Mật Khu 88 Chương 7


Chương 7
Lúc này cảm giác của Dương vội sững người khi nhìn thấy mẩu bút chì là tang vật của vụ án.

Tại sao xác chết đấy lại cầm trong tay mẩu bút chì này? Có điều gì đó liên quan đến bác Hoàng không? Tại sao cái bút chì mà bác Hoàng viết lại ở đấy nhỉ? Điều nữa làm Dương thắc mắc là theo những gì Xuân nói về những người mang xác chết đến để ở đình thì có 6 người. Con số đấy lại tương ứng với những người ở trong khuôn viên của đình mà theo lời bác Hoàng nói. Nhưng hung thủ giết người phải là một người khác chuyên nghiệp thì mới cắt gọn và nhẹ nhàng đầu xác chết như vậy. Không nhẽ làm xong những điều đấy thì họ lại để nạn nhân còn có thời gian cầm một vật gì trong tay sao? Lạ thật. Mà sao lại ở giếng đình? cái giếng đình này có liên hệ gì với vụ án không? Theo những gì mà Dương nghe được thì giếng đình này mới có nước. Nhất là Xuân cảm nhận là mọi việc đều xoay quanh cái giếng đình này. Nghĩ thế, Dương dường như muốn xe đi thật nhanh về Khu 88 để có thể chắp nối những thông tin có liên quan đến vụ việc. Quay sang nhìn Xuân, Dương thấy Xuân cũng có vẻ gì đó đăm chiêu. Anh hỏi:

Dương: Em có gì đó còn thắc mắc về việc vừa rồi à?

Xuân: Có anh ạ! Lúc vào phòng nói chuyện với bác Hoàng, em để ý thấy những đồ vật trong phòng bác Hoàng có vẻ xáo trộn. Có gì đó đã bị thay đổi lại vị trí. Nhất là cái tủ mà bác ấy để mấy thứ đồng dùng. Tủ này cũng là một dạng tủ cổ. Nó có vẻ cùng thời với tuổi của cái đình này. Nhìn là biết ngay anh ạ. Lúc em bước vào thì thông thường luôn cảm nhận được sự thiếu logic trong những đồ vật trong căn phòng. Nhưng em không thể giải thích được tại sao và nguyên nhân nào.

Dương: Anh cũng có cảm nhận đó giống em. Với những đồ đạc kê trong phòng thì nó sẽ theo một nguyên tắc nhất định. Nhất là những đồ vật ở chùa, đình. Đều tuân thủ hướng kê, vị trí đặt. Nhất là bộ bàn ghế thì lại trái quy luật với những cái đôn để cùng. Cái tủ đấy đáng nhẽ kê hướng ngược lại chứ không thể để ở vị trí đấy được. Thông thường theo hướng chính diện hướng nhìn từ ngoài vào. Nếu người bình thường sẽ không để ý về những điều này. Nhưng ai thông thuộc sẽ thấy sự bất cập đó. Cái này có lẽ về khu 88, ở đấy có nhiều tài liệu sẽ giúp anh và em có được một lý giải nhất định. Còn một điều nữa em có thấy hơi vô lý không? Đấy là việc cái giếng nước.

Xuân: Đúng rồi anh ạ. Lúc đấy nghe bác Hoàng kể giếng đấy có lúc không có nước và có lúc mất nước. Điều đấy khá trái quy luật vì thời điểm này là mùa mưa. Thường thì vào mùa mưa ít khi những giếng nước không có nước. Nhưng tại sao nó lại như lời bác Hoàng nói?

Dương: Ừ! Thôi đành đợi vậy. Lúc này xe đang đưa mình về Khu 88. Ngủ một ít đã. Sáng mai có gì anh và em sẽ nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến ngôi đình này. Biết đâu có những bí mật nào đó được tìm thấy thì sao.

Nói xong, Dương và Xuân cũng muốn nhanh về Khu 88 để nghỉ ngơi. Quả thật đối với Dương, đây là lần đầu tiên anh được một mình xem xét một sự việc như vậy. Từ trước anh luôn bị động trong công việc. Nhưng từ ngày ở đây, những ham mê của anh đã được anh làm rõ nhiều điều. Những tài liệu có liên quan ở Khu 88 đều làm anh tò mò. Anh thường ít ngủ để có thể vào Phòng X lấy những tài liệu mà anh quan tâm. Đành đợi vậy. Anh nghĩ thế thì xe cũng đã gần đến Khu 88. Cả hai xuống hầm và vào phòng của mình luôn.

Sau một giấc ngủ ngắn, Dương và Xuân cùng đang ở phòng làm việc. Trong những đống giấy tờ có liên quan, có vẻ Dương cảm thấy có một thông tin có liên quan đến những gì mình đang tò mò. Nếu theo Dương được biết thì theo những tài liệu có liên quan thì Đình Bái Ân được thờ vợ chồng ông Võ Phục và em của ông. Được xây dựng vào đầu thời Lê (thế kỉ XVI - XVII), được trùng tu lại vào đời vua Thành Thái. Những người này đã giúp vua Lý khỏi bệnh đau mắt được vua Lý phong làm Phúc Thần. Em của ông Võ Phục là Thánh Chú nhìn thấy cảnh đấy cũng đã quyên sinh vì anh mình. Mộ ông được chôn luôn ở trong quần thể ngôi đình. Nó nằm ở Gò Quán Cây. Sát Ao Cá. Chính Ao Cá này là một phần của khúc sông Thiên Phù còn sót lại khi đi qua đình Bái Ân này. Trong đình Bái Ân còn lưu nhiều cổ vật từ thời trước để lại có nhiều giá trị quý hiếm.

Đây rồi, theo sơ đồ cổ của đình Bái Ân thì vị trí Ao Cá này nằm khá gần với cái giếng đình. Có vẻ gì đó không ổn ở đây chăng? Nếu thế thì không có chuyện giếng có thể hết nước được. Điều đó khá phi lý. Những tài liệu còn ghi lại việc em ông Võ Phục là Thánh Chú có chứng kiến cảnh hai vợ chồng ông Võ Phục chết liền quyên sinh và được chôn ở trong Gò Quán Cây. Nhưng ai chôn? Người chôn là một người họ hàng ông Võ Phục có gốc ở làng Chèm. Sau khi ông Thánh Chú quyên sinh xuống dòng nước thì người này đã mang xác ông Thánh Chú về chôn ở Gò Quán Cây. Người này tên là Võ Phúc Thuần. Chỉ có điều sau khi chôn ông Thánh Chú xong thì ông Võ Phúc Thuần này đã đột tử và chết luôn cạnh đấy. Cái chết đấy không được ghi lại cụ thể làm chỉ được họ hàng nhà ông ấy truyền miệng lại là ông Thánh Chú có chăng chối lại một điều gì đó với Vũ Phúc Thuần. Sau khi nói xong thì Thánh Chú cũng nhảy xuống dòng nước sông Thiên Phù mà chết. Xác được ông Võ Phúc Thuần này mang về chôn ở Gò Quán Cây. Việc chôn cất đất hoàn tất mà không một ai biết cả. Người dân trong vùng chỉ biết rằng họ nhìn thấy một người phu nằm chết cạnh cái mộ đấy và được ghi lại tên tuổi người chôn trên một hòn đá để trên mộ. Hòn đá ghi tên người mất và ngày mất. Còn xác người phu chôn ông Thánh Chú nằm chết ngay gần vị trí cái giếng đình sát Ao Cá. Sau này người dân liền đào ở đúng đấy vị trí cái giếng bây giờ. Nhưng có điều khó hiểu là tại sao giếng đấy lúc đầu đào không hề có nước. Chỉ về sau khi sông Thiên Phù bị lấp thì cái giếng đấy mới có nước. Một điều lạ lùng nữa là hòn đá trên mộ ông Thánh Chú tự dưng bị mất đúng tại thời điểm người dân đào giếng đình.

Dương bắt đầu ngạc nhiên vì những gì mà mình đang tìm hiểu. Vậy có điều gì đó không ổn ở chi tiết này. Tại sao hòn đá khắc tên ông Thánh Chú lại bị mất đúng thời gian đào giếng đình? Có gì đó liên hệ với nhau chăng? Bí mật gì ở viên đá này? Mà Dương bắt đầu thấy nghi ngờ về tất cả những sự việc mà mình đang tìm hiểu. Mọi nguyên nhân đều bắt đầu và kết thúc ở đúng cái giếng đình. Vậy, có lẽ mình phải đến cái giếng đình đấy một lần nữa xem như thế nào. Cả vị trí mộ ở ông Thánh Chú ở Gò Quán Cây nữa. Chắc chắn sẽ có điều gì đó giúp Dương có thể có thêm thông tin bí ẩn về ngôi đình này. Nhất là từ khi Dương nghe sự tích về lời nguyền bí ẩn đấy. Sự thật dân gian thì chỉ truyền miệng lại. Mọi cái chỉ là nghe đọc qua các tài liệu lưu trữ. Còn sự thật đối với con người chỉ là phỏng đoán.

Đúng rồi! Nếu đúng như những gì Dương suy luận thì liệu ông Thánh Chú đã nói điều gì đó lại cho ông Võ Phúc Thuần chăng? Điều đấy là điều gì? Liệu có liên quan gì đến lời nguyền mà bác Hoàng nói với Dương không? Có thể chăng Võ Phúc Thuần đã ghi lại hoặc cất giấu ở ngôi mộ ông Thánh Chú? Cũng có thể vì điều này thường xuyên được người xưa để lại như vậy. Sau khi xem xét cẩn thận và ghi lại những gì có liên quan đến những việc mà mình tìm hiểu thì Dương sang gặp Xuân:

Dương: Em đã tìm được thông tin gì mới hơn không?

Xuân: Chưa anh ạ. Vẫn chỉ những điều như em đã nói. Có thêm một chi tiết mới nữa, nhưng em chưa khẳng định cụ thể. Đấy là nguyên nhân cái giếng không có nước. Theo những tài liệu về địa chất mà em biết khu vực đấy có một mạch nước ngầm chạy gần phía Ao Cá. Mạch nước ngầm này bị tắc ở phần một phần khúc sông Tô Lịch chảy vào. Nếu theo tài liệu để lại thì phần giao nhau giữa sông Thiên Phù và sông Tô Lịch này gò đá. Chính gò đá này vẫn còn đến ngày nay. Sau năm 1945 thì người dân khu vực này đã làm mất dần vị trí gò đá ở đấy. Những tài liệu để lại thì dưới gò đá là một cái hang khá rộng. Vì mỗi lần nước sống cạn thì người dân vẫn nhìn thấy gò đá này. Sau khi sông Thiên Phù bị lấp thì không còn thấy nữa. Căn cứ tạm thời thôi anh ạ. Nó gần vị trí Ao Cá thì phải.

Dương: Sao? Gần Ao Cá? Hay có gì liên quan đến cái giếng đình?

Xuân: Anh nói gì em không hiểu? Sao lại liên quan đến giếng đình? Anh tìm thấy điều gì đó à?

Dương: Ừ! Nhiều em ạ. Thôi, lúc này em và anh đến đình Bái Ân không? Kiểm tra thông tin liên quan đến những người mà bác Hoàng nó. Đồng thời xác minh thông tin cái giếng đình đã.

Xuân: Thế giếng đình có gì đó bí ẩn hả anh?

Dương: Khá nhiều đấy em nhé! Mà em cũng chuẩn bị tinh thần đi. Cũng phải đến tối may ra mới xong được việc. Nhất là đừng sợ ma như hôm qua em đi cùng anh

Xuân (cười): Ừ! Thì con gái mà anh. Nhất là em đã có thực tế nhiều như anh đâu. Chuyện đấy là bình thường mà.

Một lát sau, cả hai cùng lên đường đến Đình Bái Ân một lần nữa. Lần này Dương xác định rằng mình sẽ phải tìm ra được một điều gì đấy. Liệu có liên quan gì đến bác Hoàng không nhỉ? Còn mẩu bút chì sao? Ngay cả thông tin về pháp y phía bên Viện KHHS cũng chưa có trả lời chính thức người đàn ông đấy là ai? Nguyên nhân chết thế nào? Họ bảo đến tối mới có kết quả cụ thể. Đấy là còn nhanh. Chứ nhiều trường hợp còn phải đợi khá lâu. Nếu chậm nhất thì sáng mai Dương và Xuân sẽ có kết quả cụ thể. Xe đi được một hồi lâu mới đến khu vực đình Bái Ân. Đỗ xe ngoài cửa. Dương và Xuân cùng đi thẳng đến căn phòng, nơi mà bác Hoàng đã ở đấy. Nhìn thấy hai người từ xa, bác Hoàng đã nói:

Hoàng: Hai cháu vào đây! May quá. Bác định điện thoại cho hai cháu xem tình hình thế nào. Nhân tiện lúc này cũng đủ mọi người đang ở đây để cháu đến xác minh luôn

Dương: Cháu chào bác! Cám ơn bác nhiều. Chúng cháu cũng phải tập hợp hồ sơ đã. Khi xong việc mơí qua được. Định qua chỗ bác từ sáng, nhưng giờ mới gần xong việc mới qua bác được. Hôm nay chắc làm phiên bác nhiều rồi.

Hoàng: Không sao cháu ạ. Công việc mà!

Cả hai cùng bước vào căn phòng đấy. Nhưng một việc bất ngờ đã xảy ra... Dương và Xuân cùng nhìn nhau.. Không hiểu tại sao lại như vậy... Vậy việc đó là việc gì? Có điều gì đó mà Dương và Xuân cùng nhìn nhau thắc mắc? Bí ẩn chăng?  Lần này điều bí mật đấy bắt đầu lộ dần....

 

Hết chương 7. Mời các bạn đón đọc chương 8!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/38760


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận