Lấy Chồng Nhà Giàu Chương 1

Chương 1
Năm 1990, tỉnh Thiểm Tây huyện bần cùng làng nghèo rớt hẻm Lộ gia nhà ông Lộ có một ông lớn ghé thăm.

 

 

Dân làng chen chúc túm tùm tụm trước cửa nhà ổng, ngó nghía chiếc ô tô con đen bóng trờ qua con đường dài gập ghềnh đến trước căn nhà gạch ngói. Đối với tàng lóp bình dân mà nói, ô tô bốn bánh chính là biểu tượng cho địa vị xã hội, bởi lẽ ở cái thời kỳ này, người sở hữu ô tô bốn bánh sẽ chỉ có hai dạng, một là ông chủ, hai là làm quan

"Ông nhớn ở thủ đô nớ!” Con gái nhà họ Phùng tửc hàng xóm cách nhà họ Lộ chỉ một bức tường đất tuồn tin.

Dân làng lạnh người. Kể từ sau công cuộc "cải cách mở cửa’’ do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu vào năm 1978 đến giờ, ngay cả Chủ tịch huyện cũng chẳng còn xuống làng, ai mà ngờ nhà Lộ lại được hẳn một ông lớn ghé qua, dân làng xì xầm bàn tán, ánh mắt vừa hâm mộ, vừa hoang mang làm sao nhà Lộ tự dưng lại có một vị khách quý từ trên trời rơi xuống.

Thực ra ba Lộ cũng hoang mang lắm nè Căn bản người quen ngài khách quý không phải ông mà là bố ông, hồi kháng Nhật cụ làm mật vụ rồi mất giữa biển cơ, hồi đó ông còn vừa mới ra đời nữa.

"Năm đó đồng chí Lộ đã hy sinh anh dũng vì yểm hộ chúng tôi, tôi vẫn luôn muốn đến thăm người thân của cụ để đáp trả tình hữu nghị cách mạng cụ dành cho chúng tôi, mỗi tội lai rai lắm chuyện quá nên mãi hôm nay mới ghé thăm được." Trước mặt ba Lộ là một người đàn ông vận đồ Tây, bề ngoài người đó có phần không đoán ra tuổi, tóc bạc phếch trong khi mặt mũi có vẻ trẻ, hơn nữa dáng người dong dỏng, đeo kính gọng vàng, thoạt nhìn phong độ hết sức, không hề giống một ông quan cán bộ mà giống một nhà học giả hơn.

Ba Lộ thộn mặt, thộn mặt với cái tình hữu nghị đã hơn bốn mươi năm mươi năm này.

Bối Mạt Sa đẩy gọng kính: "Là thế này, năm đó tôi từng thỏa thuận với bố ông, nếu sau này tôi có con sẽ làm thông gia với nhà các ông. Tôi đây... kết hôn hơi muộn, hơn bốn mươi tuổi mới cưới vợ, nên là ước định với đòng chí Lộ đành phải kéo dài tới tận ngày hôm nay.”

Ba Lộ mới chỉ làm thợ mỏ than vài bữa lính quýnh đứng dậy: "Hổng dám, hổng dám!"

Bối Mạt Sa phẩy tay đầy phong thái, hòa nhã nói: "Đây là ước định của chúng tôi, một lời quân tử nặng hơn ngàn vàng, huống hồ việc này xuất phát từ giao hẹn tình nghĩa cách mạng giữa đồng chí chúng tôi, tôi đã quyết định sẽ gả con bé nhà tôi cho con trai ông, tức cháu trai của cụ rồi”

Hai mắt ba Lộ lại dại ra, lúc này đây ông chẳng dám nói thêm gì nữa, chỉ ngắc ngứ tôi ra ngoài một xí rồi vội vàng bật cửa chạy đi.

Lần này đổi thành Bối Mạt Sa hoang mang.

Bàn về tuổi tác Bối Mạt Sa thì lão cũng hơn sáu mươi rồi. Năm xưa lão làm mật vụ trên biển đã quen biết bố của ông Lộ đã qua đời từ lâu, cụ Lộ nhận được tin bà nhà cụ ở quê mới sinh một thằng con bụ bẫm (là ba Lộ ấy), đâm ra nhất thời vui hết biết đòi kết.thông gia với đồng nghiệp Bối Mạt Sa.

Vốn ấy chỉ là một câu nói linh tinh thôi, cho đến giờ Bối Mạt Sa cũng không coi nó là nghiêm túc. Lão bình sinh đã gia cảnh giàu có, sống trong nhung lụa, dù sau đó có làm mật vụ tham gia kháng Nhật, che giấu thân phận thì vẫn là công tử nhà giàu, nói theo tiếng Thượng Hải thì là dân ăn không ngồi rồi1.

Sau khi Trung Quốc Mới2 được thành lập, Bối Mạt Sa cũng không có tình cảm sâu đậm với bất kỳ nhà cách mạng nữ nào. Mãi đến năm 1965, Bối Mạt Sa đã hơn tử tuần, làm chuyến đến Hồng Kông, bất ngờ lại có quan hệ tình cảm với con gái rượu một ông chủ Hòng Kông.

Cô tiểu thư Thẩm Ngô Bích Thị dứt khoát bỏ cái hố giai cấp tư sản đương lửa bỏng dầu sôi, nhào vào vòng tay của giai cấp vô sản. Việc lên phương Bắc cùng Bối Mạt Sa mang ý nghĩa giác ngộ,

1 Nguyên vĂn: Bạch tương nhân, chỉ những kẻ ăn chơi, vô công rồi nghề, trong đó "bạch tương" có nghĩa là "ăn chơi”. Trước 1949, Thượng Hải là địa khu chơi bời của tăng lớp tư sản và những kẻ lắm tiền.

2 Tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập ngày 01/10/1949 tại quảng trường Thiên An Môn. Trước đó là Trung Hoa Dân Quốc.

thoát khỏi trụy lạc thối rữa đối với Thẩm Ngô Bích Thị. Mà xã hội bấy giờ lại đánh giá rất cao hành động bằng lòng với cuộc sống bần hàn của giai cấp vô sản này.3

Thẩm Ngô Bích Thị nở mày nở mặt thôi rồi.

Đáng tiếc giai thoại phu thê ân ái chưa được bao lâu, vở kịch Hải Thụy bãi quan đã dấy lên cuộc sửa đổi của phái phản hữu năm 19664, cuốn cả Bối Mạt Sa vào.

Vì Hải Thụy bãi quan minh oan cho phái hữu5, đâm ra diễn viên kinh kịch nghiệp dư lương thiện làm việc ờ Tòa thị chính Bối Mạt Sa cũng diễn vở Hải Thụy bãi quan ấy, vô hình trung bị hiếu thành lão minh oan cho phái hữu, Bối Mạt Sa oan quá đi mất

3 Thời kỳ này, dù cách mạng đã thành công, Mao Trạch Đông cho rằng đấu tranh giai căp vẫn đang được tiến hành, các thành phăn cố hữu của giai cấp tư sản vẫn còn tòn tại, giai cấp vô sản phải tranh đấu với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng, lầ thói mới của giai cấp vổ sản đế thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội.

4 Hải Thụy bãi quan ìà vở kinh kịch ỉịch sử của nhà sử học và cũng ìà Phó thị trưởng Bắc Kỉnh Ngô Hàm. Trong vở kịch, một người đày tớ trung thành tên Hải Thụy bị sa thải bởi một tên hoàng đế biến chất, vở kịch kêu gọi mọi người học tập tinh thân thực sự cấu thị của Hải Thụy. Trong khi vở kịch nhận được sự ca ngợi từ phía Mao thì năm 1965 vợ Mao Trạch Đông ìà Giang Thanh và đòng minh của bà ta là Diêu Văn Ngu yên, biên tập viên cho báo Văn Hổi ở Thượng Hải, đã viết bài báo công kích vở kịch. Diêu gọi vở kịch là "một thứ cỏ độc" hãm hại Mao với ngụ ý Mao như một tên hoàng đế suy đòi và Bành Đức Hoài như một công chức trung thực Bài báo đã như một quả bom ngàn tấn làm đảo ngược hân cục diện chính trị bấy giờ.

5 Phái chính trị có chủ trương hữu khuynh (thiên về bảo thủ, phản đổi cải cách, phản đổi tiến bộ), cụ thể ở đây là những thành phần thuộc giai cấp vô sản nhưng mang tư tưởng giai cấp tư sản.

Mà lý do chính yếu gán Bối Mạt Sa với phái hữu còn một nữa, đó là bao nhiêu nhà cách mạng nữ vô sản chính thống lão không cần, lại đi cưới một tiểu thư tư sản Hồng Kông, có thể thấy căn nguyên của tư tưởng này chính là từ giai cấp tư sản, chính là từ sự hủ bại.

Thế là Bối Mạt Sa bị nhốt vào chuồng bò6, tiểu thư tư sản Thẩm Ngô Bích Thị bị đày vào nhà máy chịu sự giám sát và cải tạo của giai cấp công nhân.

Năm 1975, tin đồn lắng xuống, Thẩm Ngô Bích Thị dẫn con trai Bối Luật Thanh sáu tuổi về Hồng Kông, chẳng buôn quay đầu, bỏ lại con gái Bối Luật Tâm mới ba tuổi.

Bối Mạt Sa đã bị giam từ sớm khi mười năm Cách mạng văn hóa7 diễn ra, thành ra lại tránh được một kiếp nạn sau đó. Cách mạng văn hóa kết thúc, lão nhanh chóng được bổ nhiệm chức vụ phân công quản lý kinh tế quan trọng.

Mà Thẩm Ngô Bích Thị, lúc này đã thừa kế sự nghiệp của cha, không biết là vì mối tình lãng mạn khó quên năm đó hay từ nhận

6 Chì nơi giam căm những trí thức bị đấu tố, thường là những nhà tù tự thiết lộp cùa các đơn vị (cơ quan đoàn thế, trường học, nhà máy...), bắt nguồn từ mùa hè năm 1966.

7 Cuộc cách mạng do Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo, diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuộc cách mạng làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.

Mời các bạn theo dõi tiếp!

 

 

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t75778-lay-chong-nha-giau-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận