Kim Kiếm Lệnh
Tác giả: Đông Phương Ngọc
Đà Giang Tử dịch
Hồi 62
Luyện thành Thái Thanh cương khí
Nguồn: kiếm hiệp thư quán
Chu Khi nghe chàng kể xong câu chuyện liền cười khà khà hỏi thêm : truyện copy từ tunghoanh.com
- Con ơi, ông lão gầy còm khẳng khiu con đã gặp có phải con người dáng điệu thật buồn cười, dưới cằm có một bộ râu dê không?
Vệ Thiên Tường ngạc nhien hỏi phăng tới :
- Phải rồi, nhưng Chu thúc thúc có biết ông ta là ai không?
Chu Khi mỉm cười đáp :
- Ông ta chính là Thù Tiên Địch Túy Ông, sư thúc của Thiếu Lâm tiền Đại chưởng môn Bách Liễu đại sư đấy! Phải rồi ông ta là sư thúc của lệnh tôn Vệ đại hiệp đấy. Cũng vì ông ta thích uống rượu nên biệt hiệu là Túy Ông còn Thù Tiên sở dĩ người trên giang hồ goi ông cũng vì thấy thân hình ông vừa ốm vừa thấp, tánh tình thì lại ưa khôi hài giỡn hớt. Hành vi của ông khôg khác nào con thần long, xuất hiện vô chừng, thấy đó lại biến mất đó. Đã lâu rồi không thấy ông xuất hiện giang hồ, ai ai cũng ngỡ ông chết rồi, không dè ông cũng vân còn sống và khỏe mạnh.
Nói đến đây Chu Khi cảm thấy hào hứng hăng say gật gù nói luôn :
- Con tuy rủi mà may! Ngày nay vì bị thương nặng phải mất cả Nghịch Thiên huyền công nhưng con đã có Thái Thanh tâm pháp thì cũng đủ đền bù lại rồi!
Vệ Thiên Tường nghe nói mình bị mất cả Nghịch Thiên huyền công thì không khỏi sợ hãi, vội vàng hỏi :
- Sao, Chu thúc thúc bảo Tường nhi bị phế bỏ “Nghịch Thiên huyền công” rồi sao?
Chu Khi mỉm cười nói :
- Nghịch Thiên huyền công tuy là công phu tột bực của Tu La môn, nhưng lối luyện lại gần giống bàng môn tả đạo, không thuận với nền võ học chính tông, dù bị mất ddi cũng không đáng tiếc. Âu cũng là một cơ hội để con có thể cởi mở ma đạo tu luyện Thái Thanh tâm pháp, đi đúng với con đường chân chính võ lâm.
Ông lần lượt đem việc Vệ Thiên Tường trúng phải “Tử Chưởng thủ” của Cầm Linh Quần Nam Cung Hột khiến toàn thể hệ thống kinh mạch bị bế tắc đến nỗi mình phải ngày đêm gấp rút đưa về Thiên Sơn khẩn cầu ân sư khôi phục kinh mạch, kể lại một hồi.
Vệ Thiên Tường nghe xong trong lòng cảm kích bồi hồi, vội vàng đứng dậy nói :
- Chu thúc thúc, Tường nhi từ tấm bé nhờ ơn người đưa đi, thoát khỏi bàn tay cừu nhân, ngày nay lại phải xa xôi lận đận trải qua bao nhiêu gian khổ về tận Thiên Sơn, hai lần cứu mạng Tường nhi tự xét không biết chừng nào mới đền đáp được thâm ân naỳ.
Chu Khi cười ha hả nói :
- Thôi con đừng nên khách khí nữa. Thật ra ngày xưa nếu không có Vệ minh chủ thì Chu thúc thúc mạng sống cũng chẳng còn. Như vậy từ nay về sau đối với thúc thúc con không nên nói câu báo đền ơn nghĩa nữa nhé.
Vệ Thiên Tường cảm động nói :
- Tường nhi xin lĩnh giáo.
Chợt nhớ lại một việc chàng hỏi tiếp :
- Xưa nay Tường nhi nghe tiếng Thiên Sơn tuy vang động khắp giang hồ có lòng ngưỡng mộ đã lâu. Hiềm vị non sông cách trở không có chuyện gặp gỡ để bái yết. Lần này nhờ ơn Chu thúc thúc mang về tận Thiên Sơn, hân hạnh được Thiên Sơn thần tăng ra tay tế độ khôi phục kinh mạch, Tường nhi có nguyện vọng được gặp mặt để lạy mấy lạy gọi là biết ơn sâu, Chu thúc thúc xét có thể đưa đến được không?
Chu thúc thúc ngẫm nghĩ giây lát, xem chừng phân vân lắm sau cùng mới nói :
- Sư phụ đã bế môn phong kiếm, lâu lắm không gặp người ngoài. Con đã chịu ơn Ngài lẽ ra phải bái yết. Nhưng ngặt vì hôm nọ sư phụ có dặn kỹ phải đóng cửa ba hôm, tính đến Chính ngọ hôm nay mới đúng kỳ hẹn mở cửa. Chừng ấy Chu thúc thúc sẽ mang con đi.
Khi đó vừa đúng giò Ngọ, Chu Khi liền dẫn Vệ Thiên Tường đến chỗ nhà đá. Khi đến trước cửa ông sụp quỳ xuống miệng vái lâm râm.
Vệ Thiên Tường thấy Chu thúc thúc quỳ xuống cũng vội quỳ xuống theo một bên.
Nhung chờ mãi hồi lâu cửa đá vẫn không thấy mở và chẳng thấy tăm hơi gì cả.
Chu Khi trầm ngâm nghĩ bụng :
- “Hôm nọ sư phụ đã nói trần duyên đã mãn đã chỉ chỗ mình về đến là xong. Hay là Ngài... ngài đã...”
Đến đây không dám nghĩ tiếp, vùng đứng dậy sẽ đẩy nhẹ chiếc cửa đá khép hờ. Nhìn vào trong thấy Thiên Sơn thần tăng ngồi chễm chệ trên bồ đoàn, cúi đầu nhắm mắt, dáng điệu tuy bình thường nhưng nước da hơi tái. Nhìn kỹ thì rõ ràng Ngài đã tạo hóa từ lâu rồi.
Chu Khi thấy vậy trong lòng đau đớn không xiết kể vội vàng chạy vào quỳ mọp trước bồ đoàn cúi đầu lạy bốn lạy.
Vệ Thiên Tường cũng kính cẩn lạy theo.
Chu thúc thúc đứng dậy, gạt lệ rồi lùi ra sau đẩy cánh cửa, dùng cát lấp kín, đóng chặt động đá như một nhà mồ
Làm xong ông dẫn Vệ Thiên Tường về nhà đá luyện võ.
Ông đưa tay vào mình lấy ra một viên “Tuyết Sâm hoàn” để trên lòng bàn tay trịnh trọng nói :
- Tường nhi, Chu thúc thúc sở dĩ đem con về Thiên Sơn cũng vì thương thế của con quá trầm trọng, trên đời này chỉ có một mình ân sư mới có thể cứu giúp được mà thôi.
Nơi đây cách biệt xã hội lào người, địa điểm rất hợp với công cuộc rèn luyện võ công. Viên Tuyết Sâm hoàn này chính của sư phụ ban cho, nhưng Chu thúc thúc thấy không thể dùng được vậy con hãy mau mau nuốt đi, lại theo bí quyết thông thường để luyện tập nội ngoại thần công, ôn nhuần nhuyễn tuyệt kỹ có thể sẽ thành công rực rỡ trong một thời gian ngắn.
Vệ Thiên Tường vâng lời ở trong tĩnh thất tham luyện “Thái Thanh tâm pháp”.
Quang âm thấm thoát như nước chảy qua cầu. Vệ Thiên Tường tuy mất hết Nghịch Thiên huyền công nhưng lại học được tất cả các bí quyết của “Thái Thanh tâm pháp” thuộc “Huyền môn chính tông” và từ đó tuần tự tiến dần có vẻ khả quan lắm.
Không những chàng luyện xong “Thái Thanh cương khí” và “Huyền Thiên nhất chưởng” đến ba bốn thành hỏa hầu, mà cả đến Tu La thần trảo mà Tu La môn mà chàng cũng áp dụng Thái Thanh tâm pháp, luyện xong rất thành thục. Ngoài ra cả “Ngũ Cầm thân pháp” cũng luyện lão thông.
Thời tiết xoay vần, không bao lâu đã đến mùa xuân. Trên đỉnh Thiên Sơn Bắc phong, vẫn lạnh lẽo như băng giá không một tí gì là khí tiết của mùa xuân,
Vệ Thiên Tường sực nhớ tới kỳ hội ước của các đại môn phái cùng Thất Lão hội tại Ngũ Lão phong trong dãy Lư Sơn.
Đây là là một cuộc tranh tài giữa hai phe chính và tà quyết một mất một còn. Hồi đó chính chàng đã nhận lời phó ước lẽ dĩ nhiên phải giữ đúng hẹn không thể vắng mặt.
Huống chi ngày nay thân thế đã rõ ràng, cha mẹ hạ lạc nơi nào chẳng biết, hoàn cảnh này không thể nào cứ để kéo dài theo mãi với thời gian. Chàng thật sự tình cùng Chu thúc thúc ngỏ ý muốn trở về Trung Nguyên.
Từ khi Thiên Sơn thần tăng viên tịch, sở dĩ Chu Khi còn nấn ná nơi đây là để Vệ Thiên Tường có thời gian và điều kiện trau dồi võ công theo Thái Thanh tâm pháp và Tử Vân kiếm pháp, cùng một thế chót tuyệt diệu nhất la “Bách Vân Thiên Tường” được chu toàn từ đầu đến cuối.
Hiện nay nhận thấy Thái Thanh tâm pháp chàng đã luyện thuần thục ngoài ra còn vấn đề hỏa hầu lẽ dĩ nhiên còn lắm công phu chứ đâu phải công việc một sớm một chiều mà nôn nóng cho được.
Nếu cứ tiêp tục ở đây thêm một thời gian nữa để luyện tâp thì càng tốt. Nhưng nếu cần phải hạ sơn xét cũng có thể được rồi. Do đó khi nghe Vệ Thiên Tường ngỏ ý xin hạ sơn Chu Khi cũng không muốn cản trở. Rồi đây trên bứơc giang hồ việc tung tìm nơi hạ lạc của võ lam Minh chủ có phần thuận tiện hơn.
Tính toán hơn thiệt một hồi lâu, ông ta mới gật đầu chấp nhận.
Thế rồi qua sáng hôm sau, Chu Khi đưa Vệ Thiên Tường đến trước mặt tòa nhà đá của Thiên Sơn thần tăng quỳ lay một hồi rồi cùng nhau đi xuống núi.
Nên biết rằng hai ngọn Thiên Sơn Nam và Bắc cách nhau trên ngàn dặm, cây cối um tùm, đường đi hiểm trở. vượt khỏi Bắc cao phong, cả hai vừa đến chỗ vách đá cheo leo theo triền núi Thiên Sơn thì trời vừa tối.
Họ tìm một hốc đá kín đáo tạm nghỉ một đêm để sáng ngày đi nữa.
Sáng sớm hôm sau một tòa núi tuyết trắng phau phau chắn ngang trước mặt. Hình thái dãy núi có vẻ kỳ lạ, đỉnh ở phía Đông, chân ở phía Tây, ngọn đả phong thấp thấp, đàng xa nhìn lại như một con lạc đà khổng lồ đang phủ phục, trông thật đẹp.
Xưa nay, Vệ Thiên Tương chưa hề thấy những ngon núi băng phong nên cảnh sắc này đối với chàng thật lạ mắt.
Chàng nhìn sững một hồi rồi hỏi :
- Chu thúc thúc, đây là ngọn núi gì mà lạ như vậy?
Chu thúc thúc cười đáp :
- Đây là Lạc Đà phong của Thiên Sơn. Theo thiên hạ đồn thì đáy của ngọn núi chưa trong mười ngọn núi cao của vùng này. Chúng ta phải đi vòng quanh mới qua khỏi băng sơn được.
Trong lúc chuyện trò đã đến chân núi băng sơn.
Thình lình trên đỉnh núi cao chót vót phát ra những tiếng ầm ầm, hàng trăm khối băng như những tảng đá to rơi ào ào xuống núi.
Chu Khi vội vàng nắm tay Vệ Thiên Tường nhảy vọt qua một bên chờ một chút cho những tảng băng lăn hết rồi lại tiếp tục đi nữa.
Nhìn xong hiện tương đó Vệ Thiên Tường hỏi Chu thúc thúc!
- Nơi đây quanh năm toàn tuyết trắng, có lẽ chẳng cây cối gì mọc được phải không?
Chu Khi khẽ nói :
- Tòa băng sơn này là núi Chúa, cao nhất trong mười ngon núi nên người Duy tộc gọi băng là “Mộc Thập”, “Tháp Khắc” là núi, ngày nay trở thành danh từ phổ thông “Mộc Thập Tháp Khắc”. Trên ngọn Đà phong có một hồ băng rộng lớn, trong hồ có mọc một thứ Sơn tuyết vô cùng quý giá.
Vệ Thiên Tường hỏi :
- Chu thúc thúc, Tuyết Liên có khác gì Tuyết Sâm không?
Chu Khi Lắc đầu nói :
- Không nên lầm lẫn hai thứ này với nhau được. Tuyết Liên ở Thiên Sơn may mắn lắm mới gặp được chứ Tuyết Sâm thì khó mà tìm ra. Đại sư huynh chế luyện Bách Doanh đan, nhưng trong đó thiếu Tuyết Sâm nên mức công hiệu so với Tuyết Sâm hoàn của sư phụ còn kém xa một trời một vực.
Hai người vừa nói vừa rảo bước đi mau, khi bắt đầu trèo lên núi Lạc phong, đột nhiên thấy trước mặt sáng rực. Thì ra trên đỉnh núi có một ngọn suối trong, nước chảy dồn lại một đầm lớn, trong suốt như gương, nhấp nhô nhiều tảng thạch băng chiếu rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời, thành hình ngũ sắc lấp lánh.
Bên cạnh hồ đỉnh núi Mộc Thâp Tháp Khắc đứng sừng sững uy nghi rọi bóng xuống mặt hồ trong vắt như gương trông có vẻ kỳ quan ngoạn mục,
Vệ Thiên Tường trợn mắt nhìn sững, miệng chắc lưỡi khen hoài. Trong lúc mải mê thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên kỳ diệu, bỗng có một mùi thơm theo gió đưa về thoang thoảng.
Mùi thơm mơn man nồng nàn và mát dụi, hit tới đâu như uống liều thuốc bổ, thấm tận gan phổi, càng lâu tinh thần cang thêm khoan khoái.
Chàng đưa cắp mắt sáng như điện quan sát khắp mọi nơi đột nhiên thấy cách chỗ đứng chừng ba trượng trên một tảng đá lớn có nước trong chảy róc rách, mọc lên một bụi cây cọng tía hoa đỏ thắm. Mùi thơm từ trong đóa hoa thoát ra, mỗi lúc một nồng nàn hơn. Chiếc hoa mà đỏ như máu lớn bằng cái bát, nhưng vang đẫm nhựa ướt, mùi hương từ đó tỏa ra ngào ngạt.
Tuy chưa biết rõ loại hoa gì, nhưng Vệ Thiên Tường cũng đoán chắc đây là một thứ cây quý báu hiếm hoi, vội quay đầu lại gọi lớn :
- Chu thúc thúc, mau mau lai đây xem.
Chu Khi vội vàng phi thân nhảy vút lại nhanh như chớp.
Khi vừa thấy đóa hoa bất giác mừng cuống cuồng thất thanh nói :
- Tuyết Sâm, con ơi đó là Tuyết Sâm, một vật chí bảo nghìn năm một thuở. Cây sâm này so với cây sâm ngày xưa tiên sư tìm được còn lớn hơn nhiều lắm. Quả nhiên là kỳ duyên hiếm có. Chúng mình hãy đi xuống mau lên!
Nói xong nắm cánh tay Vệ Thiên Tường tung mình nhảy qua tảng đá lớn, cúi mình nhay xuống, vạch những tảng tuyết xung quanh cụm cây để lòi ra một gốc tía nhỏ bằng cánh tay đứa con nít, theo phỏng đoán tuy chưa được nghìn năm, nhưng cũng được tám chín trăm năm rồi.
Vệ Thiên Tường thấy quả nhiên là Tuyết Sâm, mừng quá vội vàng rút cây kiếm bên mình ra và nói :
- Chu thúc thúc để cháu bới gốc tuyết đào lên xem thử nhé.
Chu Khi khoát tay lắc đầu nói :
- Không được đâu Tuyết Sâm là một linh vật sử dụng đến đồ kim khí. Đừng hấp tấp mà hỏng việc đấy.
Nói xong dùng ngón tay nhẹ nhàng bới cát, cào đất cẩn thận dè dặt hết sức, móc ra được một củ Tuyết Sâm rất lớn, giống như hình một đứa bé sơ sinh, mình dài một thước, toàn thân trắng tinh, trong như ngọc thoát ra một mùi hương thoang thoảng hít vào mát cả tâm can.
- A ha! tốt thiệt, quý quá rõ ràng là của trời cho, nghìn năm mới được.
Ông reo vừa dứt lời, bỗng một luồng gió lạnh thấu xương thaỏng qua, thổi hắt vào mặt, đồng thời cánh tay rung động, củ “Thiên Niên Tuyết Sâm” vừa được bới lên đã không cánh mà bay đâu mất.
Chu Khi giật mình “ô hay” một tiếng sửng sốt nhìn quanh.
- Cứ như võ công và khả năng thính thị của mình cũng đã tới hàng thượng đỉnh thế mà có kẻ đến gần, giật mất củ Tuyết Sâm một cách dễ dàng, thật quả là điều khó tưởng tượng. Kẻ nào ra tay đó cũng đủ hiểu đã thuộc vào bậc siêu phàm xuất chúng.
Không chậm một giây, ông quát lớn :
- Con ơi, đuổi mau :
Vệ Thiên Tường Cũng chỉ thoáng nghe một luồng hàn phong phớt qua mình, đoán biết có sự lạ, nhưng chưa rõ là sự gì. Chàng cũng chưa rõ củ Tuyết Sâm bị người ta đoạt mất. Chỉ nghe Chu thúc thúc hò hét bảo đuổi mau, đã cảm thấy kỳ quái rồi nen tung mình hấp tấp đuổi theo.
Hai người bay vọt lên trên đỉnh núi như hai vệt khói mờ. Bốn luồng nhã quang sáng rực quét rọi khắp mọi nơi từ trên đỉnh núi đến bốn phía xung quanh, đâu đâu cũng không có bóng người nào thấp thoáng.
Vệ Thiên Tường chợt nhìn thấy Chu thúc thúc đứng lặng yên, hai bàn tay trống không, hoảng kinh quắc mắt hỏi lớn :
- Ủa, Chu thúc thúc, củ Tuyết Sâm đâu rồi?
Chu Khi cau mày thở ra nói :
- Quả nhiên là việc lạ lùng!
- Có gì mà lạ!
Đột nhiên từ phía sau có tiếng nói rất sẽ nhưng hết sức rõ ràng, tiếp theo câu nói của Chu thúc thúc.
Chu Khi giật mình quay lại thấy ngay phía sau lưng mình không đầy hai trượng một ông già tướng người lùn thấp, mặc áo trắng đã xuất hiện không biết bao giờ?
Người ấy cao không đến ba thước, mặt mày như con nít, dưới cằm lại có bộ râu bạc như tuyết, hai mắt long lanh sáng rực như sao, trong tay đang cầm củ Thiên Niên Tuyết Sâm mà hai người vừa đào lên được.
Chu Khi đã biết nhân vật này trình độ võ công quá cao, hơn mình một mức xa, nhưng chưa biết rõ lai lịch như thế nào, lạnh lùng nói :
- Củ Tuyết Sâm này do chú cháu chúng tôi tìm thấy và mới đào lên, hà cớ sao tôn giá lại ra tay cướp đoạt của người như thế ấy, khó xem quá!
Người ấy cười khúc khích, hàm râu rung động cặp mắt long loáng hào quang rồi nói :
- Tuyết Sâm này do chính tay lão trồng ra, các ngươi có biết không mà dám tự tiện nhổ lên như vậy?
Chu Khi bật cười nói :
- Đây là linh vật thiên nhiên trên Tuyết Sơn thượng đỉnh Chu mỗ chưa bao giờ nghe nói có người trồng được Tuyết Sâm bao giờ.
Ông già râu bạc hừ một tiếng nói :
- Lão phu bảo do chính tay trồng lấy, các ngươi dám cãi bướng sao?
Vệ Thiên Tường đã có ít nhiều kinh nghiệm giang hồ, gặp gỡ các tay cao thủ khá nhiều rồi. Nay thấy ông lão lùn ra tay cướp củ Tuyết Sâm còn gàn bướng đưa ra nhưng câu nói ngang xương, không thể nào chịu được, liền cười lạt nói :
- Trăng gió của đất trời, núi rừng không ai làm chủ được, quả nhiên ông đã cướp giật của chúng tôi, xin vui lòng trả lại cho...
Ông già không đợi cho Vệ Thiên Tường nói hết câu đã gằn giọng :
- Trăng gió, núi rừng tuy của đất trời, nhưng ai cũng có thể làm chủ được nếu có đủ tài năng. Củ Tuyết Sâm này đã lọt vào tay lão phu tất nhiên thuộc quyền sở hữu của ta rồi. Đừng nói hai đứa bây là kẻ hậu sinh tiểu bối ngay cả đến Vô Cấu hòa thượng trên đỉnh Thiên Sơn này cũng không dám ngăn cản lôi thôi được lão phu nữa! Hà... hà...
Chu Khi thất lời lẽ đối phương có vẻ thị thường khác lạ, lại biết rõ tên trong của sư phụ mình đang băn khoăn suy nghĩ chưa biết là ai.
Cứ như hình dạng khác thường này đem đối chiếu với những nhân vật thường nghe sư phụ nói đến, bỗng nhiên sực nhớ đến một người, tự nhiên trong lòng run lên vì quá xúc động.
Xem tiếp hồi 63 Cặp uyên ương trong hang đá lạnh