Dương giật mình khi nghe tiếng kêu phát ra từng dưới giếng đình. Rồi tiếng róc rách khá nhỏ từ dưới văng vẳng lên. Lại xuất hiện tiếng văng vẳng của người phụ nữ nào đó đang đòi lại đầu mình. Dương thấy bủn rủn vì thực chất anh gặp nhiều trường hợp còn ghê sợ hơn, nhưng với tiếng kêu văng vẳng như tiếng mèo kêu thì anh chưa bao giờ. Dương dùng đèn pin soi xuống giếng. Có vẻ giếng khá sâu. Tiếng kêu lại văng vẳng ở đây đấy. Hình như cả ở dưới giếng nữa. Nhưng im nhỏ hơn. Dương liền lấy một cuộn dây thừng đã mang đi sẵn rồi thòng xuống giếng. Một đầu anh buộc tạm vào một gốc cây. Sau đó anh nói với Xuân:
Dương: Em ở trên này quan sát cho anh nhé! Anh xuống dưới xem như thế nào?
Xuân: Anh xuống? Thật không đấy? Có gì ở dưới đấy mà anh phải xuống?
Dương (cười): Không xuống thì làm sao tìm ra nguyên nhân cái chết được? Nhất là tìm ra được điều bí mật của ngôi đình Bái Ân này. Biết đâu anh lại tìm ra được một kho báu nào đấy ở dưới giếng chẳng hạn.
Xuân: Em không tin thế! Nhưng nếu xuống quá sâu sẽ không có hơi thở đâu. Không khí sẽ hết, lúc đấy anh nhớ ra tín hiệu cho em.
Dương: Ừ! Đã nhiều lần anh mò xuống những ngôi mộ cổ còn ghê hơn cái giếng này, nhưng không hiểu lần này cảm thấy lo lo. Anh cười với em cũng là để tự tin hơn thôi. Nhưng có điều gì đấy anh linh cảm dưới cái giếng đình này là một bí mật. Tất nhiên là linh cảm nên anh mới phải chứng minh cái linh cảm đấy em ạ.
Xuân: Ừ. Nhưng dù sao em cũng thấy sợ. Trên này mỗi mình em.
Dương (cười): Không sao đâu! Khu vực này niêm phong rồi mà. Cần gì em cứ hô to lên. Anh đảm bảo có người cứu em!
Xuân: Anh lại đùa em. Thôi bắt đầu rồi ạ. Để em soi đèn thêm cho anh!
Dương bắt đầu bám theo cái dây xuống dưới giếng. Xung quanh cảm giác lạnh lẽo bắt đầu bao trùm khu vực. Chỉ còn tiếng thở của Dương nghe trong cái không gian nhỏ của giếng. Đây rồi, Dương bắt đầu đếm... Thứ 72. Đúng rồi! Đây rồi, thứ 72. Đấy là số tầng đá được sếp theo thứ tự các tầng đá xây bể. Đúng tầng thứ 72, Dương dừng lại và tìm kiếm xung quanh. Anh dùng tay đập vào từng viên đá ở thành giếng. Lắc qua, lắc lại chúng... Và đây rồi. Anh reo lên sung sướng. Có vẻ như anh đã tìm thấy được điều mà anh đang nghĩ và tìm kiếm. Có một viên đá hình vuông nằm ở thành giếng là viên đá anh cần tìm. Anh dùng cái dao rạch xung quanh để viên đá đấy dễ lấy hơn. Dùng đèn pin soi vào thành viên đá. Quả thật những gì anh tìm kiếm không hề vô ích. Cái anh cần đã có. Anh lấy tay áo lau qua lớp rêu bám quanh viên đá. Một dòng chữ Hán được khắc ở phiến đá.
Đúng cái anh cần tìm rồi. Đây chính là viên đá ghi một phần của ông Thánh Chú. Ghi rõ nội dung năm sinh năm mất và dưới đấy có một dòng chữ ghi rõ một câu thơ chữ Hán. Dương nhìn gần cho rõ. Có lẽ nó đã mờ đi nhưng Dương vẫn nhận ra. Đọc xong Dương vội cho viên đá đấy vào cái túi mang đằng sau lưng mình rồi bám theo dây đi lên. Tiếng kêu không còn thấy nữa. Có vẻ nó đã tắt hẳn. Vừa lên tới miệng giếng, Xuân nhìn thấy anh thì vui mừng và hỏi:
Xuân: Anh có thấy gì không anh?
Dương: Có. Cho anh nghỉ đã. Cái anh cầm tìm đây rồi. Quả thực đúng như anh dự liệu và suy luận. Không ngờ bí mật này đã chôn vùi gần mấy trăm năm. Giờ có đủ bằng chứng rồi em ạ.
Xuân: Nhưng đấy là cái gì hả anh?
Dương: Đây chính là viên đá ở mộ phần của ông Thánh Chú. Nó đã bị mất khi người dân đào và xây cái giếng này. Thế ra chính việc trấn yểm ở đình này là có thật. Viên đá đấy được để đúng vị trí tầng 72 của số vòng đá xây giếng. Còn tại sao anh sẽ giải thích sau cho em. Trên viên đá có ghi khá đầy đủ năm sinh, năm mất của ông Thánh Chú. Nhất là cái mà anh đang suy luận. Những dòng chữ Hán cuối cùng phía sau phiến đá ghi đại để dịch là: Lập nghiệp từ cửa phật. Tuyệt tự cũng nơi cửa phật.
Xuân: Như thế là sao hả anh?
Dương: Câu này chính là một phần bí mật về cái kết của triều đại Lý. Chiều đại Lý được hình thành từ vua Lý Công Uẩn. Được xuất phát từ chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh. Sau này khi đến đời vua Lý Huệ Tông thì đã gần như biết trước cái kết của triều Lý. Sau một năm làm vua, Trần Thủ Độ đã ép vua Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng. Và từ đó có cơ hội cho việc gây dựng nhà Trần. Sau khi vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng thì ông về thì ông xuất gia đi tu ở chùa Bút Tháp lấy pháp danh là Huệ Quang. Chính ngôi chùa bút Tháp này cũng là nơi là Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên nhà Lý gây dựng cơ đồ. Nhưng hai năm sau vào năm 1226 thì Trần Thủ Độ lo cho việc gây dựng triều Trần đã đến chùa Bút Tháp để gặp vua Lý Huệ Tông nhằm ép chết nhà vua để tuyệt tự hẳn triều Lý. Vì thế nhà vua đã ra sau chùa thắt cổ tự tử chết. Cái này linh nghiệm với lời nguyền của vợ chồng ông bà Dầu chết đi vì việc chữa mắt cho vua đã có lời nguyền với nhà vua này trước khi chết là: Chúng mày sẽ chết tuyệt diệt. Họ Lý chúng mày sẽ không còn một mống nào để mà nối dõi. Chúng tao sẽ thu hẹp hai con sông Tô Lịch và Thiên Phù lại. Và đúng thế, nhà đã kết thúc một cách tuyệt tự ở đúng ngôi chùa Bút Tháp. Nơi sinh ra cũng là nơi kết thúc. Như vậy nó tương ứng với câu được viết trong hòn đá: Lập nghiệp từ cửa phật. Tuyệt tự cũng nơi cửa phật. Vậy điểm cuối cùng chính là Chùa Bút Tháp. Nếu mình khám phá bí mật này ở chùa Bút Tháp sẽ là cái kết cho câu chuyện bí mật về lời nguyền của đình Bái Ân này.
Xuân: Nhưng tại sao lại là chùa Bút Tháp hả anh? Em không hiểu
Dương: Thường những bí ẩn logic kiểu này hay được dẫn giải từ nơi. Không bao giờ nó để tại một nơi ngay. Những bí mật đấy được hệ thống rất logic. Do vậy, khám phá ở chùa Bút Tháp sẽ tìm ra được nguyên nhân tại sao có án mạng ở đình Bái Ân này. Một sự việc mà đã im lặng cảm hàng trăm năm.
Xuân: Nhưng giờ này đi luôn hả anh? Cũng muộn rồi. Hay để ngày mai anh nhé?
Dương: Thôi em ạ! Tính anh không thích để ngày mai. Từ đây sang chùa Bút Tháp khoảng gần 2 tiếng đồng hồ. Đi luôn em nhé! Anh cũng đang tò mò về việc này. Cũng nhiều sự kiện đang làm anh chắp nối lại.
Xuân: Thế cũng được. Em đi cùng anh! Nhưng có một điều tại sao anh lại lấy viên đá đấy ở tầng 72 của giếng? Mà không phải ở nơi khác?
Dương: Cái này nó liên quan đến quan niệm về phong thủy phương đông. Con số 72 (Địa sát) trong lí luận triết học Trung Hoa là bội số của số 9. Em hay từng gặp những thứ liên quan đến số 72 rất nhiều. Nó chính là thể hiện cho Địa sát. Ngay dưới phần mộ của ban thờ Thánh Chú có khắc hai chữ Địa Sát. Rất hiếm những ban thờ có khắc chữ này. Thường nó hay chỉ dẫn hoặc đánh dấu cho một vị trí nào đấy, diễn giải một chi tiết nào đấy.
Sau khi thống nhất với Xuân thì cả hai cùng lên xe và đi đến luôn chùa Bút Tháp. Lúc này đã nửa đêm rồi. Đúng thật công việc luôn là Dương quên mất thời gian để biết mình đang làm gì. Và Xuân, cô cũng cảm thấy ngạc nhiêu về những việc của Dương làm. Anh làm thường không bao giờ nghỉ. Bao giờ cũng muốn làm cho bằng xong công việc của chính mình. Vì thế mà không quản lúc đêm hay ngày, khi suy nghĩ đang theo guồng thì Dương luôn mặc kệ. Cứ làm cho bằng xong. Chả thế mà ngay khi nhận được điện thoại để đến hiện trường thì Dương đã giục cô đến ngay rồi mà không biết rằng đấy là nửa đêm.
Khoảng hai tiếng sau, xe của Dương đã đến chùa Bút Tháp. Lúc này mọi vật gần như vắng lặng. Quang cảnh vắng lặng xung quanh những nơi tâm linh thường làm con người luôn rơi vào trạng thái sợ. Nhất là Xuân. Cô ít tiếp xúc như thế này mà cứ phải đi cùng Dương vào những lúc đêm hôm. Nhìn về phía chùa Bút Tháp thấy không có bóng người. Chỉ có tiếng hai người dừng xe ở ngài và đi bộ vào. Dương không muốn làm ầm ĩ. Thấy ánh sáng le lói ở phía bên cạnh chùa, Dương vội gọi người mở cửa chùa. Sư thầy chùa Bút Tháp thấy có động liền đi ra.
Sư thầy: Ai đấy?
Dương: Thưa thầy! Chúng cháu ở BCA. Đến chùa có việc gấp. Nhờ thầy mở cửa giúp ạ
Sư thầy: Chào hai con. Có việc gì vậy?
Dương: Thưa thầy! Chúng con đến để liên hệ với thầy, nhờ thầy cung cấp một số thông tin đến một vụ án có liên quan đến chùa Bút Tháp
Nói xong, sư thầy cẩn thận soi lại để nhìn thấy Dương và Xuân hơn cũng như nhìn thấy những giấy tờ chứng minh Dương đang làm việc. Sau đấy sư thầy mời cả hai cùng vào phòng sư thầy đang ở. Nó nằm ở phía sau chùa. Lúc ở trong phòng, sư thầy mới hỏi:
Sư thầy: Thế hai con có việc gì cần nhờ thầy giúp đỡ?
Dương: Chúng con đang điều tra một vụ án. Một số chi tiết có liên quan đến chùa Bút Tháp thầy ạ.
Sư thầy: Lại trộm cắp hả?
Dương: Sao thầy hỏi vậy?
Sư thầy: Thầy hỏi thế vì cách đây gần một thánh thì ở chùa Bút Tháp cũng mất trộm. Mất một sắc phong thời Lý con ạ. Kẻ trộm đã đột nhập chùa và vào phòng thầy để lấy đi tấm sắc phong đấy. Chỉ có điều hơi lạ là bao nhiêu sắc phong quan trọng mà chùa có thì kẻ trộm không lấy. Chúng lấy đúng cái sắc phong không liên quan đến chùa. Sau đấy thầy đã báo công an. Nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hung thủ con ạ
Dương: Nhưng chúng con không đến vì việc đấy thầy ạ. Việc khác ạ.
Sư thầy: Ồ! Thế mà thầy tưởng các con đến vì việc đấy! Thế việc gì vậy?
Dương: Thầy có biết sự tích Thánh Chú ở đình Bái Ân không?
Hỏi đến đây thì sư thầy giật mình. Cả Dương và Xuân thấy sư thầy vội vàng ra đóng cửa để không ai nghe thấy gì. Sau khi đóng cửa xong. Thầy kiểm tra cẩn thận cửa sổ nữa. Lúc này, sau khi xong việc thì sư thầy mới hỏi:
Sư thầy: Thế con hỏi việc đấy vì lý do gì? Có chuyện gì sao?
Dương: Thế thầy cho con trình bày qua với thầy một số việc.
Xong rồi Dương bắt đầu câu chuyện của mình với sư thầy về đình Bái Ân và những thắc mắc của mình về lời nguyên. Sư thầy im lặng không nói gì. Đợi Dương nói xong, sư thầy mơí bảo:
Sư thầy: Thầy không định nói. Nhưng vì các con làm việc công nên thầy không thể nói dối. Chắc con biết chùa này là nơi vua Lý Công Uẩn sinh ra ở đây và lập ra nhà Lý cũng ở đây. Nhưng đến đời vua Lý Huệ Tông thì ông Trần Thủ Độ đã bắt nhà vua phải tự tử ở chính sau vườn chùa đấy. Cái này nó linh ứng với câu nói mà dân gian truyền từ đời này qua đời khác về câu chuyện chữa mắt cho vua của hai ông và Vũ Dầu. Họ cũng là thành hoàng làng ở đình Bái Ân. Thực hư đến lúc này cũng không ai biết tường tận về cái chết của hai ông bà đấy, nhưng có một việc mà thầy biết đấy là sau khi công nhân 3 người làm thành hoàng làng thì vua Lý có ban cho 3 sắc phong cho ba người theo đúng những gì con nói. Duy nhất có một điểm là ở chùa, Thầy vẫn còn lưu lại một bức sắc phong cho ông Thánh Chú. Không hiểu tại sao. Thầy chỉ biết nó truyền từ đời này sang đời khác. Có nhiều già ở làng này đã từng nói: Chỉ vì thấy mình có lỗi với hai vợ chồng ông và Vũ Dầu nên nhà vua lúc đấy đã lập đàn tế và chôn theo vàng bạc, ban sắc phong: Chiêu ứng Vũ Đại Vương Uy Linh Phúc Thần cho ông Vũ Dầu, Chiêu Điều Đại Vương cho em trai ông Vũ Dầu và Thuận Chính công chúa cho vợ ông Vũ Dầu. Chính vì coi như người trong hoàng tộc nên nhà vua thực thi nghi lễ như hoàng tộc là chôn theo vàng bạc dưới mộ. Nhưng vì không thấy xác hai ông bà Vũ Dầu đâu cả, chỉ thấy nơi hóa của ông Thánh Chú là Chiêu Điều đại vương nên nhà vua đã chôn vàng bạc dươí nơi ông Thánh Chú đã hóa là vì thế. Nhưng đấy chỉ là truyền thuyết. Sau khi ban sắc phong cho ba người thì một sắc phong riêng cho ông Thánh Chú được đưa về chùa Bút Tháp. Cái này không phải ngay lúc đấy. Thày chỉ nghe nói là có hai sắc phong cùng một lúc. Ngay khi vua Lý Huệ Tông tự tử, nhà Trần lên ngôi nhà Lý thì sắc phong này mới được chuyển đến nơi chùa để cất giữ. Thầy cũng không hiểu tại sao. Nhưng vừa rồi, cách đây gần một thánh, có một vụ trộm ở đây. Kẻ trộm đã ăn trộm đúng cái sắc phong đấy con ạ. Giờ vẫn chưa tìm được. Nên lúc các con đến thày lại cứ tưởng nó liên quan đên vụ trộm đấy.
Dương: Ồ! Sao trùng hợp thế! Thế thày có biết gì về bí ẩn của sắc phong đấy không?
Sư thầy: Thầy không biết.
Dương: Thế thôi, con cám ơn thầy nhiều. Chúng con phải về Hà Nội gấp thầy ạ. Cũng muộn đã làm phiền thầy. Nhân tiện, nếu tìm được con sẽ gửi lại cho thầy.
Sư thầy: Cám ơn hai con nhé.
Dương chào sư thầy và cùng lên xe về Hà Nội. Có gì đó bí ẩn ở bức sắc phong đấy nhỉ? Tại sao có vụ trộm đúng như những gì Dương nghĩ? Đúng rồi! Tại sao mình không nhận ra nhỉ! Dương vội vàng cười vui vẻ với Xuân. Anh nói những điều mà anh đang nghi ngờ cho Xuân biết. Vậy điều gì đã làm Dương nhận ra khi từ chùa Bút Tháp về? Bí mật bức sắc phong đấy là gì? Tại sao vụ trộm đấy lại bị mất đúng lúc mà Dương và Xuân đang cần tìm hiểu?
Hết chương 9. Mời các bạn đón đọc chương 10!