ụ án dần dần tiến đến hồi kết.
Cảnh sát điều tra ra chiếc xe đâm vào Mã Tuyết Anh là xe ăn trộm.
Vào ngày thứ hai sau khi án mạng xảy ra, người ta phát hiện một chiếc xe Nissan màu đen bị phá hủy nằm ở bãi rác, ngoại vi phía bắc thành phố, biển số xe hoàn toàn trùng khớp với biển số mà nhân chứng cung cấp. Đầu xe bị lõm một vệt sâu, xung quanh bám những mảng máu đen kịt.
Cửa kính hoàn toàn vỡ vụn, xét nghiệm mẫu máu dính trên chiếc xe trùng với mẫu máu của Mã Tuyết Anh. Chủ nhân của chiếc xe là giám đốc của một công ty máy tính. Buổi trưa ngày hai mươi tháng bảy ông đỗ xe trước nhà hàng Cánh Diều. Sau khi dùng bữa xong ra lấy xe thì không thấy còn ở đấy nữa, ngay lúc đó ông ta đã báo cảnh sát. Kiểm tra toàn bộ chiếc xe không phát hiện manh mối đặc biệt nào, các trinh sát chỉ tìm được vài dấu vân tay khả mờ ở vô lăng.
Mã Tuyết Anh chết bởi tai nạn xe, hiển nhiên đó là âm mưu có người cố ý tạo ra.
Căn cứ vào nội dung cuốn băng xoay quanh cuộc đối thoại giữa ba người Mã Tuyết Anh, Chung Đào và Chu Mỹ Phượng, bên cạnh đó lại lần ra đầu mối trong vụ án Hồng Diệc Mình, trước khi ông ta bị hạ độc có gặp mặt hai người Chung Đào và Chu Mỹ Phượng tại văn phòng công ty Đại Đông (Cả hai người đều có đủ điều kiện và thời gian thực hiện việc đầu độc). Cảnh sát nhận định ngoại trừ Châu Chính Hưng, Chung, Chu là hai nghỉ can lớn nhất trong vụ án giết người hàng loạt này.
Cục công an khu Y lập tức triệu tập Chu Mỹ Phượng và Chung Đào.
Buổi tối ngày Mã Tuyết Anh gặp chuyện, Chu Mỹ Phượng đã đáp tàu hỏa từ cửa khẩu La Hồ nhập cảnh vào Hồng Kông. Theo nhân viên trong Văn phòng tập đoàn Địa Hào, khoảng năm giờ chiều Chu Mỹ Phượng nhận được điện thoại của tổng giám đốc Châu thông báo mẹ của có ca đang bệnh muốn có ta nghỉ mấy ngày về chăm sóc.
Từ đó công ty hoàn toàn không thể liên lạc với Chu Mỹ Phượng, gọi vào máy di động thì máy đã tắt. Điều lạ là khi liên lạc trực tiếp với gia đình thì bà mẹ không hề bị bệnh và cũng không biết việc con gái đã trở về Hồng Kông. Đội trưởng Thôi dẫn theo Tiểu Xuyên và Đào Lợi đến ngay trụ sở Địa Hào tìm gặp tổng giám đốc Châu nhưng cũng không có tin tức gì của Chu Mỹ Phuợng.
Bà quả phụ Hồ Quốc Hào, người tình của Châu Chính Hưng, chủ tịch HĐQT Địa Hào biến mất một cách kỳ lạ.
Trong cùng một ngày Chung Đào cũng đáp chuyến bay của hãng hàng không Tử Xuyên đi Trùng Khánh. Theo những gì mà Châu Chính Hưng cung cấp, chuyến đi lần này của Chung Đào là để tham gia một cuộc họp bàn về bất động sản miền tây Trung Quốc, việc này đã được Châu Chính Hưng phê chuẩn, thời gian công tác là một tuần.
Tại văn phòng tổng giám đốc Địa Hào, khi đội trưởng Thôi thẩm vấn Châu Chính Hưng đã nắm được cụ thế nội dung vụ việc tống tiền. Đó là đầu mối vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích án.
Ngồi đối diện với Châu Chính Hưng, đội trưởng Thôi đưa ra câu hỏi: “Theo những gì chúng tôi có được, mục tiêu tống tiền của Mã Tuyết Anh không chỉ dừng lại ở hai người Chung Đào và Chu Mỹ Phượng”.
“Đúng vậy”. Châu Chính Hưng thừa nhận “Còn có tôi nữa”.
“Cho nên anh cũng chuyển khoản cho có ta số tiền hai mươi vạn tệ”.
“Đúng”.
“Vì sao anh không báo cảnh sát”.
Châu Chính Hưng rút từ trong ngân kéo một mẫu giấy đánh máy đưa cho đội trưởng.
“Nói thẳng là tôi không muốn cho vợ mình dính vào chuyện này”.
Đội trưởng Thôi đọc kỹ tờ giấy, khóe miệng khẽ nhếch nụ cười mỉa mai, quá thật kẻ tống tiền nắm thật rõ điểm chí mạng của Châu Chính Hưng.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi cũng đưa mắt nhìn vào tờ giấy.
“Thôi được, chúng tôi sẽ thu tờ giấy này lại, hy vọng tổng giám đốc Chu tiếp tục hợp tác”. Trước khi rời khỏi Địa Hào, đội trưởng Thôi còn nói chêm một câu.
***
Lắng nghe báo cáo của đội trưởng Thôi, cục trưởng Ngũ không biểu lộ thái độ vội vã.
Vị cảnh sát già giàu kinh nghiệm châm một điếu thuốc rồi rít một hơi dài. Từ khi điều tra hai chuyên án “6.25” và “7.6” ông đã từ bỏ ý định cai thuốc.
Xem xét nội dung bức thư tống tiền mà Mã Tuyết Anh gửi cho Châu Chính Hưng có thể nhận thấy có ta đã nắm được bí mật của Châu và Chu. Chỉ cần dựa vào chuyện tư thông giữa hai người là đã có thể tiên hệ đến chuyện Hồ Quốc Hào bị sát hại. Vì vậy, hai khả năng hoàn toàn có thể xảy ra: Một là Châu và Chu không hề mưu sát Hồ Quốc Hào. Hai là hai người ấy đã thực hiện vụ mưu sát song Mã Tuyết Anh không hề biết nội tình bên trong. Đương nhiên không thể loại trừ khả năng thứ ba Mã Tuyết Anh nghĩ rằng chỉ cần công bố những bức ảnh nhạy cảm giữa Châu Chính Hưng và Chu Mỹ Phượng là đã đủ uy lực và sức mạnh dồn ép con mồi thực hiện theo ý mình.
Cục trưởng Ngũ hỏi đội trưởng Thôi và hai viên cảnh sát trẻ: “Các cậu nghĩ thế nào?".
Đội trưởng Thôi phân tích.
“Mã Tuyết Anh có mối quan hệ đặc biệt với Hồ Quốc Hào, bốn năm làm thư ký riêng cho ông ta lại vừa là tình nhân rõ ràng có ta nắm được rất nhiều nội tình bên trong. Có ta gọi điện thoại uy hiếp Chung Đào, nói rằng biết được chuyện Chung Đào có liên quan đến cái chết Hồ Quốc Hào không thể chỉ là những lời suy diễn bừa bãi...".
Cục trưởng Ngũ gật đầu: “Từ đó cho thấy trong vụ án cái chết ly kỳ của Hồ Quốc Hào, Chung Đào rất có khả năng là nghi can lớn nhất”.
Tiểu Xuyên góp lời: “Nhà báo Nhiếp sớm đã nhắc nhà chúng ta không nên bỏ qua nhân vật này”.
Đội trưởng Thôi lầm bầm trong miệng: “Lại là tay nhà báo ‘‘Tây Bộ Thái Dương”.
Đào Lợi bụm miệng cười trộm.
Cục trưởng Ngũ rít một hơi thuốc, tiếp tục suy nghĩ. Những làn khói trắng mỏng bay lên tan vào không khí. Mối nghỉ ngờ đối với Chung Đào ngày một tăng lên. Song rốt cuộc Chung Đào và Hồ Quốc Hào có mối quan hệ như thế nào? Mã Tuyết Anh bây giờ không thể mở miệng được nữa. Bên cảnh sát lại hoàn toàn không nắm được bất cứ chứng cứ nào. Đằng sau những bí mật này ẩn chứa điều gì...
Ông dập điếu thuốc vào gạt tàn.
“Nào! Chúng ta phân tích lại chứng cứ ngoại phạm mà Chung Đào có".
Tiểu Xuyên và Đào Lợi đều đưa ra ý kiến của mình. Song hai mươi lăm phút “vắng mặt" của Chung Đào vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
“Xem ra trong vụ án cái chết của Hồ Quốc Hào, hung thủ đáng nghỉ nhất là Chung Đào, chỉ có điều ngoài chứng cớ ngoại phạm hai mươi lăm phút cho đến nay vẫn không phát hiện được vấn đề gì, có thể nói không hề để sơ hở một chút nào”.
Quả thật những điều Đào Lợi nói đều là sự thật.
Trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa có hai cửa kiểm soát về, một cửa chính và một cửa phụ nằm ở phía Đông, có người trông coi 24/24 giờ. Đào Lợi và Tiểu Xuyên đã dò hỏi trong cái đêm hai mươi tư tháng sáu có bốn nhân viên trực ban. Đưa cho họ tấm ảnh Chung Đào và Đinh Lam để nhận diện, sau mười một giờ tối lượng người ra vào trung tâm không nhiều, thông thường sẽ để lại ấn tượng rất rõ, tuy nhiên tất cả họ đều không nhận ra hai người trong ảnh. Nhà nghỉ luôn mở rộng cửa, chìa khóa đều giao hết cho khách vì vậy việc Đinh Lam có hay không đưa Chung Đào về phòng nghỉ thay quần áo, nhân viên phục vụ cũng không được rõ. Hành tung hai mươi lăm phút Chung Đào vắng mặt chỉ duy nhất Đinh Lam mới biết.
Cục trưởng Ngũ lấy ngón tay gõ lên mặt bàn: “Đây là ‘điểm mù’ lớn nhất trong vụ án Hồ Quốc Hào”.
Đội trưởng Thôi gật đầu: “Việc Đinh Lam có mặt trong lễ tang Hồ Quốc Hào rõ ràng là không bình thường, hơn nữa chị ta lại là người làm chứng duy nhất cho chứng cớ ngoại phạm của Chung Đào. Chuyện này rất kỳ lạ...”.
Lúc này Tiểu Xuyên mới ngẩng đầu lên nói bằng giọng có vẻ khả trịnh trọng phát biểu: “Mấy ngày trước nhà báo Nhiếp có gửi email cho em, trong đó nói anh ấy đã điều tra rõ Đinh Lam và Chung Đào có thời kỳ ở cùng đại đội thanh niên trí thức binh đoàn xây dựng Vân Nam, hơn nữa Đinh Lam có mối tình đơn phương với Chung Đào. Nhà báo Nhiếp gợi ý: Việc Đinh Lam làm chứng cho Chung Đào rất có thể là giả. Anh ấy còn chuyển lời đến cục trưởng và anh Thôi ‘’hai mươi lăm phút vắng mặt của Chung Đào cực kỳ khả nghỉ’’, giải mã được bí mật này là khâu then chốt phá toàn bộ vụ án”.
Cục trường Ngủ có vẻ hài lòng: “Phân tích của nhà báo Nhiếp rất có lý".
Đội trưởng Thôi khẽ lườm đệ tử “Tại sao cậu không nói sớm”.
“Chẳng phải anh bảo em không có thời gian nghe tay nhà báo đó nóỉ linh tinh còn gì?".
Đội trưởng Thôi không đôi co tiếp với cấp dưới, anh tiếp tục nói: “Vậy chúng ta đặt ra giả thuyết: Nếu Đinh Lam làm chứng giả thì trong hai mươi lăm phút đó bọn họ đi đâu? Có khả năng làm gì? Tôi đã làm thực nghiệm trong thời gian hai mươi lăm phút, từ vườn nướng nghìn người đi bộ đến cửa soát vé chính mất ba phút, về nhà nghỉ mất bốn, năm phút cả đi và về mất mười phút. Giả sử thời gian dừng lại ở những nơi đó hết năm, sáu phút, thì thời gian còn lại chỉ có mười phút, trong những thời gian ngắn ngủi đó bọn họ không thể mọc cánh mà bay đến Nam Áo được”.
Không có ai cười, không khí căn phòng trở nên nghiêm túc thậm chí là chùng hẳn xuống. Đây là ẩn sổ lớn nhất mà mọi người chưa có lời giải.
***
Phòng đọc sách gia đình Nhiếp Phong, ảnh đèn bàn leo lét, trời mùa hè khả nóng nực.
Nhiếp Phong mặc áo may ô, ngón tay anh lướt nhẹ trên bàn phím máy tính. Anh vừa hoàn thành bài phỏng vấn ông vua ti vi màu ở Miên Dương, cảm giác rất hài lòng. Đúng lúc này, trên hộp thư yahoo báo có thư đến, mở hộp thư điện tử anh chăm chú nhìn vào. Đó là email của Tiêu Xuyên.
Nhiếp Phong gõ phím “enter”, trên màn hình tinh thể lỏng hiện ra toàn bộ nội dung bức thư. Tiểu Xuyên thông báo cho anh tiến triển và điểm còn chưa có lời giải trong toàn bộ vụ án:
Anh Nhiếp thân mến!
Chào anh! Nhận được email của anh em rất vui. Vụ án xuất hiện tình huống mới: Ngày hai mươi tháng bảy vừa qua Mã Tuyết Anh bất ngờ bị giết chết. Nguyên nhân trực tiếp là tai nạn xe hơi. Căn cứ vào điều tra tại hiện trường khẳng định là do có người rắp tâm sắp đặt.
Phát hiện trong cuốn băng trong túi xách của Mã Tuyết Anh có ghi lại nội dung cuộc đối thoại giữa cô ta và Chung Đào, Chu Mỹ Phượng. Liên hệ với vụ án Hồng Diệc Mình trước khi ông ta xảy ra chuyện có tiếp xúc với Chung Đào, Chu Mỹ Phượng, hai người ấy hoàn toàn có đủ thời gian và điều kiện hạ độc. Đội cảnh sát hình sự nhận định, Chung Đào và Chu Mỹ Phượng là những nghi can lớn nhất cho hàng loạt vụ giết người vừa rồi.
Chu Mỹ Phượng hiện bỏ trốn đến Hồng Kông, bọn em đang ra lệnh truy nã. Điều khó lý giải lớn nhất đó là chứng cớ ngoại phạm của Chung Đào. Bọn em đã cẩn thận làm thực nghiệm hai mươi lăm phút vắng mặt của anh ta song cho đến nay vẫn chưa tìm ra đáp án. Trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa có hai cửa kiểm soát vé, cửa chính nằm ở phía tây, cửa còn lại nằm ở phía đông. 24/24 giờ đều có người trực ban. Sau mười một giờ đêm du khách ra vào nơi đó số lượng có hạn. Nếu Chung Đào và Đinh Lam từ mười một giờ năm phút đến mười một giờ rưỡi đi qua đây nhân viên soát về nhất định sẽ nhận ra. Nhưng khi đưa bức ảnh của Chung Đào và Đinh Lam cho họ xem họ đều khẳng định không hề nhận ra hai người này.
Kiểm tra tại nhà nghỉ cũng không phát hiện được điều gì khác thường. Chính vì vậy việc điều tra Chung Đào trên thực tế đi vào ngõ cụt. Cục trưởng Ngũ cũng nhận định hai mươi năm phút vắng mặt của Chung Đào là điểm mù lớn nhất trong vụ án Hồ Quốc Hào. Kể cả em và Đào Lợi cũng như tất cả mọi người đều có chung cảm giác bất lực bó tay. Thật không biết đến khi nào mới có thể làm rõ vụ án này.
Thôi, em dừng bút đây.
Cho em gửi lời hỏi thăm đến thầy hiệu trưởng Nhiếp.
Ký túc cục công an, đêm 22 tháng 7
Tiểu Xuyên
Nhiếp Phong trầm tư nhìn lên màn hình máy tính.
Không khí thật oi bức, ngoài cửa sổ vọng vào tiếng ca hát ồn ào.
Nhiếp Phong chau mày suy nghĩ làm thế nào để giải mã chứng cớ ngoại phạm của Chung Đào. Cục trưởng Ngũ nói thật đúng, hai mươi lăm phút Chung Đào vắng mặt là điểm mù lớn nhất trong vụ án Hồ Quốc Hào, nếu như tìm được điểm mù này thì có thể tìm ra chìa khóa phá án.
Anh lật giở một trang trong quyển sổ ghi chép phỏng vấn của mình, ánh mắt dừng lại trước hình tam giác tấm sơ đồ vịnh Đại Bàng. Đó là hình anh đã vẽ trong lần tham gia cuộc họp phân tích án tại cục công an khu Y. Mỗi đỉnh trong hình tam giác được đánh dấu lần lượt Đại Mai Sa, Tiểu Mai Sa, Nam Áo. Nối hai điểm Tiểu, Đại Mai Sa đứng gần nhau tạo thành nét ngắn. Kéo dài hai điểm về bên phải theo hướng đông nam liền lập thành góc nhọn trực chỉ thị trấn Nam Áo.
Nhiếp Phong nhìn đi nhìn lại tấm sơ đồ mà mình lập ra, anh cảm thấy hình tam giác đó thật kỳ lạ, hoặc có thể nói là bất bình thường. Rốt cuộc điểm nào không phù hợp logic, trong chốc lát không thể nói cho đúng. Chỉ biết trông nó rất mất tự nhiên, có cảm giác cố ý sắp đặt. Trên sơ đồ các điểm hình tam giác đó, đoạn ngắn thì quá ngắn, góc nhọn lại quá nhọn, vừa giống như miếng kính vỡ lại giống như mũi giáo đâm xuống phía dưới. Tất cả đường như ẩn chứa huyền cơ nào đó.
Nhiếp Phong lấy bút bi viết lên trên tấm sơ đồ vài điểm cần chú ý.
Điểm thứ nhất: Đại Mai Sa (khoảng bảy giờ tối ngày hai mươi tư tháng sáu Hồ Quốc Hào biến mất trước của nhà hàng Hào Cảnh).
Điểm thứ hai: Tiểu Mai Sa (sáu giờ sáng ngày hai mươi lăm tháng sáu phát hiện di thể Hồ Quốc Hào ở cầu tàu).
Điểm thứ ba: Thị trấn Nam Áo (buổi chiều ngày ba mươi tháng sáu tìm thấy chiếc túi xách, đây cũng là nơi xảy ra hiện tượng xích triều và cũng là nơi Hồ Quốc Hào chết đuối)
Đúng lúc này Tiểu Cúc mang lên cho anh một ly cà phê thơm nức mũi.
“Anh Nhiếp, cà phê Moka này anh mang về pha ngon lắm!”.
“Ấy! Cảm ơn nhé!”.
Nhiếp Phong không hề ngẩng đầu lên, anh đang chăm chú nhìn vào đoạn ngắn nhất của hình tam giác trên tấm sơ đồ.
Tiểu Cúc đặt ly cà phê xuống, ghé sát khuôn mặt tròn trịa của mình liếc trộm: “Anh Nhiếp đang vẽ sơ đồ à?”.
“Đừng có quấy rầy!”.
Nhiếp Phong vẫn đang tập trung suy nghĩ cao độ.
“Bà bảo anh đừng làm việc khuya quá”.
Nhiếp Phong gật đầu, không hề lên tiếng.
Tiểu Cúc rón rén rời khỏi phòng đọc sách, ra đến cửa cô bé còn ngoái đầu lại nói: “Cà phê Moka nguội nhanh lắm!”.
Nhiếp Phong nhất ly cà phê lên, nhấp một ngụm, chẳng có cảm giác gì, tiện tay anh lật sang trang bên đọc lại những ghi chép trong buổi phân tích án hôm đó.
“Buổi chiều ngày ba mươi tháng sáu tại phòng làm việc đội cảnh sát hình sự cục công an khu Y.
Buổi phân tích án xoay quanh những dấu vết để lại trong vụ án Hồ Quốc Hào, có những điểm nghi ngờ sau:
Thứ nhất: Tại sao Hồ Quốc Hào lại đến Nam Áo? Cuộc điện thoại bí hiểm dẫn dụ hay là ông ta muốn đến đó tắm biển? – Nghiêng về khả năng đầu tiên nhiều hơn.
Thứ hai: Hồ Quốc Hào đến đó bằng phương tiện gì? Xe bus, taxi hay do Châu Chính Hưng điều xe đến Đại Mai Sa đón ông ta? - Đội điều tra tìm chứng cứ.
Thứ ba: Vì sao Hồ Quốc Hào chết đuối tại Nam Áo? Tại trong lúc đi bơi bệnh tìm tái phát dẫn đến đuối nước mất mạng? Tại trong lúc đi bơi cùng Châu Chính Hưng bị anh ta ra tay sát hại?
Thứ tư: Di thể Hồ Quốc Hào vì sao lại xuất hiện ở góc cầu tàu thuộc bãi biển Tiểu Mai Sa? Nếu như ông ta không may chết đuối trong lúc tắm biển ở Nam Áo, di thể không thể trong quãng thời gian ngắn trôi dạt đến vùng biển Tiểu Mai Sa, nơi cách đó hơn hai mươi kilomét. Hồ Quốc Hào cũng không thể nảy sinh ý nghĩ điên rồ bơi qua vịnh Đại Bang để khi tới Tiểu Mai Sa thì đuối nước tử nạn.
Vậy thi thể ông ta được chuyển đến Tiểu Mai Sa bằng cách nào? Xe hay thuyền? Đi xe từ Tiểu Mai Sa đến thị trấn Nam Áo chỉ có duy nhất một con đường quốc lộ men theo núi. Ít nhất cũng phải mất một giờ đồng hồ. Trong vòng hai mươi lăm phút từ Tiểu Mai Sa đến đó và quay trở lại về cơ bản là không thể được. Nếu đi bằng xuồng cao tốc cả đi và về nhanh nhất cũng cần một tiếng rưỡi. Chính vì vậy đối tượng nghỉ vấn Chung Đào bị loại bỏ. Châu Chính Hưng trở thành kẻ đáng nghi nhất.
Nhiếp Phong ngẩng đầu lên đưa ánh mắt ra ngoài cửa sổ, những ánh sao trong đêm hè thật sáng.
Anh chợt phát hiện ra một vấn đề, mắt sáng lên.
Tất cả những phân tích trong buổi họp phá án (bao gồm cả bốn điểm nghi vấn) đều có chung một tiền đề: Hồ Quốc Hào đi Nam Áo, bị chết đuối ở Nam Áo.
Nhưng dựa trên tiền đề đó có hai chứng cớ vô cùng vững chắc: Một là khám nghiệm trong tử thi Hồ Quốc Hào có nước biển ô nhiễm xích triều. Hai là chiếc túi xách của Hồ Quốc Hào được phát hiện tại trường tiểu học Nam Áo.
Tuy nhiên khi cảnh sát tiến hành điều tra theo hướng đó, vụ án đi vào mê cung.
Thôi Đại Cân và các cộng sự của mình gặp phải “nút chết” không thể tháo gỡ. Vì sao di thể Hồ Quốc Hào lại ở gần cầu tàu, Tiểu Mai Sa? Hơn nữa từ chạng vạng cho đến đêm khuya ngày hai mươi tư tháng sáu không hề có một ai tại Nam Áo nhìn thấy Hồ Quốc Hào, trường tiểu học Nam Áo, cảng cả Nam Áo, các nhà hàng, bãi biển ở đó. Tất cả các địa điểm Hồ Quốc Hào có khả năng đến cảnh sát đều đã kiểm tra.
Nhiếp Phong điểm danh lại toàn bộ, không hề có bất cứ nhân chứng nào.
Ở đấy rốt cuộc ẩn chứa những bí mật gì đây.
Dường như dự cảm có điều khác lạ, anh lật lại trang vừa đọc trong cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ xem xét hình tam giác hẹp.
Đột nhiên anh chợt nhận ra hình tam giác như cố ý dẫn dụ chỉ về một hướng đó là Nam Áo.
Trong đầu Nhiếp Phong lẩn quẩn mối nghi ngờ chưa rõ, dần dần lộ ra manh mối.
Anh trải rộng tấm bản đồ thành phố Thâm Quyến, ảnh mắt dừng lại ở khu vực vịnh Đại Bàng.
Nếu như hiện trường đầu tiên là Nam Áo (các loại tảo đặc biệt của vùng có trong dạ dày và phổi Hồ Quốc Hào, chiếc túi xách của ông ta được phát hiện ở đây. Tất cả những thứ đó đều “cố ý” chỉ đến một địa chỉ duy nhất - Nam Áo). Giả sử Chung Đào đi chuyển từ Tiểu Mai Sa đến Nam Áo và ngược lại để gây án thì trong vòng hai mươi lăm phút là không thể... Do đó anh ta hoàn toàn có được chứng cớ ngoại phạm cực kỳ vững chắc.
Một ý nghĩ xẹt qua đầu Nhiếp Phong, thứ “tư duy nghịch hướng” xem sao? Trừ phi... hiện trường đầu tiên không phải ở Nam Áo mà là một nơi có thể cả đi và về trong vòng hai mươi lăm phút. Địa điểm đó chắc chắn là Tiểu Mai Sa! Hơn nữa phải là nơi bí mật rất gần vườn nướng.
Thủ phạm vụ án có thể là Chung Đào.
Vậy lý giải thế nào về việc khám nghiệm phổi Hồ Quốc Hào có chứa tảo xi câu, tảo hoàn câu và tảo đa giáp?
“Căn cứ vào khám nghiệm nội tạng nạn nhân xuất hiện một số loài tảo đặc trưng, có thể khẳng định địa điểm chết đuối” - Đó là nguyên tác kinh điển trong xét nghiệm pháp y. Do đó khi phát hiện tảo xi câu, tảo hoàn câu, tảo đa giáp vốn là những loại tảo chỉ có ở vùng biển Nam Áo trong phổi Hồ Quốc Hào, cảnh sát đã dựa trên phán đoán thông thường cho rằng địa điểm Hồ Quốc Hào tử nạn phải là tại Nam Áo. Kỳ thực "phát hiện tảo xi câu, tảo hoàn câu, tảo đa giáp có trong phổi Hồ Quốc Hào chỉ cho thấy “Phổi nạn nhân có chứa nước biển vùng Nam Áo bị ô nhiễm xích triều”. Rốt cuộc làm sao trong nội tạng người chết lại có nước biển Nam Áo, chỉ có thể tồn tại hai khả năng.
- Bị chết đuối ở Nam Áo.
- Không bị chết ở Nam Áo mà là một địa điểm K nào đó. Nhưng lại chết bởi nước biển Nam Áo. Vậy nước biển Nam Áo không thể có cánh mà bay đến chui tọt vào trong bụng nạn nhân. Tất nhiên phải có người vận chuyển đến địa điểm K...
Vì vậy có thể nói nếu hung thủ đã có sự chuẩn bị từ trước lấy nước biển Nam Áo, rồi vận chuyển đến địa điểm gây án. Chuyện này hoàn toàn nằm trong khả năng. Đó là một kế hoạch giết người hoàn Hào! Kế hoạch đó cần phải hội tụ những điều sau đây.
1. Kẻ gây án biết rất rõ thông tin hiện tượng xích triều ở vùng biển Nam Áo.
2. Kẻ gây án có thời gian và cơ hội đi Nam Áo lấy nước biển.
3. Kẻ gây án có cách thức dẫn dụ Hồ Quốc Hào tự dẫn xác đến địa điểm mà mình muốn.
Nhiếp Phong kiểm tra các tờ báo của Thâm Quyến trước và sau ngày hai mươi tư tháng sáu, anh phát hiện có một mẩu tin đăng về hiện tượng xích triều. Nếu muốn người ta dễ dàng xem được thông tin này. Chung Đào là một người rất thông mình, không khó để anh ta nắm bắt cơ hội trời cho. Điều thứ hai nếu Chung Đào muốn thực hiện việc ấy thì cũng dễ như lấy đồ trong túi vậy. Từ ngày hai mươi hai đến bảy giờ tối ngày hai mươi tư tháng sáu, trước thời điểm Chung Đào và bạn bè tổ chức tụ tập tại vườn nướng, vùng biển Nam Áo xuất hiện hiện tượng xích triều khá nghiêm trọng. Ít nhất trong vòng bốn mươi giờ đồng hồ bất cứ lúc nào anh ta cũng có thể đến đó lấy nước biển.
Căn cứ vào lời Hồng Diệc Mình cung cấp và điều tra sau này, trước khi Hồ Quốc Hào rời khỏi nhà hàng có nhận được một cuộc điện thoại đặc biệt. Có thể khẳng định người gọi điện cho ông ta phải là một người hết sức thân thuộc và tin cẩn thì mới điều được Hồ Quốc Hào rời khỏi bàn tiệc. Trên góc độ này Chung Đào hoàn toàn phù hợp với điều kiện thứ ba.
Chiếc túi xách của Hồ Quốc Hào cũng là do kẻ gây án cố ý đem vứt ở trường tiểu học Nam Áo mục đích là tập trung thu hút hướng điều tra của cảnh sát về phía Nam Áo. Trên thực tế năm ngày sau khi vụ án xảy ra người ta mới phát hiện được vật chứng này tại đây, mọi sự thật hiển nhiên hoàn toàn không được mọi người lưu ý đó là: Cậu bé phát hiện chiếc túi xách tại sân thể thao của trường. Buổi chiều ba ngày trước cũng đi qua vị trí này không hề nhìn thấy có chiếc túi lấm lem bùn đất nào cả. Trong lần đến Nam Áo, Nhiếp Phong đã hỏi cậu học sinh tiểu học đó rất kỹ.
Nghĩ đến đây Nhiếp Phong rung động toàn thân, phấn chấn vô cùng.
Anh cầm ly cà phê đã nguội lạnh từ bao giờ đưa lên miệng uống ực một ngụm hết sạch.
Từ những phản đoán t 8000 rên có thể suy ra: Hiện trường đầu tiên phải là nơi rất gần vườn nướng Tiểu Mai Sa.
Nơi phát hiện di thể Hồ Quốc Hào ở bãi cát gần cầu tàu ở Tiểu Mai Sa là hiện trường thứ hai.
Thị trấn Nam Áo (sân trường Tiểu học, vùng biển Nam Áo) là hiện trường gỉả.
Vì vậy dẫn đến kết luận: Hung thủ đã sử dụng phương pháp "dùng không gian hoán đổi thời gian" để tạo ra chứng cứ ngoại phạm vững chắc.
Nhiếp Phong lấy máy di động bấm số gọi cho Tiểu Xuyên.
“A, anh Nhiếp ạ". Giọng của cậu còn ngái ngủ như vừa bị đánh thức, “Mới ba giờ sáng mà, có chuyện gì quan trọng không anh?”.
Nhiếp Phong hào hứng: “Mình tìm ra ‘điểm mù’ của vụ án Hồ Quốc Hào rồi!”.
Tiểu Xuyên tỉnh giấc hẳn bật ra khỏi giường: “Thật thế ạ!”.
Nhiếp Phong tóm tắt khái lược kết luận và lý do suy luận của mình cho Tiểu Xuyên: “Hung thủ đã ngụy tạo thị trấn Nam Áo là hiện trường đầu tiên, thực chất hiện trường đầu tiên phải là Tiểu Mai Sa!”.
Anh quả quyết đưa ra lời khuyên: “Cậu hãy lập tức báo cáo với lãnh đạo kiến nghị cho điều tra lại trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa"
“Phạm vi bên ngoài làng nghỉ mát cũng kiểm tra ạ?”.
“Đúng thế, bao gồm tất cả các khu vực lấy điểm trung tâm là vườn nướng trong vòng bán kính cách đó mười phút đi bộ”.
“Em hiểu rồi".
Nghe Tiểu Xuyên báo cáo, đội trưởng Thôi vẫn còn bán tín bán nghi.
Anh chau mày: “Cái gã ‘’Tây Bộ Thái Dương’’ là thần thám sao?”.
Đào Lợi ngồi bên cạnh Tiểu Xuyên góp lời: “Những suy luận của nhà báo Nhiếp xem ra rất có căn cứ”.
Đúng lúc này cục trưởng Ngũ mặc cảnh phục bước vào.
Đội trưởng Thôi khẽ nói: “Anh ạ, Tiểu Xuyên có một vài thông tin mới”.
Cục trưởng Ngũ ngồi xuống ghế: “Cậu nói đi”.
Tiểu Xuyên báo cáo tất cả suy luận của Nhiếp Phong cho cục trưởng Ngũ nghe.
Đội trưởng Thôi hưởng về phía cục trưởng Ngũ xin ý kiến chỉ đạo.
“Chúng tôi đã từng kiểm tra rất kỹ Tiểu Mai Sa, liệu có phải tiến hành lại lần nữa không anh?”.
Cục trưởng Ngũ nghiêm nét mặt, đập tay lên bàn: “Thà tin là có còn hơn là không, ngay lập tức tập trung lực lượng tiến hành rà soát toàn bộ vùng phụ cận trung tâm vườn nướng Tiểu Mai Sa, theo đúng lời nhà báo Nhiếp đã nói, lấy đó làm tâm trong vòng bán kính mười phút đi bộ, ngay cả một con thỏ cũng không bỏ sót”.
“Rõ!”.
Khu vực mà Nhiếp Phong khoanh vùng mặt nam dựa vào vịnh Tiểu Mai Sa, phần đất liền trên thực tế gần giống như hình nửa cánh quạt. Nó chia làm ba khu. Khu thứ nhất là trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa giống hình trăng non, kẻo từ tây sang đông khoảng bốn, năm trăm mét, phân bố lần lượt, góc Đôn Châu con đường “lối nhỏ tình yê’’, vườn nướng nghìn người, bãi cát tắm nắng, phòng trọ, nhà nghỉ Hải Đình, lầu ngắm biển, quán trà Bích Hải, vườn mai... Khu thứ hai là con phố nằm đối diện cửa chính trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa với một dãy cửa hàng, nhà khách cơ quan, khu vui chơi giải trí và nhà dân... Khu thứ ba là quần thể kiến trúc khách sạn Tiểu Mai Sa bao quanh cửa chính phía đông trung tâm bơi lội.
Cục công an khu Y đã điều động gần một trăm cán bộ chiến sĩ triển khai đội hình răng bừa bí mật rà soát trên cả ba khu. Tất cả đều đã lật nhào “ba tấc đất” mong muốn tìm kiếm cho được dấu vết chứng minh hiện trường đầu tiên nơi Hồ Quốc Hào tử nạn.
Công tác kiểm tra được tiến hành hết sức chu đáo, ngay cả cánh rừng phía tây nằm sau lưng vườn nướng, hang sâu dưới cây cầu gỗ nhỏ góc Đôn Châu cũng không bị bỏ qua. Thế nhưng vẫn chưa tìm thấy bất cứ manh mối nào có giá trị.
Buổi tối ngày hai mươi tư tháng sáu, bảy người Chung Đào và bạn bè ở nhà nghỉ Hải Đình, đó là dãy nhà sơn màu vàng nhạt, tường bao thấp. Theo nhân viên ở quầy lễ tân cung cấp, hôm đó bọn họ thuê bốn phòng đôi, mỗi giường nằm có giá một trăm sáu mươi tám tệ, bao thêm vé tắm biển, bữa tối ăn đồ nướng thì tự lo, giá cả như vậy là khả ưu đãi, chìa khóa phòng nghỉ giao trực tiếp cho khách giữ, đi về lúc nào cũng được.
Chính vì vậy qua mười một giờ đêm ngày hai mươi tư tháng sáu việc Chung Đào và Đinh Lam có quay về phòng nghỉ hay không? Thậm chí là quay về làm việc gì thì đám nhân viên đều không được biết. Hơn nữa sự việc đã xảy ra cách đây hơn một tháng, có rất nhiều du khách ra vào nơi này, giả sử còn dấu vết gì đi chăng nữa thì cũng khó có thể giữ nguyên hiện trạng. Việc tìm kiếm ở nhà nghỉ hoàn toàn không thu được kết quả.
Quán trà Bích Hải là dãy nhà xép nhỏ được làm từ vật liệu tre trúc màu xanh, bên cạnh là con đường với hàng dừa hai bên phủ bóng tâm mát, kiến trúc quán khá độc đáo, mỗi gian xép rộng hơn mười mét vuông, kết hợp với ghế trúc. Phía trước là bàn trà và giường nằm tạo không gian thoải mái cho khách uống trà hoặc nghỉ ngơi.
Buổi tối gian xép có thể biến thành phòng nghỉ, các nữ nhân viên phục vụ mặc váy ngắn in hình hoa lan chạy đi chạy lại rót trà cho khách. Trịnh Dũng dẫn theo một vài cộng sự đi từng gian phòng kiểm tra tỉ mỉ, dò hỏi mọi nhân viên. Họ đều nói đêm ngày hai mươi tư tháng sáu Chung Đào và Đinh Lam không hề có mặt ở đây, đồng thời cũng không phát hiện dấu tích nào để lại của Hồ Quốc Hào.
Sau lưng quán trà Bích Hải là vườn mai, nằm ở phía tây vườn mai là lầu ngắm biển, nhà trọ. Cảnh sát kiểm tra tất cả những nơi đó, mọi ngóc ngách của trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa đều được rà soát kỹ càng.
Nhưng kết quả vẫn là con số không tròn trĩnh.
Điều ấy cho thấy rất có thể trong hai mươi lăm phút vắng mặt Chung Đào và Đinh Lam đã đi ra ngoài khu vực trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa. Cho dù trong quyển sổ ghi chép lưu lại ở cửa chính và cửa đông đều không có ghi tên hai người đó. Cũng không thể loại trừ khả năng bọn họ đã đi bằng con đường khác...
Quả đúng như vậy, sau khi kiểm tra phạm vi hai vùng còn lại, lập tức cảnh sát có thêm phát hiện mới.
Khi Tiểu Xuyên và Đào Lợi vào khách sạn Tiểu Mai Sa kiểm tra đã thu được kết quả không ngờ.
Từ vườn nướng đi bộ đến cửa đông trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa mất năm phút, ra khỏi cửa đông là sân tennis có mái che của khách sạn Tiểu Mai Sa. Tiểu Xuyên và Đào Lợi vượt qua sân tennis, đi qua bãi đỗ xe thẳng tiến vào cửa ngách khách sạn. Sau khi qua cửa ngách, vào hẳn bên trong đi men theo đường bên trái, qua câu tạc bộ thể dục thẩm mỹ là đến đại sảnh khách sạn.
Nền đại sảnh khách sạn được lát bằng đá Đại Lý sáng bóng, sạch sẽ, các cột trụ lừng lững bóng lộn.
Đây là lần thứ hai Tiểu Xuyên cùng Đào Lợi đến đây điều tra, hai ngày sau khi Hồ Quốc Hào tử nạn ở bãi biển, họ được phân công nhiệm vụ nắm bắt thông tin tại khách sạn sang trọng này, trọng điểm vẫn là tìm kiếm dấu tích cũng như quần áo của Hồ Quốc Hào... Khi họ đưa bức ảnh Hồ Quốc Hào, tất cả nhân viên trực đều nói buổi chiều ngày hai mươi tư tháng sáu không có vị khách nào giống người trong ảnh đến đây.
Người phụ trách nhân viên phục vụ đón tiếp Tiểu Xuyên và Đào Lợi vẫn là cô gái hôm trước, hôm nay lại cũng là ca có trực.
“Ồ, là hai vị cảnh sát lần trước!”.
“Chúng tôi muốn tìm hiểu lại một số việc diễn ra vào ngày hai mươi tư tháng sáu”.
“Chuyện đã qua một tháng...". Người phụ trách có vẻ khó xử.
Đào Lợi hỏi: “Chị thử nghĩ lại xem, ca làm việc buổi tối ngày hôm đó còn có ai trực nữa?”.
“Vâng”.
Người phụ trách quay lại giao cho một nhân viên phục vụ đi ngang qua: “Cô gọi A Phần đến gặp tôi”.
Chưa đầy một phút, người nhân viên có tên A Phần đi đến, đó là một có gái hơi béo, khuôn mật đầy vết tàn nhang.
Tiểu Xuyên rút từ trong túi áo bức ảnh Hồ Quốc Hào đưa cho cô gái.
“Ngày hai mươi tư tháng sáu chị có gặp qua người này không .
A Phần chăm chú nhìn vào bức ảnh lắc đầu
“Người này nữa". Tiểu Xuyên lấy ra một bức ảnh khác, chụp bán thân Chung Đào.
Nhìn vào ảnh, A Phần nhận ra Chung Đào: “Có chút giống một vị khách hôm đó”.
“Thật không?”.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi cực kỳ hưng phấn.
A Phần đưa tay chỉ về góc quán trà trên hành lang: “Ông ta ngồi ở chiếc bàn cạnh cột trụ hành lang và gọi một cốc trà sữa”.
Tiểu Xuyên nhìn qua đó, chiếc bàn bị cột trụ che khuất nên chỉ có thể thấy một góc ghế mây, mặt bàn bằng đá hoa cương.
“Vì sao chị lại có ấn tượng sâu sắc đối với vị khách này”.
“Thái độ của ông ấy có chút khác lạ, giống như đang đợi người nào đó”, A Phần nhớ lại “Ngoài ra còn có một người phụ nữ”.
Theo những gì A Phần kể, lúc ấy cô vô tình hỏi người phụ nữ đó: “Quý ông ở đây đi đâu ạ?", người phụ nữ còn trả lời “Anh ấy đi vệ sinh".
“Có phải người phụ nữ này không?” Tiểu Xuyên lấy một bức ảnh khác, đó là ảnh chụp Đinh Lam đưa cho cô gái.
“Ôi, đúng là người phụ nữ này”. Vừa mới nhìn A Phấn đã nhận ra ngaỵ.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi đưa mắc hội ý với nhau.
“Lúc đó là mấy giờ?".
"Khoảng trên dưới bảy giờ rưỡi tối”.
Thời gian này rất sát với lúc Hồ Quốc Hào nhận được cuộc điện thoại bí ẩn.
Tiểu Xuyên một lần nữa đưa bức ảnh Hồ Quốc Hào cho A Phần: “Chị xác nhận lại hộ tôi, lúc đó có nhìn thấy người đàn ông này không?”.
Có gái lắc đầu khẳng định: “Không ạ".
Phát hiện Chung Đào và Đinh Lam buổi chiều ngày hai mươi tư tháng sáu xuất hiện tại khách sạn Tiểu Mai Sa là một manh mối nằm ngoài dự liệu. Nhận được báo cáo của Tiểu Xuyên và Đào Lợi toàn đội phấn chấn hẳn lên. Một tháng nay mọi người đã phải kìm nén ức chế vì chưa tìm được đầu mối phá án. Lập tức người người hứng khởi bắt tay vào làm việc.
Tiêu điểm chính của cuộc điều tra bắt đầu tập trung vào vùng cuối cùng của Tiểu Mai Sa: Khu phố và các nhà dân xung quanh.
Phía dưới con đường dốc thoai thoải đối điện với trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa là một dãy dài quán rượu, đồn công an, trung tâm vui chơi giải trí, tiệm làm đầu... nối liền nhau san sát như vảy cá. Từ vườn nướng đi bộ ra khỏi của chính trung tâm du lịch, rảo chân bước nhanh tới khu phố đó cần khoảng sáu, bảy phút.
Quán rượu, quầy đăng ký nhà khách cơ quan, ông chủ nhà hàng, giám đốc trung tâm giải trí, nhân viên tiệm làm đầu... tất tần tật địa điểm và cư dân ở khu phố trên đều được cảnh sát hỏi thăm song đều không tìm được dấu vết gì dù là nhỏ nhất. Mục tiêu cuối cùng là các tụ điểm cư dân tương đối phức tạp. Đây là nơi đứng chân của các căn nhà trọ rẻ tiền tồi tàn.
Trực tại đồn công an là một cậu cảnh sát trẻ, đội trưởng Thôi dẫn Tiểu Xuyên và Đào Lợi đến đây. Đồn nằm ở phía sau khu dân cư, trước mặt tiền có một cây đa rất to, sát cạnh cây đa là một ngôi miếu, bậc thềm bằng đá, tường sơn màu phấn hồng, ngói lưu ly màu vàng, đi qua cửa ngôi miếu bên cạnh có một cái rãnh nhỏ, khá hẹp chỉ rộng khoảng một mét, hai bên có hơn mười căn phòng thấp lè tè, ngói xanh, cửa sổ sắt, tường trát tróc lở, trước cửa đều treo tấm biển “cho thuê nhà".
Đội trưởngThôi và mọi người kiểm tra sổ ghi chép theo dõi địa bàn. Ở đây có tất cả chín mươi căn nhà cho thuê, trong đó có bốn căn nhà cũ nát bỏ không hai tháng nay không có người hỏi đến, ngoài ra có mười ba căn do những người Hồ Nam đến đây làm thuê đang ở, số còn lại đều được các công nhân của một công ty xây dựng gần đó thuê, duy còn lại hai căn nhà để đầy gạch ngói, vôi cát có lẽ chủ nhân chuẩn bị sửa chữa.
Cậu cảnh sát khu vực của đồn đã hỏi chủ của tất cả căn nhà để tìm hiểu, họ đều nói không nhìn thấy Chung Đào và Đinh Lam, cũng không tìm thấy dấu vết nào của Hồ Quốc Hào để lại. Vùng này vẫn còn mang tính chất nông thôn nên bất cứ người lạ nào ra vào đây đều gây sự chú ý của mọi người.
Có thể khẳng định cuộc rà soát hoàn toàn thất bại, không thu đưọc kết quả gì. Vụ án lại một lần nữa rơi vào ngõ cục.
Tất cả các thành viên trong đội lộ rõ về thất vọng chán chường.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi cũng cùng chung tâm lý ái ngại.
Đội trưởng Thôi mặt mũi hằm hằm nóng nảy: “Tôi đã sớm nói rồi, không ngờ lại bị gã ‘’Tây Bộ Thái Dương’’ dắt mũi”.
Anh dường như đang giận chính mình.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi im lặng không dám lên tiếng.
Buổi tối ngày hôm đó, khi Nhiếp Phong bật máy vi tính anh nhận được email của Tiểu Xuyên:
Anh Nhiếp thân mến!
Em chào anh! Cục trưởng Ngũ đã tiếp nhận ý kiến của anh, hai ngày nay bọn em đã tổ chức gần một trăm người của cục tiến hành điều tra theo phương pháp rải thảm trên cả ba khu của Tiểu Mai Sa, thực tế chính là tất cả các khu vực “lấy vườn nướng làm tâm xoay quanh bán kính mười phút đi bộ”, phạm vi kiểm tra từ góc phố, khu dân cư cho đến tổ hợp kiến trúc khách sạn bên ngoài trung tâm du lịch, có thể nói đội cảnh sát hình sự đã lật từng miếng đất Tiểu Mai Sa lên để kiểm tra...
Mọi người đều mệt bở hơi tai, nhưng cuối cùng vẫn không tìm thấy chứng cứ “hiện trường đầu tiên” nơi Hồ Quốc Hào tử nạn.
Kết quả khiến tất cả thất vọng nản chí.
Khi em và Đào Lợi điều tra ở khách sạn Tiểu Mai Sa có phát hiện một chi tiết nhỏ. Buổi chiều ngày hai mươi tư tháng sáu, Chung Đào và Đinh Lam đã ngồi ở đại sảnh khách sạn uống trà. Ngoài chuyện đó ra không thu hoạch được gì thêm nữa.
Thôi, em tạm thông báo dến đây nhé!
Tiểu Xuyên
22 tháng 7, viết tại phòng làm việc của đội
Rốt cuộc sai lệch ở địa điểm nào đây?
Nhiếp Phong chăm chú nhìn lên màn hình tinh thể lỏng cười khổ, góc trái màn hình biểu tượng “yahoo” màu hồng nhấp nháy như chọc thẳng vào mắt anh, như cười chế nhạo anh.
“Anh Nhiếp, có điện thoại này”. Tiểu Cúc thò cái mũi củ tỏi vào phòng.
“Ai gọi điện cho tôi đấy?”.
“Là tổng biên tập của anh, ‘’lão sếp già’’
Nhiếp Phong trừng mắt với Tiểu Cúc rồi đứng dậy đi sang phòng khách.
“Vô lễ, cái tên, “lão sếp già” cô cũng gọi được sao?”.
Tiểu Cúc chu môi làm mặt xấu.
“Ồ! Tổng biên tập Ngô! Sếp có chỉ thị gì ạ?”.
“Bài điều tra theo sát vụ án, cậu đã hoàn thành bán thảo chưa?”. Sếp Ngô thúc giục.
“Sẽ nhanh thôi ạ! Bây giờ đã bắt đầu ‘thu lưới’...”.
“Cậu đánh cá ở biển sao? Thu lưới gì thế?". Tổng biên tập nói vui.
“Ôi! Em đang nhảy vào lửa đây này! Chỉ thu được mỗi cái đuôi cá”. Nhiếp Phong bật cười.
“Ngày mai tại Quảng Hàn có cuộc ‘Hội thảo nghiên cứu học thuật quốc tế muốn cử cậu đến đó để viết bài cậu đi nhé!”.
Thì ra tổng biên tập Ngô không hề thúc hoàn thành bản thảo điều tra mà là giao nhiệm vụ khác.
“Em đang bận bở hơi tai để hoàn thành bản thảo...”. Nhiếp Phong tìm cớ thoái thác.
“Người ta đặc biệt mời đích danh cậu". Sếp Ngô nói rõ “Có cần tôi đưa xe đến đón không?’’.
Nhiếp Phong ngạc nhiên: “Đưa xe... đón em?”.
“Nhất định là thế đấy nhé!”. Sếp Ngô không lôi thôi dài dòng dập máy điện thoại.
Nhiếp Phong có cảm giác như bị điện giật, anh chấn động tâm can, trong khoảnh khắc ngắn anh chợt nhớ ra đã có lần Tiểu Xuyên nói với anh: “Đinh Lam có xe ô tô”.
Nhiếp Phong bừng tỉnh ngộ, buông điện thoại xuống anh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về phòng đọc sách.
Mở rộng tấm bản đồ thành phố Thâm Quyến chăm chú nhìn vào đó, ánh mắt dừng lại ở vị trí eo biển Tiểu Mai Sa.
Nhiếp Phong hồi tưởng lần anh đến đó bơi vào ngày bốn tháng bảy.
Đầu tận cùng bãi biển phía đông Tiểu Mai Sa có Hồ nước xoáy, sóng biển tràn vào sóng ở đó vỗ cao hơn sóng ngoài biển.
Khi Nhiếp Phong quay lại chợt phát hiện bên trong con đê có một thảm thực vật tươi tốt.
Dưới vòm trời lồ lộ các loài cây cối và hoa cỏ của vùng ở nhiệt đới, màu sắc rực rỡ, phong phú. Anh hiếu kỳ đưa hai tay lên bám vào sườn đê thấp, ngực áp vào nó nhướn người ngó qua, bên kia con đê có một vườn ươm, sát lối vào những hang động tự nhiên, giáp với vườn ươm là bãi cỏ khách sạn Tiểu Mai Sa.
Chỉ cần nhảy nhẹ qua đó là có thể đến được khách sạn. Cạnh bãi cỏ là khu để xe ô tô.
Chiếc xe Fukang màu trắng của Đinh Lam bất cứ lúc nào cũng có thể đỗ được ở đấy...
Buổi sáng hôm sau ngay sau ngày đi bơi ở Tiểu Mai Sa trong lúc trú mưa ở quán trà Vui Vẻ tình cờ Nhiếp Phong nghe được một người khách kể lại cuối tuần trước anh ta đưa mấy người bạn đi chơi đến nửa đêm mới về lều ngủ và nghe thấy tiếng chim kêu tảo tác phía con đường "lối nhỏ tình yêu”.
Nhiếp Phong đã đi trên con đường này để đến góc Đôn Châu, phía bên trái là con đê ngăn biển, bên phải tựa vào chân núi, hàng cây xanh mát chạy dọc hai bên. Mỗi đoạn ngắn tầm ba đến năm bước chân là một chiếc ghế đã để du khách dừng chân nghỉ ngơi. Cách vị trí cầu tàu không xa là cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cành lá xanh um, ánh mặt trời cũng khó xuyên qua, trên thân cây treo một tấm biển đề "Đá núi trăm năm”.
Nhiếp Phong dừng bước đứng dưới gốc cây, ngước mắt lên trên quả nhiên nhìn thấy có rất nhiều tổ chim. Những con có trắng đậu đầy trên các nhánh, chạc cây to nhỏ, đếm thử phải đến hai, ba chục con. Vào nửa đêm nhất định phải có tiếng động đánh thức thì chúng mới kêu loạn lên như vậy.
Phía sau cây đa có một lối mòn bậc đá khấp khểnh uốn lượn phủ đầy lá rụng.
Nhiếp Phong lách người gạt các cành cây lòa xòa sang một bên, anh bước từng bước lên thềm đá leo lên đến đỉnh, đây là địa giới cuối cùng của trung tâm du lịch. Trong đám cỏ lau rậm rạp lẫn với hàng rào lưới sắt lộ ra một căn nhà gạch nhỏ giống như phế tích lô cốt bỏ hoang.
Đứng ở đường “lối nhỏ tình yêu” đưa mắt ngước lên trên có thể nhìn thấy chóp của những chiếc xe bus vô tình đi ngang qua.
Nhiếp Phong dừng tại đó một lúc khá lâu, anh chợt hiểu ra: Phía trên là con đường quốc lộ chạy qua Tiểu Mai Sa.
Vào lúc nửa đêm rạng sáng ngày hai mươi lăm tháng sáu nơi đây rất yên tĩnh, nếu như có một chiếc xe nhẹ nhàng dừng trên đường quốc lộ, kẻ gây án lôi từ sau xe thi thể Hồ Quốc Hào chui qua hàng rào sắt, rồi men theo sườn dốc xuống cầu tàu. Đó là con đường ngắn nhất.
Tiếng cò kêu trong đêm khuya thanh vắng đã minh chứng đêm đó ở đây ắt phải có tiếng động đặc biệt.
Nhiếp Phong lập tức gọi điện thoại cho Tiểu Xuyên, anh xin được số điện thoại của cục trưởng Ngũ, tiếp đó anh liên lạc với vị cục trưởng công an giàu kinh nghiệm này.
"Cục trưởng Ngũ! Tôi là Nhiếp Phong”.
“Ồ, nhà báo Nhiếp đó hả?”. Cục trưởng Ngũ lên tiếng, giọng nói có chút ngái ngủ
“Đêm hôm khuya khuắt thế này đánh thức sếp dậy thật ngại quá. Tôi có một số việc quan trọng muốn báo cáo”.
“Cậu nói đi”. Cục trưởng Ngũ hết sức thoải mái.
“Việc phán đoán Tiểu Mai Sa là ‘hiện trường đầu tiên’ mắc phải sai lầm, theo suy luận của tôi chuyện đó sự thật là...”.
“Sự thật là gì?”.
“Đinh Lam có một chiếc ô tô nhãn hiệu Fukang màu trắng”.
“Fukang màu trắng?”, Cục trưởng Ngũ lẩm nhẩm trong miệng
"Đúng!". Nhiếp Phong nhấn mạnh, có phần khẳng định chắc chắn “Cho nên vị trí hiện trường đầu tiên phải là trong phạm vi trên dưới năm đến bảy phút lái xe! Tôi đã làm qua thực nghiệm từ vườn nướng đi bộ đến vườn ươm phía đông bãi biển, sau do vượt qua bức tường để ra ngoài khách sạn Tiểu Mai Sa mất khoảng năm phút, quay ngược trở lại cả đi và về mất mười phút. Giả thiết đến vị trí tìm thấy xác Hồ Quốc Hào hết năm phút thì vẫn còn thừa mười phút, đó là khi sử dụng phương tiện xe ô tô... Nếu như từ hướng con đường “lối nhỏ tình yêu” vượt qua hàng rào trung tâm du lịch chỉ cần có ba phút cả đi và về vị chi sáu phút, cộng thêm thời gian di chuyển xác Hồ Quốc Hào năm phút. Nếu dùng ô tô cả đi lẫn về có thể dưới mười bốn phút, đi một chiều chỉ mất khoảng bảy phút”.
“Hành trình di chuyển bằng xe hơi mất từ năm đến bảy phút. Nói như vậy vị trí hiện trường đầu tiên sẽ phải xa hơn?”.
“Đúng ạ! Phạm vi này bao gồm cả những vùng trước đây ta coi nhẹ…”
“Là Đại Mai Sa?”. Cục trưởng Ngủ sửng sốt thốt lên.
“Vâng, chính là Đại Mai Sa”. Nhiếp Phong thêm lần nữa khẳng định.
“Rất cảm ơn cậu, nhà báo Nhiếp!”.
Cục trưởng Ngũ vui mừng hiểu ra.
Hiện trường đầu tiên đó chính là Đại Mai Sa.
***
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cục trưởng Ngũ, cục công an khu Y lần thứ hai triển khai điều tra trên diện rộng.
Giữa Đại Mai Sa và Tiểu Mai Sa được ngăn cách bởi dãy núi Hoãn Khâu nhấp nhô. Khoảng cách giữa hai nơi chừng sáu, bảy kilômét, phạm vi hành trình bằng xe hơi từ Tiểu Mai Sa theo hướng tây khoảng năm đến bảy phút, có thể đến phạm vi toàn bộ vùng đông Đại Mai Sa bao gồm bãi tắm phía đông, làng nghỉ mát Đại Mai Sa, nhà hàng Hải Châu, khách sạn Mai Sa, phòng khám đa khoa, chợ Mai Sa. Ngoài ra còn có hai khu dân cư là thôn Thượng Bình và thôn Thành Khanh. Dân số ở hai thôn không nhiều chỉ cỡ vài chục nóc nhà.
Đội trưởng Thôi dẫn đội hình sự phân ra thành nhiều nhóm nhỏ kiểm tra khắp hiện trường, đi kèm là các chú chó nghiệp vụ tinh khôn. Để chắc chắn phạm vi rà soát trên thực tế còn vượt quá hành trình bảy phút đi bằng xe hơi. Cảnh sát khu vực của sở công an cũng được huy động để phối hợp truy tìm.
Bên cạnh nhà hàng Minh Châu là một nhà trọ cao tầng sơn màu trắng, phía đằng sau có hai ngôi nhà nhỏ trần rất thấp, tường ốp gạch tráng men, tường bao bên ngoài cũng thấp, điển hình phong cách nhà ở của cư dân vùng Quảng Đông.
Qua nơi đó, họ phát hiện một ngôi nhà thờ tổ, phía trước cũng trồng một cây đa rất to, dưới gốc cây đặt một chiếc bàn tròn và tám chiếc đôn bằng đá. Tường ốp gạch men vàng, mái lợp ngói lưu ly. Từ cửa nhìn vào nó giống như một giếng trời nhỏ xíu, bên trái đắp nổi dòng chữ “Phúc Lộc Thọ Hỉ”, phía bên phải "Ngô Phúc Cộng Thọ”.
Nằm phía sau nhà thờ tổ là sáu, bảy gian nhà cũ nát, tất cả đều lợp ngói màu xanh hình vẩy cá, cửa gỗ cũ kỹ, tường nhà tróc vữa nham nhở, có lẽ đã rất lâu rồi không được tu sửa. Phía trước cửa không đề biển h 4f22 iệu, chỉ có dòng chữ, số sơn màu đỏ nhem nhuốc “Cho thuê tạm, số 13”. Ba gian cuối cùng bên phải san sát nhau Đội trưởng Thôi dẫn nhóm của mình đến đó, anh như có một dự cảm đặc biệt, khung cảnh hoang tàn đổ nát không dấu chân người, bốn phía đều thấp thoáng không khí mờ ám thật là nơi lý tuởng cho các hoạt động phạm pháp.
Cảnh sát kiểm tra từng gian nhà, đến gian cuối cùng cửa đã bị khoá chặt.
Người cảnh sát khu vực trong nhóm đi tìm chủ nhà, đó là một phụ nữ hơn sáu mươi tuổi, mí mắt sùm sụp, mái tóc cắt ngắn điểm nhiều sợi bạc.
Đội trưởng Thôi hỏi.
“Bà là chủ nhân gian nhà này?”.
“Vâng...”. Người phụ nữ luống tuổi gật đầu.
Anh bảo bà ta mở cửa, gian phòng tối om, nền nhà bụi bặm ẩm mốc, bên phải bức tường gạch nung ngăn ra thành một không gian nhỏ, cảm giác thật lạnh lẽo, tường trát vôi, góc trong đắp kệ bếp bằng đất, nằm trên là chiếc lò than, sát đó là hộp chứa than, cạnh cửa ra vào để thùng, chai nhựa và vài thứ lặt vặt khác.
Bậc thềm một cấp bằng đá, ngay bên vòi nước, mặt đất ẩm thấp mọc đầy rêu.
Chạy dọc cả dãy nhà cũ là một cái sàn lát đá chiều rộng cỡ ba, bốn mét, việc đỗ xe ở đây không khó.
“Gian nhà này tháng trước có ai thuê không?”. Đội trưởng Thôi hỏi bà chủ.
“Có ạ, là một người phụ nữ”.
“Tên của người đó là gì?”.
“Có ấy nói tên là Ngô Lệ, khoảng bốn mươi tuổi”.
Tiểu Xuyên lấy ra vài tấm ảnh, đưa cho bà chủ nhà.
Lật qua từng bức ảnh bà ta chỉ vào tấm ảnh chụp Đinh Lam.
“Ngô Lệ? Bà có kiểm tra chứng minh thư không?”.
“Chúng tôi chỉ cho thuê tạm thời nên tất cả đều không hỏi chứng minh thư làm gì”. Bà chủ thành thật đáp.
Đội trưởng Thôi nhướn mắt nghiêm khắc nhìn anh cảnh sát khu vực, anh ta có vẻ ngượng ngùng. Rõ ràng việc quản lý địa bàn ở đây rất lỏng lẻo. Người cho thuê nhà chỉ cần thu được tiền chứ không cần kiểm tra đó là ai, từ đâu đến, cũng không thông báo cho đồn cảnh sát.
“Chị ta thuê gian nhà này từ bao giở?”.
"Đầu tháng trước ạ, dường như là cuối tuần. Tôi nghĩ... khoảng trước đó hai, ba ngày gì đấy. Chị ta nói là thuê cho hai người lao động ở cùng quê, trước tiên cứ thuê một tháng, đã đặt cọc ba trăm tệ”.
"Sau này gian nhà có ai đến ở không?”.
“Tôi không rõ”.
“Cho thuê phòng mà không quản lý hả?”. Anh cảnh sát khu vực bực bội trách.
“Chúng tôi không tiện hỏi việc riêng cá nhân người đến thuê’’.
“Chị Ngô Lệ trả phòng từ khi nào?”.
“Cuối tháng trước đã trả phòng rồi ạ”.
“Hiện tại vẫn chưa có ai thuê mới chứ?”.
“Không có ai ạ!”.
Hiện trường ngay lập tức được phong tỏa, cảnh sát kiểm tra tỉ mỉ toàn bộ gian nhà, một cây sào tre bắc ngang gian phòng trên đó treo vài chiếc khăn len bẩn. Dựa vào bức tường bên phải là cầu thang gỗ không có tay vịn, leo lên trên cảm thấy nó rất ọp ẹp, đó là một gác xép nhỏ, dường như là nơi để ngủ, phía trên lợp ngói cũ tránh mưa, ánh sáng trong gian xép rất ít, vật dụng sơ sài song rất sạch sẽ. Đồ đạc chỉ có một chiếc giường, một chiếc bàn, hai cái ghế tựa, nền lát vật liệu phổ thông. Tiểu Xuyên lật thang giường lên phát hiện một chiếc can nhựa, dung tích hai mươi lăm lít, bên trong vẫn còn gần nửa thùng dung dịch chất lỏng đục ngầu chuyển sang màu đen xì, mùi rất tanh.
Đội trưởng Thôi bấm điện thoại, chưa đầy vài phút hai trinh sát mặc cảnh phục bước vào. Đội trưởng chỉ thị: “Đây là nơi có rất nhiều vật chứng quan trọng, các cậu hãy lấy mẫu đi”.
Hai người đó đeo găng tay, một người lấy máy ảnh chụp mọi góc độ, người kia mở chiếc hộp sắt mang theo, đó là hộp chứa bột lấy dấu vân tay. Sau đó anh cầm chiếc chổi lông cẩn thận chấm vào bột phết lên tay nắm cửa, cạnh bàn và chiếc can nhựa để lấy dấu vân tay.
Tiểu Xuyên tỉ mỉ lục soát khắp gian nhà, đằng sau cửa sổ cậu tìm thấy một búi băng dính màu vàng, kiểm tra dấu vân tay còn lưu lại là vân tay ngón cái. Can nhựa và tất cả vật chứng quan trọng đều được chuyển đến cục công an khu Y.
Buổi sáng ngày thứ hai, phòng kỹ thuật đã có kết quả dấu vân tay trên các vật chứng đưa về. Dấu vân tay trên tay nắm cửa, trên thành giường và đồ gia dụng xung quanh hết sức hỗn tạp không thể đưa ra kết luận chính xác. Trên chiếc can nhựa màu trắng lấy được hai dấu vân tay rõ nét, một ở ngón chỏ, một ở ngón cái so sánh với dấu vân tay lưu lại trên búi băng dính là cùng của một người. Đối chiếu dấu vân tay Chung Đào hoàn toàn trùng khớp.
Tất cả mọi người đều phấn chấn hẳn lên.
Trải qua một tháng mất ăn mất ngủ vất vả khổ cực truy lùng dấu vết, cuối cùng cũng tóm được vật chứng. Sự vui mừng hoan hỉ của mọi người cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng dung dịch chứa trong chiếc can nhựa khi đem đi hóa nghiệm chỉ thu được kết quả là nước biển có nồng độ mặn cao, hoàn toàn không tìm thấy tảo xi câu, tảo hoàn câu, tảo đa giáp hay bất cứ thành phần tảo nào. Thành phần ba loại tảo đó là vật chứng cực kỳ quan trọng.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi lại được giao nhiệm vụ đi Quảng Châu nhờ các chuyên gia của trung tâm giám định môi trường Nam Hải giúp đỡ.
Khi đi họ mang theo dung dịch mẫu vật, dưới kính hiển vi siêu cấp chỉ nhìn thấy một mớ hỗn độn và các mảnh vụn.
Chủ nhiệm trung tâm giải thích cho hai người rồi, tuổi thọ của tảo giáp rất ngắn, thông thường chỉ có vài giờ đồng hồ là một thế hệ mới ra đời. Cho nên còn gọi là sinh sản bạo phát. Trong điều kiện môi trường thuận lợi cũng chỉ sống được tối đa hai ngày. Trong can nhựa thiếu không khí và ánh sáng, tảo giáp chết càng nhanh. Sau một, hai ngày từ khi tảo chết, dưới kính hiển vi siêu cấp vẫn có thể nhìn rõ. Song nếu để lâu hơn, các tổ chức tế bào sẽ bị phá vỡ biến thành các mảnh vụn, không thể nhìn rõ, cho nên không thể phân biệt được.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi ra về mang theo nỗi thất vọng và sự bất lực.
Đội trường Thôi cũng có cảm giác khó khăn. Tuy chỉ là lỡ một bước nhỏ song ảnh huởng cực kỳ lớn tới công sức bao ngày của mọi người, việc phá án tưởng chừng như sắp đi đến thắng lợi cuối cùng lại dễ đổ xuống sông xuống biển, quả là đắp một ngọn núi chỉ có thiếu sọt đất mà không thể hoàn thành.
Nếu xét nghiệm được dung dịch trong chiếc can nhựa là nước biển chứa tảo ở Nam Áo thì sẽ chứng minh được căn phòng này là hiện trường đầu tiên nơi Hồ Quốc Hào bị ám hại. Trên búi băng dính màu vàng phát hiện một vệt hình dấu môi, rất có thể đây là vật bịt miệng Hồ Quốc Hào. Song hiện nay thi hài Hồ Quốc Hào đã bị hỏa thiêu. Dấu môi in trên đó có phải là của ông ta hay không không thể kiểm chứng được. Ngoài ra trong đó không hề phát hiện bất cứ dấu vết nào của Hồ Quốc Hào (bao gồm điện thoại đi động, quần áo, dấu vân tay...). Chung Đào và Đinh Lam có thể hoàn toàn phủ nhận, cùng lắm là thừa nhận hai người thuê phòng để quan hệ tình cảm riêng tư.
Cuối cùng cục trưởng Ngũ quyết định: “Lập tức giám sát mọi hành động của Chung Đào và Đinh Lam".
5
Viện bảo tàng Tam Tinh.
Trong phòng triễn lãm trang trí thật rực rỡ, nơi đây tập trung đông đảo các học giả nổi tiếng. Một chiếc mặt nạ cực lớn bằng đồng xanh được đặt ở tủ kính trưng bày, có hướng dẫn viên bảo tàng nhiệt tình giới thiệu với mọi người: “Đây là chiếc mặt nạ bằng đồng xanh nổi tiếng, nó còn đươc gọi là mặt nạ ánh sáng mặt trời, rộng một mét ba mươi tám, cao sáu mươi lăm centimét, có thể coi là chiếc mặt nạ nổi tiếng nhất thế giới. Xin quý vị hãy nhìn vào đây, mắt của nó lồi hẳn lên. Đó chính là biểu tượng của nhà Thục cổ. Trong văn giáp cốt của chữ “Thục”, phía trên chỉ có một con mắt lớn...”.
Những người tham quan và các học giả thích thú lắng nghe, có người cười thầm trong bụng. Chiếc mặt nạ đó có gì đó giống hình cái thớt lớn. Miệng rộng ngoác, mắt lồi, mũi cao, đôi tai hệt như cặp binh khí phương thiên họa kích. Tất cả tạo nên một hình thù kỳ dị lạ mắt, lại có vẻ thần bí khó đoán khiến cho người ta phải bàn tán không dứt.
Nhiếp Phong đeo trước ngực tấm thẻ đại biểu hội nghị, anh đứng phía sau đoàn người tham quan, dường như tai lắng nghe người hướng dẫn giải thích song có chút gì đó bồn chồn, chốc chốc lại đưa tay lên xem đồng hồ.
Anh đang chờ đợi tin tức cuộc bủa lưới của cảnh sát cách xa đây cả nghìn kilômét.
Bốn giờ mười lăm phút chiều, máy điện thoại di động của Nhiếp Phong rung lên, là Tiểu Xuyên gọi cho anh, anh vội vã bước ra khỏi phòng triển lãm nghe điện thoại.
Cậu cảnh sát trẻ báo tin vui: “Anh Nhiếp ạ, có tin rất vui, dựa trên suy đoán của anh, tại mấy gian nhà cho thuê ở Đại Mai Sa cuối cùng bọn em cũng tìm thấy cái tổ “tò vò” gây án của Chung Đào và Đinh Lam. Rất có thể đây là “hiện trường đầu tiên” nơi Hồ Quốc Hào vong mạng”.
“Quả nhiên đúng như mình suy luận". Nhiếp Phong cũng không giấu được niềm hưng phấn.
“Cực kỳ chính xác, bọn em đang thừa thắng xông lên. Anh Nhiếp, anh thật là quá giỏi".
Qua điện thoại Tiểu Xuyên đã tiết lộ kết quả quá trình truy lùng dấu vết.
Việc phát hiện ra chiếc can chứa nước biển hoàn toàn không làm Nhiếp Phong bất ngờ. Anh chỉ có chút không hiểu vì sao Chung Đào lại để dấu vân tay lưu trên chiếc can nhựa? Kế hoạch gây án rất hoàn hảo cho thấy hung thủ là người vô cùng thông minh. Mỗi nước đi đều có tính toán cẩn trọng, hoàn toàn là kẻ tội phạm có trí thức. Anh ta nhất thời sơ suất hay không có đủ thời gian xóa dấu vết hoặc còn nguyên nhân nào khác nữa?
Nhiếp Phong hỏi Tiểu Xuyên: “Tại hiện trường không tìm thấy dấu vân tay Hồ Quốc Hào?”.
“Đúng ạ! Bên ngoài cửa sổ em phát hiện một búi băng dính màu vàng, trên đó cũng chi có duy nhất dấu vân tay Chung Đào”.
“Ồ, vậy có tìm thấy quần áo của Hồ Quốc Hào không?”.
“Cũng không thấy”.
“Xem ra hiện trường đã được xử lý một cách rất sạch sẽ...”. Anh lẩm bẩm trong miệng.
Buổi chiều cùng ngày, Nhiếp Phong hoàn thành chuyến phỏng vấn, chỉnh lý lại một chút tài liệu, ngay tối hôm đó anh quay về Thành Đô.
Từ Quảng Hán về Thành Đô theo đường cao tốc khoảng ba mươi tám kilomét, chừng nửa giờ xe chạy là đến nơi. Nhiếp Phong ngả người ra hàng ghế sau nhắm nghiền đôi mắt, sau giây phút hưng phấn giờ anh lại trầm tư.
Cảnh sắc về đêm, những cánh đồng màu vàng xanh hai bên đường hòa vào nhau vùn vục lướt qua.
Một tháng đã trôi đi, tất cả mọi việc ly kỳ như vừa mới diễn ra hôm qua.
Trong đầu Nhiếp Phong mường tượng ra kế hoạch và phương thức thực hiện cực kỳ tỉ mỉ của đối tượng gây án.
Buổi tối ngày hai mươi tư tháng sáu từ mười một giờ năm phút đến mười một giờ ba mươi phút, Chung Đào và Đinh Lam phối hợp cùng nhau hành động.
Mười một giờ mười phút, hai người bọn họ vượt qua bức tường thấp khu cấm phía đông để đến bãi đỗ xe của khách sạn Tiểu Mai Sa. Sau khi lái chiếc Fukang đến gian nhà đã thuê sẵn mất năm phút, tức là mười một giờ mười lăm phút.
Trong năm phút ấy, Đinh Lam đã giúp Chung Đào di chuyển thân hình bị ngấm thuốc ngủ của Hồ Quốc Hào vào gian nhà thuê, sau khi xử lý xong Hồ Quốc Hào, mười một giờ hai mươi lăm phút họ lái xe quay trở lại bãi đỗ xe và đi theo con đường cũ trở về.
Khi Chung Đào và Đinh Lam quay trở lại vườn nướng là đúng mười một rưỡi.
Ba giờ sáng Chung Đào nhẹ nhàng mở cửa phòng trọ bước ra lại đi theo tuyến đường cũ, vượt qua bức tường thấp lên xe đến Đại Mai Sa. Trong bóng đêm, cái xác Hồ Quốc Hào được đưa lên xe đi theo con đường "lối nhỏ tình yêu”, lên đến đỉnh tới đường quốc lộ, anh ta bật đèn pha, thi thể Hồ Quốc Hào được hạ xuống, vượt qua hàng rào lưới, theo những bậc thang bằng đá, cuối cùng cái xác được vứt lại một góc của bãi biển Tiểu Mai Sa. Khi vượt qua hàng rào lưới đã gây tiếng động khiến cho những con cò đậu trên cây đa cổ thụ giật mình dáo dác kêu lên.
Hồ Quốc Hào đã bị dìm chết trong thứ nước biển mà anh ta lấy từ Nam Áo vận chuyển bằng xe hơi đến từ trước.
Nhưng, vì sao Chung Đào lại muốn giết chết Hồ Quốc Hào?
Động cơ gây án của Chung Đào là gì?
Tất cả những điều đó vẫn còn nằm trong bóng tối.
Nhiếp Phong cảm thấy mình phải đi Vân Nam một chuyến, ngồi trên xe anh lấy máy di động gọi cho tổng biên tập Ngô theo số nhà riêng: “Anh Ngô ạ, công việc phỏng vấn ở Tam Tinh em đã hoàn thành rồi!”.
“Ồ nhanh vậy à!". Tổng biên tập rất hài lòng.
“Anh cho em xin nghỉ ba ngày". Nhiếp Phong dừng lại một lát “Em có công chuyện phải đi Vân Nam”.
“Đi Vân Nam? Đến đó ngắm cảnh thật tuyệt”.
“Không ạ”.
“Nếu không thì đến hồ Lô Cô cướp vợ hả?”. Sếp Ngô bật cười nói vui.
Nhiếp Phong tiết lộ một chút: “Việc này có liên quan đến những phát hiện mới trong vụ án Hồ Quốc Hào”.
Tổng biên tập Ngô nghiêm túc hỏi lại: “Vụ án xuất hiện nhiều tình tiết mới?”.
“Đang đợi điều tra cho rõ ạ”. Nhiếp Phong tiếp lời “Nhưng em có trực giác chìa khóa khám phá vụ án này nằm ở Vân Nam”.
“Khi nào cậu đi?”.
“Em định vào ngày mai”.
“Được rồi”. Không ngờ tổng biên tập lại đồng ý nhanh chóng đến vậy, “Tớ cho cậu bốn ngày nghỉ, nhưng chỉ có một điều kiện nhân chuyến đi này tổng hợp viết bài về ‘Hội chợ hoa miền tây’”.
Thì ra là ông yêu cầu anh đi lấy tư liệu viết bài, quả thật là sớm thành “cái máy viết" của tổng biên tập mất thôi.
“Vâng, kinh phí chuyến đi cũng nhân tiện lấy ở chỗ sếp chứ ạ?”.
“Ha ha, không thành vấn đề! Quân tử nhất ngôn”.
Hết chương 11. Mời các bạn đón đọc chương 12!