Kim Điêu Thần ChưởngTác giả: Ảo Long
Hồi 4: Trở Về Đất Liền
Nguồn:Việt Kiếm
Ngày tháng như thoi đưa, đảo hoang trải qua bão mưa sóng gió.
Đảo vẫn như xưa nhưng đảo đã nuôi dưỡng góp phần đào toạc nên cho võ lâm một nhân tài kiệt xuất với một trái tim đầy nhiệt huyết.
Vào một ngày nắng ráo, ngồi trên mỏm đá mắt đăm nhìn những con sóng thay nhau vỗ bờ Sở Vân quần áo rách tươm, râu tộc rậm rạp buồn rầu nghĩ tới đất liến, trong lòng bỗng rộn lên nỗi lo âu, tự hỏi?
- Không biết hôm nay là ngày tháng năm nào? Trải qua hai mùa chim tránh đông rồi, liệu những con người trên đất liền kia, có một ai còn nhớ tới cái gã lãng tử này nữa không? Tuy ở rên hoang đảo không một người thứ hai, nhưng về vật chất ta được hưởng thụ quá nhiều và bản thân ta đã trải qua những ngày đầy ý nghĩa. có thể nói với những tài sản quy báu này, ta giàu có hơn ai hết... Nhưng về mặt tinh thần ta lại cô đơn và đau khổ hơn ai hết...Nhưng đảo hoang này đã chứa chấp ta bao ngày tháng… Người chủ đảo vô danh nọ đã cho ta tất cả, cho ta sống lại và dạy ta nên người. Trước đây ta không quan tâm đến việc rời đảo, mà sao hôm nay ta lại xốn xang như vậy? Lẽ nào con người không thể sống tách rời đồng loại hay sao? Những tháng ngày qua cứ mỗi lần đọc những dòng chữ ghi trên da cá hoặc trên mấy tấm vải xanh nọ thì ta cứ như mê man đi, quên cả ngày giờ, quên ăn quên ngủ mà cuốn lướt theo nó rèn luyện, nghĩ suỵ..
Suy nghĩ miên man một lúc lâu, Sở Vân đứng dậy, vươn vai, cất người bay từ đỉnh núi xuống bờ khe, thân hình như một cánh chim hải âu nhẹ nhàng chảo liệng trên không rồi từ từ đáp xuống nền đá nhẹ nhàng, không một tiếng động áo quần không lay động…Chàng khẽ mỉm cười tụ nhủ:
- Không sao hiểu nổi người chủ đảo vô danh ấy võ công cao tới mức nào? Chỉ biết học xong môn “Hồn Du Nhất Tơ” thì thân pháp khinh công cửa mình tiến triển vượt bậc, giúp cho việc luyện “Cô Quang Kiếm” và “Thái Dương Chưởng” thành tựu vô cùng, uy lực khủng khiếp đến đỗi mình cũng không sao tin nổi nữa. Cứ nghĩ tới lần mình thử sử dụng hai loài võ công đó mà đến hay mình vẫn còn cảm thấy kinh hãi, chấn động cả tâm can vì sức mạnh kinh khủng và hiệu quả kinh người của nó.
Vừa nghĩ Sở Vân vừa đưa đưa mắt nhìn mấy chục chú dê núi bị nhốt gần khe đá đen mà trong bụng thấy tự hào vô hạn. Đó là những chú dê do chàng nuôi ở đây, nhốt trong bức tường đá cao quá đầu người kia do chàng xây dựng nên, chúng vừa là nguồn thực phẩm quý giá, lại vừa là bầu bạn của chàng trên hoang đảo.
Nhưng nghĩ tới đó thì Sở Vân lại thấy lòng đau như cắt, chàng cảm thấy vô cùng nhức nhối. Đã bao lần chàng trèo trên lên đỉnh núi, giữa mưa giông sấm giật, gào to lên như thách thức với với trời đất, kêu gọi cao xanh hãy trả mình về với nhân quần...
Đã bao lần chàng chạy như điên quanh đảo, phóng mắt nhìn khăp mặt biển như cố tìm một con thuyền, một cánh bướm để cõi lòng đỡ thấy trống vắng, vậy mà chàng vẫn thất vọng vì chẳng thấy gì ngoại mặt biển xanh không một bóng hình gì...Chàng đã bật lên tiếng khóc xót xa tự mình trách mình, dằn vặt mình mà thôi.
Nhưng Sở Vân cũng cảm thấy tự hào là sau những phút yếu lòng đó, chàng đã tự mình kiềm chế được, giữ được bình tĩnh sáng suốt để rèn luyện võ công và tri thức mọi mặt. Chỉ riêng điều đó cũng đã chứng tỏ được. Lúc này Sở Vân trở nên một con người khác hẳn, mạnh mẽ về tinh thần, sáng suốt trước biến cố, đã thành một nhân vật văn võ song toàn tài năng xuất chúng rồi. Sở Vân hít một hơi dài, cười to một tiếng nhìn mặt trăng lên tới rìa khe núi phía tây đảo, biết đã đến giờ luyện công, nên vội vàng chạy về thạch động theo thang dây tụt xuống thạch thất sang trọng nọ. Chàng uống một Iy rượu thơm lừng, nồng nàn hướng ra nhoài không trung cười nói:
- Tiền bối! Vãn bối lại vừa có cảm giác như đâu đây phảng phất một nụ cười của ai đó?
Sở Vân đặt chiếc cốc bạc xuống đưa tay cầm lấy thanh kiếm, từ từ triển khai chiêu thức, luyện công. Chàng đã trải qua không ít ngày nát óc tìm tòt suy nghĩ và nhớ cả kiếm thức học được trong những tấm da cá, mới hiếu hết được huyền vi của kiếm pháp và sau đó lại qua không biết bao nhiêu thời gian mới biến được những chiêu thức đầy ảo diệu, huyền vi ấy trở thành của chính mình, thi triển theo ý thức, phản ứng theo tự nhiên...
Chàng càng ngày càng nhìn thấy những chiêu thức ấy lợi hại và tàn ác vô cùng, Sở Vân đã phát hiện ra tám chữ khắc trên chuôi kiếm đó là:
- “Chiêu kiếm ẩn kiếm, nhất niệm tồn(.?.)” Chính vì vậy mà Sở Vân luôn tâm niệm phải thận trọng khi tuốt kiếm.
Chàng vung kiếm, múa lên những vòng tròn, từ trong vòng tròn kiếm quang hàn lạnh phát ra luống kiếm khí âm u văng vẳng tiếng gió rít sóng gào mỗi lúc một vang lên nghe rừn rợn, ánh hào quang ngũ sắc lóe lên chẳng bao lâu thì vụt biến mất…Sở Vân lại miệt mài rèn luyện… Chừng nửa năm sau… Lúc này Sở Vân quyết định phải sớm trở về cộng đồng xã hội, về với đất liền, nơi mà chàng đã trải qua những ngày đau khổ và căm phẫn nhất.
Quyết đinh rời đảo hoang, dù không biết là tạm thời hay vĩnh viễn nhưng Sở Vân cảm thấy lòng đau như cắt, chàng đưa mắt nhìn khắp cả thạch thất, thạch động và cả hòn đảo nhỏ lưu luyến, nước mắt tuôn trào.
Sở Vân biết chính ở hòn đảo này chàng đã sống lại và trở nên một con người mới…Quê hương,….Sư phụ,…to lớn... to lớn lắm...
Sở Vân mang theo rất nhiều thứ cần thiết ra bờ biển, nơi mà chàng đã dầy công khảo sát, có thể nói là nơi yên tĩnh nhất, bình lặng nhất của cả đảo.
Sở Vân lấp kín cửa động thả bầy dê núi, xoá hết mọi dấu vết của bức tường đá do chàng xây và những dấu vết khả nghi khác... trả hoang đảo trở về với cảnh sắc ban đầu khi chàng đặt chân lên đạo cô tịch.
hoang dã… Nhìn cảnh đảo hoang mà Sở Vân thắt cả ruột, tràn nước mắt vì lưu luyến, vi tri ân… Một tiếng kêu của loại chim biển cất lên, kéo Sở Vân trở về với thực tại, thúc giục chàng phải lập tức chuẩn bị ra đi.
Sở Vân gạt nước mắt, bước nhanh về phía chiếc thuyền làm bằng da.
Chiếc thuyền ấy Sở Vân đã kiểm tra nhiều lần rồi, lúc này chàng yên tâm vận khí thổi hơi để bơm thuyền cho căng lên. Nhìn chiếc thuyền kia mỗi lần nạp khí lại to lên một i l, trong lòng Sở Vân lại tràn ngập niêm tin. Cho đến lúc chiếc thuyền căng lên dài hơn một trượng thì Sở Vân nút chặt vòi hơi lại. Chiếc thuyền ấy làm bằng da dê, và có cả một lá buồm cũng bằng da dê, bốn phía có những miếng thủy tinh gắn vào để thêm cứng. Nó vốn dĩ là của chủ nhân cũ của đảo hoang này làm để đì lại vòng qoanh đảo.
Sở Vân đưa các vật dụng cần thiết mang theo xếp gọn, chắc chắn xuống thuyền, riêng thực phẩm và nước ngọt chàng buộc thật kỹ trong những chiếc túi da đê.
Sau khi mọi sự chuẩn bị đã được thực hiện chu đáo, Sở Vân xuống thuyền, đưa mắt nhìn lên hòn đảo thân yêu lần cuối làm động tác cáo từ rồi vận công vào đôi tay, lợi dụng một con sóng lớn, đẩy thuyền ra khơi một cách vững chãi.
Chiếc thuyền lao đi, rồi theo một con sóng khác lui lại, lúc này cũng là lúc Sở Vân tung người nhẹ nhàng như một chiếc lá bay vào lòng thuyền.
Chàng nhanh nhẹn ma thận trọng căng buồm, lái con thuyền lướt trên đỉnh sóng vượt qua vùng nước xoáy sát bờ, lái theo con thuyến nương sóng lao vút ra khơi, chỉ trong chớp mắt chiếc thuyền da dê đã rời khỏi vòng nguy hiểm, bình an lướt xa bờ chừng năm sáu mươi trượng.
Lúc này Sở Vân mới thở phào một hơi mở túi lấy chiếc chén gỗ ra so sánh phương hướng được ghi trên thành chén với kim la bàn từ gắn trên tấm đá xác định tốc độ gió, thuỷ triều và hải lưu, lái thuyên theo hướng về đất liền. Cánh buồm đã căng gió, đưa con thuyền cưỡi sóng lao đi như một con thần mã.
Đó là một ngày nắng ráo, thuận gió, sóng êm, mặt biển hiền hoà nhẹ đẩy con thuyền hy vọng vào lục địa. Với những kiến thức địa lý đã học được và nhiều lần thực nghiêm; Sở Vân đã trông vào mặt trời và những đám mây để chọn hai ngày đẹp nhất trong năm làm cuộc hành trình rời đảo hoang này. Nhìn con thuyền nhẹ lướt trên mặt biển hiền hòa, Sở Vân thầm nghĩ:
với tốc độ này, chỉ cần ba ngày đêm là con thuyền đã đến sát lục địa rồi. Cầu trời phù hộ đừng xảy ra điều gì trở ngại cho chuyến đi của mình...
Sở Vân ngoái đầu nhìn lại hoang đảo cho đến khi hòn đảo cô đơn từ từ biến mất trên mặt biển mới thôi.
Qua hết ngày hôm đó trời trong mây tạnh, đến đêm gió có to hơn, sóng biển cũng lớn hơn một tí, nhưng bầu trời vẫn trong xanh, đầy sao lấp lánh. Sở Vân nhìn phương vị của các vì tinh tú mà lái thuyền chạy thẳng trong đêm. Chàng sảng khoái, vui mừng nằm ở đuôi thuyền ngắm bầu trời lồng lộng mà vẫn không sao nguôi ngoai hoài niệm tới vị tiên bồi chúa đảo đã dạy chàng tất cả cho chàng tất cả để có được một Sở Vân dày dạn với sóng gió và vững vàng tri thức để đối chọi với đời.
Đỉnh buồm cua chiếc thuyền da xuyên qua giữa hai vì sao Càn lâu tiếp cận sao Chức nữ, rồi chuyển hướng sang sao Ngọc hoàng trực chỉ, hành trình hôm ấy của Sở Vân hoàn toàn thuận lợi, đúng như ước mơ của chàng. Nhúng tay xuống nước xác đinh tốc độ của hải lưu, sau đó Sở Vân điều chỉnh lá buồm cho hợp hướng gió, chàng nhấp một ngụm rượu thơm nồng khoan khoái…thả hồn theo mộng trên con thuyền lướt sóng êm như nhung.
Oo Đó là làng chài nghèo khổ, trên bãi cát phơi những tấm lưới cá, dưới bến còn thiếu những con thuyền gỗ đánh cá nhỏ nhoi. Phía bên phải có hai rìa đá lớn, dưới ánh hoàng hôn, những con sóng vỗ ầm ầm vào rìa đá.
Lúc này, thuyền đánh cá còn chưa về bến, nhưng trên mặt biển đã thấy lô nhô những cánh buồm.
Trên bãi biển rất ít bóng người qua lại, phụ nữ làng chài lúc này đang còn bận cơm nước chuẩn bị đón tiếp chồng con đi biển trở về.
Lúc ấy trên lặt biển xuất hiện một chiếc thuyền da kỳ lạ lướt sóng như bay lao thẳng vào những rìa đá phía phải làng chài, láp lánh dưới ánh nắng chiều.
Trên thuyền là một chàng trai dày dạn sương gió, râu tóc rậm rạp laii thuyền một cách điêu luyện, sắc mặt lộ vẻ khả ái, dễ làm thân nhưng cũng biểu hiện một tình cảm uất hận, căm hờn...Sở Vân hạ buồm lái thuyền lướt vào giữa hai rìa đá, cặp bến, trở về với nhân quần, với thế giới loài người đầy tình yêu và thù hận, đầy ấm êm mà cũng đầy đe dọa...
Sở Vân cổ hết súc dằn mình, nén những tình cảm đầy mâu thuẫn trong lòng đang bừng bừng nổi dậy, khe khẽ kêu lên:
- Ta đã trở về rồi. Đúng vậy ta đã thật sự trở về rồi... về với đát liền ấm áp nhưng đầy máu và nước mắt, đầy hoan lạc mà cũng đầy thù hằn… Chàng đứng yên như vậy một lúc lâu rồi lắc đầu như để tĩnh trí lại, nhảy xuống nước, hai tay nâng bổng chiếc thuyền da lên quá đầu tiến thẳng về phía làng chài nho nhỏ vả trù mật ấy.
Tiến vào giữa làng, Sở Vân dừng lại vừa nghĩ vừa quan sát một lúc, sau đó chàng hạ thuyền xuống, lấy mọi vật cần thiết xếp vào một tấm da dê khoác lên người, rồi xả hơi chiếc thuyền da, xếp lại mang lên lưng.
Sở Vân tự mình nhìn thấy quần áo rách nát, râu tóc bờm xờm trông chẳng giống ai thì gượng cười, đánh liều hướng về phía một gian nhà ngư dân lớn nhất bước tới, rồi liều lĩnh đưa tay gõ lên cánh cửa mấy tiếng thật to. Từ trong nhà, một cập mắt lơ láo nhìn ra lộ vẻ hoảng sợ kêu lên:
- Ôi ngươi... ngươi là ai thế?
Sở Vân nhìn thấy vẻ hoảng hốt của người nữ chủ nhân thì hiểu ngay nguyên do, nhưng chàng chứa vội trả lời mà muốn để xem thái độ của người đời đối với mình như thế nào? Thì ngay lúc đó ở trong nhà có giọng nói của một người lớn tuổi cất lên hỏi:
- Có việc gì thế? Có phải ba con đã trở về không?
Cô gái ấy đưa mắt nhìn Sở Vân rồi cất tiếng bình tĩnh hỏi:
- Người là ai? Gõ cửa nhà ta có việc gì thế?
- Tại hạ họ Sở, vì ra khơi đánh cá gặp phong ba bão tố, cả thuyên chín người chỉ còn sót một mình ta, gặp khúc gỗ trôi dạt ba ngày mới tới được đây chắc làm cô nương kinh dị lắm phải không?
- Gia gia, hãy vào mau lên chúng ta ở đây vinh dự được đón một quý khách đã được Hải Long Vương tha bổng. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Ngay lúc đó có một lão nhân đầu tóc bạc phơ, mặt đầy nếp nhăn từ từ bước ra đưa mắt chăm chú nhìn Sở Vân một lúc lâu rồi nhiệt tình vỗ lên vai Sở Vân cười hà hà nói:
- Hãy vào đi tiểu huynh đệ, người được Hải Long Vương tha chết chẳng nhiều lắm đâu, mạng của ngươi quả là to lắm đấy! Thôi hãy vào đây uống một tí trà nóng.
Lúc này thời tiết vào khoảng đầu xuân nên khí trời còn khá lạnh.
Sở Vân vờ như gặp cơn gió lạnh run lẩy bẩy bước vào nhà, Lão nhân nọ vừa pha trà vừa nói:
- Tiểu huynh đệ, không phải ta muốn nói đến ngươi, Cá đương nhiên cần phải bắt nhưng mạng sống cũng cần phải bảo tồn. Thấy thời tiết không tốt thì chớ mạo hiểm ra khơi. Chúng ta là nghề đánh cá để dưỡng thân thì ba phần dựa vào nước, một phần dựa vào trời nếu không cẩn thận thì coi như nộp mạng cho Hải Long Vương.
Nghe những lời chân thật và đầy long nhân hậu của lão nhân nọ Sở Vân vô cùng xúc động đáp:
- Đa tạ lão trượng, tiểu tử đã lãnh hội, lão trượng đã chăm lo cho tiểu tử như thế, mai sau tiểu tử nhất đinh xin báo đáp.
- Ngươi nói cái gì thế? Ai mà chả có lúc thất cơ lỡ vận? Huống hồ chúng ta là nhũng ngươi dựa vào biển khơi để kiếm miếng ăn, ngươi đừng nói thế nữa, lão đầu ta chịu không thấu đâu.
Nhìn cô bé tiếp cho Sở Vân tách trà thứ hai, chờ cho chàng uống hết thì ông lão quay sang phía cô gái cười nói:
- Nhị a đầu, sao ngươi cứ nhìn chằm chằm vào người ta thế? Đây đâu có phải là người đầu tiên thoát chết trên biển mà ngươi nhìn thấy?
Ha hạ.. Ngươi quả là càng ngày càng chẳng hiểu lễ nghi chi cả...
Cô gái đỏ mặt “hứ” một tiếng nói:
- Gia gia, người thích phê phán cháu trước mặt người khác, cháu…cháu không ra nữa đâu.
- Được được, đên gia gia mà ngươi cũng không cho nói ngươi một đôi câu à? Ha ha, để xem sau này ai dám rước ngươi…Ha hạ..
Sở Vân nhận thấy tình cảm ấm áp của hai ông cháu nhà này mà không khỏi xúc động, nói:
- Lão trượng quả thật hạnh phúc, khiến cho tiểu tử cảm thảy xót xa vô cùng, lão trượng tuổi ngoại bảy mươi mà có con cháu bên mình phụng dưỡng, quả thật trên đời có mấy ai được như thế?
- Hay lắm, hay lắm, tiểu huynh đệ nếu không tị hiềm xin mời ở lại tệ xá vài hôm chắc là làm cho tệ xá thêm ấm áp. Tiểu ca, ta thấy người nói năng lưu loát chẳng giống người đánh cá thuê kiếm sống, có phải người trước đây xuất thân từ chốn cao sang chăng?
- Lão trượng quá khen, tiểu tử chẳng qua may mắn đọc được nhột ít thi thư, kiến thức nông cạn đâu dám nói đến chuyện chi… Lão nhân không nói gì mà đưa mắt nhìn Sở Vân một cách chăm chú, thì bỗng phía sáu vang lên giọng nói của người thiếu nữ:
- Gia gia, cha và anh trai con đã trở về kia kìa.
Lão nhân nọ cười ha hả mấy tiếng đứng lên nói với Sở Vân:
- Tiểu huynh đệ mau lại đây xem con cháu của lão ra sao nào.
Ngay lúc ấy từ ngoài cửa vang lên tiếng cười sang sảng rồi một đại hán và một thiếu niên mày rậm mắt to tiến vào. Lão nhân nọ chỉ vào Sở Vân nói:
- Đại Toàn, Trường Sinh, mau lại chào Sở huynh đệ, anh ta đã trở về từ trong bụng cá đấy!
Người được gọi lâ Đại Toàn nghe thấy thế thì vột bước đến, nhiệt tình nắm lấy đôi tay của Sở Vân thân mật nói:
- Huynh đài, mạng của ngươi quả là to lắm, nào hãy ngồi xuống đi, đừng nên khách khí nữa. Trưởng Sinh hãy mau đi giúp cho mẹ và em gái ngươi làm cơm sớm sớm vào nhé, hôm nay nhà ta có khách quý đấy.
Sở Vân cảm động trước những cử chỉ chân thành mến khách của gia đình ngư dân họ Tiết này, nên giữ tay Tiết Đại Toàn trong tay mình nói:
- Với người dưng mà cư xử còn hơn ruột thịt thái độ của các vị khiến cho Sở Vân này cảm kích vô cùng.
- Sao lại nói thế, đã đến đây thì cứ coi như người nhà, mấy ai đã làm nghề chài lưới mà một lần trong đời không gặp chuyện khốn khó...
Nào Sở huynh đệ, hãy bỏ đồ đạc trên người xuống đi, xem ra thì đã lâu ngày ngươi chưa tắm rửa gì cả phải không? Mau đi tắm rửa đi, mặc tạm bộ quần áo thô của ta vậy…mau lên rời còn cơm nước nữa chứ.
Sở Vân cảm động tạ Ơn rồi bước vào hành lang nhỏ hẹp đi đến nhà tắm theo sự chỉ dẫn của Tiết Đại Toàn.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ xong. Sở Vân bước lên nhà trên thì đã thấy cả nhà họ Tiết gồm năm người đang mỉm cười ngồi quanh mâm cơm thịnh soạn mà giản đơn chờ chàng... Và ai nấy đều ngạc nhiên trước vẻ tuấn tú, hiên ngang và hấp dẫn của chàng trai họ Sở, vì lúc này chàng đã hoàn toàn thay đổi, chẳng còn gì vẻ tiều tụy xác xơ của người ngư dân gặp nạn ban nãy nữa.
Thấy mọi người chăm chăm nhìn mình, Sở Ván đỏ mặt ngượng ngùng nói:
- Để cả nhà phải chớ đợi quá lâu, thật là thất lễ, tại hạ xin lỗi.
Tiết lão nhân lộ vẻ vui thích nói:
- Ha ha. thật là hiên ngang đĩnh ngộ, đúng là một chàng trai tuấn tú.
Tiết Đại Toàn bỗng cười thật to, kẽo ghế mới Sở Vân nói:
- Sở huynh đệ, dáng dấp của ngươi chẳng giống xuất thân từ nghề chài lưới tí nào cả, ngồi xuống đị. Thức ăn tuy chẳng ngon lắm, nhưng cũng đủ cho ta ăn no bụng đấy...Ha ha.
Nhìn mâm cơm thịnh soạn có đủ thịt nướng, cua rang muối, thịt gà, cá nục hấp... Bày ra trước mắt mình, Sở Vân ngỡ ngàng khi Tiết phu nhân một thiếu phụ hiền hậu duyến dáng gắp đầy thức ăn vào chẽn của chàng nói:
- Sở thúc thúc đừng nên khách khí... thúc ăn này tuy chẳng ngon mấy...
Ngay lúc ấy Tiết Đại Toàn đã cất tiếng cười cướp lời vợ nói:
- Bà nó ơi, cả bà cũng đừng quá khiêm tốn nữa. Cả cái thôn Phước này có ai mà không biết bà là một người vợ đảm mẹ hiền, dâu thảo đâu nào, hơn thế nữa, bà còn là một tay đầu bếp giỏi nhất làng nữa chứ.
Người thiếu phụ nguýt chồng một cái rồi nói:
- Ông thì khéo miệng lắm, chỉ giỏi tâng bốc vợ con, chẳng sợ Sở thúc thúc cười cho sao?
Sở Vân đang như say trước tấm lòng đôn hậu, trước tình cảm nồng nàn, trước cuộc sống của cái gia đình chài lưới này...