Lá Cờ Ma Chương 9

Chương 9
Bí mật “con mắt thứ ba”

Cuối cùng cũng về đến Thượng Hải. Ngồi trên taxi ra khỏi sân bay, gương mặt xanh xám của Hạ Hầu Anh hơi hồng hào trở lại.

Ban nãy, lúc máy bay sắp tới Thượng Hải. gương mặt của Hạ Hầu Anh đột nhiên tái nhợt, mồ hôi tuôn ra như suối, hay tay bấu chặt vịn trên ghế ngồi, đường gân xanh ở hai bên huyệt Thái Dương phập phồng. Tôi thảng thốt khi thấy bộ dạng đó của cô ấy, vội vàng hỏi sự thể ra làm sao. Hạ Hầu Anh bảo đó là chứng bệnh đau đầu di truyền, một lúc nữa sẽ hết.

Cơn đau đầu của cô ấy hẳn là phải ghê gớm lắm vì cứ trông dáng vẻ của cô thì đủ biết. Con người dù bản lĩnh cao cường đến đâu vẫn có những mối âu sầu không thể tự mình gỡ bỏ được. Ngay cả bản thân Hạ Hầu Anh cũng đành bó tay trước chứng bệnh của mình thì y học hiện đại có lẽ vô phương cứu chữa.

Trên đời này, những kì nhân dị sĩ nếu muốn sẽ chẳng bao giờ thiếu tiền tiêu, những gã tầm tưhờng như tôi chỉ có thể thở than vì tài hèn sức mọn. Hạ Hầu Anh nghỉ tại khách sạn Bốn mùa, một trong những khách sạn sang trọng và đắt đỏ nhất Thượng Hải. Tôi hẹn Hạ Hầu Anh 9 giờ sáng hôm sau gặp nhau ở cổng khách sạn và chúng tôi sẽ thực hiện cuộc thám hiểm ngôi mộ cổ đó lần thứ hai. Tôi nay tôi có việc khác cần phải giải quyết.

Hạ Hầu Anh có thể phá giải những kí hiệu ám thị - thứ vũ khí vô hình và thần bí nhất mang sức mạnh giết người trong mộ thất đó, những tôi vẫn chưa quên được mấy chục vết thương hữu hình và Tôn Huy Tổ phải chịu. Khả năng giết người của những cơ quan ngầm được chôn giấu trong mộ thất đó đã trở thành truyền thống, khiến Vệ Tiên phải bỏ mạng và Hạ Hầu Anh phải rầu rĩ. Vỗn dĩ, Hạ Hầu Anh muốn tới mộ thất quan sát trước, nhưng tôi tình nguyện mời cao nhân tới giúp sức.

Người có tài năng đó và không cần tôi phải giải thích nhiều về nội tình sự việc còn ai ngoài ông lão Vệ Bất Hồi?

Tôi gõ cửa căn phòng của ông lão Vệ Bất Hồi trên tầng hai của tòa nhà ba tầng trung tâm. Tôi đã chuẩn bị sẵn những câu từ cần nnói, thậm chí dự đoán những phản ứng của ông lão Vệ Bất Hồi khi lại trông thấy tôi, nhưng câu nói đầu tiên của ông lão khiến tôi mơ hồ.

“Ta đợi anh đã lâu rồi”. Khi nói câu ấy, ông lão Vệ Bất Hồi vẫn đứng chắn ngay trước cửa ra vào và hình như không có ý xê dịch.

“Bác đợi cháu ấy ạ?”, tôi nhìn ông lão Vệ Bất Hồi đang hiển diện trước mặt mình. Vẻ xa vắng, lạnh lùng thường ngày vẫn bao trùm quanh người ông lão khi rõ ràng lúc mờ mịt và ánh nhìn ảm đạm trong đôi mắt có thần giờ biến mất hoàn toàn.

“Anh định bao giờ thì xuống dưới đó lần nữa?”, ông lão Vệ Bất Hồi hỏi ngay, không để tôi kịp thở một giây nào. Chừng như ông lão biết trước ý định của tôi khi tới gõ cửa nhà ông lão.

“Dạ… ngày mai, khoảng chién rưỡi sáng ạ”.

“Được, ta sẽ đi”. Một tiếng “uỳnh” vang lên nối tiếp câu nói vừa dứt. Cánh cửa gỗ màu đỏ sậm đóng sầm ngay lại, bỏ mặc tôi đứng bên ngoài.

Ông lão dồn tôi vào thế bị động và câu nói chắc nịch như vậy, lẽ não “Vua trộm mộ” mai danh ẩn tích hơn sáu mươi năm trời nay đã tái xuất giang hồ?

Tại sao ông lão Vệ Bất Hồi biết tôi muốn thâm nhập ngôi mộ cổ đó lần nữa nhỉ? Ông ấy ôm nỗi kinh hoàng hơn sáu mươi năm có lẻ, sao bây giờ bỗng chốc không khiếp sợ nữa? Những câu hỏi này vần vũ trong đầu tôi trên suốt quãng đường về, có điều tôi nghĩ mãi vẫn không tìm ra lời giải.

9 giờ sáng hôm sau, tôi gặp Hạ Hầu Anh như đã hẹn. Tôi ngạc nhiên thấy cô mặc một chiếc áo cánh dài tay rộng thùng thình. Hôm nay nhiệt độ ngoài trời lên tới 36 độ C! Chiếc váy của cô ấy còn khoa trương hơn cả chiếc áo cánh. Nó là một chiếc váy dài màu xanh nước biển. Cô nàng ngỡ mình đi dự vũ hội chắc?

“Thế này… em có cần thay trang phục không?”, tôi không nén được, bật hỏi.

“Không sao đâu anh, chúng ta xuất phát thôi”, Hạ Hầu Anh không để tâm tới lời nhắc nhở của tôi, cô giơ tay vẫy một chiếc taxi.

Cô chui vào trong xe, quay đầu lại nhìn, thấy tôi vẫn đứng tần ngần bèn tủm tỉm: “Anh yên tâm, em không phải mấy cô nàng vì một chữ đẹp mà không biết cân nhắc thiệt hơn đâu”.

Cô ấy đã nói như thế. Tôi đành bước chân lên xe dù trong lòng còn nhiều nghi hoặc.

Tôi bước vào tòa nhà ba tầng trung tâm, nhìn đồng hồ, 9 giờ 34 phút.

Tôi đang định lên tầng hai mời ông lão Vệ Bất Hồi thì bỗng nghe thấy tiếng nói vọng ra từ bên trong cái bóng mờ mờ xam xám của chiếc cầu thang dẫn vào gian phòng âm: “Ta ở đây rồi”.

Ông lão Vệ Bất Hồi mặc toàn đồ đen. Trong cái bóng u ám, tôi chỉ trông thấy đôi mắt sáng ngời vẻ tinh anh.

Có thật ông lão Vệ Bất Hồi đã là một cụ già tuổi ngòai tám mươi? Tôi bất giác hoài nghi sự thật đó.

“Vị này là ‘Vua trộm mộ’ Vệ Bất Hồi, còn vị này là Hạ Hầu Anh, cô ấy có thể hóa giải những ám thị chết người trong ngôi mộ”, tôi thay mặt hai con người mới gặp nhau lần đầu giới thiệu ngắn gọn.

Cánh cửa gian phòng âm mở rồi đóng. Thình lình, tôi trông thấy những kí hiệu sáng lấp lánh giữa không gian đen đặc.

Sau phút giật mình, tôi nhận ra Hạ Hầu Anh đã cở bỏ chiếc áo cánh bên ngoài, để lộ chiếc áo phông trắng bên trong vẽ chi chít những kí hiệu bằng thứ bút màu phát sáng. Một chiếc quần tương tự xuất hiện ngay sau đó, dĩ nhiên là Hạ Hầu Anh cũng vừa trút chiếc váy dài khỏi cơ thể.

“Bác và anh vẫn có thể nhìn thấy những kí hiệu này ngay cả trong điều kiện không có ánh sáng. Chúng sẽ giúp hai người định tâm an thần, không bị tác động bởi những kí hiệu ám thị khác, đương nhiên về bản chất chúng cũng là một dạng ám thị”.

Tôi nhìn vào những kí hiệu đó một lúc và thấy vững tâm hơn rất nhiều.

Tôi khom lưng bước đi trong dũng đạo mà bốn anh em họ Tôn đã tạo ra năm xưa. Cuối cùng, tôi đã vỡ lẽ vì sao ông lão Vệ Bất Hồi đoán biết tôi sẽ còn trở lại thám hiểm nơi này.

Sau lần diện kiến ông lão Vệ Bất Hồi, anh chàng Vệ Tiên tức thì thông báo với người trong gia tộc về tình hình của nhân vật huyền thoại này. Sau đó, Vệ Tiên chết bất đắc kì tử. Tuy phía cảnh sát không thể điều tra rõ thân phận của người chết trong một thời gian ngắn, nhưng gia tộc trộm mộ đông đảo của Vệ Tiên ngày một ngày hai biết được tin dữ ấy, họ kể với ông lão Vệ Bất Hồi khi thỉnh mời bậc đức cao vọng trọng của gia tộc trở lại gia tộc. Và tất nhiên, những thông tin về Na Đa, tức là tôi đây, cũng có liên quan tới chuyện ấy.

Hơn sáu mươi năm sau, cháu mình lại chết vì ngôi mộ cổ đó, tin dữ này làm quặn đau cả những sợi dây thần kinh nằm khuất lấp ở nơi sâu nhất trong tâm tư của ông lão Vệ Bất Hồi.

"Ta nghĩ là ta sẽ chôn thây dưới lòng đất nên bao nhiêu năm qua, ta không còn dủ can đảm để trộm mộ nữa, nhưng hôm nay hãy để ngôi mộ cổ này chứng kiến sự trở lại của ta".

Ông "Vua trộm mộ" chọn nơi năm xưa từng khiến ông cam chịu nỗi thất bại đau đớn nhất trong cuộc đời làm điểm mở màn cho cuộc tái ngộ nghề cũ.

Ông lão Vệ Bất Hồi không phải là kẻ vô mưu. Ông biết rằng muốn khám phá ngôi mộ cổ đó lần nữa phải đợi tôi quay trở lại.

Tôi tin chắc một điều, hẳn có trong tay ông lão những thông tin hết sức chi tiết về tôi, nhờ đó ông có thể đoán định, nếu tôi may mắn sống sót, nhất định tôi sẽ quay trở lại. Đương nhiên, khi ấy tôi đã phải chuẩn bị thật cẩn thận.

Ông lão tin rằng tôi không phải là kẻ yểu mệnh, vì thế, ông một mực đợi tôi quay trở lại.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đứng trước phiến đá dày và chiếc cầu thang làm bằng đá đen dẫn xuống bên dưới.

"Ở bên dưới này phải không anh?", Hạ Hầu Anh lên tiếng hỏi.

"Ừ", tôi đáp.

Ông lão Vệ Bất Hồi thở một hơi thật dài, hơi thở mà ông phải kìm nén trong lòng hơn sáu mươi bảy năm trời đằng đẵng. Ông lão xung phong đi đầu, tôi và Hạ Hầu Anh bước ngay theo sau.

"Bụp, bụp", những âm thanh nối nhau vang lên, những chiếc đèn liên hoàn vạn năm đồng loạt cháy rực, làm cả mộ đạo bừng sáng.

Ánh lửa bập bùng rọi hắt lên những hoa văn in trên nền đá cẩm thạch, bộ xương trắng vẫn nằm bất động ở phía xa xa. Tôi bước đi giữa không gian ma quái, thấy nhịp tim trở lại bình thường sau khi liếc nhìn Hạ Hầu Anh.

"Trong mộ đạo này không chôn giấu bẫy ngầm nào, chúng ta cứ thẳng tiến nhé", ông lão Vệ Bất Hồi cất lời.

Hạ Hầu Anh gật đầu. Ba người chúng tôi đẩy những bước chân về phía trước. Hạ Hầu Anh đi giữa, tôi và ông lão Vệ Bất Hồi đi hai bên, tiến sau cô độ nửa bước chân. Ám thị được tạo bởi những kí hiệu chằng chịt trên áo quần của cô ấy đã ngấm dần vào trí não tôi nên tôi không nhất thiết phải dán mắt vào chúng mỗi giây mỗi phút. Mặc dù thế, nhưng tôi vẫn nghĩ, không rời mắt khỏi chúng sẽ tốt hơn, vì chúng làm tôi thêm vững lòng.

Hạ Hầu Anh bước từng bước chậm chạp, hết sức chú ý tới những ký hiệu do những nét vẽ trên tường và những hoa văn trên đá cẩm thạch xoắn xuýt vào nhau tạo thành. Tôi quan sát thấy cô ấy khe khẽ gật đầu, như để chứng thực những suy đoán của mình từ trước.

Chúng tôi đang tién rất gần tới cửa mộ. Tôi đưa ánh mắt về phía ông lão Vệ Bất Hồi. Ông lão gật đầu. Lần này, tôi không còn cảm giác thấp thỏm kinh sợ như lần trước nữa.

Bộ xương trắng của Tôn Huy Tổ nằm sõng soài ngay bên cạnh.

"Ơ, cái đầu này là thế nào hả anh?", Hạ Hầu Anh chỉ vào cái đầu lâu Tôn Huy Tổ đang nằm riết trong bàn tay và hỏi. Cái đầu lâu có "con mắt thứ ba"!

Tôi sực nhớ, hôm đó khi kể lại câu chuyện cho Hạ Hầu Anh, tôi đã quên mất chi tiết này.

"Có lẽ nó là cái đầu của chủ nhân ngôi mộ cổ này, không biết tại sao lại bị Tôn Huy Tổ vặt mất và lôi ra tận đây".

Hạ Hầu Anh ngồi xổm xuống, nhìn trân trân vào cái đầu lâu. Không, nói đúng hơn là cô ấy đang chăm chú quan sát cái lỗ tròn thứ ba.

Tôi thấy cô ấy hơi run rẩy.

Ông lão Vệ Bất Hồi hơi thở dài. Thuở xa xưa, cái đầu này uy phong lẫm liệt là thế, mà giờ phải chịu cảnh đầu lìa khỏi xác.

Hạ Hầu Anh đứng dậy, khẽ khàng nói: "Không ngờ, truyền thuyết đó lại là sự thật", cơ thể cô hơi loạng choạng, tôi vội vàng đỡ lấy.

"Sao thế em?", tôi hỏi.

"Em không sao, chỉ hơi thất vọng thôi anh ạ", gương mặt Hạ Hầu Anh lộ rõ vẻ ủ dột, tâm trạng ấy đâu chỉ là nỗi thất vọng thoảng qua.

"Chúng ta vào trong thôi. Tuy mục đích ban đầu của em đã sụp đổ, nhưng em vẫn cần lấy cuốn sách đó", vừa nói, Hạ Hầu Anh vừa cất bước đi tiếp.

Tôi đi theo sau ông lão Vệ Bất Hồi và Hạ Hầu Anh, tiến vào cửa mộ.

Mộ thất bên trong cũng được trang bị hệ thống đèn liên hoàn vạn năm. Ông lão Vệ Bất Hồi tìm thấy ngay nút khởi động, những ngọn đèn sáng bừng trong tích tắc.

Đồ nghề thám hiểm của ông lão Vệ Bất Hồi đơn giản hơn của Vệ Tiên nhiều, chỉ là một chiếc gậy kim loại. Sau mấy tiếng gõ "boong, boong" xuống nền đất, ông lão ngẩng đầu lên rồi thình lình nhảy lùi lại phía sau nửa bước, ngoái đầu nhìn Hạ Hầu Anh, chính xác hơn thì ông lão nhìn những ký hiệu trên quần áo của Hạ Hầu Anh.

"Là nỗi khiếp sợ", Hạ Hầu Anh nói, "ám thị được tạo bởi những ký hiệu trên bốn bức tường trong gian mộ thất này chính là nỗi khiếp sợ đấy!"

Tôi cũng có cảm giác ấy khi những ngọn đèn vừa được thắp lửa, nhưng nó chỉ nhè nhẹ cồn lên trong lòng. Hằn nhiên là nhờ tác dụng quan trọng của những ký hiệu ám thị trên quần áo của Hạ Hầu Anh.

Ông lão Vệ Bất Hồi cười hì hì: "Xem chừng lão già này lo sợ hão huyền rồi". Ông lão đắn đo một hồi trước gian mộ thất trống trơn rồi bảo: "Gian mộ thất này có lẽ không chôn giấu bẫy nào, hai người cẩn thận thao sau ta nhé!"

Hạ Hầu Anh gật đầu: "Không có bẫy ngầm cũng là điều rất bình thường thôi. Khả năng tác động của những kí hiệu ám thị vẽ ẩn trên bốn bức tường khá mạnh, ngay cả những người được bảo vệ liên tục bằng ám thị định tâm an thần cua cháu như bác và anh vẫn cảm biết, người bình thường khi bươca vào đây, dù không thắp lửa để nhìn thấy những ký hiệu chằng chịt đó, nhưng vẫn bị chúng làm cho hồn xiêu phách lạc mà phải lùi bước, cộng thêm với những ám hiệu chết chóc ở mộ đạo phía bên ngoài thì sớm muộn gì họ cũng biến thành hồn ma cho dẫu đã quay trở lại với thế giới trên mặt đất".

Gian mộ thất rộng chừng bốn, năm mét vuông này trông giống như một mảnh ruộng không có hình thù rõ rệt, bên trong không bày biện bất cứ vật trang trí nào, phía đối diện lại có một cổng vòm nữa.

"Hai người nhìn này!", ông lão Vệ Bất Hồi chỉ tay xuống dưới đất.

Tôi nhìn theo hướng tay ông lão chỉ va nhận thấy nền nhà lát đá cẩm thạch từ chỗ chúng tôi đứng tới cổng vòm ở phía đối diện rải rác những vệt màu đen sậm. Vết tích rất mờ nhạt nên phải quan sát thật kĩ mới trông rõ.

"Là vệt máu của Tôn Huy Tổ", tôi buột miệng.

Ông lão Vệ Bất Hồi gật đầu: "Máu thấm vào đá cẩm thạch, nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy các bẫy ngầm đã bị khởi động".

"Chúng ta đi thôi bác. Ở mộ đạo phía ngoài là ám hiệu chết chóc, trong đây là ám hiệu khiếp sợ, bác cháu mình đi qua cái cổng vòm phía trước mặt, có lẽ sẽ gặp phải một ám hiệu khác", Hạ Hầu Anh nói.

Nghe Hạ Hầu Anh nói thế, trước khi tiếp tục tiến lên phía trước, ông lão Vệ Bất Hồi làm một động tác giống hệt tôi: nhìn đăm đăm vào bộ quần áo của Hạ Hầu Anh.

Ba người chúng tôi đã tới trước cổng vòm thứ hai. Ông lão Vệ Bất Hồi không bước ngay vào bên trong mộ thất, tôi và Hạ Hầu Anh đứng khựng lại ngay bên cạnh.

Bên trong là một gian mộ thất, nhưng nói đúng hơn thì nó là một mộ đạo gấp khúc.

Trên nền đá vẫn rải rác những vệt máu khiến tôi bất giác tưởng tượng ra cảnh Tôn Huy Tổ mình dầm dề máu cuống cuồng hoảng loạn chạy ra ngoài.

Có lẽ nút khởi động hệ thống đèn liên hoàn vạn năm ở cổng vòm thứ nhất đã cùng lúc thắp sáng tất cả đèn trong các gian mộ thất. Có điều, mộ đạo này ngoắt ngoéo quá nên không thể nhìn thấy điểm cuối của nó.

“Bác ơi, cháu thấy hình như cũng không có dấu hiệu nào cho thấy các bẫy ngầm đã bị khởi động, chẳng lẽ mộ đạo này cũng không có bẫy ngầm nào hả bác?”

Ông lão Vệ Bất Hồi ngồi xổm xuống, hai mắt dán chặt xuống nề nhà một hồi lâu, ông gõ gõ cây gậy kim loại mấy lần rồi đứng lên và nói: “Có đấy, nhưng chưa từng được khởi động”, vẻ mặt ông lão hơi nghiêm trọng.

“Chưa từng khởi động, tại sao lại như thế được nhỉ, chẳng lẽ Tôn Huy Tổ năm chưa chưa từng chạm đến các cơ quan đó ạ?”, lần này là Hạ Hầu Anh lên tiếng hỏi.

“Cơ chế khởi động của những bẫy ngầm được chôn giấu ở đây tương đối khác lạ. Loại bẫy này không thể được khởi động bằng cách đi bộ bình thường hoặc chạy nhanh được mà phải đứng yên một chỗ”.

“Thế thì đúng rồi!”, câu nói của Hạ Hầu Anh khiến tôi và ông lão Vệ Bất Hồi sửng sốt.

“Bác và anh không nhận thấy cảm giác của hai người lúc này đã khác trước rồi sao ạ?”

Ban nãy, lúc tiên lên phía trước, tôi thấy trong lòng có những cảm giác hơi khang khác, nhưng nhờ những ký hiệu hộ thân của Hạ Hầu Anh nên cảm giác khang khác đó chỉ như một làn gió thoảng. Giờ nghe Hạ Hầu Anh nói, tôi vừa đưa mắt nhìn về phía mộ đạo trước mặt, vừa từ từ cảm nhận trong lòng.

Đúng là có cảm giác khác so với cảm giác sợ hãi ban nãy thật. Nhưng nếu bảo tôi phải diễn tả nó bằng môt từ ngữ nào đó, tôi không biết phải dùng từ gì. Tôi ngó sang ông lão Vệ Bất Hồi. Ông lão cũng chung tâm trạng với tôi.

“Bác và anh chỉ bị tác động một chút thôi nên rất khó nhận ra. Những ký hiệu ám thị ở phía trước khiến con người ta cảm thấy chán nản”.

“Chán nản à?”, tôi thử so sánh với cảm giác trong lòng mình. Quả nhiên không sai.

“Ta biết rồi”, ông lão Vệ Bất Hồi lên tiếng, giọng trầm đục, “người bình thường khi chán nản cùng cực thường ngồi xổm xuống, ôm đầu khóc lóc thảm thiết, nếu là người tinh thần dẻo dai sẽ ngôi trong tư thế ấy một lúc, mà hễ ngồi như thế sẽ làm các bẫy ngầm lập tức khởi động”.

Hạ Hầu Anh gật đầu đồng tình: “Những ám thị không thể khiến người ta chết ngay tức khắc nhưng nếu kết hợp với các cơ quan, nơi này sẽ biến thành tử địa không người sống sót”.

“Nhưng tại sao năn xưa, bốn anh em nhà họ Tôn lại bình an vô sự nhỉ?”, câu hỏi vừa buột khỏi miệng, tôi đã có ngay đáp án.

“Là nhờ….”, Hạ Hầu Anh chưa nói hết câu tôi đã tiếp: “Lá cờ”.

“Đúng rồi đấy anh ạ. Em nhìn qua nửa lá cờ đó biết rằng, nếu ký hiệu trên đó kết hợp hoàn chỉnh với những ký hiệu trên nửa lá cờ bị mất thì chúng sẽ tạo hiệu quả giống như những ký hiệu em vẽ trên quần áo, có thể tác động tới những người ở quanh lá cờ. Nhưng ká cờ đó lại kèm cả ám hiệu gây khiếp sợ cho những người đứng ở xa nên khả năng tác động của nó không mạnh bằng khả năng tác động của những ám thị em tạo ra”.

Nhắc tới nửa lá cờ, đầu óc tôi bất giác lại hiện lên một câu hỏi không thể kìm nén được và bật ra ngoài: “Năm xưa, bốn anh em nhà họ Tôn vác lá cờ đi khắp nơi để tìm kiếm vị trí của ngôi mộ cổ này, khi tới khu vực gần với vị trí ngôi mộ cổ, họ nhận thấy có điểm báo; hơn nữa ám hiệu khiếp sợ của lá cờ đột nhiên bùng phát mạnh hơn bình thường cả chục lần, em giải thích hện tượng này thế nào?”

Hạ Hầu Anh tư lự hồi lâu rồi nói: “Em cũng không mấy chắc chắn về nguyên lý hoạt động của nó, bởi lẽ có nhiều thứ lắm, em chỉ biết một vài điều chứ không thể biết tất cả. Nhưng…”, Hạ Hầu Anh chỉ tay về mộ đạo phía trước, tiếp tục: “Lát nữa đi tiếp, bác và anh phải có sự chuẩn bị tâm lý trước đấy nhé, vì nỗi chán chường sẽ tăng lên nhiều so với lúc chúng ta đứng ở đây và nhìn vào nó. Bác và anh phải nhớ đừng đứng ngây ra để làm khởi động các hệ thống đấy nhé!”

“Ồ?”

“Nếu chỉ là một vài ký hiệu ám thị đơn giản thì về cơ bản, chúng chỉ phát huy tác dụng khi bị nhìn thằng bằng mắt thường. Khi nhiều ký hiệu được xếp đặt san sát nhau theo một quy luật đặc biệt nào đó, chúng sẽ tự phát huy tác dụng. Nguyên lý này hơi giống với nguyên lý của những trận pháo ở thời Trung Quốc cổ đại. Nhưng anh đừng vơ đũa cả nắm chúng với những trận chiến của quân đội thời cổ, vì đó là hai việc hoàn toàn khác nhau”.

“Anh biết điều này mà. Còn nhớ, năm xưa anh từng bị vây khốn tới mức suýt bỏ mạng trong hang người trong ngọn núi Thần Nông, chẳng phải vì Khốn Long Mặt Trận của Tiêu Tú Vân hay sao?”

Hạ Hầu Anh hơi bất ngờ: “Xem ra anh cũng đi nhiều biết rộng đấy nhỉ! Nếu phải dùng một từ ngữ gần nghĩa nhất để lý giải theo khoa học hiện đại bây giờ thì đó chính là lực trường. Những ký hiệu này có thể tạo ra một lực trường tâm lý ở bên ngoài hình vẽ của chúng, có thể tác động tới những người ở cách trung tâm lực trường một khoảng nhất định. Nếu hai lực trường như thé gặp nhau có thể sẽ trung hòa và không xảy ra chuyện gì, hoặc cũng có thể…”

Hạ Hầu Anh không nói tiếp nhưng tôi đã hiểu những lời dang dở của cô ấy. Sự việc bất ngờ xảy ra năm xưa là kết quả của việc hai lực trường tâm lý tạo ra từ lá cờ và từ ngôi mộ cổ dưới lòng đất gặp nhau. Chỉ có điều, vì sao sau khi hai trường lực tâm lý này gặp nhau, trong khoảnh khắc lại tạo ra một lực trường có khả năng gây ra nỗi kinh hoàng lớn đến thế cho con người rồi ngay sau đó lại trở về trạng thái ban đầu, câu hỏi này e rằng những con người như chúng ta không thể giải thích rõ được nếu chỉ dựa vào những suy đoán đơn giản. Chí ít, chúng ta cũng phải hiểu nguyên lý tạo ra những ký hiệu đó.

“Đi nào, nhớ đừng dừng lại đấy!”

Chúng tôi bước những bước gấp gáp theo sau ông lão Vệ Bất Hồi và đi hết con đường khúc khuỷu với tốc độ của những người thi đi bộ. Vì đã chuẩn bị tâm lý trước nên nỗi chán nản tăng lên chút đỉnh trong lòng không mang lại quá nhiều phiền phức cho chúng tôi. Qua một lối ré chuyển tiếp, chúng tôi lại thấy một cổng vòm. Ông lão Vệ Bất Hồi ra hiệu và thế là ba chúng tôi đứng song song nhau ngay dưới cổng vòm.

Không gian phía trước mặt là một hình tam giác dài và hẹp, nằm giữa mộ thất và mộ đạo. Chiếc cổng còm chúng tôi đang đứng là nơi rộng nhất, càng về phía trước đường càng hẹp, ở đỉnh tam gáic là một chiếc cổng vòm khác, hẹp đến nỗi chỉ đủ một người đi lọt.

Trong gian mộ thất này, tôi trông thấy ba bộ xương trăng. Và cà những mũi tên bằng sắt ngắn củn. Giống như những múi tên găm lên thi thể của Tôn Huy Tổ.

Ba bộ xương trắn đó dĩ nhiên là ba người còn lại trong số bốn anh em nhà họ Tôn.

“Tức giận”, Hạ Hầu Anh nói.

Cả tôi và ông lão Vệ Bất Hồi đều hiểu ý của Hạ Hầu Anh. Những ký hiệu trong gian mộ thất phía trước mặt chúng tôi tạo ra ám thị khiến con người tức giận.

Thực ra tôi đã cảm thấy bực bội trong lòng trước khi Hạ Hầu Anh nói ra điều ấy.

Tôi trông thấy một mảnh vải chưa bị mục nát nằm giữa ba bộ xương trắng. Mảnh vải được làm bằng chất liệu thần kì như thế chỉ có thể là nửa lá cờ còn lại.

“Chỉ dựa vào chút bản lĩnh học được từ ta, bốn anh em nhà họ Tôn đương nhiên không thể vượt qua gian mộ thất này. Ở chốn này, chỉ cần đi lệch nửa bước chân sẽ khiến các bẫy ngầm khởi động ngay”, ông lão Vệ Bất Hồi cất lời.

“Nhưng cháu thấy những phiến đá cẩm thạch trên bốn bức tường rất nhẵn, vậy những mũi tên này được bắn ra từ đâu hả bác?”

“Anh chàng ngốc ạ, có rất nhiều chỗ đều là những phiến đá rời, chúng sẽ xoay lật lại khi các bẫy ngầm vừa khởi động”.

Tôi cười hinh hích. Ngay cả “Vua trộm mộ” Vệ Bất Hồi nếu không có ám thị định tâm an thần của Hạ Hầu Anh bảo vệ, khi bước chân tới đây sẽ cảm thấy phẫn nộ khi công tâm, đâu còn tâm trí nào phân biệt chỗ nào đi được, chỗ nào không, kết cục vẫn cứ bị tên găm tua tủa. Bốn anh em nhà họ Tôn tuy có lá cờ làm bùa hộ mệnh, nhưng vì không am tường các bẫy ngầm nên rốt cuộc đều phải về với hoàng tuyền, không chỗ vùi xác. Thậm chí, trước lúc chết, họ tức tối tới mức xé rách lá cờ.

Ông lão Vệ Bất Hồi đang lúi húi tìm thứ gì đó trong ba lô. Tôi ngắm nghía gian mộ thất phía trước mặt, bất chợt nảy ra một ý nghĩ: “Từ lúc bước vào đây tới giờ, hình dạng của những gian mộ thất gần giống với một chữ Hán, chí ít thì con đường ngoằn ngoèo ban nãy và gian mộ thất hình tam giác trước mặt hợp lại với nhau sẽ tạo thành một nét móc câu, bác và em có cảm thấy như vậy không?”

Ông lão Vệ Bất Hồi ngừng tay, ngẩng đầu nhìn tôi.

“Anh cũng nhận ra rồi à?”, nói rồi Hạ Hầu Anh giơ ngón tay lên viết một chữ Hán trên không trung.

Gian mộ thất đầu tiên trông giống như một mạnh ruộng không có hình thù rõ rệt, thực ra là một nét chấm; gian mộ thất tiếp theo cong cong uốn lượn là nét móc câu; chữ Hán mà Hạ Hầu Anh vừa viết lên không trung là một chữ “tâm” theo thể chữ Hành.

“Mọi ám hiệu trong ngôi mộ này đều tác động lên tâm của con người”, Hạ Hầu Anh lạnh lùng giải thích.

“Không phải là đại não hả em?”, tôi hỏi vặn lại.

“Có thật là khoa học hiện đại có thể chứng minh được những suy nghĩ, thậm chí linh hồn của con người đều nằm ở đại não không? Không thể, đúng không? Chữ ‘tâm’ mà em nói tới ở đây không phải là buồng tim, mà là nơi khởi nguồn của linh hồn và trí tuệ con người. Tuy người ta chưa biết rốt cuộc nó là cái gì và nằm ở đâu, nhưng chắc chắn một điều là nó tồn tại”.

“Thuy suy đoán của em thì còn hai nét chấm nữa và nét chấm cuối cùng có lẽ là nơi quàn quan tài của chủ nhân ngôi mộ cổ này”.

Hạ Hầu Anh gật đầu: “Thường thì nơi cuối cùng bao giờ cũng là nơi quàn quan tài, không có ký hiệu ám thị. Ngoài gian mộ thất trước mặt chúng ta còn một gian mộ thất nữa có ký hiệu ám thị. Tính đến lúc này, những ám hiệu lần lượt là khiếp sợ, chán nản, tức giận, ám thị tiếp theo chắc cũng là một trạng thái tâm lý tiêu cực”.

Ông lão Vệ Bất Hồi lấy từ trong ba lô ra một lọ chất lỏng, đổ ra một ít xoa lên đế giày và bảo: “Ta đi trước, hai người đi sau, giẫm lên dấu chân của ta nhé. Phải nhìn cho rõ, đừng giẫm chệch, nếu chệch nhiều quá chúng ta sẽ thành nhím xù cả đấy”.

Ông lão Vệ Bất Hồi từ từ tiến lên phía trước. Mỗi bước đi là một lần để lại dấu chân màu đỏ. Đi được ba bước, ông lão đột nhiên dừng lại, hai tay nắm chặt, làm tôi rụng rời tim gan. May thay, vài giây sau, ông lão tiếp tục cất bước.

Chúng tôi đi vòng vèo trong gian mộ thất, vòng qua ba cái xác, bình an vô sự tới bên dưới chiếc cổng vòm. Ông lão Vệ Bất Hồi làm dấu tay ra hiệu rồi lại bắt đầu xoa một ít chất lỏng màu đỏ lên đế giày, để bước tiếp.

Hạ Hầu Anh đi trước, tôi đi sau, lần theo dấn chân màu đỏ, cẩn thận tiến lên phía trước, từng chút, từng chút một. Chách bước đi kiểu này rất khó giữ thăng bằng, khoảng cách giữa các bước chân lúc lớn lúc nhỏ. Vừa đi được chừng hai, ba bước, tới bước thứ tư người tôi hơi lảo đảo, tôi không giữ nổi thăng bằng khiến người nghiêng về một bên suýt ngã. Lúc này, tôi mới sực hiểu, vì sao khi nãy ông lão Vệ Bất Hồi đột nhiên đừng lại. Theo cách giải thích của Hạ Hầu Anh, bây giờ tôi đã hoàn toàn ở trong lực trường tâm lý do những kí hiệu ám thị dày đặc xung quanh tạo thành, cảm giác nặng nề hơn gấp bội so với lúc đứng ở công vòm và quan sát từ xa. Nỗi u uất và muộn phiền trĩu trong lồng ngực, ngọn lửa không tên ấy chỉ dịu đi khi tôi nhìn vào “kí hiệu sống” đang di chuyển trước mặt.

Giẫm lên dấu chân của ông lão Vệ Bất Hồi để tiến lên phía trước, việc đó chỉ suôn sẻ với Hạ Hầu Anh. Còn tôi, do bàn chân to hơn bàn chân ông lão Vệ Bất hồi hai cỡ, nên nó luôn thò ra ngoài dù tôi định vị cực kì chính xác. Tuy thế, tôi vẫn yên lòng vị sự sai lệch chút xíu ấy không đủ để khởi động các bẫy ngầm.

Lúc bước vòng qua ba cái xác, tôi thấy tim mình nức nở. Cũng bởi thế, hơn một nửa bàn chân tôi thì ra ngoài dấu chân ông lão Vệ Bất Hồi. Mồ hôi lạnh chảy tràn trên người. Toát mồ hôi có nghĩa tôi vẫn ổn.

Hạ Hầu Anh đi phía trước đã sắp bước tới cổng vòm. Ông lão Vệ Bất Hồi chuẩn bị xong xuôi, vừa tiếp tục cuộc hành trình thì chỉ trong nháy mắt, ông lão kêu ré lên, tay bịt vai trái, nhảy lùi lại về phía lối vào bên dưới chiếc cổng vòm.

“Ting ting’, một chuỗi âm thanh vang lên liên tiếp mấy giây trước khi ngừng.

Lẽ nào “Vua trộm mộ” lại làm khởi động các cơ quan ngầm?

Ông lão Vệ Bất Hồi quay người lại nói, giọng khàn đặc: “Các cháu dừng lại đã”.

Dù “Vua trộm mộ” không nói thế, tôi và Hạ Hầu Anh vẫn phải ngừng bước, vì lối đi phía dưới cổng vòm chỉ đủ chỗ cho một mình ông lão. Hạ Hầu Anh cách ông chỉ một bước chân và tôi cũng đứng ở vị trí không xa. Trong hoàn cảnh này, bước chân của chúng tôi không thể ngừng lại ngay khi chúng tôi muốn, chúng tôi buộc phải giữ nguyên tư thế của sải bước chân ban đầu. Tôi Và Hạ Hầu Anh đứng trơ trơ như một bức tượng, bước xong không giám nhúc nhích, dáng vẻ thật vô cùng hài hước, nhưng giây phút này, làm sao cười nổi cơ chứ.

“Có chuyện gì thế bác? Không vượt qua cơ quan phía trước được ạ?”, Hạ Hầu Anh hỏi.

“Ta vừa giẫm chệch”, ông lão Vệ Bất Hồi lấy trong ba lô ra một mảnh vải the bịt lên vết thương, sau đó lại tiếp tục xoa xoa chất lỏng màu đỏ xuống đế giày.

“Quả là nguy hiểm!”, tôi thở dài ớn lạnh. Lẽ nào tới tận đây rồi mà đành ngậm ngủi chịu cảnh chỉ thiếu một bước, việc lớn không thành.

Ông lão Vệ Bất Hồi lắc đầu: “Không phải do các cơ quan, mà là do tác động quỷ quái của những kí hiệu. Ta không biết cảm giác của hai người thế nào, nhưng với ta, cứ qua mỗi một đoạn đường, nhất là mỗi chiếc cổng vòm thì tác động của những kí hiệu đó lên tâm lý của ta mỗi lúc một ghê gớm. Ban nãy, ta vừa đi được hai bước, đã không chống trụ nổi, giẫm chệch một bước, cũng may ta tức thì cảm nhận được ngay khi bàn chân vừa chạm xuống, lùi lại thật mau, nếu không cái mạng già này đã chấm dứt rồi. Tên không có độc, xem như ta gặp vận son”.

“Cháu cũng có cảm giác giống như bác, không biết những kí hiệu trong mộ thất phía trước mặt chúng ta sẽ gây ra tác động gì?”

“Là một thứ tâm trạng gần giống với tức giận, nhưng nặng nề hơn, làm ta bỗng chốc như người bị mắc bệnh hoang tưởng, kích động tới nỗi muốn gầm thét cho thỏa sức”.

“Tâm trạng ấy có lẽ là điên cuồng đấy bác ạ, vì có một loại ám hiệu có thể khiến người ta phát điên”, Hạ Hầu Anh tiếp lời.

“Hầu Anh, bây giờ chúng ta phải làm thế nào?”, tôi hỏi Hạ Hầu Anh.

“Em hơi sơ ý, tác động những kí hiệu trong mấy gian mộ thất này mỗi lác một tăng dần và tích tụ lại trong tâm lý của con người tạo ra sức công phá mạnhm có thể kích động mọi trạng thái tâm lý tiêu cực của con người. Vệ lão tiên sinh, bác cho cháu mượn lọ chất lỏng ban nãy bác dùng để xoa đế giày được không ạ?”

“Cầm lấy này!”, vừa nói ông lão Vệ Bất Hồi vừa ném chiếc lọ nhỏ bằng nhựa về phía Hạ Hầu Anh.

Hạ Hầu Anh vặn nắp lọ, ngón trỏ chấm vào một ít rồi bảo ông lão Vệ Bất Hồi: “Bác chìa tay phải của bác ra, tay trái của bác bị thương rồi. Cháu vẽ kí hiệu ám thị lên tay bác, bác vừa đi vừa nhìn, nó sẽ làm giảm tác động của những kí hiệu trong một thất với bác. Cháu mong nó sẽ không làm bác phân tâm”.

“Phân tâm một chút vẫn tốt hơn bị hoang tưởng nhiều”, ông lão Vệ Bất Hồi hơi nghiêng người về phía trước, chìa bàn tay phải ra cho Hạ Hầu Anh vẽ.

Hạ Hầu Anh vẽ xong, ông lão Vệ Bất Hồi xoay người, tiếp tục tiến lên phía trước.

“Lần này thì ổn rồi”, nghe ông lão Vệ Bất Hồi báo bình an, tấc lòng thấp thỏm của tôi mới bình yên trở lại.

Chẳng mấy chốc, tôi đã bước tới vị trí của Hạ Hầu Anh ban nãy và cũng chìa bàn tay ra để cô ấy vẽ kí hiệu. Tôi có cảm giác rất kì lạ khi ngón tay búp măng của Hạ Hầu Anh lượn vòng trong lòng bàn tay tôi. Nó hơi ngứa ngứa khiến tôi muốn rụt tay về.

“Có lẽ anh đã biết tại sao Tôn Huy Tổ lại vặt đầu người chết chạy ra ngoài rồi”, tôi tìm một chủ đề khác để chuyển hướng sự chú ý của bản thân, “gian mộ thất này tạo ra ám thị tức giận và nó lập tức tác động lên tâm trí tức giận và nó lập tức tác động lên tâm trí của Tôn Huy Tổ khi lá cờ vừa bị xé rách. Nhưng nhờ sức vóc phi thường nên hằng hà sa số những mũi tên găm trên cơ thể không thể đánh gục ông ta trong chốc lát. Cũng bởi thế, ông ta tận mắt trông thấy anh em ruột tử nạn, lửa giận ngút trời, một lòng muốn báo thù rửa hận cho huynh đệ, bèn xông thẳng vào bên trong. Ma lực của gian mộ thất tiếp theo khiến người ta phát điên, chẳng khác nào thêm dầu vào lửa. Tôn Huy Tổ trong cơn cuồng loạn đã vặt đầu người chết, dù ông ta dũng mãnh đảm lược hơn người cũng không thể chạy ra xa hơn được”.

Hạ Hầu Anh rụt tay lại, khẽ thở dài, quay người tiếp tục bước về phía trước theo dấu chân của ông lão Vệ Bất Hồi.

Gian mộ thất tiếp theo quả nhiên là một nét chấm. Nền nhà la liệt những mũi tên sắt ngắn ngủn, không phân biệt rõ đâu là những mũi tên của năm xưa, đâu là những mùi tên vừa bắn ra ban nãy do ông lão Vệ Bất Hồi sơ ý khởi động bẫy ngầm. Tôi sợ những bẫy ngầm trong ngôi mộ này hoạt động theo cơ chế tự động, có thể tự động nhiều lần. Tôn Huy Tổ năm nữa chạm đến chúng, cả người bị tên găm chi chít, thế mà bây giờ những múi tên sắt ấy vẫn còn và lại tiếp tục bắn ra ngoài.

Tôi vừa giẫm lên dấu chân trên nền nhà vừa nhìn vào ký hiệu quái dị trong lòng bàn tay, cuối cùng chúng tôi cũng vào tới gian mộ thất cuối cùng, không kinh sợ, không hoảng loạn và không gặp nguy hiểm.

Gian mộ thất cuối cùng này được tạo nên bởi nhiều mảnh của một phiến đá đen khổng lồ được cắt ra và ghép lại với nhau, bề mặt của nó nhẵn nhụi, không có kí hiệu hay bất cứ cơ quan ngầm nào. Chính giữa đặt một chiếc quan tài ngọc cực lớn. Nắp quan tài bị đập vỡ, những mảnh vụn bắn tung tóe ra ngoài.

Cảnh tượng bày ra trước mắt làm tôi hơi bất ngờ. Chủ nhân ngôi mộ cổ này là người có thân phận tôn quý, chiếc quan tài ngọc bệ vệ có thể chưa nhiều đồ tùy táng, nhưng so với những chiếc quan tài thiết kế nhiều ngăn thạch thất đựng vô số đồ tùy táng của các bậc vương hầu thì nó lại quá đỗi đơn giản.

Tôi bước lại gần chiếc quan tài ngọc. Thi thể bên trọng đã vun mún. Năm xưa Tôn Huy Tổ trong cơn điên loạn đã muốn hủy hoại nó. Đồ tùy táng vẫn nguyên vẹn. Bộ xương bị dập nát, cột sống gãy thành mấy khúc, xương cánh tay phải bị bẻ gãy, cái xác không đầu nằm ngoẹo về một bên.

Tôi có thể nhận ra xách xếp đặt ban đầu bên trong chiếc quan tài ngọc, chính giữa là di thể của chỉ nhân ngôi mộ cổ, phía bên tay trái đặt một ít binh khí, bên tay phải đặt rất nhiều thẻ tre, phía dưới chân là tửu khí(1. Nhưng bây giờ, bố cục ấy đã trỏ nên lộn xộn.

Hạ Hầu Anh lần tay dọc theo quan tài, nhìn trân trối vào bộ xương mất đầu, trầm ngâm không nói.

Ông lão Vệ Bất Hồi thở một hơi rất dài: “Sinh thời kiêu hùng biết bao nhiêu - Ngoảnh đầu về nghiệp bá là không – Xương kia rồi cũng tro tàn nát tan”.

Có lẽ Hạ Hầu Anh cũng biết thân phận của chủ nhân ngôi mộ này, nhưng tôi biết cô ấy đang giữ bí mật. Tôi chịu ơn cứu mạng của người ta, không tiện hỏi đến cùng, nghe khẩu khí của Vệ Bất Hồi thì hình như ông lão cũng biết điều còn ẩn giấu ấy?

“Bác biết người nằm trong quan tài ngọc này là ai ạ?” Tôi không thể kìm nén nổi thắc mắc lớn nhất trong lòng lâu hơn được nữa.

“Nực cười, nếu ta không biết chủ nhân ngôi mộ cổ này là ai thì năm xưa đâu cần mất nhiều tâm sức để nghiên cứu nó đến thế? Còn anh, cho đến tận bây giờ vẫn không biết đây là mộ của Tào Tháo Tào Mạnh Đức sao?”

--------------------------

(1) Tửu khí: dụng cụ để uống rượu.

Trong phút chốc, tôi như bị sét đánh, kinh ngạc tới nỗi không thể nói thành câu hoàn chỉnh: “Tào… Tào Tháo ư?”

Đây chính là Tào Tháo, gian hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chủ nhân nước Ngụy thời Tam Quốc, thần từ ép thiên tử lệnh cho chư hầu, thác xuống suối vàng còn bố trí 72 ngôi mộ giả ư?!

Ông lão Vệ Bất Hồi quay đầu liếc sang phía Hạ Hầu Anh, hỏi: “Cô mang họ Hạ Hầu, ta nghĩ chắc cô có liên quan nào đó với Tào Tháo?”

Tào? Hạ Hầu? Những điều ghi chép có liên quan đến hai dòng họ này trong bộ “Tam Quốc Chí” viết rằng, phụ thân của Tào Tháo – Tào Tùng vốn họ Hạ Hầu, do nhận hoạn quan Tào Đằng làm nghĩa phụ nên đổi họ thành Tào. Hạ Hầu là một gia tộc lớn, sau khi Tào Tùng tự tách thành một chi và đổi họ, những người khác vẫn giữ họ Hạ Hầu. hanh vị mãnh tướng dưới trước của Tào Tháo là Hạ Hầu Uyên và Hạ Hầu Đôn trên thực tế là họ hàng thân thích của Tào Tháo.

Hạ Hầu Anh lúc này mới lấy lại tâm trạng gật đầu đáp lời: “Tào Tháo là tổ tiên của cháu, tính ra, cháu là hậu duệ đời thứ 47 của ngài”.

“Thì ra Tào Tháo có con mắt thứ ba!”, tôi buột miệng.

“Con mắt thứ ba nào cơ?”, Hạ Hầu Anh cau mày, hoàn tàon không hiểu ý của tôi.

“Chính là con mắt thứ ba ở phía trên chính giữa cung lông mày ấy”.

“Đó không phải là con mắt thứ ba đâu anh ạ”, Hạ Hầu Anh lắc đầu phủ nhận sau khi hiểu rõ ý tôi.

Lần này, cả ông lão Vệ Bất Hồi cũng bàng hoàng nhìn Hạ Hầu Anh. Rõ ràng ông cũng muốn tỏ tường lời giải.

Hạ Hầu Anh lại thở dài, nói: “Điều này chỉ người trong gia tộc em biết, nhưng đó không phải là một bí mật quá lớn lao, kể cho anh và bác nghe cũng không sao. Những kí hiệu ám thị được viết trên bốn bức tường trong các gian mộ thất tạo thành chữ “Tâm”, ban nãy chúng ta vừa đi qua và những kí hiệu vẽ trên quần áo em thực chất là một môn học gia truyền từ hàng ngàn năm nay của gia tộc Hạ Hầu chúng em. Môn học này cao sâu vô cùng vô tận, uy lực khủng khiếp, nhưng nó cũng có một nhược điểm rất lớn, ấy là khiến người theo học nó mắc một bệnh đau đầu tai quái, nghiêm trọng. Hoặc cũng có thể não bộ của bản thân người tạo ra ám thị cũng bị tổn thương cùng lúc với tiệc tác động ám thị lên người khác”.

Trong giây phút. Tôi sực nhớ tới cơn đau đầu bột phát của Hạ Hầu Anh lúc trên máy bay, hóa ra nó là hậu quả của việc nghiên cứu tuuyệt kĩ mật truyền này. Chẳng phải lịch sử đã ghi lại. Tào Tháo chết do bệnh đau đầu ư?

“Những người nghiên cứu môn học này qua các thế hệ trong gia tộc em đạt đến mức độ cao minh phần lớn đều chết do bệnh đau đầu, những người phát điên nhiều không kể xiết. Vì thế, từ gần một trăm năm nay, số người tiếp cận với những ký hiệu này ngày càng thưa dần. Khi em còn nhỏ, ông nội em vì không muốn tuyệt kĩ mật truyền qua hàng ngàn năm của gia tộc bị thất truyền nên dạy cho em một ít. Không ngờ, em đam mê nó ngay và tiến bộ rất nhanh. Từ năm mười bốn tuổi trở đi, chứng bệnh đau đầu của em bắt đầu trở nặng. Gia phả dòng tộc ghi lại, Tào Tháo là thiên tài của gia tộc, tài trác tuyệt của ngài từ xưa tới nay chưa ai vượt qua được. Nếu ngàu không am hiểu các ám thị một cách tinh diệu như thế thì ngài không thể có được Trung Nguyên, càng không thể ép thiên tử lệnh cho chư hầu”.

Tôi há hốc miệng lắng nghe. Thì ra, Tào Tháo có thể trội bật trong thời buổi rối ren loạn lạc, có thể thu phục biết bao hiền thần mãnh tướng không chỉ nhờ vào một sức hấp dẫn tử tài xuất chúng của bản thân mà còn nhờ một lực hút sâu sa hơn thế - Những ám thị vô hình ảnh hưởng tới nhân tâm con người. Thậm chí ngay cả trên chiến trường, những ám thị ấy cũng phát huy tác dụng to lớn. Là quân kì đó là một minh chứng hùng hồn.

“Trong gia phả dòng tộc cũng ghi, Tào Tháo sau khi qua đời đã bóo trí nhiều ngôi mộ giả ở Trung Nguyên. Người tring thiên hạ đều cho rằng, mộ Tào Tháo chức chắn nằm trong phạm vi thế lực của ngài, mà không biết rằng, ngài đã ngầm ước định với Ngô chủ, sau khi băng hà, sẽ gửi mình trên đất Ngô, đại quân của Ngụy sẽ không vượt sông Trường Giang. Về sau, nước Ngụy xuất binh đánh Thục nhưng chưa bao giờ đem đại binh tấn công Ngô. Mật ước này được duy trì trong thời gian khá dài, bởi thế, sau khi nhà Tấn thay nước Ngụy, thời gian tồn tại của Đông Ngô lâu hơn Tây Thục nhiều. Có điều, năm xưa Tào Tháo chọn nơi xa xôi nhất trên đất Ngô làm cát địa xây dựng lăng mộ cho mình, sắp đặt nghi binh ở nhiều nơi và dốc lòng bóo trí các ám thị nên cả Ngô chủ và mấy người chúng ta đều không biết rốt cuộc mộ Tào Tháo chính xác nằm ở chốn nào”.

Nói tới đây, Hạ Hầu Anh ngước mắt lên nhìn tôi, mỉm cười chua sót: “Lúc em tới gặp anh ở Nê-pan, nghe anh kể chuyện và nhìn nửa lá cờ, em đã biết anh thâm nhập mộ Tào Tháo. Người ta vẫn nói, Tào Tháo chết do bệnh đau đầu. Bản thân em phải chịu đựng sự dày vò của nó suốt bao nhiêu năm qua, nhưng trong lòng vẫn thầm nuôi hi vọng, một nhân tài có tư chất kiệt xuất như Tào Tháo ắt hẳn đã tìm được biện pháp chống lại căn bệnh quái ác. Nhưng ban nãy, khi em nhìn thấy chiếc đầu lâu ở bên ngoài cửa mộ, em đã hiểu biện pháp của ngài lúc xưa là gì.”

Tôi đã thầm đoán ra điều ấy, nhưng câu trả lời của Hạ Hầu Anh khiến người ta quá đỗi kinh ngạc, nên tôi vẫn không kìm nén được: “Biện pháp nào hả em?”

“Hoa Đà bổ sọ!”, Hạ Hầu Anh chưa kịp đáp ứng, ông lão Vệ Bất Hối đã phản ứng ngay.

Dã sử chép, Tào Tháo bị chứng đau đầu, phải mời thần y Hoa Đà tới chẩn trị. Thần y Hoa Đà bảo phải bổ sọ. Tào Tháo không tin, ra lệnh tống giam Hoa Đà. Kết quả Hoa Đà chết trong ngục. Tào Tháo chết do bệnh đau đầu.

Sự thật thì, cuối cùng Tào Tháo chấp thuận biện pháp bổ sọ trị bệnh của thần y Hoa Đà. Nhưng ca phẫu thuật ngoại khoa vượt xa thời đại lúc bấy giờ thất bại, Tào Tháo thiệt mạng, Hoa Đà bị xử tội chết.

Thảo nào mà Hạ Hầu Anh ủ rũ thất vọng khi trông thấy vết thương trên trán của Tào Tháo.

Hạ Hầu Anh lục lọi đống thẻ tre, lấy ra từng cuộn một. Chất liệu của thẻ tre không phải sợi tơ hay sợi bông, không sởn mòn qua biết bao nhiêu năm tháng, có lẽ giống với chất liệu dệt lá quân kì.

Hạ Hầu Anh mở he hé thẻ tre, quan sát một lúc lâu rồi nói: “Quả nhiên trong này chỉ ghi chép một số điều tâm đắc về ám thị và kĩ xảo vận dụng chúng. Bốn anh em nhà họ Tôn muốn tìm thứ này, nhưng môn học cao siêu này đâu thế một sớm một chiều học thành tài được?”

“Đây… đay là cuốn sách ghi gì thế?”

Hạ Hầu Anh giơ phần đầu thẻ tre ra trước mặt tôi. Đôi mắt tôi bất giác trợn tròn.

“Mạnh Đức Tâm Thư”!

“Ồ, thì ra đây là chữ ‘tâm’, không phải là cữ ‘tân’ trong chữ ‘tân cựu’, tức ‘cũ’ và ‘mới’. Chẳng phải sử sách vẫn ghi, Tào Tháo viết một cuốn ‘Mạnh Đức Tân Thư’, về sau thấy không hài lòng nên đã đốt bỏ à?”

Ông lão Vệ Bất Hồi cười ha hả: “Những điều nhầm lẫn trong sử sách nhiều không kể xiết, làm sao có thể tin hết được? Ta đã trộm vô sô ngôi mộ cổ, chỉ cần tiết lộ một trong hằng hà sa số sự thật ta biết, giới sử học Trung Quốc hẳn sẽ bị trấn động như khi vừa trải qua một trận động đất mạnh 7 độ. Lần thám hiểm này cũng khiến ra không khỏi ngỡ ngàng, nhưng nó cũng chỉ là một trong muôn vàn rải nghiệm của ta mà thôi. Đó cũng là một thú vui trong nghề trộm của ta”.

Lời kết

Tôi, ông lão Vệ Bất Hối và Hạ Hầu Anh mỗi người lấy một thứ trong mộ Tào Tháo. Hạ Hầu Anh lấy cuốn “Mạnh Đức Tâm Thư’, ông lão Vệ Bất Hối lấy một thẻ tre, một thanh kiếm ngàn năm không rỉ và một chiếc bình rượu Hoàng Ngọc. Theo lời Hạ Hầu Anh thì, sách, binh khí và rượu là những thứ đồ vật mà lúc sinh thời Tào Tháo yêu quý nhất, vì vậy, sau khi ông mất, không chôn theo đồ tùy táng bằng vàng bạc, mà chỉ thích bầu bạn với những đồ vật yêu quý đó. Nghe lời khuyên của ông lão Vệ Bất Hối, “đừng để vào bảo sơn phải về tay không”, tôi lấy một bình rượu và hai chung rượu bằng đồng đen, mang về bày trong tủ sách giữa nhà. Khách đến chơi nhà không thể nào ngờ đó là những đồ vật yêu quý của Tào Tháo Tào Mạnh Đức thuở xa xưa. Có điều, tôi không biết chúng có được sử dụng trong cuộc đối ẩm luận anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị hay không, không hề biết sợ trước bậc thầy biết sử dụng ám thị tới mức xuất thần nhập hóa như Tào Tháo, trách chi mà Tào Tháo phải cảm khái “Luận anh hùng trong thiên hạ, chỉ có Sử Quân và Tào Nhĩ”.

Lúc từ biệt Hạ Hầu Anh, tôi có nói với cô rằng, tuy Tào Tháo bổ sọ không thành công, nhưng khoa học ngày nay khác xa với thời trước, ngày xưa con người thất bại, ngày nay chưa chắc đã chịu thua.

Hạ Hầu Anh cười gượng gạo: “Nếu đến mức ấy thật thì biện pháp nào em cũng phải thử thôi”.

Nói rồi cô bước đi, rất ung dung tự tại.

Mấy hôm sau, ông lão Vệ Bất Hồi rời khỏi tòa nhà ba tầng trung tâm, đi đâu không rõ. Tôi biết, ông lão trở lại với nghề cũ, “Vua trộm mộ” biệt không tăm tích hơn 67 năm trời nay lại tiếu ngạo giang hồ.

Điều khiến tôi bất ngờ là, Tổ chức X rốt cuộc cũng vào cuộc. Một tuần sau, trên đường trở về sau một lần phỏng vấn, khi đi ngang qua tòa nhà ba tầng trung tâm, tôi tình vờ bước chân vào bên trọng, sửng sốt thấy chiếc cầu thang dẫn xuống gian phòng âm đã không còn nữa. Nó đã bị xi măng bịt kín.

Sau đó, tôi nhận được điện thoại của Lương Ứng Vật. Anh ta tỏ ý xin lỗi tôi dù không cố ý để lộ tin tức cho Tổ chức X. Từ lâu, tôi đã trở thành đối tượng được quan tâm sát sao của Tổ chức X. Việc tôi nhờ Lương Ứng Vật làm hộ visa tất nhiên phải mượn sức của Tổ chức X, bởi thế, Tổ chức X điều tra ngay ý đồ của tôi. Về phần tôi, tôi không có ý che giấu hành động của mình nên Tổ chức X từng bước, từng bước điều tra rõ đầu đuôi sự việc, bắt tay vào hành động rất mau lẹ. Năm ngày sau khi tôi rời khỏi ngôi mộ cổ, Tổ chức X bịt kín gian phòng ngầm, ngấm ngầm mở một đường ngầm bí mật khác dẫn vào ngôi mộ cổ.

Sự việc đã đến nước ấy, tôi thật thà chia sẻ những điều mình biết về ngôi mộ cổ được thiết kế theo hình chữ “tâm” cho Lương Ứng Vật, để Tổ chức X có thể chuẩn bị chu đáo, tránh việc thương vong. Tôi làm thế cũng tiện thể giúp người. Một nửa lá quân kì và cuốn sổ nhật ký của bốn anh em nhà họ Tôn đã không còn ý nghĩa gì với tôi, bởi thế, tôi chủ động đưa những vật liên quan này cho Lương Ứng Vật. Tất nhiên, những đồ thưởng rượu bằng đồng đen vẫn được bày ngay ngắn trong tủ sách nhà tôi.

Tôi kể với Lương Ứng Vật cả việc đưa cho bác Chung Thư Đồng mấy bức ảnh và chúng là nguyên nhân gây ra cái chết của bác. Hai tiếng sau, Lương Ứng Vật gọi điện cho tôi bảo, Tổ chức X đã lấy lại những bức ảnh đó từ phía cảnh sát. Trước lúc đi xa, bác Chung Thư Đồng cắm cúi nghiên cứu những bức ảnh đó suốt mấy tiếng đồng hồ nên phía cảnh sát đã lấy đi những bức ảnh quái lạ đó. Cũng may, phía cảnh sát không nhìn đăm đăm vào những bức ảnh đó nhiều giờ liên nên họ không gặp nạn.

Vì Lương Ứng Vật không phụ trách chuyên án “Thám hiểm mộ Tào Tháo” của Tổ chức X nên tôi không biết rốt cuộc Tổ chức X có khám phá ra chỗ thâm sâu diệu vợi của những ký hiệu ám thị đó, để tuyệt kĩ mật truyền của gia tộc Hạ Hầu được lưu truyền trong thiên hạ hay không. Tuy thế, tôi và Lương Ứng Vật vẫn thường hay chuyện phiếm với nhau về những chủ đề liên quan.

Ví như, tôi tự hỏi, nếu quả thực có một loại ký hiệu ám thị khiến những kẻ nhìn vào tự kết liễu đời mình thì chẳng phải năm xưa, Tào Tháo muốn ai chết kẻ đó không thể sống, vậy tại sao cứ mãi trù trừ việc bình định Tây Thục và Đông Ngô? Kẻ nào ngăn cản, lập tức lấy mạng; hoặc giả thay vì những kí hiệu gây nỗi khiếp sợ trên lá quân kì, cứ vẽ thẳng kí hiệu tự tìm cái chết, có phải sẽ nhàn nhã hơn nhiều hay không?

Và rồi chúng tôi kết luận, loại ám hiệu khiến người ta đi ngược lại bản năng sinh tồn cơ bản nhất, tự đào mồ chôn mình ấy cực kì khó tạo, phải tạo ra một môi trường giống như trong mộ đạo, phải có một “trường” đủ mạnh để nó có thể phát huy tác dụng. Bác Chung Thư Đồng tử nạn là do bác tuổi cao sức yếu, tinh thần kém vững vàng, hơn nữa bác lại nhìn chằm chặp vào những kí hiệu đó trong thời gian quá dài.

Ngoài ra, thời cổ đại, khoa học kĩ thuật còn lạc hậu, tinh thần của con người lúc bấy giờ vững vàng hơn tinh thần của con người thời hiện đại nhiều, nhất là những hiền thần danh tướng càng khó làm lung lạc. Tào Tháo có thể dùng ám hiệu tạo sức hút với họ, để họ quy tụ dưới trướng đã là một việc không hề đơn giản; còn như dùng nó để nắm quyền sát sinh với những con người tài năng xuất chúng như Chu Du, Gia Cát Lượng càng là điều lực bất tòng tâm.

Lương Ứng Vật chia sẻ với tôi, Tổ chức X phát hiện ra, có không ít những kĩ thuật khó có thể lý giải một cách khoa học dần dần bị thất truyền hoặc chôn vùi dưới lòng đất sau khi khoa học hiện đại phát triển mạnh mẽ. Thời Tam Quốc, không chỉ tiêng một thuật ám thị, mà những kì nhân dị sĩ nhiều như quần tinh tụ hội, nên ngay cả một người giỏi bí thuật như Tào Tháo cũng không thể không kiêng dè.

Sau khi sự việc li kì này kết thúc, tôi gần như trở lại với cuộc sống thường nhật của một phóng viên quèn. Ngày ngày, tôi vẫn phải tất tả đi phỏng vấn rồi viết bài, đôi lúc phải khúm núm nhìn sắc mặt của lãnh đạo mà hành động. Mỗi lúc cảm thấy tâm tư không thoải mái, tôi trộm nghĩ, giá như tôi nài nỉ Hạ Hầu Anh tạo cho tôi một loại kí hiệu, để tôi gắn nó lên trên màn hình máy tính, ngầm ám thị cho các lãnh đạo lướt qua chân bàn làm việc của tôi biết rằng, Na Đa tôi tài năng hơn người, có thể dùng vào việc lớn, nên bổ nhiểm thẳng tôi giữ chức trưởng ban. Nếu thế, từ tôi không còn phải ngày ngày lăn lộn bên ngoài mưa gió bão bùng nữa, chẳng phải là một việc tốt hay sao? Hoặc giả cô ấy vẽ lên chiếc áo phông trắng của tôi một loại kí hiệu, để n hững cô gái xinh đẹp trông thấy lập tức lòng dạt dào tình cảm với tôi, để tôi được sống giữa muôn đóa hoa yêu kiều, lá rơi chẳng chạm đến thân, thế cũng là một việc tốt giúp đời còn gì!


HẾT.

Nguồn: truyen8.mobi/t80519-la-co-ma-chuong-9.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận