Đáp ứng yêu cầu của ông chủ Chu, Thư Ngọc đến cửa tiệm Chu Kí viết chữ cho bảng hiệu.
Giấy Tuyên* trắng như tuyết, mực đã mài từ sớm, Thư Ngọc vung bút lên, “tiệm may Chu Kí” rõ ràng trên tờ giấy.
(*) Giấy “Tuyên” được làm ở vùng Tuyên thành tỉnh An Huy, do đó có tên là “Tuyên”. Nó do vỏ cây thanh đàn và rơm rạ tạo thành một loại giấy rất quý, bề mặt giấy mịn nhẵn, chất giấy mềm mại và dẻo dai, thấm mực đều đặn và có tính thấm nước mạnh. Vì là một loại giấy rất quý nên tử thời Đường đã trở nên rất nổi tiếng, do nó có hiệu quả đặc biệt đối thư pháp và hội hoạ Trung Quốc vì thế mà rất được các nhà tư pháp và hoạ sĩ nổi tiếng coi trọng.
Ông chủ Chu đang vui vẻ cầm giấy: “Chữ đẹp chữ đẹp.”
Đột nhiên Tề Tiểu Uyển xông vào: “Thư Ngọc, nhà chị cháy rồi!”
Trong đầu Thư Ngọc ầm một tiếng, A Mỗ còn ở trong nhà.
Cô tông cửa xông ra, điên cuồng chạy về nhà.
Ánh lửa hừng hực đỏ một góc trời, cư dân trong trấn vây quanh căn nhà lấy xô múc nước tạt vào.
Thư Ngọc bắt lấy một người hỏi: “Nhìn thấy A Mỗ của tôi không?” Người nọ lắc đầu. Cô lại hỏi người khác, vẫn là lắc đầu.
“Thư Ngọc, bình tĩnh.” Có người nắm vai cô.