Bảy năm rồi anh không đặt chân tới đây. Về Việt Nam cũng chưa có dịp quay lại. Bây giờ trở về, cảm xúc thật ngổn ngang.
Anh thuê xe ôm đi theo con đường mòn, băng qua con suối nhỏ. Bảy năm rồi mà dường như không có gì thay đổi.
-Anh tới Điền trang Cát Tiên làm gì? Bộ có quen biết hả?
Chú xe ôm thân thiệt bắt chuyện. Phong chậm rãi đáp
-Đó là nhà tôi!
Chú lái xe có chút giật mình
-Nhà?
-Phải. Đất đó của cha mẹ tôi.
Chú xe ôm trợn mắt rồi à một tiếng rõ to
-À…! Vậy anh là cậu Phong bên Mỹ mới về hả? Mèn ơi… tui đâu có biết là cậu hai đây…
Lâu rồi không ai gọi Phong là “cậu hai”. Nghe có hơi là lạ mà cũng quen quen.
-Sao ông biết tôi?
Chú xe ôm vui vẻ giới thiệu
-Tui hả? Tui từng làm công cho nhà anh. Bây giờ vợ tui vẫn còn làm ở đó. Bả lo nấu bếp núc cho nhà cậu đó mà!
-Thế sao?
Phong hơi bất ngờ vì chưa chi đã có người biết mình. Cát Tiên Điền vẫn nổi tiếng ở đất Lâm Đồng này như 7 năm về trước. Cha mẹ anh vẫn giữ lối sống trưởng giả như hồi đó. Trong nhà chắc là có cả tá người làm. Cuộc sống của họ chắc là sung túc lắm! Chú lái xe bắt đầu thao thao kể chuyện
-Thật ra tui là dân tỉnh, ở Đồng Nai lên. Có người giới thiệu lên này xin việc. Tui làm ở chuồng ngựa được hơn một năm rồi quen với bà nhà. Tui cưới bả và ở luôn trên này. Vợ chồng tui đã tích góp được tiền, sắp mua được nhà. Bà vợ tui nôn dọn ra ngoài lắm. Bả ngán ở lại Điền trang… Tui nói cậu đừng buồn, cả tui cũng không thích ở đó. Người ở đó mấy năm nay đều lần lượt đi hết!
Phong chú ý nghe và vội hỏi lại
-Tại sao lại đi?
-Vì nghèo, vì cuộc sống bấp bênh! Cậu đi lâu nên chắc không biết, bây giờ Điền trang đâu có như xưa nữa… Tui nghe vợ nói cậu bỏ nhà đi. Chắc là cũng chán cảnh sống ở đó phải không?
Nói về nguyên do thì thật khó lòng để giải thích rõ ràng. Phong ậm ừ cho qua. Anh không hiểu đã có chuyện gì xảy ra, muốn hỏi nhưng thôi, đành nào về tới cũng sẽ biết. Chú xe ôm đưa anh leo lên con dốc và chạy ngang bản chỉ dẫn có mũi tên: “Nông Trại Cát Tiên – Cat Tien Farm” Giữa những hàng thông trập trùng, tòa biệt thự cổ hiện lên, như một kiệt tác nghệ thuật sống động của thời gian và kiến trúc thế kỉ 19. Lầu Bắc, Lầu Nam và Nhà Lớn. Ba tòa nhà đứng cạnh nhau như một quần thể cung điện mini. Phong thở nhẹ khi ngôi nhà hiện ra càng lúc càng rõ ràng. Hình như nó cũ kĩ đi nhiều. Chiếc xe dừng lại ở trước cái cổng gỗ xiêng vẹo
-Tới rồi, cậu vào đi. Tui quay trở ra đây!
Phong xuống xe, trả nón bảo hiểm và rút ví tiền
-Ấy thôi khỏi! Coi như đây là vinh dự của tui, được đón cậu hai về nhà!
Phong cười lắc đầu
-Tôi đâu phải nhân vật quan trọng nào, hơn nữa chú có công đưa tới tận đây. Coi như tiền biếu chú uống cà phê. Vợ chồng chú đã giúp cha mẹ tôi rất nhiều!
Phong dúi vào tay người lái xe một số tiền mà chú ta chưa bao giờ có được chỉ sau một chuyến chạy đường dài. Hơi ngập ngừng nhưng cuối cùng chú xe ôm nhe răng cười, đút tiền vào túi áo
-Cậu hai ở nước ngoài có khác. Cậu hào phóng quá! Phải chi bà chủ được một nửa cậu!
Nói rồi chú ta đạp ga, quay đầu chạy trở lại con đường mòn. Phong lặng lẽ bước tới trước, chạm tay vào cái cửa rào. Nó chỉ là một cánh cửa sắt rỉ sét, móp méo. Phong ngước nhìn cái bản to trên đầu. Dòng chữ nổi tên nông trại đã nhạt đi, không đọc được gì nữa. Anh lại nhìn hai bên, nơi hàng rào chạy dọc bao quanh một vùng đất hàng trăm hecta. Trước đây mẹ anh bỏ rất nhiều tiền để xây dựng hệ thống bảo vệ này. Vậy mà giờ đây chúng hư hỏng nặng, có chỗ đã bị đổ và được vá lại bằng những thanh gỗ đóng đinh lõng lẽo. Phong thấy hơi đau xót khi anh đẩy cánh cửa sắt đi vào. Cửa cũng chẳng khóa! Bảo vệ đâu rồi?
Phong cẩn trọng bước vào trong. Lối đi lát sỏi như xưa nhưng những luống hoa, bãi cỏ không còn. Hình như không ai chú tâm săn sóc chúng. Phong tiến sâu vào trong. Xung quanh sao mà hoang vắng. Cát Tiên Điền bảy năm trước bao giờ cũng có người ra ra vào vào. Phong nhìn kĩ tòa nhà từng một thời nổi tiếng là nguy nga, tráng lệ nhưng giờ đã xuống cấp rõ rệt. Người hâm mộ kiến trúc của nó chẳng sẽ thất vọng nhiều lắm! Đây không thể nào là phong cách của mẹ anh. Bà Sâm vốn kĩ tính, thích hình thức và hay khoa trương. Chẳng lẽ bà chịu sống trong một ngôi nhà tồi tàn như thế này?
Theo con đường lát sỏi, Phong tiến vào bên trong. Trời sắp về chiều, sương đang xuống, ngấm cái lạnh cao nguyên vào hơi thở của anh. Từ những khung cửa sổ tối om ngôi nhà dường như đã chìm vào giấc ngủ bất tận… Phong thấy lòng mình dâng lên một nổi niềm tiếc nuối. Tuy anh không lớn lên ở đây nhưng xét cho cùng cũng đã gắn bó và có nhiều kỉ niệm đẹp với điền trang này, nhất là thời trai trẻ 7 năm về trước. Đây là nơi họ gặp nhau lần đầu tiên.
-Ai đó?
Một giọng nói thình lình vang lên từ phía sau. Phong quay đầu lại và nhìn thấy một cậu thiếu niên tầm 14-15 tuổi. Nét mặt thông minh và mái đầu bù xù làm anh chợt nhớ ra cậu nhóc làm vườn ngày trước.
-Em là… Bằng, con trai bà Khâu phải không?
Cậu bé nhíu mày khi nghe nhắc tên mình. Đôi mắt lanh lợi quan sát Phong từ trên xuống dưới. Phải mất một lúc cậu ta mới nhận ra vị khách lạ là ai.
-A… cậu hai… thật là cậu sao? Cậu từ Mỹ quay về rồi sao?
Bằng như thể còn chưa chắc chắn lắm, có thể nhận ra sự bối rối trong giọng nói. Phong cười nhẹ và gật đầu. Cậu bé lập tức co chân chạy vù về phía Nhà Lớn, miệng la oai oải
-Bà ơi! Bà chủ ơi, cậu Phong về rồi! Cậu hai thật sự về rồi!
Trình Phong chầm chậm đi vào nhà. Bên trong hơi tối dù đã bật đèn. Gian phòng khách vẫn bài trí như xưa chỉ khác là đồ đạc cũ kỉ nhiều, bụi bậm nhiều. Anh kéo balô trên vai xuống, đặt nó lên bộ tràng kỉ. Cũng lúc đó có tiếng giày từ cầu thang đi xuống. Người đàn bà tuổi đã cao, mái tóc bạt nhiều và hơi rối. Khuôn mắt từng rất xinh đẹp giờ lắm tấm nếp nhăn. Bà Sâm nhìn đứa cho trai hơn 7 năm trời biền biệt mà nghẹn ngào không thốt nên lời. Phong đưa mắt nhìn mẹ, trong lòng dấy lên một tình cảm mẫu tử thiêng liêng, kèm theo đó là nổi niềm chua xót ân hận.
-Mẹ. Con đã về!
Bà Sâm mím chặt môi tiếp tục đi hết cầu thang, tới gần bên anh. Bàn tay gầy gầy mãnh mai vuốt lên gò má anh
-Phong… con trai tôi…
Những giọt nước mắt tự nhiên lăng dài trên khuôn mặt già nua. Phong cảm động ôm chầm lấy mẹ. Người phụ này chính là mẹ anh, là người sinh thành ra anh. Dù ngày trước hai mẹ con không mấy khi thuận thảo nhưng xét cho cùng cũng là mẫu tử ruột rà. Phong thấy hai mắt cay xè khi cảm nhận thân hình ốm yếu của người mẹ trong vòng tay. Đúng ra anh phải thường xuyên liên lạc về nhà, đúng ra anh phải sớm nhận thức mẹ mình đã già. Bà Sâm run rẩy vì xúc động. Một lúc sau mới đẩy đứa con trai ra, kéo nó ngồi xuống ghế để ngắm nhìn cho kĩ. Trong mắt bà cậu thanh niên non nớt ngày nào giờ đã là một người đàn ông thực sự.
-Mẹ… nhà mình bị làm sao vậy? Bố đâu rồi? Vì sao nhà cửa lại ra thế này…?
Phong nói xong rồi cảm thấy mình thật tàn nhẫn. Anh đã bỏ quên gia đình này suốt 7 năm trời. Giờ quay về lại hỏi mấy câu vô nghĩa đó. Bà Sâm nhìn con, trả lời từng chút một
-Ông ấy à? Đi rồi… đi được 3 năm rồi…
Phong nhăn mặt nhìn mẹ. “Đi” là sao? Không lẽ…
-Mẹ! Mẹ nói gì vậy? Bố… bố…
Bà Sâm hiểu ý nên liền ngắt lời
-Không phải! Ông ấy vẫn sống, nói không chừng là sống tốt!
Thấy Phong cứ ngơ ngác nhìn mình bà Sâm chầm chậm giải thích:
-4 năm sau khi con rời đi. Cha con cũng bỏ đi. Ông ấy chán cuộc sống tẻ nhạt ở đây, chán mẹ nên đi rồi. Còn dắt theo cả cô nhân tình bé nhỏ của ổng… Giờ này chắc họ đã cao chạy xa bay và an hưởng hạnh phúc! Cái nhà này từ đó cũng còn mỗi mình mẹ. Người làm ở đây cũng từ từ bỏ đi hết. Giờ thì còn lại bà Khâu, thằng Bằng và cô Lan. Nhưng tháng sau cô ấy cũng theo chồng về nhà riêng của họ rồi…
Phong nhíu mày nhìn mẹ rồi nhìn căn nhà
-Cha không nói là đi đâu sao? Mấy năm nay con cũng không có tin tức gì…
Bà Sâm thở dài nhìn ra cửa sổ. Ánh chiều tà thật buồn, thật thê lương
-Ông ấy không nói mà mẹ cũng không cần biết. Cạn tình nghĩa từ lâu rồi thì nên giải thoát cho nhau. Mẹ chỉ hận vì ông ấy ra đi vô tình và dứt khoát quá. Giống như mày 7 năm trước vậy… Đi hết, ai cũng đi hết… ai cũng bỏ lại tao!
Giọng bà thấp dần cho tới khi chỉ còn lại tiếng khóc khe khẽ. Phong đau đớn nhìn người mẹ già sống trong cô đơn mà thấy mình còn tệ hơn con vật. Anh đã bỏ chữ hiếu cho chó gặm rồi sao? Phong ôm lấy mẹ, cũng muốn khóc, muốn an ủi bà. Bà Sâm úp mặt vào lòng con trai, vừa nghẹn ngào vừa kể lể
-…Mà cũng phải thôi. Không ai sống nổi với tao… chồng con đều chán ghét tao. Ai cũng nói tao là mụ đàn bà chua ngoa đanh đá, độc ác. Tính tao hay ác nghiệt, hay soi mói, hay tính toán… Cũng nhờ vậy mà cái gia đình này được giàu có sung túc. Tao từng hại không ít người nhưng cũng chỉ vì lợi ích của dòng tộc bên chồng. Sao không ai hiểu cho tao hết, ai cũng nói tao độc ác… Cả mày cũng như vậy, cũng bỏ tao đi!
Phong cúi đầu trên tóc mẹ và lắp bắp phủ nhận
-Không phải mẹ ơi… con xin lỗi mẹ. Con không hề ghét mẹ… con chỉ là quá bất mãn với đời mà ra đi. Con không sống nổi ở cái trang trại này khi mà đâu đâu cũng có hình ảnh của cô ấy… Con không quên được người con gái đó, tới giờ vẫn không quên được…
Bà Sâm vội đẩy con trai ra. Cặp mắt bà trừng trừng nhìn Phong
-Ai? Con nói ai? Là con bé Thu năm đó sao??? Con nhỏ đã mê hoặc con đó sao?
Phong lắc đầu
-Cô ấy không mê hoặc ai hết. Tụi con yêu nhau rất tự nhiên và chân thành. Đó là tình yêu đầu tiên con thực sự khắc cốt ghi tâm…
Bà Sâm như nhìn thấy ma. Bà vội vàng lùi ra xa ở bên kia đầu ghế. Hai bàn tay xương xẩy run rẩy tìm chỗ vịnh vào
-Là như vậy? Hahaha… hóa ra con tôi thực sự yêu người ta? Vậy mà tôi cứ tưởng chỉ là tình hờ… Hahaha… tôi đã làm gì vậy nè?
Phong sợ hãi nhìn mẹ. Người đàn bà giống như lên cơn điên
-Mẹ! Mẹ sao vậy? Đừng làm con hoảng…
Bà Sâm cặp mắt lem luốc nhìn láo lia xung quanh
-Năm đó là tao đuổi nó đi. Tao kêu nó lấy tiền rồi đi. Tao sợ nó tham của gia tài nhà này nên mới tiếp cận con, cố tình để có thai mà uy hiếp tao… Cả đời tao chỉ có một nỗi lo là bị người ta cướp đi gia sản. Cái cơ ngơi mấy chục năm tay tao dựng lên sẽ vì ông ta, vì mày mà bị người dưng hủy hoại. Nó trở thành nổi ảm ánh mãi mãi không dứt… Tao đã nghĩ tiền là mọi thứ. Có tiền thì sẽ có mọi thứ. Nhưng bây giờ thì sao? Gìa rồi mà không một người thân bên cạnh. Hóa ra tao có tiền mà người ta cũng không cần, cũng không chịu ở cạnh tao… Con bé Thu đó. Nó từng là cái gai trong mắt. Tao đã vì mày mả nhổ đi, để bớt đi một hiểm họa… 50 triệu và mấy câu đơn giản đã dễ dàng làm nó biến mất khỏi tầm mắt. Ấy vậy mà kết cục là chính tao mất đi thằng con trai. Cái này là báo ứng phải không???
Trình Phong đờ dẫn nghe mẹ nói. Bà nói một thôi một hồi mãi không dứt. Giống như người điên đang trò chuyện với chính mình. Một sự thật kinh hoàng suốt 7 năm trời cuối cùng lại bày ra như vậy, trong hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Phong muốn oan trách mẹ cũng không thốt nên lời. Bà đã khổ nhiều rồi. Tuy việc bà làm anh không đồng tình nhưng đứng ở phương diện người mẹ, người chủ gia đình mang trọng trách gìn giữ sản nghiệp phần nào cũng đồng cảm được. Có đáng trách chính là cái tư tưởng cổ hũ thời phong kiến mà mẹ anh mang nặng trong suy nghĩ. Bây giờ thì chắc hẵn bà đã nhận ra mình sai lầm. Khi người ta bước qua tuổi xế chiều thì mới thực sự thông suốt những điều mình làm trong cuộc đời… Bà Sâm là một trong số đó. Nếu là một vở cải lương thì bà đóng vai phản diện, nếu là một vở bi kịch thì bà là một người mẹ đáng thương cũng như đáng trách.
Cuối cùng, không cần một lời xét hỏi, Phong chỉ im lặng để mẹ dựa vào vai mà khóc. Lúc này anh nghĩ về Lệ Thu. Người anh yêu đã phải trãi qua những chuyện đau lòng như thế. Anh chỉ có thể bất lực đứng nhìn. Chẳng thể nói ai đúng ai sai, khi mà tất cả đều do số phận, hoàn cảnh đưa đẩy. Bây giờ Phong cảm thấy chính mình là người phải đứng ra thu dọn tàn cuộc. Anh phải lo cho người mẹ già quản đời còn lại, không oán trách bà. Coi như anh đã làm tròn chữ hiếu. Về phần người cha thì cũng sẽ đi tìm. Ông cũng đã thành một ông cụ rồi, không biết cuộc sống giờ ra sao. Còn Lệ Thu cùng đứa con gái nhỏ, anh sẽ đền bù lại cho hai người. Không biết phải bù đắp thế nào mới đủ như Phong sẽ làm tất cả. Giờ họ chính là vợ và con của anh, là gia đình tương lai của anh. Hóa ra trước giờ cô chưa từng phản bội anh, vẫn chung thủy chân tình như vậy. Phong tin ông trời sẽ không quá nhẫn tâm. Mọi chuyện tới đây là quá đủ rồi, số mệnh trêu ngươi người ta như thế là quá tàn nhẫn rồi. Giờ là lúc mọi thứ trở về vị trí cũ, những người yêu nhau phải về với nhau, những hạnh phúc đã mất phải mau chóng tìm lại…....