”

“Chưa, chỉ mới có tám thôi – tớ vẫn còn hai lần nữa.”

“Thế thì nhanh lên. Tớ đã bảo là chúng ta phải có một con dao và bổ nó ra làm đôi…

Nào, thế là đủ hai lần rồi.”

“Được rồi. Đây. Và đừng có nuốt nó đấy.”

“Trông tớ giống thằng ngốc lắm à?”

Một quãng dừng ngắn ngủi.

“Thật tuyệt, phải không?”

“Hẳn rồi, đồ con lợn.”

Vào cuối tháng Tám và mùa hè, chúng tìm thấy một đồng pfennig[1] trên mặt đất. Một niềm vui hưng phấn thuần khiết.

[1] Đồng xu (tiếng Đức)

Đồng xu ấy bị vùi một nửa trên mặt đất, trên đường chúng đi giao và nhận đồ giặt ủi. Một đồng xu mòn vẹt đơn độc.

“Hãy nhìn mà xem!”

Rudy sà xuống bên đồng xu. Có một niềm hưng phấn đến gần như nhức nhối khi chúng chạy về cửa hàng của mụ Diller, thậm chí chúng còn không chịu nghĩ rằng đồng xu ấy có thể không phải là cái giá phù hợp. Chúng lao qua cửa, và đứng trước mụ chủ hiệu tạp hóa người Aryan, người lúc này đang nhìn chúng trừng trừng đầy khinh miệt.

“Ta đang đợi đây,” mụ nói. Tóc mụ được buộc thành một bùi sau gáyà cái váy đen như đang bóp nghẹt cơ thể mụ. Bức ảnh Quốc trưởng lồng khung trên tường cũng nhìn chúng chằm chằm.

“Heil Hitler”, Rudy làm trước.

“Heil Hitler”, mụ ta đáp lại, đứng thẳng người hơn đằng sau quầy hàng. “Còn mi?” mụ liếc nhìn Liesel, người lập tức cho mụ câu Heil Hitler của mình.

Rudy không mất nhiều thời gian để moi ra được đồng xu từ trong túi và đặt mạnh nó lên mặt quầy. Thằng bé nhìn thẳng vào đôi mắt thao láo của mụ Diller rồi nó, “Kẹo đủ loại, làm ơn.”

Mụ Diller há mồm ra cười. Răng mụ xô đẩy nhau để có chỗ trống trong mồm mụ, và cái thái độ tử tế không mong đợi này của mụ cũng khiến Rudy và Liesel cười theo. Nhưng không được lâu.

Mụ cúi người xuống, lục lọi một chút, rồi lại đứng lên. “Đây,” mụ ta nói, ném một thanh kẹo duy nhất lên mặt quầy. “Chúng mày tự đi mà chia nhau.”

Ra khỏi cửa hàng, chúng mở giấy gói kẹo ra và thử cắn thanh kẹo vỡ làm đôi, nhưng đường kẹo cứng như thủy tinh vậy. Việc này quá khó, ngay cả với hàm răng bén ngót như răng thú của Rudy. Thế là chúng đành phải luân phiên nhau mút kẹo cho đến khi viên kẹo tan hết. Mười lần mút cho Rudy. Mười lần mút cho Liesel. Cứ như thế.

“Đây,” bỗng Rudy tuyên bố, với một nụ cười toe toét khoe hàm răng xỉn màu kẹo, “là một cuộc sống tốt đẹp,” và Liesel không thể phản đối nó được. Khi chúng đã mút xong viên kẹo, mồm cả hai đứa đều đỏ lòm, và trên đường về nhà, chúng nhắc nhau nhớ là phải để mắt tìm kiếm, nhỡ đâu lại tìm thấy một đồng xu nữa.

Dĩ nhiên là chúng chả tìm thấy gì hết. Không ai có thể may mắn đến như thế hai lần trong một năm, chứ đừng nói gì đến một buổi chiều.

Dù vậy, với những cái lưỡi và hàm răng đỏ lòm, chúng bước đi trên phố Thiên Đàng, vừa đi vừa đưa mắt tìm kiếm trên mặt đất một cách hạnh phúc.

Ngày hôm ấy thật là tuyệt, và nước Đức Quốc xã là một nơi thật tuyệt vời.

 

NGƯỜI ĐẤU TRANH, TIẾP THEO

 

Giờ thì chúng ta sẽ chuyển sang một cuộc vật lộn với màn đêm lạnh giá. Ta sẽ để kẻ trộm sách đuổi theo sau.

Hôm đó là ngày 3 tháng Mười một, và sàn tàu hỏa như bám dính lấy đôi bàn chân anh. Trước mặt anh là quyển Mein Kampf. Cứu tinh của anh. Mồ hôi túa ra khỏi lòng bàn tay anh. Những dấu ngón tay bấu chặt lấy quyển sách.

 

š NHÀ XUẤT BẢN KẺ TRỘM SÁCH ›

CHÍNH THỨC SẢN XUẤT

Mein Kampf

(Cuộc đấu tranh của tôi)

Tác giả

Adolf Hitler

Đằng sau Max Vandenburg, thành phố Stuttgart dang rộng vòng tay với vẻ chế giễu.

Anh không được chào đón ở đó, và anh cố không ngoái nhìn lại trong lúc miếng bánh mì cũ phân rã trong dạ dày anh. Chốc chốc, anh lại cựa mình và nhìn những ngọn đèn chỉ còn nhỏ xíu bằng nắm tay rồi cùng nhau biến mắt.

Hãy ra dáng vào, anh tự khuyên mình như thế. Mày không thể trông có vẻ sợ hãi được. Hãy đọc quyển sách. Cười với nó. Đó là một quyển sách tuyệt vời – quyển sách tuyệt vời nhất mà mày từng đọc. Hãy lờ người đàn bà ở bên kia đi. Đằng nào thì bà ta cũng ngủ rồi. Coi nào, Max, mày chỉ còn cách nơi ấy có vài giờ đồng hồ thôi.

Sau cùng thì lời hứa quay lại căn phòng của bóng tối không biến thành sự thực vài ngày sau đó, mà là một tuần rưỡi sau đó. Một lần nữa trôi qua mới đến lần ghé thăm tiếp theo, và lại một tuần khác nữa, cho đến khi anh đã mất mọi ý niệm về thời gian. Anh được chuyển vị trí một lần nữa, đến một phòng chứa khác, có nhiều ánh sáng hơn, nhiều lần ghé thăm hơn và nhiều thức ăn hơn. Tuy nhiên thời gian vẫn đang cạn dần.

“Tôi sắp phải đi,” người bạn Walter Kugler của anh nói với anh như vậy. “Cậu biết nó thế nào rồi đấy – ý tớ là quân đội ấy.”

“Tớ xin lỗi, Walter.”

Walter Kugler, bạn của Max từ thời thơ ấu, đặt bàn tay của anh ta lên vai của người Do Thái. “Mọi chuyện còn có thể tệ hơn.” Anh ta nhìn vào đôi mắt Do Thái của bạn mình. “Tớ đã có thể là cậu.”

Đó là lần gặp nhau cuối cùng của họ. Một cái túi cuối cùng được đặt trong góc phòng, và lần này trong đó có một tấm vé. Walter mở quyển Mein Kampf ra và nhét tấm vé ấy vào bên trong, bên cạnh tấm bản đồ mà anh đã mang theo cùng với quyển sách. “Trang mười ba,” anh cười, “để may mắn, phải không?”

“Để may mắn,” và hai người họ ôm lấy nhau.

Khi cánh cửa đóng lại, Max mở quyển sách ra và săm soi tấm vé. Từ Stuttgart đến Munich, rồi đến Pasing. Chuyến tàu sẽ khởi hành hai ngày nữa, vào ban đêm, vừa kịp lúc để thực hiện lần chuyển tàu cuối cùng. Từ đó, anh có thể đi bộ. Tấm bản đồ đã được gấp làm tư và nằm trong đầu anh rồi. Chiếc chìa khóa thì vẫn được dán vào bìa lót quyển sách.

Anh ngồi đó độ nửa giờ trước khi bước đến chỗ cái vali rồi mở nó ra. Ngoài thức ăn thì còn có vài món đồ khác trong đó.

 

š NHỮNG MÓN ĐỒ THÊM VÀO TRONG MÓN QUÀ ›

CỦA WALTER KUGLER

Một cái dao cạo nhỏ.

Một cái thìa – thứ gần nhất với một tấm gương.

Kem cạo râu. Một cái kéo.

Khi anh rời đi, thì căn phòng chứa ấy chẳng còn gì ngoài cái sàn nhà.

“Vĩnh biệt,” Max thì thầm.

Điều cuối cùng mà Max nhìn thấy là một nhúm tóc nhỏ, đang nằm vật vạ chỗ vách tường.

Vĩnh biệt.

Với một gương mặt đã được cạo sạch dù không cân xứng, mái tóc chải mượt, anh bước ra khỏi tòa nhà đó như một con người mới. Thực ra là anh bước ra khỏi nước Đức. Gượm một giây đã nào, anh là người Đức đấy chứ. Hay cụ thể hơn, anh đã từng là người Đức.

Trong dạ dày anh là một hợp chất điện phân giữa thức ăn và cơn buồn nôn.

Anh đi bộ đến ga.

Anh trình vé và thẻ căn cước của mình, và bây giờ, anh đang ngồi trong một toa tàu nhỏ, bị chiếu thẳng ánh đèn pin của sự nguy hiểm vào mặt.

“Giấy tờ.”

Đó là những từ khiến anh khiếp hãi.

Việc anh bị ngăn lại ở chỗ sân ga là đủ để tệ hại lắm rồi. Anh biết mình không thể chống chọi lại việc này đến lần thứ hai.

Đôi bàn tay run lẩy bẩy.

Mùi hôi – không, mùi thối – của cảm giác tội phạm.

Đơn giản là anh là không thể chịu được nó lần nữa.

May thay, việc này trôi qua rất nhanh và chỉ đòi hỏi ở anh một tấm vé tàu, và bây giờ, tất cả những gì còn lại là một ô cửa sổ của các thị trấn nhỏ, một tập hợp những ngọn đèn, và người đàn bà đang ngáy ở bên kia con tàu.

Trong gần như cả chuyến đi, anh cắm cúi đọc sách, cố không ngước lên lần nào.

Những lời chữ cứ quanh quẩn trong miệng anh.

Lạ thay, khi anh lật những trang sách và đọc các chương sách, chỉ có hai từ mà anh nếm được.

Mein Kampf. Cuộc đấu tranh của tôi.

Cái nhan đề sách cứ lặp đi lặp lại trong đầu anh, khi đoàn tàu lăn bánh, từ một thành phố này đến một thành phố khác của nước Đức.

Mein Kampf.

Trong số tất cả những điều đã cứu sống anh.

 

NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO

 

Bạn có thể tranh luận với tôi rằng cuộc sống của Liesel Meminger cho đến lúc này là khá dễ dàng. Đúng là cuộc sống của con bé khá dễ dàng nếu so sánh với Max Vandenburg. Dĩ nhiên rồi, em trai nó đã chết trong tay nó. Mẹ nó thì bỏ rơi nó.

Nhưng dẫu sao vẫn sung sướng hơn một người Do Thái.

Trong khoảng thời gian trước khi Max xuất hiện, bà Rosa đã mất một khách thuê giặt ủi nữa, lần này là nhà Weigartner. Màn schimpfen[1] xảy ra trong bếp, và Liesel tự trấn an mình với một thực tế là mẹ nuôi nó vẫn còn hai khách hàng nữa, và thậm chí điều này vẫn còn tốt đẹp chán, vì một trong số đó là gia đình ngà thị trưởng, vợ ông ta, cùng với những quyển sách.

[1] Chửi rủa (tiếng Đức)

Về những hoạt động khác của Liesel, thì con bé vẫn đi phá làng phá xòm cùng Rudy Steiner. Tôi thậm chí còn có thể nói rằng chúng đang mài giũa những trò quỷ quái của mình.

Hai đứa có thêm vài chuyến đi nữa với Arthur Berg và đám tùng đảng của gã, chúng rất háo hức muốn chứng tỏ giá trị của mình và mở rộng những mục tiêu trộm cắp. Chúng trộm khoai tây từ một trang trại này, trộm hành từ một trang trại khác. Dù vậy, chiến công vĩ đại nhất của chúng thì lại được chúng thực hiện một mình.

Như bạn đã thấy trước đó, một trong những ích lợi của việc đi lang thang khắp thị trấn là có thể bạn sẽ nhìn thấy những thứ đang giấu mình trên mặt đất. Một lợi ích khác là bạn có thể chú ý đến người khác, hay quan trọng hơn, là những con người cụ thể, vẫn làm những điều cụ thể hết tuần này sang tuần khác.

Một thằng ở trường, Otto Sturm, là một con người cụ thể như thế. Mỗi chiều thứ Sáu, nó đều đạp xe đến nhà thờ để mang hàng hóa cho vị linh mục.

Chúng dõi theo thằng này trong suốt một tháng, từ lúc thời tiết còn đẹp cho đến khi tiết trời xấu đi, và vào ngày thứ Sáu của một tuần lễ giá rét bất thường thuộc tháng Mười, Rudy đã quyết định rằng Otto sẽ không thực hiện được chuyến đi này trọn vẹn.

“Mấy lão linh mục ấy,” Rudy giải thích khi hai đứa đi trên phố. “Đằng nào thì bọn họ cũng béo múp đầu cả rồi. Họ vẫn có thể sống được nếu không có thức ăn trong một tuần hay đại loại thế.”

Liesel không còn lựa chọn nào khác ngoài đồng ý. Thứ nhất, con bé không theo đạo Chúa. Thứ hai, bản thân nó cũng rất đói. Như thường lệ, nó đang mang theo đám đồ giặt ủi. Rudy thì mang theo hai xô nước lạnh, hay như cách nói của thằng bé, là hai xô đá trong thì tương lai.

Trước khi kim đồng hồ chỉ hai giờ, Rudy bắt tay vào việc.

Không hề chần chừ, nó rót nước xuống mặt đường ở ngay chỗ góc phố mà Otto sẽ rẽ qua.

Liesel phải thừa nhận điều này.

Ban đầu là một chút cảm giác tội lỗi, nhưng phải thú thực rằng kế hoạch này thật hoàn hảo, hay ít ra là hoàn hảo nhất có thể. Cứ sau hai giờ chiều mỗi ngày thứ Sáu, Otto Sturm lại xuất hiện trên phố Munich với đám hàng hóa đựng trong cái rổ trước xe, ngay chỗ ghi-đông. Và vào cái ngày thứ Sáu đặc biệt này, nó chỉ đi được đến đó.

Con đường đã đóng đầy băng giá, nhưng Rudy vẫn thêm vào một lớp băng nữa, và thằng bé không thể không toe toét cười. Nụ cười ấy vắt ngang mặt nó như một vết trượt.

“Nào,” nó nói, “lại chỗ bụi cây đằng kia.”

Sau khoảng mười lăm phút, cái kế hoạch ma quỷ đó đã kết trái, có thể nói như vậy.

Rudy chỉ tay qua một khe hở trên bụi cây. “Nó kia rồi.”

Otto xuất hiện chỗ góc đường, mơ màng như một con cừu non.

Trong nháy mắt thằng này đã mất tay lái, trượt dài trên lớp băng rồi ngã đập mặt xuống đường.

Khi thấy thằng này không nhúc nhích, Rudy liếc nhìn Liesel với vẻ hoảng hốt. “Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” nó nói, “Tớ nghĩ là có thể mình đã giết nó rồi!” Thằng bé chầm chậm bò ra ngoài, lấy cái rổ rồi chạy biến.

“Nó có thở không?” Liesel hỏi khi hai đứa đã chạy được một đoᮮ

“Keine Ahnung,” Rudy nói, tay vung vẩy cái giỏ. Nó cũng không biết.

Đứng trên một ngọn đồi cách chỗ đó khá xa, chúng nhìn Otto đứng dậy, gãi đầu, gãi đũng quần, rồi dáo dác tìm cái giỏ khắp nơi.

“Thằng ngốc,” Rudy nhoẻn cười, và chúng xem xét đám chiến lợi phẩm của mình. Bánh mì, trứng vỡ, và thứ tuyệt nhất, Speck. Rudy đưa miếng đuồi lợn béo ngậy lên mũi rồi hít vào một cách đầy vẻ vang. “Hết xẩy.”

Bên cạnh sức cám dỗ của việc phải giữ lấy chiến thắng ấy cho riêng mình, chúng cũng day dứt không yên với một cảm giác bất trung với Arthur Berg. Thế là chúng đến chỗ trú ngụ tồi tàn của gã ở phố Kempf và cho gã xem những gì chúng đã lấy được. Arthur Berg không thể đừng cái cái điều kiện phê chuẩn chiến lợi phẩm của hắn.

“Chúng mày ăn trộm mấy thứ này ở đâu?”

Rudy là đứa trả lời câu hỏi này. “Otto Sturm.”

“Ừm,” gã kia gục gặc đầu, “dù nó là ai, thì tao cũng rất lấy làm biết ơn nó.” Rồi gã đi vào trong và quay trở ra với một con dao cắt bánh mì, chảo rán và một cái áo khoác, sau đó ba tên trộm đi dọc trên hành lang của những căn hộ. “Ta sẽ gọi những đứa khác,” Arthur Berg nói khi chúng ra đến đường lớn. “Có thể chúng ta là những tên tội phạm, nhưng ta không phải là lũ không biết phải trái.” Cũng giống như kẻ trộm sách, ít nhất thì gã cũng đặt ra vài giới hạn cho riêng mình.

Thêm vài cánh cửa nữa được gõ lên. Bọn trẻ đứng dưới đường và gọi vọng lên nhà bạn bè chúng, và chẳng bao lâu sau, toàn bộ tập đoàn ăn trộm hoa quả của Arthur Berg đã lên đường đến bờ sông Amper. Trong lúc bờ bên kia sông được dọn dẹp, một đống lửa đã được nhóm lên và những gì còn lại của mấy quả trứng đã được tận dụng và đem rán lên. Bánh mì và miếng Speck được cắt ra. Với những đôi tay và những con dao, món hàng của Otto Sturm đã được ăn sạch đến mẩu cuối cùng. Không vị linh mục nào lảng vảng quanh đó cả.

 

Chỉ đến cuối buổi hôm đó thì một cuộc tranh cãi mới hình thành, và việc này liên quan đến cái rổ. Đa số bọn con trai muốn đốt nó đi. Fritz Hammer và Andy Schmeikl muốn giữ nó lại, nhưng Arthur Berg, để bày tỏ cái thái độ đạo đức đến phi lý của nó, thì lại có ý hay hơn.

“Hai đứa mày,” hắn nói với Rudy và Liesel. “Có lẽ chúng mày nên mang trả cái rổ lại cho cái nhân vật tên là Sturm ấy. Tao có thể nói rằng cái thằng khốn khổ ấy chắc chắn là đáng nhận được chừng đó.”

“Thôi nào, Arthur.”

“Tao không muốn nghe câu đó, Andy.”

“Lạy Chúa.”

“Cả lão ta cũng không muốn nghe thấy câu đó đâu.”

Cả bọn cười phá lên, còn Rudy Steiner thì đành nhặt lấy cái rổ. “Tao sẽ mang nó về và treo lên thùng thư của họ.”

Thằng bé mới chỉ đi được khoảng hai chục mét thì bị đứa con gái bắt kịp. Con bé đã có thể về nhà từ lâu cho khỏe, nhưng nó nhận thức được rất rõ rằng nó phải đi cùng Rudy Steiner, đến nông trại của Sturm, ở phía bên kia thị trấn.

Chúng đi trong im lặng một lúc lâu.

“Cậu cảm thấy không vui à?” cuối cùng Liesel hỏi. Chúng đang trên đường về nhà.

“Về cái gì kia?”

“Biết rồi còn hỏi.”

“Dĩ nhiên, nhưng tớ không còn đói nữa, và tớ cược là lão ta cũng không đói. Đừng bao giờ nghĩ rằng lũ linh mục sẽ không có thức ăn, trong nhà bọn họ lúc nào chả có lương thực dự trữ.”

“Nó đập mặt xuống đất mạnh quá.”

“Đừng có nhắc tớ.” Nhưng Rudy không thể ngăn được một nụ cười. Trong những năm tới, nó sẽ là người cho người ta bánh mì, chứ không phải đi ăn trộm chúng – đây lại là một bằng chứng cho thấy sự mâu thuẫn của con người. Rất nhiều điều tốt đẹp, và cũng rất nhiều điều xấu xa. Bạn chỉ cần thêm nước vào và khuấy lên thôi.

***

Năm ngày sau cái chiến thắng nhỏ nhoi vừa ngọt ngào vừa đắng cay của chúng, Arthur Berg xuất hiện một lần cuối cùng và mời chúng tham gia vào kế hoạch ăn trộm tiếp theo của gã. Chúng tình cờ đụng mặt gã trên phố Munich, trên đường từ trường về nhà vào một ngày thứ Tư. Gã này đã mặc bộ đồng phục Thanh niên Hitler của mình trên người rồi. “Chúng ta sẽ đi một chuyến nữa vào chiều ngày mai. Chúng mày có hứng thú không?”

Hai đứa không đừng được. “Ở đâu?”

“Chỗ có khoai tây.”

Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, Liesel và Rudy lại bất chấp hàng rào kẽm gai và chất đầy khoai vào những cái bao tải của chúng.

Vấn đề xuất hiện khi chúng đang thoát ra.

“Lạy Chúa!” Arthur hét lên. “Lão nông dân kìa!” Dù vậy, từ tiếp theo phát ra từ mồm gã mới thực sự đáng sợ. Gã kêu lên như thể đã bị tấn công bởi cái từ đó rồi. Mồm gã há hốc ra, và cái từ ấy bay vọt ra ngoài. Từ ấy là “rìu”.

Hẳn rồi, khi chúng quay lại, thì lão nông dân nọ đang chạy về phía chúng, vũ khí trong tay giơ cao.

Cả bọn chạy về phía hàng rào và trèo qua. Rudy, đứa ở xa nhất, đã bắt kịp chúng rất nhanh, nhưng không đủ nhanh để tránh việc là đứa cuối cùng đến được hàng rào. Khi kéo chân lên, thằng bé đã bị vướng lại.

“Này!”

Âm thanh của người bị kẹt lại đằng sau.

Cả nhóm dừng lại.

Theo bản năng, Liesel quay lại.

“Nhanh lên!” Arthur gọi. Giọng của gã vọng lại từ rất xa, như thể gã đã nuốt câu nói của mình lại trước khi nó thoát ra khỏi mồm.

Bầu trời trắng muốt.

Những đứa khác vùng bỏ chạy.

Liesel đến nơi và bắt đầu kéo cái quần dài của thằng bạn ra, còn đôi mắt của Rudy thì mở trừng trừng vì sợ hãi. “Nhanh lên,” nó nói, “ông ta đang tới kìa.”

Chúng vẫn có thể nghe thấy tiếng chân đang chạy đi từ đằng xa vọng đến, thì bỗng có thêm một bàn tay nữa nắm lấy dây kẽm và kéo nó ra khỏi quần của Rudy Steiner. Một mảnh vải quần bị vướng lại chỗ cái nút gai trên sợi dây, nhưng thằng bé đã thoát ra được.

 

“Bây giờ thì chuồn thôi,” Arthur bảo chúng, không lâu trước khi lão nông dân đến nơi, văng tục và thở gấp. Cái rìu lúc này được nắm chắc và buông thõng dưới chân ông ta. Ông nói với chúng những câu vô ích của người vừa bị trộm:

“Tao sẽ bắt được chúng mày! Tao sẽ tìm ra chúng mày! Tao sẽ tìm ra xem chúng mày là ai!”

Đó là lúc mà Arthur Berg đáp lời lão.

“Tên là Owens!” Nói xong gã phóng đi, bắt kịp Liesel và Rudy. “Jesse Owens!”

Khi đã đến được chỗ an toàn, cố gắng hít không khí vào phổi, chúng ngồi xuống và thấy Arthur Berg đến bên cạnh. Rudy không nhìn gã. “Chuyện này xảy ra với tất cả chúng ta,” Arthur nói, cảm nhận được sự thất vọng. Có phải gã đang nói dỗi không? Chúng không thể chắc là người ta sẽ không bao giờ phát hiện ra chúng được.

 

Vài tuần sau, Arthur Berg chuyển đến Cologne.

Chúng đã gặp tên này một lần nữa, trong một trong những chuyến đi giao đồ giặt ủi của Liesel… Trên một con ngõ hẹp cách xa phố Munich, gã đưa cho Liesel một cái túi giấy màu nâu đựng chừng một tá hạt dẻ. Gã nở một nụ cười tự mãn. “Một mối liên hệ trong ngành công nghiệp rất nóng.” Sau khi cho chúng biết về việc gã sẽ ra đi, gã cố gắng tặng cho hai đứa một nụ cười đầy mụn và đám mỗi đứa một cái vào trán. “Và cũng đừng có ăn tất cả một lúc đấy,” rồi chúng không bao giờ gặp lại Arthur Berg nữa.

Phần tôi, tôi có thể nói với bạn rằng rõ ràng là tôi đã gặp gã.

 

š MỘT LỜI NHỎ CHO ARTHUR BERG, ›

MỘT NGƯỜI VẪN CÒN SỐNG

Bầu trời Cologne có màu vàng và thối rữa,

Phần rìa vẫn còn nhen nhúm lửa.

Gã ngồi đó, dựa vào một bức tường

với một đứa trẻ trong vòng tay. Em gái gã.

Khi con bé ngừng thở, gã đã ở bên cạnh em,

và tôi có thể cảm nhận được rằng

gã sẽ ôm con bé như thế trong nhiều giờ.

Có hai quả táo ăn trộm được trong túi gã.

Lần này thì chúng đã khôn ngoan hơn. Mỗi đứa chỉ ăn một hạt dẻ và gõ cửa từng nhà để bán mớ còn lại.

“Nếu mày có vài xu để trao đổi,” Liesel nói với bọn trẻ ở mỗi nhà như thế, “thì tao có hạt dẻ đây.” Cuối cùng thì chúng có được mười sáu xu.

“Bây giờ,” Rudy nhoẻn cười, “là lúc trả thù.”

Chiều hôm đó, chúng quay lại cửa hàng của mụ Diller, nói Heil Hitler và chờ đợi.

“Lại kẹo đủ loại à?” mụ giật giọng hỏi, và chúng gật đầu. Tiền rơi vãi lên quầy và nụ cười của mụ Diller hơi hé lên.

“Đúng vậy, thưa bà Diller,” chúng đồng thanh. “Kẹo đủ loại, làm ơn.”

Bức hình Quốc trưởng được lồng trong khung có vẻ rất tự hào vì chúng.

Đó là niềm vui trước khi bão đến.

 

NGƯỜI ĐẤU TRANH, KẾT LUẬN

 

Trò tung hứng giờ đã đến lúc kết thúc, nhưng cuộc đấu tranh thì chưa. Tôi đã có Liesel Meminger trên một tay, tay kia là Max Vandenburg. Tôi sẽ sớm chập họ lại với nhau thôi. Hãy cho tôi thêm vài trang sách nữa.

Người đấu tranh.

Nếu họ giết anh ta tối nay, thì ít nhất anh ta sẽ chết khi còn sống.

Giờ này thì đoàn tàu đã đi rất xa rồi, người đàn bà ngáy rất có thể đang rúc vào cái toa tàu mà bà ta đã biến thành cái giường của mình, tiếp tục chuyến đi. Lúc này Max chỉ còn cách sự sống sót bằng những bước chân. Những bước chân và suy nghĩ, và sự nghi ngờ.

Anh lần theo tấm bản đồ trong tâm trí mình, từ Pasing đến Molching. Khi anh nhìn thấy thị trấn này thì trời đã tối. Chân anh đau khủng khiếp, nhưng anh đã gần đến nơi rồi – đó là nơi nguy hiểm nhất trên cả chặng đường. Anh đã đến đủ gần để chạm vào nó.

Theo như mô tả, anh tìm thấy phố Munich và bước đi trên vỉa hè.

Mọi thứ đều co rút lại

Những đóm sáng lóe lên của những ngọn đèn đường.

Những tòatăm tối, thụ động.

Tòa thị chính đứng đó như một tên khổng lồ, một gã thanh niên vụng về hậu đậu, quá to lớn so với tuổi tác của nó. Ngôi nhà thờ biến mất trong bóng tối khi đôi mắt anh lướt nhìn lên.

Tất cả đều theo dõi anh.

Anh run lẩy bẩy.

Anh tự cảnh cáo mình. “Hãy mở to mắt ra.”

(Trẻ con Đức thì tìm kiếm những đồng xu rơi vãi trên đường. Người Đức Do Thái thì trông chừng để khỏi bị bắt.)

Nhằm duy trì việc sử dụng số mười ba để được may mắn, anh đếm những bước chân của mình theo từng mười ba bước một. Chỉ mười ba bước chân thôi, anh nói với mình. Xem nào, chỉ thêm mười ba bước nữa thôi. Như một thứ ước lượng, anh đã hoàn thành chín lần như vậy, cho đến khi anh cũng đứng ở góc phố Thiên Đàng.

Một tay, anh nắm cái vali của mình.

Tay kia anh vẫn cầm quyển Mein Kampf.

Cả hai thứ đều nặng, và cả hai đều được giữ với những bàn tay bài tiết mồ hôi nhẹ nhàng.

Giờ thì anh băng sang con phố ngang, đi dến nhà số ba mươi ba, chống lại cái thôi thúc phải mỉm cười, chống lại cái thôi thúc phải bật khóc hay thậm chí là tưởng tưởng ra sự an toàn đang chờ đón anh. Anh tự nhắc mình rằng đây không phải là lúc để hy vọng. Chắc chắn rồi, anh gần như đã có thể chạm vào nó. Anh có thể cảm thấy nó, đâu đó ngoài tầm với. Thay vì nhận biết nó, anh lại quay về với việc quyết định lại xem anh sẽ làm gì nếu bị bắt vào phút chót, hay biết đâu có một người không mong đợi đang đợi anh trong nhà.

Dĩ nhiên là cũng có cả cảm giác hỗn tạp của sự cắn rứt.

Làm sao anh có thể làm được điều này?

Làm sao mà anh có thể xuất hiện và yêu cầu người khác mạo hiểm cuộc đời của họ vì anh. Sao mà anh có thể ích kỷ như vậy cơ chứ?

Nhà số ba mươi ba.

Hai bên đứng nhìn nhau.

Ngôi nhà trông tái mét, gần như là bệnh hoạn, với một cánh cổng sắt và một cánh cửa ra vào màu nâu, đầy những vết nhổ đã ố.

Từ trong túi mình, anh lấy chìa khóa ra. Nó không lấp lánh ánh kim mà mờ mịt và ủ rũ trong tay anh. Trong một khoảnh khắc, anh bóp chặt lấy nó, nửa như muốn nó tuột về phía cổ tay anh. Nhưng nó đã không như thế. Miếng kim loại rất cứng và dẹt, với một dãy răng đều, và anh đã nắm chặt lấy nó cho đến khi nó như đã đâm thủng anh.

Hết sức chậm rãi, người đấu tranh ngả về phía trước, má chạm vào Phần gỗ, và anh lấy chiếc chìa khóa ra khỏi nắm tay của mình

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t114267-ke-trom-sach-phan-3-mein-kampf.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận