Những công trình kiến trúc, bảo tàng thế giới, các tượng đài kỷ niệm những nhân vật vĩ đại trong quá khứ: Lincoln, Jefferson, Washington... Một thành phố của những công viên xanh mướt, những bông hoa tươi thắm và khoảng trời êm dịu.
Còn một Washington D.C khác là nơi của những kẻ vô gia cư, một thành phố, với tỉ lệ tội phạm cao nhất đất nước, một mê cung của nạn cướp của và giết người.
Monroe Arms là một khách sạn trang nhã, nằm kín đáo, không xa ngã tư đường 27 và đường K. Khách sạn không quảng cáo. Nó sống chủ yếu nhờ những khách quen. Một chủ hãng bất động sản tên là Lard Cameron đã xây dựng khách sạn này từ vài năm trước.
Jeremy Robinson, giám đốc điều hành khách sạn đang xem xét sổ đăng ký khách trọ với vẻ lúng túng hiện rõ. Ông kiểm tra lại họ tên những khách thuê các phòng hạng sang để chắc chắn là không xảy ra một sơ suất nào.
ở phòng 325, một diễn viên tên tuổi đã lu mờ đang diễn tập cho một vở kịch sẽ được trình diễn ở nhà hát quốc gia. Theo tờ Washington Post, bà ta đang hy vọng được nổi danh trở lại.
ở phòng 425, nằm đúng trên đầu phòng nữ diễn viên kia, một thương gia nổi tiếng, đến Washington rất đều đặn. Tên ở sổ đăng ký của ông ta là J.L Smith, nhưng vẻ ngoài ông lại khiến người ta liên tưởng đến một sắc dân nào đó ở vùng Trung Cận Đông. Ông là vị khách vô cùng hào phóng.
Phòng 525 là ngài William Quint, một nghị sĩ đảng Cộng hoà, hành tung rất bí ẩn.
Bên trên nữa, phòng 625, là người bán hàng của công ty phần mềm máy tính, đến Washington mỗi tháng một lần.
Đăng ký tại phòng 725 là Pat Murphy, một chuyên gia vận động hành lang cỡ quốc tế.
Gần đây, mọi việc đều tốt đẹp, Jeremy Robinson nghĩ. Những người khách quen thuộc đối với ông. Nhưng phòng 825, phòng hạng nhất nằm ở tầng cao nhất, thì hơi khó hiểu. Đó là căn phòng được dành cho những khách quen lại vừa quan trọng nhất. Nó chiếm trọn một tầng, được bài trí bằng vô số đồ cổ giá trị, những bức tranh quý, và có thang máy riêng dẫn thẳng đến gara ở tầng hầm. Vì thế, những vị khách muốn giấu tên và có thể đến và đi không ai hay biết.
Đeieù làm Jeremy Robinson bối rối là cái tên vị khách trong phòng này ghi ở sổ đăng ký của khách sạn: Eugenne Gant. Thực sự có ai mang tên như vậy không, hay chỉ là một người thích đọc Thomas Walfe đã chọn nó làm bí danh?
Carl Gorman, nhân viên trực ngày, người tiếp nhận vị khách tên Gart đã nghỉ vài giờ trước đây và không ai tìm thấy anh ta đâu. Robinson rất ghét sự khó hiểu. Ai là Eugene Gant và tại sao lại được ở dãy phòng sang trọng bậc nhất này.
ở phòng 325 tầng ba, Dame Gisella Barrett đang một mình tập vở. ở tuổi 60, bà có vẻ ngoài khá bắt mắt. Đó là một diễn viên sân khấu đã từng được khán giả ngưỡng mộ và các nhà phê bình đề cao suốt một dải, từ phía Tây London đến Manhattan. Vẻ đẹp rực rỡ của một thời vẫn còn vương lại trên gương mặt đã thoáng vài nét nhăn của sự chua xót.
Dame Bisella đã đọc bài báo trên tờ Washington Post, nói rằng bà trở lại Washington để tái tạo danh tiếng. Một sự nổi danh trở lại! Dame Barrett cảm thấy phẫn nộ. Sao họ dám? Mình đã mất nó đâu.
Thực sự là vậy, lần cuối cùng bà xuất hiện trên sân khấu cách đây đã hơn 20 năm. Một diễn viên vĩ đại thì phải có một đạo diễn cùng một nhà sản xuất tài ba lẫy lừng. Cánh đạo diễn ngày nay quá non nớt đối với uy quyền tối cao của sân khấu thực thụ. Còn các nhà sản xuất lừng danh của Anh quốc như H.M Tenant, Binkie, Beaumont, C.B. Cochran đều không còn nữa. Thậm chí những nhà sản xuất được coi là tài năng của Mỹ như Helburn, Belasco và Golden cũng đã ra đi. Còn gì để nói khi nhà hát bây giờ nằm trong tay những kẻ nhiều tiền va chỉ sử dụng nó như một công cụ kiếm tiền. Những ngày xa xưa thật đáng để nuối tiếc. Đâu cả rồi những người viết kịch bản với ngòi bút toả ánh hào quang? Dame Bisella đã là một ngôi sao không thể thay thế với vai Ellie Dunn trong vở "Ngôi nhà có trái tim tan vỡ" của Berna Shaw.
Các nhà phê bình sân khấu đã không tiếc lời khen ngợi mình. Thật tội nghiệp George. Anh ấy không thích bị gọi George. Phải là Bernard cơ. Mọi người cứ nghĩ về anh ấy như về một biểu tượng của sự chua chát, đắng cay. Nhưng họ đâu biết, ẩn sau cái vẻ ngoài đó lại là một tâm hồn Ai-len đầy lãng mạn. Anh đã luôn gửi cho mình những bông hồng nhung tươi thắm. Mình cho là anh ấy quá nhút nhát nên không thể tiến xa hơn được. Có thể anh ấy sợ mình sẽ từ chối.
Bà đang chuẩn bị đóng một vai quyền lực nhất - Lady Machbeth - cho sự xuất hiện trở lại này. Đó là sự lựa chọn hoàn hảo.
Dame Bisella đặt ghế sau bức tường nhìn ra ban công. Như thế bà sẽ không bị dòm ngó từ bên ngoài.
Bà ngồi xuống, hít một hơi dài, bắt đầu nhập vào nhân vật. Một nhân vật của Shakespeare. Chỉ bà mới xứng đáng với tầm vóc của vai diễn này.
... "Vì chúa, sao lại ngu ngốc đến vậy? Sau bao nhiêu năm tôi ở khách sạn này, lẽ ra các người phải biết..."
Giọng nói gay gắt phát ra từ cửa sổ căn phòng tầng trên.
Trong phòng 425, J.L. Smith, một tay buôn vũ khi đang lớn tiếng mắng người phục vụ.
"... Món ăn tôi đặt luôn là món trứng cá Beluga, Beluga, rõ chưa!". Ông ta chỉ vào đĩa trứng cá trên bàn xe đẩy. "Món này chỉ đáng cho bọn xếp cảng cá ăn".
"Tôi thành thật xin lỗi, ngài Smith. Tôi sẽ xuống bếp và..."
"Không phải bận tâm nữa". J.L. Smith ngắm nghía cái khuy tán Rolex bằng kim cương của mình. "Tôi không còn thời gian. Tôi có một cuộc hẹn quan trọng đang chờ". Ông ta tiến ra cửa và sau ít phút nữa sẽ có mặt ở văn phòng của ngài chưởng lí. Hôm qua chính ngài ta đã kết tội ông mười lăm lần hối lộ cho Bộ trưởng bộ quốc phòng. Nếu họ đủ chứng cứ buộc tội thì ông sẽ bị ba năm tù giam kèm theo mức phạt là một triệu đô la.
ở phòng 525 ngài nghị sĩ William Quint, thuộc thế thệ thứ ba của một gia đình danh giá ở Washington đang có cuộc gặp gỡ với ba thành viên khác trong nhóm điều tra của ông.
"Việc mua bán và sử dụng ma tuý ở thành phố này đã hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát". Quint nói, "Chúng ta phải đưa nó trở lại khuôn khổ". Quay sang Dalton Isaak, ông hỏi. "Theo anh, bọn nào tiếp nhận ma tuý?"
"Các băng nhóm của các lãnh địa. Bọn Brentwood đang trả giá cao hơn bọn Fouteeth Street và bọn Simple City, dẫn đến vụ thanh toán hồi tháng trước với bốn cái xác nằm lại..."
"Ngừng lại. Và ngay lập tức". Quint nhấn mạnh, không giấu vẻ giận dữ xen lẫn lo lắng". FBI đã gọi cho tôi còn viên cảnh sát trưởng đã hỏi tôi về kế hoạch tảo thanh đợt này".
"Ngài trả lời họ ra sao?"
"Như mọi lần thôi. Rằng chúng ta đang ngập đầu ngập cổ vào việc điều tra". Ông ta quay sang viên trợ lý. "Sắp xếp một cuộc gặp với bọn Brentwood. Bảo chúng, nếu còn muốn chúng ta chống lưng phải san sẻ công bằng mối hàng với bọn khác". Ông ta lại quay sang viên trợ lý khác. "Chúng ta thu được bao nhiêu tháng trước".
"Mười triệu tại chỗ và mười triệu từ ngoài vào".
"Phải tăng lên nữa. Cái thành phố này đang trở nên ngày càng đắt đỏ".
ở phòng 625, Norman Haff đang trần truồng trên chiếc giường tối om xem phim con heo phát trên kênh ti vi mạch kín của khách sạn. Gã có màu da xanh rớt cùng một vòng eo khổng lồ đầy bia, da thịt thì bèo nhèo. Gã chồm lên bạn tình.
"Hãy nhìn họ đang làm gì kìa, Irma", gã thì thào. "Em có muốn anh làm như thế không?" Gã sờ nắn xung quanh vòng eo bạn tình, mắt vẫn dán chặt vào màn hình....
Gã tắt pin và nằm vật ra, thở hổn hển, cảm thấy thật tuyệt. Gã sẽ cùng Irama một lần nữa vào buổi sáng, trước khi tháo hơi và xếp "nàng" vào va li.
Normal là người chào hàng, cái nghề luôn phải rong ruổi đến những nơi lạ lẫm, nơi mà gã không có ai làm bầu bạn. Và gã đã "tìm ra" Irma cách đây vài năm. "Nàng" là tất cả những gì đàn bà mà gã cần. Những đồng nghiệp ngốc nghếch của gã đi vòng quanh nước Mỹ, mất không biết bao nhiêu tiền cho đám đĩ rạc cũng chỉ để đạt tới cái kết quả gã vừa đạt được. Song, hơn hẳn bọn họ, gã có thể thoả mãn bất kỳ lúc nào gã muốn, lại khỏi phải lo chuyện bệnh tật gì.
ở tầng trên, phòng 725, gia đình Pat Murphy vừa đi ăn tối về. Tim Murphy, mười tuổi, đang đứng trên ban công nhìn ra công viên. "Ngày mai mình trèo lên đỉnh đài tưởng niệm, bố nhé?" Cậu bé nài nỉ.
Em trai Tim phản đối. "Không. Em muốn đến Viện Smithsonian.
"Trụ sở Smithsonian", ông bố sửa lại.
"Gì cũng được. Con muốn tới đó".
Đây là lần đầu tiên bọn trẻ được đến thủ đô, dù bố chúng, mỗi năm có tới hơn 6 tháng sống ở đây. Pat Murphy là một chuyên gia vận động hành lang và sắp tới sẽ là một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu ở Washington.
Ông bố của Murphy là thị trưởng một thị trấn nhỏ ở Ohio và Pat đã lớn lên với niềm say mê chính trị. Pat có cậu bạn thân tên là Joey. Họ học cùng nhau, đi trại hè cùng nhau và cũng chia sẻ mọi thứ. Nghĩa là không thể còn gì thân thiết hơn. Nhưng tất cả đã thay đổi trong một kì nghỉ, khi bố mẹ Joey đi vắng nhà và Joey đến ở cùng Pat Murphy. Nửa đêm, Joey mò đến phòng Pat, chui vào giường. "Pat", cậu ta thì thầm, "dậy đi".
Pat mở mắt. "Chuyện gì? Chuyện gì xảy ra thế?"
"Mình thấy cô đơn", Joey thì thầm. "Mình... muốn cậu".
Pat Murphy bối rối. "Để làm gì?"
"Cậu không hiểu à? Mình yêu cậu. Mình muốn cậu". Và cậu ta hôn môi Pat.
Pat kinh hãi vì phát hiện ra điều khủng khiếp là Joey mắc bệnh đồng tính. Không bao giờ Pat nói chuyện với Joey nữa.
Pat Murphy ghê tởm sự đồng tính; họ là những kẻ đồng dâm, là quái vật. Chúa nguyền rủa chúng khi chúng đi dụ dỗ những đứa trẻ ngây thơ. Ông biến nỗi căm ghét và ghê tởm thành một chiến dịch lớn, lâu dài, chống lại đến cùng các ứng cử viên mà ông chắc chắn là biết họ mang bệnh đồng tính, rao giảng về những tội ác, những nguy hiểm mà nó mang đến cho con người.
Hồi trước, ông ta thường đến Washington một mình, nhưng lần này vợ ông cứ nhất định đòi cho bà và lũ trẻ đi theo.
"Em muốn cuộc sống của anh ở đó ra sao", bà ta nói và cuối cùng Pat đành phải nhượng bộ.
Giờ đây, ông ta đứng nhìn bà vợ và lũ trẻ, thầm nghĩ, đây là lần cuối ta nhìn thấy chúng bay. Sao ta lại có thể phạm một sai lầm ngu dốt thế nhỉ? Thôi được, nó cũng sắp kết thúc rồi. Gia đình ông đang bàn kế hoạch ngày mai, nhưng làm gì có cái ngày mai đó. Trước khi họ thức dậy thì ông đã đang trên đường đến Brazil rồi.
Alan đang chờ ông ta.
ở phòng 825, căn phòng đế vương, là một sự im lặng tuyệt đối. Thở, hắn tự nhủ. Mình phải thở... thở chậm hơn nữa... chậm hơn nữa... Hắn sắp rơi vào cơn hoảng loạn và cứ đứng nhìn chăm chăm vào thân hình mảnh dẻ, không một mảnh vải che thân của cô gái trẻ sóng sượt trên nền nhà, nghĩ. Đó không phải là lỗi của mình. Cô ta bị trượt ngã.
Đầu cô gái bị vỡ khi va vào góc bạn bịt sắt, máu tràn xuống trán. Hắn đã bắt mạch cổ tay cô, nhưng không có dấu hiệu gì. Thật không tin nổi khi cô bé mới sung sướng, quằn quại trong tay hắn...
Mình phải thoát khỏi đây. Ngay bây giờ! Hắn nhanh chóng mặc quần, áo. Chuyện này không chỉ là một vụ scandal bình thường mà nó sẽ làm rung chuyển cả thế giới. Họ chắc không thể lần ra mình ở đây.
Mặc xong quần áo, hắn vào phòng tắm, nhúng ướt chiếc khăn và lau chùi tất cả mọi chỗ mà hắn có thể chạm đến.
Khi đã chắc chắn mình không để lại dấu vết nào, hắn nhìn quanh một lần cuối. Chiếc xắc tay của cô bé! Hắn nhặt lên rồi đi đến cuối phòng, nơi có thang máy riêng.
Hắn bước vào trong, gắng trấn tĩnh lại. Hắn bấm nút "G", và vài giây sau đã ở trong gara. Không có ai. Hắn đang bước tới chiếc ôtô của mình, đột nhiên nhớ ra và nhanh chóng quay lại thang máy. Rút chiếc khăn tay, hắn lau những cái nút bấm. Hắn đứng khuất trong bóng tối, nhìn quanh một lần nữa để chắc chắn chỉ có một mình hắn. Cuối cùng, khi đã thấy an tâm, hắn bước tới ôtô, mở cửa và ngồi vào. Động cơ nổ êm. Chiếc xe phóng ra khỏi garage.
Cô hầu buồng Filipina phát hiện ra xác chết nằm sõng soài trên trên nền nhà.
“Odios ko, Kawawa naman iyong babae!” (tiếng địa phương – tỏ ý sợ hãi, kinh hoàng) Cô ta làm dấu thánh, lao ra khỏi phòng, la hét ầm ĩ.
Ba phút sau, giám đốc điều hành Jeremy Robinson và Thom Peters, quản lý khách sạn đã có mặt tại 825, căn phòng sang trọng hạng nhất. Họ đứng nhìn chằm chằm vào cái xác lõa lồ của cô gái.
“Chúa ơi,” Thom nói, “Cô ta chỉ 16, 17 là cùng.” Ông ta quay sang người giám đốc. “Tốt hơn hết là ta gọi cảnh sát?”
“Đợi đã!” Cảnh sát. Báo chí. Dư luận. Trong một thoáng suy nhĩ, Robinson băn khoan không biết có thể đưa cái xác một cách im lặng ra khỏi khách sạn hay không.
“Thôi dược, hãy làm như vậy.” Cuối cùng Jeremy Robinson đồng ý với vẻ miễn cưỡng.
Thom Perters rút ra chiếc khăn tay và dùng nó để lót bàn tay nhấc điện thoại.
“Cậu đang làm cái gì vậy?” Robinson kêu lên. “Đây không phải là án mạng mà chỉ là một tai nạn.”
“Chúng ta chưa biết là gì cơ mà?” Peters trả lời.
Anh ta quay số và chờ.
“Cảnh sát phải không? Có một xác chết ở khách sạn Monroe Arms.”
Thanh tra Nick Reese có vẻ ngoài như một viên cảnh sát đường phố: cao lớn, vạm vỡ, cái mũi gẫy, dấu tích cho người ta biết ông đã từng là võ sĩ quyền Anh. Nick bắt đầu sự nghiệp là một nhân viên trong cảnh sát thủ đô Washington, sau tiến dần lên, từ hạ sĩ tới trung úy, rồi sĩ quan tuần tra cao cấp. Ông được bổ nhiệm là thanh tra D2 rồi D3 và trong 10 năm qua là người phá được nhiều vụ án nhất của phòng.
Thanh tra Reese lặng lẽ quan sát hiện trường. Trong phòng còn có 6 người đàn ông khác. “ Đã ai động vào cái xác chưa?” Ông rùng mình, hỏi.
Robinson nhún vai. “Chưa.”
“Cô ta là ai?”
“Tôi không biết.”
Reese quay sang nhìn viên giám đốc. “Một cô gái trẻ chết trong căn phòng hạng nhất của ông mà ông lại chẳng biết gì về cô ta? Thế khách sạn này có sổ đăng ký khách không?”
“Tất nhiên là có, ông thanh tra ạ, nhưng trường hợp này...” Robinson ngập ngừng.
“Trường hợp này...?”
“Ông Eugene Gant đã đăng ký phòng này.”
“Ông ta là ai?”
“Tôi không biết.”
Thanh tra Reese không thể kiên nhẫn được nữa.
“Thử xem nhé. Người đặt phòng này bắt buộc phải trả tiền... tiền mặt, thẻ tín dụng hay là cái quái gì đó đi nữa. Và người tiếp nhận ông Gant này vào chắc hẳn phải nhìn thấy ông ta. Ai tiếp nhận?
“Gorman, nhân viên trực ngày.”
“Tôi muốn nói chuyện với anh ta.”
“Tôi... tôi sợ là không thể.”
“Hả? Sao thế?”
“Hôm qua anh ta đi nghỉ rồi.”
“Gọi anh ta ngay.”
Robinson thở dài. “Anh ta nào có nói với ai là mình đi đâu.”
“Khi nào anh ta quay về?”
“Hai tuần nữa.”
“Tôi sẽ coi ông là người không muốn hợp tác. Tôi không có ý định đợi đến 2 tuần mà muốn có những câu trả lời ngay bây giờ. Chắc hẳn ai đó phải nhìn thấy có người ra vào phòng này chứ?”
“Không chắc thế!” Robinson nói có vẻ hối lỗi. “Bên cạnh thang máy chung, phòng này còn có một thang máy riêng dẫn thẳng xuống gara ở tầng trệt. Tôi không hiểu nổi những chuyện này. Đó... rõ ràng là một tai nạn. Có thể cô ta là một con nghiện đã dùng thuốc quá liều rồi bị ngã...”
Một viên thám tử tiến đến gần thanh tra Reese. “Tôi đã kiểm tra tủ quần áo. Váy cô ta mặc là của hãng GAP, giày hãng Wild Pais. Chẳng nói lên điều gì cả.”
“Không có gì để nhận biết cô ta là ai à?”
“Không. Nếu cô ta có xắc tay thì nó cũng biến mất rồi.”
Thanh tra Reese xem xét lại xác chết lần nữa. Ông ta quay qua một viên cảnh sát gần đó. “Lấy cho tôi miếng xà phòng. Nhớ nhúng vào nước.”
Viên cảnh sát tròn mắt nhìn. “Gì ạ?”
“Một miếng xà phòng ướt.”
“Vâng thưa ngài.”
Thanh tra Reese quỳ xuống cạnh cái xác và quan sát chiếc nhẫn trên tay cô gái. “Nó giống như một chiếc nhẫn của học sinh thường đeo...”
Reese nhẹ nhàng chà miếng xà bông ướt dọc theo ngón tay cô gái và cẩn thận tháo chiếc nhẫn ra. Ông xoay xoay chiếc nhẫn, vừa quan sát nó vừa lẩm bẩm. “Đây là một chiếc nhẫn của trường trung học Denver. Có những chữ cái trên đó, P.Y.” Ông quay sang bảo người đứng cạnh. “Kiểm tra đi. Gọi cho trường trung học Denver để tìm hiểu cô bé là ai. Phải nhanh. thật nhanh. Thắng thua là ở sự nhanh chậm đó.”
Thám tử Ed Nelson, người giám định vân tay, nói với Reese. “Rõ ràng là có vấn đề, Nick ạ. Chúng tôi đã cố hết sức nhưng không thể lấy nổi dấu vân tay nào ở đây. Ai đó đã cố tình xóa hết đi.”
“Vậy thì ai đó đã phải ở đây khi cô bé bị chết. Tại sao hắn ta không gọi bác sĩ? Sao hắn ta phải lau dấu vân tay ? Và còn nữa, cô bé con này làm cái quái gì ở căn phòng đắt tiền này?”
Ông quay sang Robinson. “Phòng này được thanh toán bằng gì?”
“Nó được trả bằng tiền mặt theo như sổ sách của chúng tôi ghi lại. Một người được ủy thác mang tiền đến còn việc đặt phòng thì qua điện thoại.”
Một ai đó lên tiếng. “Bây giờ chúng ta có thể mang xác đi dược hứa Nick?”
“Đợi một chút. Có tìm thấy dấu hiệu bạo lực nào không?”
“Mới chỉ thấy chấn thương trên trán. Nhưng tất nhiên chúng tôi sẽ làm khám nghiệm pháp y.”
“Có dấu vết gì nữa không?”
“Không. Tay chân cô bé rất sạch.”
“Có bị hãm hiếp không?”
“Chúng tôi sẽ kiểm tra.”
Thanh tra Reese thở dài. “Vật tất cả những gì chúng ta có ở đây là một nữ sinh từ Denver đến Washington để rồi bị giết trong một khách sạn sang trọng bậc nhất thành phố. Ai đó đã lau hết những dấu tay rồi biến mất. Mọi thứ đều chúng tỏ là một sự mờ ám. Tôi muốn biết ai thuê phòng này?”
Ông ra lệnh. “Giờ đã có thể đưa cô bé đi được.” rồi quay sang thám tử Nelson. “Anh đã kiểm tra dấu tay ở thang máy riêng chưa?”
“Rồi. Thang máy từ phòng này dẫn thẳng xuống gara. Chỉ có hai nút bấm và đều đã được lau sạch.”
“Kiểm tra gara chưa?”
“Cũng rồi. Không có gì đặc biệt cả.”
“Kẻ làm việc này đã chứng tỏ hắn rất có kinh nghiệm trong việc che xóa dấu vết. Một kẻ đầy tiền án tiến sự, hoặc một VIP thích tham giavào các trò tiêu khiển bệnh hoạn.” Ông quay sang Robinson. “Ai thường thuê phòng này?”
Robinson miễn cưỡng đáp. “Phòng này thường dành cho những khách quan trọng nhất. Vua, thủ tướng...” Ông ngập ngừng, “...các tổng thống.”
“Trong vòng 24 giờ qua có cuộc điện thoại nào từ phòng này không?”
“Tôi không biết.”
Reese rất bực bội. “Nhưng các ông sẽ ghi lại chứ, nếu có?”
“Tất nhiên rồi.”
Thám tử Reese nhấc máy. “Tổng đài, tôi là thanh tra Nick Reese. Tôi muốn biết có cuộc gọi nào từ phòng 825, phòng bậc nhất, trong vòng 20 tiếng qua... Tôi sẽ đợi.”
Ông quan sát viên thám tử phủ một tấm vải lên xác cô gái rồi đặt cô lên chiếc giường đẩy. “Chúa ơi,” Reese nghĩ. “Cô bé thậm chí còn chưa bắt đầu cuộc sống.”
Ông nghe tiếng người trực tổng đài. “Thanh tra Reese?”
“Tôi đây.”
“Hôm qua có một cú gọi từ phòng đó. Một cuộc gọi nội hạt.”
Reese rút sổ và bút chì ra. “Đọc số máy đi.” Ông lẩm nhẩm nhắc theo . “4-5-6-7-0-4-1...”
Reese vừa đặt bút xuống bỗng sững lại. Ông nhìn chằm chằm vào quyển sổ. “Ôi khỉ thật!”
“Chuyện gì vậy?” thám tử Nelson hỏi.
Reese ngước lên. “Đó là số điện thoại của Nhà Trắng.”
Hết chương 16. Mời các bạn đón đọc chương 17!