Bà Liên, mẹ của Dung ngạc nhiên hỏi:
- Chính con rủ nó ra đó chơi, còn nói là sẽ cùng ở đó suốt mấy tháng hè nữa, sao đột ngột bỏ về rồi nay lại có chuyện này?
Lan Ngọc không nói gì thêm quày quả bỏ vô nhà. Ba của Dung thấy vậy bảo vợ:
- Thái độ của nó như vậy bà còn hỏi gì nữa.Thôi về.
Về nhà bà Liên vẫn không yên. Bà vào phòng con gái lục hết tủ này đến tủ nọ, cố tìm xem có chút dấu vết nào của Dung còn để lại không, để còn hy vọng tìm ra con…
Ở nhiều trang của quyển tập giấy trên bàn là chữ của Dung ghi nhiều lần dòng chữ “lâu đài tình ái”… “lâu đài tình ái”… “Long Hải”… “Long Hải”…
Bà Liên có lần đi chơi Long Hải có đi qua chỗ ngôi biệt thự lớn đó bà có biết đó là nơi ba má của Lan Ngọc trước khi mẹ Ngọc chết. Bà thường nghe người ta gọi đó là “biệt thự Thùy Dương” chứ chưa bao giờ nghe nói tới “lâu đài tình ái” nào đó… Nhưng biết đâu? Tự dưng trong lòng bà Liên nôn nóng và như có ai đó thúc giục, bà cứ muốn đi Long Hải. Trong lòng bà có một chút hy vọng mỏng manh…
Đã từng biết địa điểm, nên việc tìm đến ngôi biệt thự không khó lắm. Nhưng do nơi đây rất ít nhà xung quanh, nên việc hỏi thăm là không dễ. Cũng may, vừa lúc ông già Tư, người quản gia ngôi nhà vừa mới đi đâu về, bà Liên đã khéo léo hỏi và được ông mời vào nhà, ông kể:
- Hơn một tháng trước thì đúng là có mấy cô về đây. Cô Thu Dung ở lại hai ngày rồi nghe nói không được khỏe nên về trước. Cô Lan Ngọc nhà này với hai người nữa cũng về sau đó. Từ ấy không thấy ai trở ra.
Bà Liên thất vọng:
- Con Dung nhà tôi vừa rồi lại đi, tôi tưởng nó ra đây, nên mới lặn lội đi tìm. Chà, biết làm thế nào đây, trời đã quá tối.
Ông già Tư mau mắn:
- Không việc gì bà phải lo, dù gì bà cũng là chỗ quen biết, nên tối nay bà cứ ở lại. Sáng mai có xe tôi sẽ đón để bà về.
Chẳng còn cách nào hơn, bà Liên phải ở lại đó. Và một cách ngẫu nhiên bà được bố trí ngủ đúng căn phòng của Lan Ngọc.
Căn phòng khá đầy đủ tiện nghi, lại được chủ nhân lui tới thường xuyên nên không khí ấm cúng vẫn còn, đặc biệt là ngay trên gối vẫn còn đặt một quyển sổ dày.
Dù không có tính tò mò, nhưng vì phải dọn dẹp trước khi ngủ, nên vô tình bà Liên lấy quyển sổ dẹp nơi khác và từ trong sổ rơi ra một mảnh giấy nhỏ viết chi chít những chữ… “Thu Dung! Mày phải trả giá…”
Dòng chữ này đập vào mắt bà Liên, nên dù không muốn bà cũng phải cầm lên đọc kỹ. Nội dung mảnh giấy đã làm cho bà sửng sốt, bà lẩm bẩm như không tin là thật:
- Có chuyện này sao? Thảo nào…
Bà nhớ thái độ của Lan Ngọc ngày hôm qua cũng với những lời cay đắng mà Ngọc đã viết lên án Dung nặng nề về việc Dung đã cướp người yêu của nó. Thảo nào Ngọc nó hận thù như thế…
Lòng người mẹ nào lại không đau khi con gái mình làm chuyện xấu và bị bạn bè lên án nặng nề. Bà Liên nén lắm mới không bật ra tiếng khóc, nhưng nỗi đau đã làm cho bà như kiệt sức cứ muốn ngã ra giường. Tuy nhiên, vừa khi ấy có tiếng bước chân dừng lại ở ngoài cửa phòng. Bà Liên ngỡ là ông già Tư nên vừa không muốn mở cửa tiếp ông, cũng lại không muốn ông ta nhìn thấy mình xem lén sổ sách của Lan Ngọc, nên rất nhanh, bà bước vô nhà vệ sinh và đóng cửa lại. Chờ một lúc, vẫn không nghe tiếng gõ cửa, bà Liên hé cửa phòng vệ sinh nhìn ra và suýt kêu lên, bởi có một người phụ nữ đang nhẹ đẩy cửa bước vào:
- “Lan Ngọc”…
Bà Liên kêu khẽ khi nhìn rõ mặt người vừa bước vô. Khuôn mặt ấy giống như in với Lan Ngọc, chỉ khác chăng là tóc dài hơn…
Một cách rất tự nhiên bà này bước về phía bàn phấn, nơi quyển sổ do bà Liên vừa đặt ở đó. Lật tìm tờ giấy mà bà Liên vừa nhét vô trở lại, người này đọc lướt qua rồi đặt xuống như đã từng đọc nhiều lần. Và lạ lùng hơn là bà ta bật khóc! Từ trong nhà vệ sinh bà Liên nghe rõ bà ta vừa khóc vừa tự nói một mình:
- Ngọc ơi, mẹ đã hại con, đã làm cho con gái yêu của mẹ phải đau khổ như thế này, lỗi của mẹ, mẹ biết. Nhưng mẹ làm sao bây giờ, khi mẹ không muốn con gái mẹ lâm vào đường tình đau khổ giống như mẹ. Nếu biết chuyện thằng
Quang bỏ con chạy theo đứa bạn thân của con là do mẹ xếp đặt, do mẹ gây ra thì chắc là con sẽ oán hận mẹ biết dường nào phải không! Mẹ xin con…
Bà ta ngừng lại một lúc chắc vì quá xúc động và cũng có thể là do nước mắt đã làm nghẹn lời…Từ nhà vệ sinh bà Liên nhìn thấy đôi vai người phụ nữ cứ run lên từng hồi, càng lúc cơn xúc động càng mạnh hơn. Sự nhạy cảm của một người phụ nữ đã thôi thúc bà Liên muốn bước ra giúp gì đó… Nhưng vừa lúc ấy giọng ai oán lại cất lên:
- Đã gần chục năm rồi, mẹ cứ đợi con lớn khôn để chỉ có làm điều này thôi. Thật là oái oăm, trong khi thiên hạ mong ngày mong đêm để thấy ngày con mình biết yêu, rồi làm đám cưới… thì trái lại mẹ muốn con đừng yêu ai hết.
Vì từ c*ộc đời mẹ, mẹ đã hiểu thế nào là tình yêu và hạnh phúc! Ngày xưa, thuở bắt đầu yêu nhau thì cha con đã hứa hẹn với mẹ đủ điều, nhất là sẽ chung thủy với mẹ suốt đời, nào là chỉ biết chỉ có mỗi mình mẹ! Vậy mà, lúc mẹ mang thai con cũng là ngày mẹ bắt gặp ba con đưa người phụ nữ khác về làm chuyện tội lỗi ngay trên giường của mẹ! Mẹ đã đau khổ đã khóc và đã điên c*ồng vì ghen, để rồi phải nhận hậu quả ê chề. Phải chết vì máu sản hậu ngay một ngày sau khi con ra đời. Mẹ chết ngay tại ngôi nhà này, nơi mà ngày đầu tiên khi yêu mẹ ông ấy nói là “lâu đài tình ái của đời ta”! Từ ngày đó con lớn lên không có mẹ cùng với lời dối trá của ba con. Ông ấy đã nói với con rằng mẹ chết vì khó sinh phải không? Mẹ sinh con đâu có khó, mà dễ và nhanh nữa là khác… Để cho con ra đời an toàn và để cho mẹ nhận lãnh kết c*ộc thảm khốc! Ngọc ơi, con đã thấy lời của mẹ là đúng chưa, khi đàn ông của con chỉ trong nháy mắt đã bị tiếng sét ái tình với người con gái khác! Đàn ông là như thế đó, hãy xa họ trước khi quá muộn…
Những tiếng sau cùng bà nói trong uất nghẹn và chừng như đã kiệt sức… Gian phòng bỗng tối sầm, đồng thời tiếng chân bước rất nhẹ, xa dần… Bà Liên chạy ra bật công tắc điện lên và lúc này chẳng còn ai cả. Người phụ nữ xưng là mẹ Lan Ngọc đã đi lúc bóng tối bao trùm.
Lúc ấy có tiếng nói của ông già Tư:
- Bà ngủ được không mà cứ tắt mở đèn hoài vậy bà Hai?
Mừng quá bà Liên mở cửa ra và hỏi dồn:
- Nhà này còn có bà chủ sao hồi chiều ông nói không có ai.
Ông già Tư thở dài:
- Bà chủ lớn đã chết cách đây tám đến chín năm rồi, còn bà chủ sau cũng đã quy tiên cách đây ba năm rồi, lấy đâu ra chủ nữa!
Bà Liên kể lại chuyện vừa rồi và hỏi:
- Như vậy là sao? Chẳng lẽ là… ma?
Ông già Tư trầm ngâm:
- Tôi ở đây hơn mười năm rồi mà nào có thấy ma cỏ nào đâu. Cũng chưa bao giờ gặp bà chủ như lời bà kể. Mặc dầu lúc còn sinh tiền bà ấy rất thương tôi, giúp đỡ tôi nhiều. Tội nghiệp, đó là một người chủ nhân từ, dễ thương và đáng kính.
Bà Liên dò hỏi:
- Vậy ông có hay chuyện bà ấy chết vì quá ghen không?
Ông lắc đầu:
- Có biết chuyện bà ấy ghen với bà Ngọc Oanh, nhưng khi bà chết thì cả nhà đâu ai biết lý do gì…
- Chết ngay trong nhà này?
- Đúng. Khi ấy bà còn cả tháng nữa mới sinh nên đòi ông chủ chở xe hơi ra đây đổi gió. Nào ngờ nửa đêm hôm đó bà trở bụng sinh, chưa kịp đưa đi bảo sinh viện thì bà ấy đã sinh rồi, phải nhờ một bà mụ xứ vườn này lo giùm. Cũng may là đứa bé ra đời an toàn… Chỉ có điều bất hạnh là chỉ một ngày sau, mới sáng sớm, lúc ấy bà vợ bé Ngọc Oanh đột ngột xuất hiện thì chút xíu sau cả nhà tá hỏa lên vì bà chủ bị máu sản hậu chặn tắt thở!
Bà Liên nghe kể cũng phẫn uất:
- Chính con quỷ cái Ngọc Oanh là nguyên nhân làm cho bà chủ đó chết. Đàn bà mới sinh mà bị sốc như vậy làm sao chịu nổi.
Ông già Tư ngán ngẫm:
- Mấy người nhà giàu sao lắm chuyện rối rắm. Như vừa rồi mấy cô cậu bạn cô Lan Ngọc ra đây cũng nghe nói rắc rối sao đó nữa, rồi người giận, người hờn. Đúng là…
Ông già chưa nói hết câu đã ngừng khi chợt nhớ người đứng trước mặt mình là mẹ của bạn cô chủ… Bà Liên cười thân thiện với ông:
- Không có gì đâu, có chuyện gì ông cứ nói. Có phải cô Ngọc nhà này giận con gái tôi không?
- Dạ, tôi chỉ nghe nói chứ không rõ lắm, bởi hôm đó tôi xin phép về thăm nhà bên Long Đất.
- Ông có biết cái cậu gì là bạn trai của cô Ngọc?
Ông Tư đáp ngay:
- Có. Cậu ấy đã ra đây nhiều lần và nghe nói là sắp cưới cô Lan Ngọc.
Bà Liên thở dài, quay đi chỗ khác và chép miệng:
- Oan nghiệt!
Tưởng nói mình, ông Tư hỏi:
- Bà nói gì?
- À, không, tôi chỉ…
Bà Liên quay vào và dặn:
- Sáng mai khi nào có xe thổ mộ đi ngang qua ông nhớ gọi lại giùm, tôi ra bến xe về sớm.
Đêm đó bà chốt chặt cửa phòng, cố dỗ giấc ngủ, không tài nào chợp mắt được, hễ vừa nhắm mắt là hình ảnh bà mẹ đáng thương của Lan Ngọc lại hiện về. Hình ảnh đôi vai bà ấy run run cùng với tiếng nấc nghẹn càng lúc càng làm nao lòng bà…
- Không thể về ngay được!
Người phụ nữ yếu đuối như bà Liên bỗng nhiên mạnh mẽ hẳn. Bà mở cửa phòng nhẹ bước ra ngoài. Trời vẫn còn tối nên tầm nhìn bị hạn chế. Tuy vậy, bà vẫn thấy một bóng người đứng ở cửa sổ phòng bà vừa rời bước đi về dãy nhà ngang.
Lần bước theo, c*ối cùng bà Liên thấy người phụ nữ kia lách mình vào trong đó, không còn sợ nữa, bà Liên nối bước vào bên trong bà khựng lại ngay ở cửa, bởi từ bên trong có tiếng người vọng ra:
- Bà không nên vào. Đây là nơi oan nghiệt, ai đã bước vào đều vướng phải bất hạnh. Bà là người ngoài nên tôi không muốn bà phải đau khổ, chỉ đứa con bà là đủ rồi…
- Nhưng…
Bà Liên cố lên tiếng, nhưng một lần nữa bị chận lại:
- Cái “lâu đài tình ái” này toàn đem lại nỗi bất hạnh cho con người thôi. Bà hãy sớm rời đi ngay trước khi quá muộn. Bà đi đi!
Những lời xua đuổi quyết liệt như vậy mới làm cho bà Liên bước lùi. Bà hoang mang chẳng hiểu sao người phụ nữ lại không muốn bà ở lại? Một lần nữa bà đem chuyện kể cho ông già Tư nghe, nhưng ông này chỉ lắc đầu bảo:
- Tôi không tin có những chuyện kỳ quặc đó. Có lẽ bà lạ chỗ, lại bị ám ảnh nỗi sợ, nên thấy những chuyện kỳ bí đó. Ở dãy nhà ngang đó có ngày nào tôi không vào lấy dụng cụ làm vườn, có ma cỏ gì đâu!
Bà Liên cũng muốn rời khỏi nơi kỳ lạ này ngay, nhưng phải nấn ná tới trưa hôm đó, khi ông Tư đón giùm được chuyến xe lam chạy ra Bà Rịa thì bà mới đi, mà lòng vẫn không an. Chuyện xảy ra ở tòa nhà cùng với sự bặt vô âm tín của con gái thì làm sao một người mẹ như bà Liên có thể không lo lắng…
Sự trở lại biệt thự ở Long Hải của Quang làm cho ông già Tư ngạc nhiên, nhất là việc không có Lan Ngọc đi cùng:
- Sao cậu đi một mình?
Quang chừng như đã có dự tính trước nên đáp không chút lúng túng:
- Dạ, cháu đang chuẩn bị làm luận án tốt nghiệp nên cần một nơi yên tĩnh như nơi này. Cháu cũng không báo cho Lan Ngọc vì sợ cô ấy bận bịu cho cháu mà ảnh hưởng đến kỳ thi Tú Tài lần này. Vậy trong thời gian cháu ở đây xin ông Tư đừng quan tâm lo gì cho cháu. Hằng ngày cháu sẽ ra biển hoặc nơi nào đó thích hợp để viết luận văn, chỉ về ngủ ban đêm thôi.
Ông già Tư vốn ít nói, lại biết tôn trọng sự riêng tư của nhà chủ kể cả bạn bè của cô chủ. Bởi vậy khi nghe Quang nói, ông đã không phản đối gì lại còn đề nghị:
- Hay là nhân tiện cậu có mặt ở đây tôi giao nhà cho cậu trông coi. Tôi có việc phải về Long Đất vài tuần, khi nào cậu cần về Sài Gòn thì cứ việc bấm khóa ngoài, khi về tôi sẽ mở.
Quang có vẻ thích thú lắm, anh nói ngay:
- Cháu sẽ chu toàn mọi việc ở đây, ông Tư cứ đi, chừng nào về cũng được.
Ngay chiều hôm đó ông Tư đi ngay. Quang đóng cửa phòng lại và lục đục gì đó rất lâu… Đến nửa khuya đêm đó anh ta rón rén đứng đợi ở cổng và lát sau đón một người con gái nào đó đội nón che gần hết khuôn mặt. Cả hai không nói gì, đã lặng lẽ dìu nhau về phòng riêng.
Từ đó đến sáng hôm sau, mãi đến khi mặt trời lên cao rồi mà vẫn chưa thấy Quang ra ngoài…
Cho đến quá nửa trưa, chợt một chiếc ô tô dừng ngay trước cổng. Người nhấn còi inh ỏi để gọi cửa chính là Lan Ngọc!
Cô chờ mãi chẳng thấy ông già Tư ra mở cổng thì bực bội ra mặt, vừa bước xuống xe cô vừa quát tháo ầm ĩ:
- Ông ở đâu mà không mở cửa, ông Tư ơi!
c*ối cùng phải dùng chìa khoá riêng tự mở cửa cho xe vào sân, Lan Ngọc vẫn chưa hết lầu bầu:
- Cái ông già này lại đi đâu nữa rồi…
Vừa bước vào phòng khách, nhìn thấy đôi giày tây hai màu quen thuộc, Lan Ngọc nóng bừng cả mặt, cô gằn giọng một mình:
- Biết ngay là ra đây mà!