Mật Mã Sách Lỗ Ban Chương 1. Đấu pháp giết lợn

Chương 1. Đấu pháp giết lợn
Trương Đô Tể đứng dậy, chỉ tháy con lợn kia đã nằm quay dưới đất, co giật đùng đùng, rỗng lên thảm thiết, máu từ cổ phun vọt lênh láng đây đất, chẳng mấy chốc đã chết thẳng cẳng...

Đại sư bá đã bái ông ngoại làm sư phụ, nhưng không theo ông ngoại học nghề đóng 11 quan tài. Trong vòng mười dặm lấy đâu ra nhiều người chết đến thế? Sư bá vẫn theo nghê mổ lợn, nhưng cứ mỗi khi đến dịp lễ tết, lại sắm sanh rượu mứt, chuẩn bị lễ vật tạ ơn sư phụ chảng thiếu thức gì.

Sau đó, sư bá lấy một cô vợ xinh đẹp, sinh được một người con trai, chính là đại sư huynh của tôi.

Tôi tên Lưu Bất Chính, tên thường gọi là Vẹo, đã 11 gần ba chục mà vẫn chưa thành gia thất, tục gọi  là ế. Người thân duy nhất là ông ngoại chu Hiếu Cổ, năm nay đã chín mươi tám.

Ông ngoại Chu Hiếu Cổ là một người rẩt đặc biệt, ở cái thời đại chất tạo nạc, dấu cống rãnh lan tràn, ngay cả sữa bò cũng đẩy độc tố này, có thể sống đến chín mươi tám tuổi, coi như cũng đã là một kỳ tích rói chăng?

Người ta đõn thổi rằng, ông ngoại biét thuật Lỗ Ban. Thuật Lỗ Ban chính là cái thứ được ghi chép trong sách Lổ Ban. Sách Lỗ Ban là cuốn sách do thánh nhân thợ mộc thời thượng cổ Công Thâu Ban để lại. ông là người nước Lỗ, thường được người đời gọi là Lỗ Ban, chỉ truyển lại một cuốn sách duy nhất, chia làm hai tập. Theo như người đời đổn đại, trong cuốn sách có ghi lại một số pháp thuật thẩn kỳ bí hiểm, quỷ quái kinh dị, ví dụ như phép tàng hình (người ta đứng lù lù trước mặt anh, nhưng anh lại không thể nhìn thẫy đối phương), phép định căn (khiến một người sống sờ sờ đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích), phép bịt miệng (tức là bạn há miệng ra, nhưng không thể thốt nổi một lời), phép niệm chú kim cô (đọc "Tây Du Ký” chưa? Chính là cái thứ mà con khỉ Tôn Ngộ Không đội trên đẩu đấy, khi niệm thán chú, bảo đảm đau đến vỡ đẩu), phép mắt âm dương (chính là nhìn thấy ma quỷ)! Còn có phép chơi xò, phép giết lợn, phép xay sữa đậu nành vân vân.

Người ta còn đón, người đã học thuật Lỗ Ban, thì goá bụa, mõ côi, cô độc, tàn tật, kiểu gì cũng trúng một cửa, vì vậy, thuật Lỗ Ban còn được gọi là “khuyết một cửa”.

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy sách Lổ Ban, lại càng chẳng biết thuật Lỗ Ban là gì, nhưng tôi biết, ông ngoại quả thực có rất nhiéu điểm bí hiểm.

Tôi là đổ đệ của ông ngoại, chúng tôi nghể nghiệp bể ngoài là thợ mộc, và còn là thợ mộc chỉ biết mỗi một việc là đóng quan tài, nhưng từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ tự mình đóng một cỗ quan tài hoàn chỉnh. Khi còn học nghé, đều cùng làm với ông ngoại. Bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi, người vừa chết đã được đẫy ngay vào lò hoá thân hoàn vũ, rổi đổ vào hộp tro cốt, chẳng thiết đến quan tài nữa.

Bạn thử nghĩ xem, thân là một gã thợ mộc chỉ biết đóng quan tài, còn có tiễn đổ gì đây?

May mà tôi còn có một nghé khác: vua trộm. Thế nào là vua trộm? chính là nhân vật có kỹ nghệ siêu quẩn trong phường trộm đạo. Trong ba trăm sáu mươi nghể từ cổ xưa truyễn lại, nghể nào cũng có đạo riêng, nghé nào cũng có người thủ lĩnh.

Cái gọi là đạo, chính là phương hướng, đường đi, phương pháp, kỹ năng, quy tắc, cấm kỵ, lý lẽ của mỗi một nghé. Trộm cướp, nghe tên đoán nghĩa, chính là những người theo nghê' chôm chìa cướp bóc. Trong đó trèo cổng bò xà, đào tường khoét ngạch, mở khoá phá tủ, ăn trộm của cải ở sau lưng chủ-nhà, là trộm; móc giật cuỗm nẫng, trộm lấy tài sản ngay trên người khổ chủ, là cướp. Trộm và cướp mặc dù đi cùng một đường, nhưng đôi bên nước sông không phạm nước giếng.

Phạm trù tôi nhắc đến ở đây là “trộm”. Trộm lại được chia làm hai loại: trộm của người sống gọi là trộm trong, trộm của người chết gọi là trộm ngoài. Vua trộm là tên trộm có phẩm hạnh và kỹ nghệ siêu việt. Đã là trộm, thì còn có phẩm hạnh quái gì được nhỉ? Rất đơn giản, bất kỳ ngành nghé nào cũng đểu có quy tắc riêng, trong nghê' ăn trộm cũng có rất nhiều quy tắc, nên mới có cáu “quân tử trên xà”, trộm cũng có đạo. Chỉ khi tuân thủ đúng theo những quy tắc này, mới được gọi là vua trộm.

Cái nghề vua trộm này, cũng là học được từ ông ngoại tôi.

Ông ngoại Chu Hiếu Cổ của tôi đễn từ đâu, đã chẳng còn ai biết được. Tôi đã từng hỏi ông, ông không nói, cũng không cho phép tôi hỏi. Nghễ ban ngày của ông chính là thợ mộc, nhưng chỉ biết đóng mỗi một thứ duy nhất là quan tài (rất nhiểu vùng nông thôn còn tổn tại một tập tục, người-già sống đến một độ tuổi nào đó là phải chuẩn bị sẵn quan tài).

Ông ngoại có một bản lĩnh rất mực thẩn kỳ. Khi ông múa may cây riu bổ nhát đẩu tiên xuống gỗ đóng quan tài, là ông lập tức biết được cụ già đó còn sống được thêm bao lâu nữa. Nhưng ông không nói ra, mà âm thẩm dùng dây mực đánh dẫu tại một chỗ nào đó trên quan tài làm ám hiệu. Chù nhân cỗ quan tài vào một lúc nào đó chắc chắn sẽ vô tình phát hiện ra bí mật này, rổi biết đường mà chuẩn bị hậu sự.

Ngày tháng dẩn dà, ông ngoại đã trở nên nổi tiếng.

Ông ngoại từng thu nhận hai đệ tử, đại sư bá Trương Đồ Tể, nhị sư thúc Ngưu Thợ Đá.

Trương sư bá là một đổ tể, chuyên giết lợn giết dê giết trâu giết chó, không ai biết tên thật, mọi người đểu quen gọi là Trương Đổ Tể, nghe nói cũng biết chút đỉnh pháp thuật. Tại sao sư bá lại bái ông ngoại tôi làm sư phụ? Điểu này phải quay ngược lại rất nhiểu năm trước đầy.

Lúc đó, Trương Đổ Tể eo ba chục tác, mình cao chín thước, tính nóng như lửa, sức mạnh vô địch, là một đổ tể danh nổi như cổn khắp mấy chục dặm vuông, sỏ trường giỏi nhất của sư bá là mồ lợn, bất kể là con lợn to cỡ nào, hung dữ tới đâu, ông cũng chẳng cấn người trợ giúp, chỉ một mình đã xử lý gọn gàng.

Sư bá mổ lợn cũng có tuyệt chiêu nhà nghể, một tay túm lấy một giò sau của con lợn ném lên bàn mổ, tay vung dao hạ, nhanh như chớp xẹt, một dao xuyên thấu tim con lợn, rồi giẫm một chân lên mình lợn. Thông thưòng con lợn chỉ giãy giụa vài cái, máu chảy cạn kiệt là chết đứ đừ.

Sư bá có một biệt hiệu là Trương Nhất Đao.

Cũng có nghĩa là, từ trước đến nay, sư bá giết lợn chỉ cẩn một nhát dao.

Vào một buổi sáng sớm nọ, Trương Nhất Đao nhận được mối thuê của một người cùng họ thôn bên, nhờ sư bá đến mổ giúp một con lợn. Cụ già nhà họ Trương đột ngột qua đời, phải làm đám tang.

 

Nguồn: truyen8.mobi/t127173-mat-ma-sach-lo-ban-chuong-1-dau-phap-giet-lon.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận