[1] Hảo hán lục lâm: Chỉ những anh hùng tập hợp lực lượng ở trên núi, phản kháng lại giai cấp thống trị phong kiến. Thời xưa, cụm từ này còn để chỉ bọn thổ phỉ tụ tập cướp bóc, giết hại dân lành.
[2] Diêm đạo: một chức quan thời nhà Thanh, phụ trách quản, kiểm tra lương thực, muối, gạo...
[3] Cao phù dung: l hỗn hợp nấu thành cao của bốn loại thuốc: lá phù dung, du thục, sinh đại hoàng và đại bì tiêu, có tác dụng giải độc, chống sưng viêm, giảm đau.
[4] Thập Tam Tiết thảng địa tiên: Thế võ sử dụng vũ khí là roi 13 khúc, khi thi triển thế võ này trọng tâm thân người thường áp sát mặt đất.
[5] Trạch tiên: thần trấn tà, giữ cho gia thất được bình an.
[6] Hữu khuynh: chỉ những người có tư tưởng bảo thủ, phản động.
[7] Báo chữ to: tiếng Hán là Đại tự báo, là tờ báo dán tường để tuyên truyền thông tin cho quảng đại quần chúng, được dán khắp nơi trong thời kỳ Cách mạng văn hóa Trung Quốc.
[8] Biệt bảo: một nghề trong xã hội Trung Quốc cũ, để chỉ những người chuyên đi tìm kiếm những cổ vật, báu vật quý hiếm.
[9] Bát kỳ: Chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu vào đời nhà Thanh, mỗi đơn vị được phân biệt bởi một màu cờ, tổng cộng có tám màu.
[10] Ngựa vang: Tiếng lóng vùng Đông Bắc ám chỉ bọn thảo khấu.
[11] Liễu Trang tướng pháp: là tác phẩm do Viên Củng, đời Minh, Trung Quốc viết trên cơ sở lựa chọn tinh hoa tướng thuật của nhiều bậc tướng pháp kỳ nhân.
[12] Hỏa hầu: Sự điều tiết vận chuyển sức nóng của lửa trong quá trình luyện đan, “hỏa hầu chưa đủ đượm” ở đây ý chỉ trình độ chưa đủ điêu luyện.
[13] Miến Điện: hay Myanmar, một số nước phương Tây thì dùng tên “Burma” để chỉ đất nước này.
[14] Phi đầu man: loại yêu quái trong truyền thuyết thường xuất hiện dưới hình hài con người, ban đêm đầu và cơ thể tách rời nhau, phần đầu đi khắp nơi săn mồi.
[15] Xà rông: trang phục của người dân một số nước Myanma, Campuchia, Malaysia... gồm một tấm vải có hoa văn quấn quanh người từ thắt lưng trở xuống.
[16] Chim Diệu sí: một loại chim thần, theo tiếng Miến Điện phát âm là Karaweik.
[17] Buddha: tiếng Phạn có nghĩa là Đức Phật.
[18] Sông Irrawaddy: là tên gọi cũ của sông Ayeyarwady, sông dài nhất chảy theo hướng Bắc - Nam của Myanma.
[19] Hối tử: Kẻ gian ác.
[20] Máy bay tiêm kích: là loại máy bay do Anh chế tạo, được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ hai, có hình dạng giống con muỗi, tên tiếng anh là Mosquito.
[21] Thực vật bì sinh: Các loài thực vật sống bám trên thân cây; thực vật khí sinh là những thực vật cổ thụ cao lớn, rễ không ăn trong đất mà lơ lửng trong không trung.
[22] Tô tem: Tôn giáo của người nguyên thủy, coi một động vật hay thực vật nào đó là tổ tiên của mình và thờ nó.
[23] Thạch quyển: Là lớp vỏ cứng ngoài cùng của các hành tinh có đất đá, bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng của quyển Manti.
[24] Măng đá: là một dạng trầm tích hang động phát triển từ nền hang động đá vôi lên, có hình măng, hình nón thấp nhỏ.
[25] Grand Slam: Thắng lợi trong cuộc so tài.
[26] Thực vật bào tử: là loài thực vật không ra hoa, thế hệ sau sinh ra từ bào tử của thế hệ trước, ví dụ: nấm, rêu, một số loài tảo dưới nước...
[27] Ca tì la vệ: Kapilavastu, thuộc Nepal ngày nay.
[28] Yangon (hay Rangoon): thủ đô cũ của Myanma.
[29] Ceylon: Tên gọi trước năm 1952 của Sri Lanka.
[30] Vệ Đà: Tức “Kinh Vệ Đà”, chia thành bốn tạng, là cội gốc khởi nguồn của tôn giáo Ấn Độ cổ, có nội dung vô cùng thần bí phức tạp; thể loại là trường thi tự thuật, ghi chép sự ra đời, cân bằng, hủy d iệt của vũ trụ và chúng sinh. Nguyên mẫu ba vị thần lợn của Ấn Độ giáo là Brahman, Visnu và Shiva cũng xuất hiện từ bộ kinh này.
[31] Pháp loa sankha: là pháp khí thường dùng trong các pháp hội của Mật Giáo, là một loại nhạc khí bằng vỏ ốc, đục ở trôn ốc để thổi.
[32] Quyền trượng: là vật dụng của các nhà sư, thường để chống khi đi đường.
[33] Pháp luân: Nghĩa là bánh xe pháp, là một loại vũ khí thời Ấn Độ cổ dùng để hàng phục mọi tà kiến, ngoại đạo.