Cảm ơn cái lưng của bạn
Việc tôi đi học tâm lý học diễn ra rất ngẫu nhiên. Tôi còn nhớ một ngày vào năm 1998, một người bạn tôi mới gặp vài lần gọi điện thoại đến cho tôi để nói chuyện. Công việc của cô ấy rất bận, mỗi lần gọi điện thoại nói chuyện chỉ một hai câu rồi đi vào chủ đề chính ngay, sau đó đột ngột cúp máy, để lại mình tôi đối diện với những tiếng tút dài của ống nghe, dường như thiếu hẳn hơi ấm của con người. Tôi luôn cảm thấy nói chuyện điện thoại ngoài nói những việc chính ra thì cũng nên nói chuyện gia đình thế này thế kia hay nói những chuyện linh tinh khác, đó mới là hương vị của cuộc sống. Lần này, cô ấy đột nhiên khác hẳn, cô ấy lại có tâm trạng kể cho tôi nghe về chuyện gia đình chứ! Tôi ngạc nhiên hỏi cô ấy: “Sao hôm nay cậu lại có thời gian để nói chuyện phiếm thếư” Cô ấy thở dài nói do sống lưng của cô ấy bị gẫy, phải mặc quần thạch cao, bây giờ đang nằm ở nhà dưỡng thương.
Tôi xuất thân từ ngành y cho nên nghe thấy ai bị bệnh là ngay lập tức bước vào cương vị bác sĩ, tôi vội hỏi cô ấy có đau không?
Cô ấy nói đã qua một thời gian rồi nên bây giờ không đau lắm, chỉ là mỗi ngày đều phải nằm yên trên giường nên cảm thấy rất cô đơn. Đọc sách cũng cùng một tư thế này, nằm mãi cũng thấy mỏi mệt. Thế nên thỉnh thoảng gọi điện thoại để xem thế giới bên ngoài thế nào.
Quần thạch cao rất cứng và bó người, không chỉ lưng không cử động được mà ngay cả chân cũng không thể. Bởi vì lưng và chân đều là người một nhà cho nên cùng cử động cùng nằm yên. Chỉ có giữ chân tuyệt đối cố định thì lưng mới có thể được nghỉ ngơi và dưỡng thương. Mặc quần thạch cao giống như là bị liệt chân, cái cảm giác không làm được gì có thể nhấn chìm con người ta.
Tôi nói, cậu phải mặc quần này trong bao lâu?
Cô ấy trả lời là ba tháng.
Tôi nói, tớ sẽ thường xuyên gọi điện cho cậu. Sau đó, lại dặn dò cô ấy phải cẩn thận và giữ gìn sức khỏe.
Nói xong tôi vội vàng lấy bút rồi gạch vào tấm lịch treo trên tường, viết dưới đó dòng chữ: Mỗi tuần gọi điện cho XX một lần, mỗi lần nhất định phải nói chuyện hơn mười lăm phút.
Lúc đó công việc của tôi bận túi bụi thế nhưng tôi vẫn dùng bút đỏ để đánh dấu bằng mấy dấu biểu thị nhắc nhở, cho dù tôi bận thế nào đi nữa thì mỗi tuần cũng phải nói chuyện, tán gẫu với người bạn đang phải nằm trên giường không cử động được ấy.
Trong một lần nói chuyện, cô ấy nói giáo sư Lâm Mạnh Bình của Đại học Trung văn Hồng Kông sắp đến Đại học sư phạm Bắc Kinh để giảng dạy môn tâm lý học, học vị thạc sĩ.
Sau khi cúp máy tôi bàn bạc với chồng, tôi dùng câu danh ngôn mà Cao Bảo Ngọc viết trong Nửa đêm gà gáy - “Tôi muốn đi học”.
Sau này tôi nói với người bạn đó, tôi học, tâm lý học phải cảm ơn cái lưng của bạn.
Nghỉ trưa dưới cái nhìn của côn trùng
Tháng 2 năm 1998, tôi đã ngồi trong phòng học khoa Tâm lý của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, trở thành một nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành tư vấn tâm lý.
Học được nửa ngày, tôi cảm thấy hối hận lắm! Viết văn đã nhiều năm như thế nên tính tự do đã thành thói quen, bây giờ phải ngồi trong một chiếc bàn nhỏ hẹp như học sinh tiểu học, mặt ngước lên nghe giáo sư nói những kiến thức mà mình không biết, quả thực cảm thấy thật vất vả.
Thời gian nghỉ ngơi mọi người bắt đầu nói cảm xúc của mình đối với tâm lý học. Tôi cảm thấy hình như mình lạc vào khu rừng rậm nhiệt đới, xung quanh đều là những động thực vật lạ lẫm, mon men xung quanh là rắn và thằn lằn, làm cho tôi cảm thấy phát khiếp. Đối với tâm lý học tôi chỉ mới đọc mấy cuốn sách của Freud và Carl Gustar Jung, còn lại những người khác đều không biết gì. Nói đến, tôi cho rằng đó là trợ thủ Watson của thám tử Holmes. Thực ra thì ông ấy là bậc thầy của chủ nghĩa hành vi tâm lý học. Điều này đơn giản như một người học võ công mà không hề biết đến Thiếu Lâm Tự vậy. Lúc đó, mọi người xung quanh không ai dám lên tiếng nói gì cả.
Thời gian ăn cơm trưa đến rồi, tôi cầm hộp cơm tiến về phía nhà ăn. Nhà ăn ồn ào náo nhiệt, có rất nhiều người đang đứng xếp hàng, mỗi một hàng đều giống như một bím tóc vừa thô vừa dài. Học sinh trong lớp đều quen biết nhau cho nên cứ một người đứng ở hàng này là cả lớp cũng theo đó mà đứng vào, xếp hàng lâu như thế mà hàng ngũ không những không tiến lên được bước nào nữa mà ngược lại còn lùi về sau mấy bước. Trong các hàng ngũ lộn xộn ấy cuối cùng cũng đến lượt tôi. Các loại rau ngon đều đã cạn đĩa, còn lại chỉ là một chút rau cải lót đĩa mà thôi. Tôi tự lẩm bẩm nói với chính mình là đi học lại là một việc gian khổ, tự nói như thế để an ủi chính mình. Tôi muốn ăn một miếng thịt gà rán, trong hộp cơm thì để cơm dày 2cm, tôi bắt đầu bữa ăn đầu tiên của cuộc sống sinh viên một lần nữa.
Tôi chầm chậm ăn miếng thịt gà, hi vọng hương vị thơm ngon của nó có thể làm tinh thần tôi phấn chấn hơn. Thế nhưng một sự đả kích mới lại bắt đầu. Miếng thịt gà, chẳng qua chỉ là một miếng cổ gà được cắt làm mấy khúc rồi nhúng bột rán lên mà thôi. Tôi nhìn chằm chằm vào miếng thịt gà hấp dẫn ấy rồi cặm cụi, khó khăn nuốt cơm trắng. Lúc này có một cậu con trai đi đến, chắc thấy bàn tôi sạch sẽ nên đến đây ngồi.
Cậu ấy hỏi tôi, cô giáo mặc thường phục đi phỏng vấn ạ? Sao lại trà trộn cùng với học sinh thế này? Tôi cười và đáp lại, cô không phải cô giáo, cô là học sinh.
Cậu sinh viên này cũng đang cố gắng nuốt những sợi mì nát bét và nói tiếp, cô giáo lại nói đùa rồi. Cô lớn tuổi thế này làm sao lại là học sinh được cơ chứư Hơn nữa cô ăn ngon như thế này ít nhất cũng phải là tiến sĩ chứ.
Ăn xong cơm tôi giống như một linh hồn cô đơn, lạc lõng vậy, cứ lang thang khắp sân trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Vô tình tôi đi đến một cái sân nhỏ ở phía nam tòa nhà của khoa Toán học. ánh nắng mùa thu Bắc Kinh đang trải dài trên những băng ghế, trông thật ấm áp, thỉnh thoảng có gió lại cảm thấy se lạnh.
Tuy lạnh và mệt thế nhưng tôi vẫn ngồi. Tôi thầm nghĩ vài hôm nữa cho dù cái ghế này có còn trống thì mình cũng không dám ngồi quá lâu. Trời lạnh, cái lạnh dường như ngấm cả vào bụng, hơn nữa tôi cũng không còn trẻ gì nữa. Đang miên man suy nghĩ thì đột nhiên có người chạm vào tay tôi, giật mình tôi nghĩ chắc họ là một đôi. Tôi ngồi lui sang một bên và cảm thấy chỗ mình nhường cho họ đủ lớn rồi, bọn họ cứ ngồi xuống đi, tôi không có ý định mở mắt ra nhìn trộm điều gì đâu. Thế nhưng tôi cảm thấy họ rất kiên trì, chạm vào tôi tuy ấm áp thế nhưng tôi cảm nhận được sự kiên cường của họ, xem ra họ không làm tôi tỉnh giấc thì nhất định không chịu bỏ đi đây. Tôi chỉ còn cách nhấc hai mi mắt nặng trĩu ra nhìn họ, thế nhưng thứ mà tôi nhìn thấy đó là hai con sâu róm rất to, chúng đang bò lên cánh tay tôi, cái đầu ngọ nguậy nhìn xung quanh, tôi giật mình đứng bật dậy thẳng như tên lửa, tôi vẩy mạnh tay, hai con sâu róm rơi xuống đất. Tôi quay lại nhìn cái cây đằng sau lưng mình, trên đó dày đặc là sâu róm, giống như có hàng ngàn con mắt nhỏ đang theo dõi tôi, tức giận tôi vì dám xâm nhập vào lãnh địa của bọn chúng vậy.
Từ nhỏ tôi đã vô cùng sợ hãi lũ sâu róm, tôi cảm thấy chúng không hiền từ. Tuy tôi là bộ đội, gặp chuyện đáng sợ hơn tôi cũng không bao giờ rời tay súng, vẫn tiếp tục bình tĩnh, thế nhưng trong lòng thực chất là đang run sợ.
Năm câu “Bởi vì cho nên”
Trong lúc này tôi chợt nảy ra một quyết định - tôi lập tức nghỉ học! Tôi muốn về nhà rồi! Nếu nhà trường có thể trả lại học phí thì tốt quá, thực ra nếu không trả lại cũng không sao, coi như là không may mắn, coi như tôi bị ốm một trận, lại gãy cả lưng nữa.
Tâm trạng đào ngũ đã quyết như thế nên tôi cũng thấy thoải mái hơn. Còn cả một buổi chiều nữa cơ mà, cho dù phải lên núi đao, biển lửa tôi cũng cố gắng vượt qua.
Cứ như thế tôi cũng vượt qua được đến hai giờ, một lần nữa tôi lại bước vào lớp học. Tiết học buổi chiều, giáo sư Lâm viết lên bảng đen dòng chữ: “Bởi vì… cho nên…”.
Trong chốc lát tôi có cảm giác như được trở về với năm lớp hai. Tôi thực sự không hiểu tại sao học nghiên cứu sinh rồi lại có tiết học như ngày bé thế này, thế nhưng thân là học sinh một ngày thì cũng phải cố gắng học cho hết một ngày vậy. Giáo sư Lâm giải thích đây không phải là một câu đơn giản, bạn phải thể hiện được cảm nhận của bạn. Bạn phải phân tích được tại sao chuyện này lại thu hút, hấp dẫn bạn. Đây quả là một buổi huấn luyện mới, hơn nữa còn phải viết liên tục năm câu liền.
1. Bởi vì tôi nhìn thấy rất nhiều sâu róm nên tôi cảm thấy rất thất vọng.
Khi nhìn thấy câu này tôi thấy rất vui. Một người phụ nữ lớn tuổi trải qua bao nhiêu sóng gió như tôi lẽ nào thật sự vì một lũ sâu róm vô tri vô giác, tự sinh tự diệt mà cảm thấy chán nản saoư Thực sự quá buồn cười. Có điều đây thực sự là những suy nghĩ lúc đó của tôi. Mới hoàn thành có một câu đương nhiên là không đủ rồi nên tôi vẫn phải viết tiếp.
2. Bởi vì tôi không hiểu những kiến thức cơ bản của tâm lý học cho nên tôi cảm thấy rất xấu hổ.
Khi vừa viết xong câu này tôi cảm thấy giận mình quá! Thật không ra làm sao cả, không biết thế nào, học tập chính là sự mở đầu mới, đây không phải là câu nói tôi luôn tự cổ vũ mình hay sao? Hôm nay sao tôi lại quên được nhỉ?
3. Bởi vì tôi không được đào tạo chính quy ngành tâm lý học cho nên tôi cảm thấy học hành rất vất vả.
Tôi nhìn câu trả lời rồi thoải mái gật đầu. Bởi vì đây là một sự thật, có điều cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, có thể bù đắp được thông qua cố gắng.
4. Bởi vì buổi trưa không có chỗ nghỉ ngơi nên tôi cảm thấy rất mệt mỏi.
Chuyện này thì chính xác hoàn toàn, tôi thất vọng thở dài một cái. Có điều, dường như không phải hoàn toàn là do điều đó mà khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Có thể, nguyên nhân sâu xa hơn đó chính là tôi cảm thấy cô độc và tự ti.
5. Bởi vì cơm trưa vừa đắt vừa không hợp khẩu vị cho nên tôi cảm thấy tinh thần mệt mỏi.
Tôi cứ nghĩ rằng mình không thể nghĩ đủ năm câu “bởi vì cho nên” được thế nhưng không ngờ tôi có thể viết ra được nhanh đến thế. Giáo sư Lâm thu hết các bài lại, còn chúng tôi thì ai cũng quan tâm xem đáp án có đúng hay không. Giáo sư Lâm nói, đáp án không phân rạch ròi đúng hay sai, mà việc này chỉ muốn huấn luyện cho mọi người cảm nhận được tình cảm tâm lý của chính mình bất cứ lúc nào. Không được râu ông nọ cắm cằm bà kia, cũng không được giá họa cho người khác, phải tìm ra điểm làm cho cảm xúc của mình bùng phát. Giáo sư Lâm còn giảng nữa nhưng tôi không nhớ rõ. Tôi chỉ nhớ được là cách huấn luyện như thế đã làm thay đổi chủ ý trong tôi. Tôi quyết định tiếp tục học tiếp môn tâm lý học. Bởi vì tôi đã tìm được “bởi vì cho nên” trong tận đáy tình cảm của mình.
Câu này nên là thế này:
Bởi vì tôi rời xa môi trường và chuyên ngành quen thuộc của mình cho nên tôi cảm thấy cô đơn và co lại. Vì thế tôi muốn trốn tránh.
Sau khi xem lại ngọn nguồn tình cảm của mình tôi đã biết được nguyên nhân chán nản của tôi đến từ đâu. Nó có liên quan đến miếng thịt gà rán kia, có liên quan đến lũ sâu róm kia, có liên quan đến trợ thủ của Holmes, chứ thực ra nó không liên quan đến giấc ngủ trưa lạnh lẽo, nhưng tất cả những thứ này đều không phải là vấn đề mấu chốt. Vấn đề mấu chốt là tôi không có cảm giác an toàn với sự thay đổi. Cảm giác này là phản ứng rất bình thường, nó không nên trở thành cái cớ để quyết định công việc quan trọng.
Việc bây giờ cần làm đó là phải tiếp tục kiên trì.
Tôi ba nghìn tuổi
Từ lúc đó trở đi, tôi dùng bốn năm để hoàn thành khóa học thạc sĩ và tiến sĩ tâm lý học. Sau đó tôi cùng với mấy người bạn nữa mở trung tâm tư vấn tâm lý, trung tâm cũng hoạt động được mấy năm. Bởi vì trước đó người đến tư vấn quá đông cho nên tôi thường cảm thấy đau đầu khi phải phân thân. Có người đợi từ mùa xuân đến mùa thu mà vẫn chưa đến lượt tư vấn, có một cô gái nói với nhân viên phụ trách sắp xếp lịch hẹn là: Tôi và chồng tôi đã quyết định ly hôn, chúng tôi đều không cam lòng, sau đó chúng tôi quyết định nhất định phải đến trung tâm tư vấn tâm lý của cô giáo Tất Thục Mẫn xem thế nào, xem xem cuộc hôn nhân của chúng tôi còn cơ hội cứu vãn hay không. Nếu cô ấy cũng không có cách gì khác thì chúng tôi chấp nhận chia tay. Nếu cô ấy còn có cách cứu vớt cuộc hôn nhân của chúng tôi thì chúng tôi nhất định sẽ cố gắng đến cùng. Hiện tại, chúng tôi đã đợi mấy tháng rồi, từ khi chồi mới nhú cho đến khi lá rụng xuống, xin hỏi chúng tôi còn phải đợi bao lâu nữaư Khi nào mới đến lượt chúng tôiư Việc đăng ký của quý vị có đảm bảo công bằng khôngư Liệu có người chen vào giữa không?...
Khi nhân viên đó nói lại câu chuyện này với tôi, tôi lại biểu hiện rất bình thản. Thực ra hai vai tôi đang co lại, lưng nóng ran, từ cơ thể đến tim đều cảm thấy một thứ áp lực khó nói thành lời. Tôi quyết định nghỉ việc ở cương vị bác sĩ tâm lý lâm sàng và chuyên tâm chuyên ý vào công việc viết lách. Tôi viết một số cuốn sổ tay tâm lý học phổ cập, và hy vọng có thể chia sẻ được nhiều điều về tâm lý và trái tim con người. Ví dụ như đối với những người trẻ tuổi sắp ly hôn, thì trước khi muốn chia tay họ còn muốn dành một khoảng thời gian dài như thế để chờ đợi người khác làm công việc là cứu vớt cuộc hôn nhân của họ, tôi tin rằng trong đáy lòng của bọn họ, họ vẫn còn rất trân trọng cuộc hôn nhân này. Bọn họ rất bận rộn, không biết phải đi về đâu sau cuộc hôn nhân này, bản thân bọn họ thiếu thốn khả năng tự điều trị cho chính mình. Giả sử cuốn sổ tay của tôi đến được tay bọn họ trước khi cuộc hôn nhân của họ thực sự đi vào ngõ cụt, có thể nhắc nhở bọn họ chú ý một chút việc này việc kia, biết đâu lại là một cách hay?
Phần lớn thời gian tôi thường thường ngồi trên chiếc ghế sô pha màu vàng hạt gạo để lắng nghe câu chuyện của mọi người, đêm khuya yên tĩnh mới là thời gian để tôi viết lách, tôi mơn man sờ vào lớp bọc giả da của ghế sô pha và chân mình, đột nhiên cảm thấy như vừa chạm vào một linh hồn thần thánh. Dường như chiếc ghế sô pha có cảm giác, sau khi cùng tôi tiếp xúc với bao người trải qua bao cay đắng, ngọt bùi, mỗi một gang da thuộc của nó đều có linh hồn. Nếu ghế sô pha lúc này có thể mở miệng để nói, vì tôi mà chỉ điểm điều này điều kia thì tôi hoàn toàn không hề ngạc nhiên. Tình cảm dạt dào và trí tuệ sâu sắc của các chàng trai cô gái trong nhân gian đã khiến cho một vật dụng gia đình bình thường dường như cũng bước vào một thế giới khác.
Có một số nhà báo từng hỏi tôi, sau khi bà giải đáp thắc mắc cho bao nhiêu người như thế thì cảm giác lớn nhất của bà là gì?
Tôi trả lời, tôi đã trở nên quá già, quá già.
Nhà báo hỏi tiếp, thế rốt cuộc bà già như thế nào? Già đến mức độ nào?
Tôi nhẩm tính một lúc rồi nói, khoảng ba nghìn tuổi.
Thấy gương mặt nhà báo lộ rõ vẻ ngạc nhiên tôi biết con số đó chắc làm bọn họ giật mình. Nghĩ ngợi một lát, một người sống hơn ba nghìn tuổi thì phải mình đồng da sắt như ma quỷ chứ!
Để xoa dịu nỗi sợ hãi của nhà báo, tôi vội nói nếu bạn cảm thấy ba nghìn tuổi quá đáng sợ thì bạn có thể sửa thành năm trăm tuổi.
Tôi cảm thấy bản thân mình rất khảng khái và hào phóng, chỉ một nhát là xóa đi 5/6 quãng thời gian vất vả của mình thì nhà báo chắc không còn cảm thấy điều gì quá đáng nữa nhỉ?
Buổi phóng vấn hôm đó không chỉ là của một đài truyền hình mà của nhiều nơi cùng phỏng vấn, có người nói Tất Thục Mẫn tự nhận mình là ba nghìn tuổi, cũng có người nói Tất Thục Mẫn năm trăm tuổi. Khoảng cách giữa hai con số là quá lớn, nên nhiều người cho rằng tôi nói năng lúc thế nọ lúc thế kia.
Từng cô gái một đều giao niềm vui nỗi buồn của cuộc đời cho tôi, cùng với tôi mở rộng và làm sâu sắc cuộc sống của tôi, về mặt ý nghĩa này tôi nhất định phải cảm ơn họ.
Ba nghìn tuổi cũng được, năm trăm tuổi cũng được, cũng đều chỉ là một cách nói quá, giống như câu “Tóc trắng ba nghìn trượng”(1), “Tuyết rơi như bão”(2), “Tóc trắng” chỉ là câu nói đùa thôi.
Cuối cùng, tôi quyết định lựa chọn cách an toàn, nói ra những thứ đã từng là bí mật.
Có lúc, xa cách làm cho tình yêu sâu sắc hơn.
Có nhiều nhà tâm lý học nói mục đích duy nhất là làm cho những người không trong ngành tâm lý quay đầu chuyển hướng, có cái nhìn khác về cuộc sống của chính họ. Những nhà tâm lý học gãi không đúng chỗ ngứa trên thế giới này có nhiều lắm.
Ý nghĩa chính của tâm lý học đó là giúp đỡ người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng nếu giúp không đến điểm của nó thì giống như những bác sĩ bình thường nói chuyện binh đao trên giấy.
Làm bác sĩ tâm lý, có lúc có một cảm giác rất kỳ quái. Giống như một linh hồn trong suốt luôn ẩn hiện trên cơ thể của người khác, cảm nhận được niềm vui nỗi buồn từ họ. Đương nhiên, bình thường niềm vui xuất hiện tương đối ít, sau khi quá trình trị liệu xong xuôi thì mới cảm nhận được nó xuất hiện. Rất nhiều người từ các nơi khác đến Bắc Kinh tìm tôi, tôi biết bởi vì sự tồn tại của tôi giống như một thiên thạch nhỏ đâm vào một tiểu hành tinh, làm thay đổi quỹ đạo vận hành trong cuộc sống của nhiều người.
Ngày này qua ngày khác, tôi chăm chỉ làm việc, thế nhưng cũng có một ngày tôi cảm thấy đau khổ. Tôi tự cảm thấy bản thân mình không có cách nào biến một ngày hai tư giờ thành bốn tám giờ hay bảy hai giờ cả, tôi không thể trả lời hết lời kêu cứu của mọi người được, tôi như rơi vào một vùng đất không phát triển được vậy.
Đương nhiên từ bên ngoài không ai nhìn thấy được, mọi người chỉ thấy tôi chăm chỉ cần cù ngày đêm làm việc mà thôi. Chỉ có riêng tôi biết: đó là đoạn thẳng cuối cùng trước khi dây chão bị đứt vụn, giống như trong cơn tuyết lớn ở miềm Nam có cột điện cao áp bị đổ xuống. Trước phút cuối cùng này mọi người đều nghĩ là nó sẽ không bao giờ ngã gục.
Tôi quyết định dừng hết mọi việc này lại, cứu lấy bản thân mình, cũng là cứu người khác. Một bác sĩ tâm lý mà có tâm trạng không tốt thì chính là một vị cảnh sát bị rối loạn thôi.
Tôi tạm thời chia tay với công việc mang lại niềm vui cho người khác, để chuẩn bị sự trở lại tốt đẹp hơn.
Có lúc, xa cách làm cho tình yêu sâu sắc hơn.
Mỗi một sinh mệnh đến thế giới này đều có muôn hình vạn trạng
Mỗi một sinh mệnh khi đến thế giới này đều mang muôn vàn đặc trưng, chờ đợi chúng ta đi khai phá.
Tôi có một thời gian làm bác sĩ khoa phụ sản, nhìn thấy từng sinh linh chân tay đạp lung tung còn dính với dây rốn giống như đang hướng về phía mặt trời. Quá trình tắm máu để sinh ra ấy là quãng thời gian mang thai không thể quên được. Trẻ em mới sinh ra rất là trơn, còn trơn hơn cả con cá nheo. Có lần nó đạp quẫy rất mạnh trong tay tôi, bởi vì nó to quá cho nên dây rốn thô như một chiếc thắt lưng da màu xanh tím quấn chặt lấy tay tôi. Đứa bé cứ đạp mạnh một cái là có cảm giác suýt rơi xuống thùng rác dưới chân tôi. May mà tôi nhanh tay nhanh mắt, giống như đỡ một quả bóng rổ vậy, tôi vội ôm đứa bé vào trong lòng, đứa bé mới đỡ ngọ nguậy.
Một bác sĩ già đã từng chứng kiến giây phút nguy hiểm này nói, cô có biết nếu cô không đón được đứa bé này thì sẽ như thế nào không?
Tôi nói, đứa bé sẽ rơi vào trong thùng rác, nếu mà không tốt thì sẽ có một sự va chạm mạnh.
Bác sĩ già nói đây còn được coi là trường hợp tốt nhất. Bởi vì dây rốn của đứa bé này rất ngắn, vẫn chưa cắt rốn, nếu nó rơi vào trong thùng rác thì sẽ kéo theo cả tử cung của người mẹ, dẫn đến ra rất nhiều máu, hậu quả thế nào thì khó mà lường được. Vì thế hôm nay tôi biểu dương tinh thần thấy nguy nhưng không hoảng loạn của cô, sau này tất cả các bác sĩ khoa sản đều phải học tập cô đi tập bóng rổ…
Nói một thôi một hồi chỉ là chứng minh tôi đã từng làm bác sĩ khoa sản. Những đứa trẻ mới sinh ra đều khác nhau như thế, tôi chưa bao giờ trông thấy hai đứa trẻ hoàn toàn giống nhau cả. Cho dù là sinh đôi thì cách khóc cũng khác nhau.
Khi y tá quấn cho chúng cùng một lớp tã, giống như bọc ngọn nến vậy thì có rất nhiều đặc trưng sẽ mất đi. Lúc đó chúng trở nên khó phân biệt.
Tôi đã từng luôn nghĩ để chúng ta tôn trọng mỗi điểm đa dạng của các sinh mệnh, để chúng tự do lớn lên, để thế giới của chúng ta phong phú, đa dạng hơn.
Biết trân trọng sau khi khỏi bệnh
Mỗi lần sau khi khỏi bệnh tôi luôn cảm thấy trân trọng những thứ bình thường nhất.
Tôi còn nhớ có thầy giáo đã giúp tôi giải quyết vấn đề tâm lý. Tôi nói đến một người bệnh, cô ấy đã mất cách đây hai mươi sáu năm, thế nhưng tôi vẫn bất chợt nhớ lại gương mặt xanh xao của cô ấy và đôi mắt đẫm lệ.
Thầy giáo Lâm nói với tôi, tôi cảm thấy được an ủi vì người bệnh nhân đó.
Tôi rất ngạc nhiên, tôi hỏi tại saoư Tôi không có khả năng cứu sống cô ấy, tuy đó không phải lỗi của tôi thế nhưng tôi luôn cảm thấy mặc cảm nhiều năm.
Thầy Lâm nói, bởi vì tuy cô ấy đã chết thế nhưng cô ấy lại sống trong lòng một vị bác sĩ. Từ điểm này mà nói thì sinh mệnh cô ấy vẫn đang tiếp tục sống.
Sau khi mẹ tôi qua đời, tôi đau đớn đến mức cảm thấy khó mà qua được những ngày còn lại, nhà văn Lưu Hằng đã nói với tôi, thời gian sẽ bù đắp lại cái mới. Ông ấy nói: “Tôi tư duy tức tôi tồn tại. Nếu như con người đã sống trong sự suy tưởng thì chỉ cần chúng ta vẫn nhớ đến bà ấy thì bà ấy chưa hề chết”.
Quên đi một người là việc làm khó khăn biết chừng nào! Vậy thì không cần quên đi, để một số người và việc luôn tồn tại cùng chúng ta đi nhé!
Khát vọng cho cuộc đời nghỉ ngơi, khát vọng của bờ bên này và bờ bên kia. Sự hoài niệm đau đớn, đó là kỳ tích trong nỗi khổ đau của thế kỷ này. Bản chất là tự ngược đãi về mặt tâm lý. Tự ngược đãi là hoạt động dùng nỗi đau xác thịt của mình để phó thác cho một ý nghĩa cao hơn. Đặc biệt cội nguồn của chuyện đó không phải là sự cao thượng mà chỉ là một hành động tự mình huyễn hoặc ra. Mục đích cao thượng chính đáng không cần hành động khoa trương như thế.
Bây giờ tôi không sợ chết nữa. Bên kia của cái chết là bố mẹ của tôi. Khi tôi mệt mỏi trong cái thế giới này thì tôi đến bên đầu gối họ, cùng nói cười vui vẻ.
Bài tập của tôi: Cách nhìn về nhân tính
Một hôm thầy giáo Lâm giao cho chúng tôi viết một đoạn nói về cách nhìn của bản thân về nhân tính.
Tôi còn nhớ bài làm của tôi như sau:
Cách nhìn của tôi về nhân tính:
Cuộc sống phải bình đẳng: Đây chính là mục đích cuối cùng của chúng ta, giờ này phút này có rất nhiều nơi trên thế giới điều đó vẫn chỉ là một giấc mơ.
Nhân tính thiện: Tôi đồng ý tin vào điều này, tôi chấp nhận để tâm hồn mình yên tĩnh một chút. Tuy tôi biết rõ rằng trong nhân tính của con người có rất nhiều yếu tố hung ác.
Đời người là một quá trình biến đổi không ngừng: Điều này mới làm cho chúng ta có hy vọng, có niềm tin, có sự chờ đợi.
Con người có động lực để tự trưởng thành: Trưởng thành không phải đến từ người khác mà đến từ chính lớp vỏ bên trong của mình. Đừng đùn đẩy trách nhiệm cũng đừng ký gửi hy vọng vào người khác, điều này vốn là việc của chính mình mà.
Con người có quyền tự do lựa chọn: Phải chịu trách nhiệm nên mới sinh ra trách nhiệm và nghĩa vụ. Có tự do đương nhiên là một việc vui mừng, thế nhưng tự do không phải không có cái giá phải trả, cái giá này chính là trách nhiệm. Con người thường ghi nhớ một nửa, quên đi một nửa, điều này không được. Tự do và trách nhiệm chính là bào thai song sinh.
Con người đáng để tin tưởng. Tuy nhiên, tôi đã bị lừa rất nhiều lần, biết có một số người vốn không đáng tin. Có điều, tôi vẫn tin, con người đáng được tin tưởng. Bạn có thể lựa chọn không tin tưởng người khác, cũng có thể lựa chọn tin tưởng con người. Tôi quyết định tin tưởng con người. Đối với bản thân và đối với người khác, phải có sự thành thật sâu sắc, đối với xã hội phải có niềm vui, đối với hạnh phúc của người khác thì phải quan tâm, phải yêu thương thật lòng với ai đó, có thể thúc đẩy con người trưởng thành trong tình yêu.
Bạn không thể yêu cầu đại dương không có sóng lớn
Đau đớn và trắc trở đó là một phần không thể tách rời trong cuộc sống.
Chỉ có tiếp nhận sự việc này chúng ta mới có thể vượt qua nó và nhìn rõ hơn ý nghĩa của cuộc sống. Bạn nói bạn không cần những thứ đau khổ ấy, vậy thì cuộc sống đã mất đi cái khung của nó rồi. Rất nhiều người tự sát bởi vì họ không hiểu được ý nghĩa này, họ luôn cho rằng cuộc sống chỉ có ngọt ngào mà không có thất bại, đau đớn. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của tình yêu, niềm vui do sự hỗn loạn của hormone mang lại khiến người ta coi đó như một trạng thái bình thường có thật. Trạng thái bình thường của cuộc sống thực ra là ổn định và sâu xa, còn có dòng chảy ngầm nữa. ở tầng sâu sa nhất, chúng ta không chỉ tách rời với người khác mà còn cách rời với cả thế giới, một mình bước về phía trước.
Mỗi bước đi trong cuộc đời đều mang người ta đến gần với cái chết hơn, đừng nên mơ tưởng quá nhiều, điều này mới làm cho bạn ổn định được lâu dài, yên tĩnh tồn tại trong cô độc, trong lồng ngực dường như có thiên binh vạn mã. Chỉ có tiếp nhận sự thực này chúng ta mới có thể vượt qua nó và nhìn rõ hơn ý nghĩa của cuộc sống.
Có lần tôi đi đến một thành phố trong sa mạc, trước khi đi tôi có liên lạc với một người bạn ở đó, cô ấy liên tục nói, cô giáo Tất à, cô phải chuẩn bị sẵn tâm lý nhé, chúng tôi ở đây thường xuyên chịu cảnh cát vàng che lấp mặt trời đấy. Có điều mấy hôm nay thời tiết đẹp lắm, chỉ là không biết nó có thể đẹp đến hôm cô đến hay không thôi.
Tôi cảm thấy có chút khó chịu. Tuy người ta thường nói: “Bạn đến đây mang lại thời tiết tốt” hoặc là “Thời tiết cũng chào đón bạn”, ai chả biết đó chỉ là những lời nói khách sáo thôi chứ. Một cá thể rất nhỏ bé, chúng ta làm sao mà ảnh hưởng đến cả thời tiết được chứ.
Có điều, người bạn này không ngừng nhắc đến thời tiết khiến tôi cảm thấy rất háo hức. Tôi nói, cho dù thời tiết tốt hay xấu chúng ta đều không thể chọn lựa được. Thời tiết là một phần ở nơi đó của các bạn, chính là cát vàng che lấp mặt trời, cũng chính là điều đặc sắc của các bạn.
Người nói vô ý nhưng người nghe có tấm lòng. Sau đó người bạn ấy nói với tôi, cô ấy nghe xong những lời tôi nói cảm thấy rất yên tâm. Tôi rất hiếu kỳ, bởi vì trong những lời tôi nói đâu có hàm chứa lời khuyên ẩn ý gì đâu. Cô ấy nói, bởi vì thời tiết ở chỗ chúng tôi thay đổi liên tục nên thường có nhiều bạn bè xuống máy bay xong là kêu than này nọ, khiến cho chúng tôi rất xấu hổ.
Tôi nói, thời tiết xấu cũng là một phần của tự nhiên, giống như cuộc đời mỗi người đều phải có mưa, phải có một ngày nào đó đen tối và mát mẻ. Giống như bạn không thể liên tục ăn thức ăn tinh. Nếu như thế bạn sẽ bị ung thư đại tràng. Bạn nhất định phải ăn thức ăn thô. Thời tiết xấu, bi kịch, chết chóc, đau ốm, đều là thức ăn thô của cuộc sống, chúng ta chỉ còn cách chấp nhận mà thôi.
Bạn không thể yêu cầu một đại dương không có sóng lớn. Đó không phải là đại dương, đó chỉ là đầm lầy.
Dung lượng của kho tâm lý phải lớn
Cốt lõi của sự dũng cảm đó chính là sống một cách ổn định, không có sự tự lừa dối mình, phải luôn có cảm giác an toàn mạnh mẽ, phải có niềm tin và kính trọng đối với vũ trụ. Nếu trong tim không có hi vọng vậy thì chẳng nơi đâu là nơi lý tưởng cả.
Có lúc, thực sự gặp một số người đen đủi, khiến cho bạn thật sự không biết nói điều gì tốt đẹp với người ta cả. Tất cả ngôn ngữ lúc đó đều là thừa thãi, thật sự không hiểu tại sao vận mệnh lại khó khăn với người ta như thế. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa cũng không thể từ bỏ hi vọng. Từ bỏ rồi thì chẳng còn gì cả. Chỉ cần sinh mệnh vẫn còn thì hy vọng vẫn còn.
Có nhiều người cảm thấy bản thân mình không đạt được thành công cuối cùng nên cảm thấy đau khổ, thực ra nên phân tích một chút nguyên nhân thất bại. Khi bạn không dùng hết sức mình để tiến lên thì thất bại của bạn mới đáng phải suy nghĩ. Nếu bạn đã hoàn toàn dốc hết sức thì thất bại của bạn cho dù không phải là tiền đề của thành công, bạn sẽ mãi mãi không biết đến thành công vì thế bạn không nên đau khổ làm gì. Cho dù sau khi chết có nhiều điều chúng ta không biết, thế nhưng sự thật chúng ta sống hết một đời đã trở thành một phần của vũ trụ rồi.
Tâm lý của con người giống như một hồ chứa nước. Dung lượng của hồ nhỏ quá thì không thể chứa hết dòng nước tình cảm lớn mạnh được, có thể làm vỡ đập, khiến nước trào ra. Sau khi làm lại sẽ phải tốn rất nhiều năng lượng tâm lý. Nếu bạn có trữ lượng tâm lý rộng lớn thì có thể ổn định trước khi xảy ra chuyện gì đó, cho dù phải hứng chịu nhiều bùn cát đi nữa thì mặt nước vẫn phẳng lặng như gương.
Trong cuộc sống bộ phận mềm yếu khó giải quyết nhất chính là tình cảm. Những bài văn tinh túy nhất trong cuộc sống cũng chính là viết về tình cảm. Tôi nghe rất nhiều chàng trai cô gái đau buồn, giận dữ kể lại chuyện tình cảm của mình. Người kể lại không ai không bị mê hoặc, không ai chưa từng đau đớn, không ai chưa từng rơi lệ, không ai chưa từng nghiến răng… khiến cho tôi - người lắng nghe câu chuyện, nếu như không nắm rõ được độ tuổi, hơn nữa đã từng sinh con nuôi cái rồi thì tôi quả thực đã sinh ra tấm lòng Phật tổ.
Tuy nhiên đây chính là áng văn chương hay nhất của cuộc sống, họa phúc luôn đi cùng nhau.
Do mệt mỏi chứ không phải là thoải mái, đã cho chúng ta cảm giác thỏa mãn hoàn toàn
Chuyên gia nghiên cứu về não cho biết: do mệt mỏi chứ không phải là thoải mái đã cho chúng ta cảm giác thỏa mãn hoàn toàn.
Với thân phận là bác sĩ, tôi tin rằng tất cả mọi cảm giác không phải là không có căn cứ, nhất định đều có hình thức biểu đạt sinh vật học. Nếu chúng ta hiện nay vẫn chưa thể xác nhận sự việc này tức là chúng ta vẫn chưa tìm thấy chứ không có nghĩa là nó không tồn tại. Ví dụ như cảm giác vừa lòng và cảm giác hạnh phúc, nhất định có cơ sở vật chất. Giống như tinh thần ở trong đầu chúng ta cũng nhất định có một hình thái thể hiện rất phức tạp. Các nhà khoa học đã bước đầu phân tích ra vật chất nội tiết của cảm giác hạnh phúc chính là endorphin.
Có thể rất nhiều người cảm thấy lạ lẫm với điều này. Việc này nếu mà nói ra thì hơi lạ lùng, mỗi một đồ vật đều luôn ẩn chứa trong con người chúng ta, chúng dẫn dắt cảm giác hạnh phúc và cảm giác vừa ý trong chúng ta. Chúng ta thì không hề biết gì về nó cả. Đây không phải còn cảm thấy bất ngờ hơn việc có một vị giáo sư triết học ở trong trường tiểu học sao?
Tuy nhiên sự thật chính là điều làm cho người ta cảm thấy đáng sợ.
Năm 1995 tôi bắt đầu viết tiểu thuyết Hồng sở phương, được coi như một tiểu thuyết sớm nhất viết về đề tài cai nghiện ở Trung Quốc. Thực ra, trước đây rất lâu rồi tôi đã thắc mắc: Tại sao con người phải hít thuốc?
Chán nản! Đây là một hành vi chỉ có hại chứ không hề có lợi gì vậy mà lại có thể làm hại con người, hại thành tai nạn như thế. Mọi người nên nắm rõ trong lịch sử Trung Quốc đã từng có “Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất” và “Chiến tranh nha phiến lần thứ hai”. Đây là một quãng lịch sử nhục nhã khiến cho con cháu người Trung Quốc vẫn đau lòng đến bây giờ. Tại sao chúng ta hết lần này đến lần khác tự rơi mình vào lòng bàn tay của ma vương thuốc phiện chứ?
Trong điều này nhất định có điều trái ngược, đã làm khốn đốn tổ tiên của chúng ta cũng làm khốn đốn đến thế hệ chúng ta bây giờ.
Tôi bắt đầu thu thập tư liệu từ nhiều nơi. Lúc đó cai nghiện là một vấn đề nhạy cảm và thần bí, tư liệu cũng rất có hạn, có một số chỉ đọc được nhưng không thể mượn về được. Tôi thương lượng với nhân viên ở thư viện là có thể cho tôi ở lại phòng đọc vào thời gian nghỉ ăn cơm trưa không, như vậy tôi có thể sử dụng nhiều thời gian để đọc nhiều tư liệu hơn.
Nhân viên thư viện do dự một hồi rồi nói, tôi có một câu hỏi…
Tôi sợ người ta không đồng ý nên vội nói tôi biết trong phòng đọc chỉ có một người nên các anh chị sợ mất sách. Thế này nhé, trước khi tôi ra về các anh chị có thể kiểm tra thân thể, tôi tuyệt đối không nghĩ rằng hành động đó làm nhục hay không tin tưởng tôi đâu, tôi đồng ý tiếp nhận điều kiện đó. Nhân viên thư viện nói không phải là chuyện đó, chúng tôi tin chị. Câu hỏi là buổi trưa cô không ra ngoài thì ăn cơm ở đâu được?
Tôi nói cảm ơn các anh chị đã nghĩ chu đáo cho tôi như thế, tôi có thể mang một chút bánh quy vào đây, hoặc một chút mì khô cũng được. Các anh chị cứ yên tâm không cần phải lo cho “vấn đề dân sinh” của tôi, tôi tự mình giải quyết được. Nhân viên thư viện cười và nói, điều tôi nghĩ tới không phải là vấn đề dân sinh của cô mà là không được ăn trong phòng đọc sách. Bởi vì như vậy sẽ làm bẩn đến sách.
Tôi vội vàng nói xin lỗi, tôi quên mất điều quan trọng này. Cảm ơn anh chị đã nhắc nhở tôi. Tôi xin đảm bảo với anh chị trong thời gian đọc sách tôi sẽ không ăn bất cứ thứ gì.
Lần này đến lượt nhân viên thư viện lo lắng cho tôi, nếu như chị từ sáng đến tối mà không ăn gì liệu có bị giảm đường huyết không? Tôi nói anh chị không nên lo lắng. Tôi đã từng đi lính ở Tây Tạng, chịu rất nhiều khổ cực, tập luyện cả ngày không ăn uống gì, đó là chuyện thường tình. Các anh chị cứ yên tâm.
Chúng tôi bàn bạc như thế, từ đó về sau tôi thực sự làm được không ăn không uống gì trong khi đọc sách, dường như cũng không cảm thấy đói.
Trong thời gian đọc sách nhiều như thế tôi đã hiểu được sự mê hoặc chí mệnh của chất độc với nhân loại, nó đến từ độ cao của endorphin và kết cấu của nó.
Khi chúng ta vui vẻ thì cơ thể sẽ sản sinh ra chất endorphin. Đây là một vật chất kỳ diệu. Nó có thể khiến cho chúng ta chống lại đau thương, phát huy làn sóng vui vẻ, khiến cho chúng ta có sức sáng tạo, tràn đầy tình yêu và cảm giác tỏa sáng… tác dụng của endorphin còn rất nhiều, ví dụ có thể chống lại đau đớn, làm cho tinh thần phấn chấn, hóa giải buồn phiền. Tôi tin mỗi người đều có lúc endorphin tăng lên cao độ, điều đó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Đọc đến đây mọi người sẽ nghĩ nếu endorphin đã tốt như thế thì nên thường xuyên duy trì trạng thái này là được rồi.
Đây là một nguyện vọng đúng đắn thế nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Đó chính là quy luật của nội tiết. Nó giống như ánh điện có thể xuyên qua đá lửa, đến thời khắc cần biến mất là nó biến mất không còn dấu vết gì, hơn nữa nó còn không cho chúng ta duy trì trạng thái này. Quy luật phân tiết của nó hết sức kỳ diệu.
Tôi nghe một vận động viên chạy đường dài nói, trong maraton, có một điểm kỳ diệu. Trước điểm đó bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, thế nhưng nếu vượt qua điểm đó thì cơ thể bạn sẽ tràn đầy sức sống, bạn sẽ cảm thấy phấn chấn hơn. Đương nhiên là chẳng có người nào nhân lúc vận động viên đang chạy đường dài mà phân giai đoạn ra để lấy máu của anh ấy, để kiểm tra nồng độ endorphin trong máu cả. Có điều có thể suy luận ra là sự phân tiết của endorphin thống nhất trải qua một số giai đoạn sau: Bắt đầu vận động mạnh, các cơ thể hiện bản năng tự nhiên. Chúng cảm nhận được sự vận động lâu dài và sự co giãn mạnh mẽ mang đến những phản ứng sinh hóa không phù hợp, thì ngay lập tức chúng sẽ báo cho cơ chế trung khu của cơ thể. Cơ thể sẽ dùng cảm giác mệt mỏi để thông báo cho bạn, nó không thích loại vận động này, bởi vì loại vận động này tốn quá nhiều sức. ý chí của bạn sẽ yêu cầu bạn phải kiên trì, chúng sẽ liên tục báo với cơ thể là làm thế này có ý nghĩa, bạn sẽ tiếp tục như thế. Chúng tôi đã nói từ trước, cơ thể rất hiểu con người, nếu nó thấy nhắc nhở không có hiệu quả thì nó sẽ dùng hết sức để động viên cho quyết định của bạn. Lúc này endorphin sẽ sinh ra theo vận động và bắt đầu phân tiết mạnh, nó sẽ giúp bạn vượt qua cửa khó khăn này. Lúc này bước ngoặt đã xuất hiện, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi nữa mà ngược lại bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn bao giờ hết. (Vận động viên còn phải lặp lại quá trình trải qua đau đớn và kiên trì. Mong thứ lỗi, tất cả các ví dụ đều có tính hạn chế).
Khi bạn đã đạt được chiến thắng và đứng trên bục cao nhất nhận giải thưởng, khi nghe quốc ca vang lên, mọi ánh sáng đều hướng về bạn, vào giây phút này endorphin nhất định đang dâng lên mạnh mẽ, bạn sẽ cảm thấy mình chưa bao giờ tự hào và vui vẻ đến thế.
Đây chính là quy tắc phân tiết của endorphin, người bình thường cũng không thể tránh được. Có thể trong quá trình vận động viên luyện tập, khoảnh khắc vận động viên cảm thấy đau đớn sẽ nhanh chóng qua đi, bởi vì bọn họ đã nắm chắc được quá trình này.
Có thể có người nói, tôi không phải vận động viên thì làm sao biết được khi nào là lúc endorphin phân tiết cao nhất?
Điều này rất dễ nắm bắt. Khi bạn từ buồn đến khi cảm thấy vui vẻ thì endorphin của bạn cũng bắt đầu từ khởi động cho đến khi tràn đầy.
Có người nói thời gian tôi vui vẻ rất là ít, có phải là do endorphin rất ít không?
Nói một cách không lạc quan tình hình thực tế có khả năng như thế. Khi chúng ta buồn chán thì endorphin trở nên rất ít. Nguyên nhân gây ra trầm uất cho đến ngày nay vẫn chưa được hé lộ hoàn toàn, trong đó có một học thuyết cho rằng tỉ lệ endorphin và các chất kích thích khác của con người không đồng điệu với nhau.
Đời người có cao trào thì cũng có lúc xuống dốc. Sau khi chúng ta hưởng thụ cảm giác hạnh phúc xong thì có cảm giác chờ đợi và lưu luyến cũng là điều dễ hiểu. Phương pháp chính xác là không ngừng hình thành cơ chế chính diện, để cho endorphin tiến hành phân tiết theo cơ chế tuần hoàn có lợi.
Nói cách khác nếu các hoạt động khoa học có thể làm cho endorphin tăng cao thì khi bạn bước vào trạng thái làm việc như thế này một lần nữa thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng hưng phấn, và chìm đắm trong biển cả vui vẻ. Đương nhiên cảm giác hạnh phúc này không phải bất cứ lúc nào cũng được tìm kiếm thành công, mà là khi quá trình không hề báo trước này khiến cho bạn hoàn toàn mê mẩn, trước đó chưa hề có người nào tiến hành tìm kiếm cả, thì lúc đó bạn bị cảm giác hiếu kỳ và hạnh phúc kích thích. Đương nhiên cũng có thất bại và thất vọng, thế nhưng bạn có một mục tiêu kiên định thì bạn sẽ vẫn tiếp tục hướng về phía trước được. Chúng ta vẫn thường nghe thấy thuật ngữ mà một số chuyên gia nói, khi anh ấy theo đuổi công việc này thì không hề cảm thấy vất vả, mà cảm thấy rất hạnh phúc. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng lời anh ấy nói là những lời từ đáy lòng. Một công việc nếu chỉ mang lại đau khổ, vất vả thì sẽ rất khó khăn để tiếp tục công việc ấy. Tôi tin thiên nhiên rộng lớn sẽ cho chúng ta một câu trả lời, đó chính là sự phối hợp của cơ thể, endorphin thần kỳ chính là huân chương khích lệ chúng ta.
Trên đây đều là những ví dụ chính diện, liệu có phương thức phản diện nào cũng có thể kích thích endorphin của chúng ta phân tiết cao hơn không?
Có. Ví dụ, có một người khi cảm thấy đau buồn thì sẽ ăn uống một trận, sau đó thì không cảm thấy thương cảm như trước nữa. Tôi tin ăn uống có thể kích thích nội phân tiết của họ, endorphin cũng có tác dụng. Nghiên cứu nguyên nhân cho thấy người như thế này thì khi con nhỏ đã chịu một quy luật từ cha mẹ. Trẻ con khi khóc hoặc khi bị bệnh có thể sẽ cảm thấy sợ hãi, có thể sẽ cảm thấy cô độc, phản ứng đầu tiên của cha mẹ bận rộn đó là đứa bé này có phải là đói không? Sau đó thì cho nó ăn ngay lập tức. Hoặc trẻ em khóc cả ngày khiến cho người khác thấy phiền phức, để được yên tĩnh họ liền kiếm cái gì đó ngon ngon và nói, ngoan nào, con tự ăn đồ đi nhé, bố mẹ còn có việc. Dần dần như thế tất cả mọi mâu thuẫn đều có thể dùng đồ ăn để hóa giải. Dần dần trẻ con sẽ hình thành thói quen, khi gặp chuyện gì đó là lại ăn. Đặc biệt khi không vui vẻ thì ăn một bữa no nê sẽ làm cho endorphin phân tiết, khiến người ta cảm thấy thoải mái. Ăn uống liền trở thành phương pháp cấp cứu khẩn thiết mà lại dễ thực hiện.
Có một người mẹ từng nói với tôi, khi con cô ấy bị bệnh cô ấy không lấy nhiệt kế ra đo nhiệt độ, cũng không kiểm tra xem trên người con có vết thương gì không hay có biểu hiện gì không bình thường không, mà việc đầu tiên cô làm là đi vào bếp bê ra một đĩa thịt nướng mà con thích ăn nhất. Nếu như đứa trẻ nhìn thấy đĩa thịt là nín khóc và ăn ngay cô ấy liền thở phào nhẹ nhõm. Nếu như đứa trẻ không ăn thịt thì lúc ấy cô mới để ý. Ăn là một viên đá vàng, quan trọng hơn việc chẩn đoán của bác sĩ. Người mẹ này đã kết luận như thế.
Có thể thấy con của bà mẹ này sau khi lớn lên rất có thể sẽ đặt thức ăn trên tất cả các thứ khác. Bởi vì khi ăn cậu bé này sẽ phân tiết ra endorphin.
Có thể lấy ví dụ tương tự như thế này. Ví dụ có một cô gái nếu gặp chuyện gì không vui thì sẽ ra phố mua sắm đồ linh tinh. Sau đó phần lớn quần áo đều không dùng tới và bị nhét ở cuối tủ. Sau này cô còn có thể chỉ vào màu sắc quần áo và nói: Bộ màu cà tím này là sau khi chia tay người bạn trai đầu tiên mua, bộ màu vàng lạc đà này là mua khi chia tay người bạn trai thứ hai, bộ màu xanh là khi thất tình lần thứ n mua… Tôi nghe cô ấy nói mà đơ người ra nhìn, tôi chỉ mấy bộ còn khá mới và hỏi: Mấy bộ này cô đã mặc bao giờ chưaư Cô ấy nói chưa bao giờ, một lần mặc cũng chưa bao giờ. Tôi hỏi tiếp, mấy bộ quần áo này tốn bao nhiêu tiềnư Cô ấy trả lời, chưa tính, chắc cũng khoảng hơn hai chục triệu đồng. Tôi hỏi, vậy sau này cô có mặc những bộ này khôngư Cô ấy nói, tôi không mặc. Chỉ cần mặc là nhớ đến chuyện cũ đau lòng, không phải là tự mình tìm nỗi buồn sao! Tôi đau lòng nói lãng phí quá, không đáng chút nào, cô gái này nhìn tôi nói: Bác Mẫn à, bác không biết đấy thôi. Những bộ này tuy cháu chưa hề mặc qua thế nhưng đáng đồng tiền bỏ ra. Bởi vì lúc đó cháu vô cùng đau khổ, dường như lúc đó không thể kiềm chế được bản thân, cháu xuống phố tiêu một khoản tiền rồi ôm một ôm quần áo về nhà, tự nhiên trong lòng có cảm giác vừa ý, những điều không vui vẻ dần dần tiêu tan đi, xét từ góc độ này số tiền cháu tiêu rất xứng đáng. Nếu không cháu mà bị bệnh thì từng ấy tiền cũng không đủ mua thuốc, mà không chắc đã chữa được bệnh của cháu.
Tôi không nói gì nữa, tôi hiểu mình đã gặp một tình huống đặc biệt về sự phân tiết của endorphin.
Thực ra chúng ta chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể tìm được bí mật làm cho sự phân tiết của endorphin tăng lên.
Tôi đã từng nhìn thấy một tên tội phạm giết người, anh ta nói khi anh ta giết người anh ta cảm thấy một thứ khoái cảm rất phi phàm. Nếu mấy tháng không giết người thì anh ta sẽ thấy ngứa ngáy các đầu ngón tay, cả người đều không thoải mái. Thế là anh ta liền ra tay với những người vô tội, đáng thương chỉ vì muốn có được cảm giác vui vẻ ấy. Điều này thật đáng sợ, hệ thống nội phân tiết của anh ta đã gắn liền với cảm giác giết người.
Có người coi việc đua xe tốc độ cao để mang lại cảm giác hạnh phúc, đây cũng là một phương pháp tương đối nguy hiểm. Cứ lâu dài như thế thì tỉ lệ xảy ra tại nạn cũng cao lên. Có người coi việc đi du lịch và vận động là hình thức tăng endorphin, đây là những phương pháp tốt, có điều cũng phải làm có điều độ.
Nếu bạn dùng cách ăn và tiêu tiền để làm tăng endorphin, tuy có nhiều điểm khiếm khuyết thế nhưng xét toàn cục cũng không thê thảm. Đáng khâm phục là cân nặng của bản thân cứ tăng không ngừng, rồi việc không tiết kiệm được tiền nữa, về cơ bản hậu quả vẫn được khống chế trong một phạm trù nhất định.
Giới tự nhiên có một loại hoa có hại, đó chính là hoa anh túc. Từ nước ép của hoa anh túc có thể lọc ra một loại vật chất, loại vật chất này lọc thêm một lần nữa sẽ được moocphin. Bạn có thể phát hiện thấy trong tên moocphin cũng có chữ “phin” giống như endorphin. Kết cấu của hai chất này tương đối giống nhau.
Moocphin vào trong cơ thể sẽ có tác dụng làm tăng endorphin. Chỉ có điều loại endorphin này không phải là do các tinh chất nội tiết trong cơ thể tự cung tự cấp mà là do một vật chất kích thích mạnh mẽ được đưa từ bên ngoài vào.
Bạn có thể nói, có phải nó làm cho con người ta cảm thấy vô cùng vui vẻ không?
Tôi có thể thành thật nói với bạn, trong giai đoạn đầu tiên thì đúng là như thế. Trong rất nhiều sách cai nghiện có viết, tính cảnh giác với giai đoạn đầu tiên này không đủ, nó không hề nói cho mọi người biết trong giai đoạn đầu tiên khi hít thuốc, người hít thuốc đúng là sẽ cảm thấy vô cùng vui vẻ. Cảm giác vui vẻ này còn mạnh mẽ và kéo dài hơn bất cứ cảm giác vui vẻ nào mà bạn đã từng có trước đây. Bởi vì đây là một loại dược phẩm có nguồn gốc từ bên ngoài, nên có tác dụng rất mạnh mẽ, công hiệu lớn, nó mạnh mẽ hơn endorphin mà cơ thể phải vất vả mới tiết ra được rất nhiều lần. Nói cách khác, nếu nói endorphin của cơ thể chảy từng giọt một thì moocphin chính là cơn đại hồng thủy.
Giai đoạn đầu có cảm giác đánh lừa nhất. Bởi vì người hít thuốc có nhiều hiện tượng tâm lý không khỏe mạnh, bọn họ hoặc là cảm thấy cao thượng, hoặc là cảm thấy cô đơn, hoặc là gia đình, sự nghiệp cảm thấy không như ý muốn, hoặc là kết phải bạn bè xấu,…
Nói chung những người này luôn nghi ngờ cuộc đời này, tiêu cực hoặc luôn có cảm giác bất an, cho nên họ luôn cảm thấy những bài giáo dục tuyên truyền về thuốc phiện không có ý nghĩa gì cả. Khi mới bắt đầu hít thuốc họ không hề cảm thấy tác hại của thuốc, hơn nữa lại cảm thấy hưng phấn hơn bình thường cho nên họ mới đắm chìm trong đó, họ cho rằng bản thân mình không hề bị nghiện mà đó chỉ là một thứ cảm giác may mắn thôi.
Trên đời này không hề có chuyện không làm mà lại được hưởng, cảm giác hạnh phúc vui vẻ cũng như thế. Nếu bạn không bỏ công sức, cố gắng vất vả mà chỉ muốn ngồi đây để đợi nó tự đến, hơn nữa bạn lại còn muốn hưởng thụ nhiều hơn, thế nên bạn sẽ phải chịu hình phạt thôi. Thứ hạnh phúc g 10000 iả mạo này không thể kéo dài mãi được. Moocphin đến từ môi trường bên ngoài này làm cho cơ thể thích ứng rất nhanh, các loại thuốc cùng loại khác không thể nào đạt được cảm giác vui vẻ bay bổng như thế. Những người tham lam vì muốn có cảm giác vui vẻ cao hơn nữa nên đã thêm liều lượng thuốc, điều này càng dễ làm cho họ rơi vào cảm giác không đáy. Lúc này moocphin không thể mang lại cảm giác vui vẻ giả tạo nữa mà chúng sẽ liên tục mang lại cảm giác đau đớn, thê thảm cho bạn.
Tôi đã từng thấy một bức tranh tuyên truyền cai nghiện vẽ hoa anh túc thành hình yêu tinh. Tôi cảm thấy là, xét cho cùng cũng không nên đổ hết tội lỗi lên một đóa hoa vô tri vô giác. Khi chưa có loài người thì loại hoa này đã tồn tại rồi, nó không hề mang lại nguy hại gì cho con người cả. Vì thế có tội không phải là loại hoa ấy mà quan trọng là bạn phải hiểu biết đúng đắn về hạnh phúc và phải có con đường hạnh phúc đúng đắn.
Lao động ở cường độ cao phù hợp sẽ sản sinh ra endorphin. Đây là một định luật. Nếu chỉ làm việc nhàn nhã thì cơ thể không thể tiết ra đủ lượng endorphin, như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ góc độ ý nghĩ này xem xét lao động không chỉ là vinh quang mà còn là tất yếu.
Để bản thân mình hình thành thói quen tốt tiết ra nội phân tiết đó cũng là một vấn đề tinh thần của con người hiện đại.
Cùng thể hiện vũ đài của tâm trạng
Rau cũng có sinh mệnh.
Tôi thường xem một loạt chương trình dạy người ta nấu ăn thế nào cho ngon. Tặng phẩm của chương trình là một chiếc nồi trong suốt vừa đẹp, vừa thực dụng. Mỗi khi thấy trên màn hình ti vi có một người hạnh phúc mang được chiếc nồi về nhà là tôi lại có cảm giác thèm muốn. Nói thành thật, giá trị các món ăn của chương trình này không cao, chủ yếu là các món ăn hàng ngày của gia đình, chỉ cần làm ngon, có sáng tạo và tâm huyết là có thể lên chương trình này. Sau khi kết thúc biểu diễn, ngoài việc được tặng một chiếc nồi trong suốt về nhà, lại còn được tặng nhiều thực phẩm loại tốt khác, thế là họ vui sướng mang về nhà hết.
Tôi tự lẩm bẩm trong đầu nói, tôi cũng rất muốn nhận được một chiếc nồi như thế.
Chồng tôi nói, khi nào không có thời gian thì đi lên phố dạo một hồi, nhất định sẽ mua được cái như thế.
Tôi nói, cái mua về không tốt bằng cái mình dùng tài nghệ của mình để giành được. Dùng chiếc nồi đạt được để nấu ra những món ăn, tất nhiên là có hương vị khác rồi.
Chồng tôi nói, vậy thì em cứ chịu khó luyện tập đi, hôm nào đi đăng ký xem sao. Chỉ là không biết người ta có chế độ thi cử như thế nào, em cho rằng không phải ai đăng ký cũng được lên ti vi, phải xem em có tài năng thực sự không đã.
Tôi im lặng không nói gì, tôi thừa biết tài nghệ nấu ăn của mình không có cách nào được lên ti vi mà. Tôi xin có ý kiến thế này: Tôi cảm thấy chương trình nấu ăn này hình như đi theo chủ nghĩa duy màu sắc, họ quá để ý đến màu sắc của nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ. Ví dụ để so sánh về màu sắc họ phần lớn dùng ớt màu và hoa tây lan để làm, cà rốt, cà chua cũng thường xuyên dùng. Thông thường những loại rau quả này đều là loại tốt thế nhưng nếu cứ mãi dùng những loại rau củ này thì liệu có bất công quá với những loại rau củ có màu sắc không được đẹp lắm không? Ví dụ như họ rất ít khi dùng hương hồi, rau cải, rau lông gà… họ cảm thấy lá của mấy loại rau này không nho nhã saoư Tất cả các loại rau đều bình đẳng, giống như tất cả mọi người đều có giá trị.
Chồng tôi nghe tôi nói xong liền nói, không phải em muốn đến đó biểu diễn cho mọi người món rau lông gà xào đấy chứ?
Tôi nói, anh yên tâm, cái điều nhỏ nhặt này em biết chứ. Nếu mà em có đi thì em sẽ nói về tâm trạng khi xào rau. Quan điểm nghệ thuật trong chương trình rất quan trọng, giống như người lãnh đạo quân sự. Anh phải biết rằng phương pháp nấu ăn không chỉ là nghệ thuật giữ lửa khi nấu mà quan trọng hơn đó là tâm trạng.
Nấu ăn cho người anh yêu quý, nấu ăn cho người anh kính trọng, nấu ăn cho người anh yêu thương đều không giống nhau. Người nấu ăn phải có tâm trạng tốt. Nghe nói chỉ có người phụ nữ ác độc mới có thể nấu được vị mù tạt cay nhất. Em không biết cách nấu ăn này có được nhắc đến trong kĩ thuật nấu nướng không thế nhưng em tin, một người nếu như tâm trạng không tốt thì sẽ thể hiện trên các món ăn. Nghệ thuật nấu ăn thực ra là một nghệ thuật mơ hồ, mỗi một lần nấu ăn nguyên liệu không giống nhau hoặc phân lượng khác nhau, khẩu vị và tâm trạng của người ăn cũng không giống nhau. Muốn nấu được một món ăn ngon thì phải biết tính toán thời gian, có kiến thức nấu nướng, thái độ không được vội vàng, nhất định phải nắm rõ khẩu vị của người ăn, nhất định không được tự mãn, kiêu ngạo, không ngừng sáng tạo, có như vậy mới có thể xào nấu được món rau ngon lành mà không bị nát.
Tôi nói những lời này với chồng tôi, anh ấy nói, đạo lý mà, ít nhiều cũng chỉ có thế. Có điều nếu em dựa vào đấy để đổi lấy cái nồi tốt của người ta thì anh e rằng họ bị lỗ mất.
Vì không muốn nhà đài bị lỗ cho nên tôi chỉ còn cách không đi đăng ký và tự mình viết ra đây. Mỗi một loại rau đều đáng quý, mỗi một lần nấu nướng cũng chính là thể hiện vũ đài của tâm trạng.
thông điệp từ thời trang búp bê
Con người hiện nay tại sao càng ngày càng chú ý đến vẻ bề ngoài thếư Có phải là con người càng ngày càng hư vinh rồi khôngư Ban đầu tôi thường nghĩ như thế nhưng sau này nghĩ kỹ lại thì không phải thế. Mà đó là do tiết tấu cuộc sống của chúng ta thay đổi nhanh quá.
Trong quá khứ cả đời bạn chỉ quen biết có hai trăm người. Hai trăm người này chủ yếu là sống cùng thôn hoặc ở lân cận với bạn. Bạn là người thế nào không quyết định được bạn sẽ mặc quần áo như thế nào, mà chúng quyết định lịch sử của bạn và các hành vi, hành động của bạn. Mọi người dân ở quê ai cũng biết điều đó. Còn bây giờư Sự tiếp xúc của mỗi người đều tăng lên, bèo nước gặp nhau, trong một quãng thời gian ngắn bạn phải có phán đoán cơ bản về một người nào đó, từ đó bạn sẽ có đối sách tương ứng. Đúng là một thời đại bận rộn. Con người chỉ có cách không ngừng chuẩn bị những sách lược làm quen mới mà thôi.
Diện tích của quần áo rất lớn. Khi tôi còn nhỏ, ba năm liền gặp tai họa do thiên nhiên gây ra dẫn đến vật chất ngày càng đắt đỏ. Một hôm thầy giáo nói do phiếu vải hiếm hoi nên không đủ quần áo cho trẻ con mặc, thế nên Đảng và chính phủ quyết định phát cho mỗi học sinh một tấm phiếu đặc biệt, để mỗi học sinh có thể mua vải để may một bộ quần áo mới. Nhận được tấm phiếu đó tôi sung sướng cầm về nhà.
Chủ nhật mẹ tôi cầm phiếu ra chợ mua vải, còn tôi thì sung sướng ngồi đợi ở nhà, trong lòng khấp khởi nghĩ tới chuyện có áo mới để mặc.
Không ngờ mẹ tôi tay không về nhà, mẹ thở dài nói, một tấm phiếu chỉ mua được có tám thước vải, còn tấm phiếu mua vải của học sinh này vải rất bé, 8 thước vải không đủ may cho con một bộ quần áo.
Mẹ tôi nói với người bán hàng là tôi có dáng người cao, sợ rằng số vải này không đủ, người bán hàng không nói tin cũng không nói không tin, thế nhưng không đồng ý bán nhiều vải hơn.
Mẹ tôi nói, muốn tôi đi cùng với mẹ ra phố để người ta thấy mình cao thật, có như thế mới mua thêm được một thước vải và mới đủ may quần áo.
Tôi theo mẹ đi chợ, người bán hàng nhìn tôi một hồi rồi nói con chị đúng là cao thật, được, tôi sẽ bán thêm cho một thước vải.
Chuyện này để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc, cũng là một sự trải nghiệm nho nhỏ. Một thời gian dài tôi luôn khom lưng xuống, tôi luôn cảm thấy mình cao là một cái tội, lãng phí của quốc gia một thước vải.
Tôi vẫn còn là một đứa bé, may một bộ quần áo mất chín thước vải, một bộ quần áo của người lớn còn tốn nhiều hơn thế. Bao nhiêu vải may thành quần áo như thế chắc chắn nó cũng truyền đạt được nhiều thông tin quan trọng của bạn. Cho dù có nhiều bộ quần áo dùng rất ít vải, ví dụ như bộ bikini ba mảnh, thế nhưng tin tức nó truyền đi cũng không hề ít.
Quần áo ngoài diện tích, kích thước ra còn có màu sắc. Màu sắc vốn là một hệ thống tín hiệu mạnh mẽ. Về điểm này đã có rất nhiều điều chứng minh rồi. Ngoài ra còn có kiểu dáng, nhãn mác, đều là những điểm thu hút ánh mắt và sự lựa chọn của người mua.
Có thể có người nói tôi sẽ đương nhiên chọn một bộ quần áo phù hợp với thẩm mỹ và tâm lý của mình, thế nhưng tôi không có nhiều tiền đến thế cho nên chỉ còn cách mua loại rẻ hơn, nếu như thế thì bạn làm sao nhìn được tôi là người thế nào thông qua quần áo chứ?
Nói vậy cũng đúng thế nhưng khó mà kết luận được. Cho dù mặc quần áo có giá trị nào đi nữa thì đều có phong cách của nó. Nhãn mác - ngoài các chuyên gia ra thì bình thường cũng chẳng phải ai cũng nhận ra được.
Trong ấn tượng đầu tiên của con người thì ấn tượng nhận được không phải là giá tiền của quần áo mà là bộ quần áo đó có phù hợp với bạn không. Bộ quần áo mà chính tay bạn lựa chọn chính là bạn đang xây dựng một sân khấu, bạn còn chưa hề chính thức lên sân khấu nhưng bộ quần áo ấy đã truyền đạt hết những thông tin về bạn ra thế giới bên ngoài rồi.
Ví dụ hai năm gần đây rất phổ biến kiểu váy áo búp bê giống bà bầu, khiến cho các cô gái khi mặc đều đáng yêu, dễ thương, không màng thế sự. Loại quần áo này ở hàng đổ đống với hàng cao cấp tôi đều đã nhìn thấy. Nếu bạn lựa chọn loại quần áo này thì thông điệp cơ bản mà nó truyền ra ngoài đó là: tôi không phải là một cô gái lạc hậu, tôi biết thế nào là trào lưu của năm nay. Tôi ngây thơ, trong sáng, không có ý định làm bị thương bạn, bởi vì tôi không hiểu biết nhiều về thế giới. Tôi đồng ý tụ họp, tôi không muốn lập dị, tôi là một người theo số đông, tôi phục tùng tiêu chuẩn bình thường của xã hội…
Nếu bạn yêu cầu một thứ kinh nghiệm tương đối phong phú, một công việc có thể độc lập, mặc bộ này đi phỏng vấn xin việc, thì kết quả tôi e là không hay đâu.
Thể hiện lễ độ với một điểm đen
Chắc luôn có người nói đến chuyện chết chóc trong cuộc đời của mình. Đây không phải là một chủ đề thoải mái gì, cũng may con người vốn không thoải mái cho nên thêm một chút nữa cũng không sao.
Thường xuyên viết văn có liên quan đến chuyện sống chết nên bạn bè hay gọi tôi là “cái mỏ quạ”. Cô ấy nói, cậu nói chuyện vui vẻ một chút không được sao? Nếu như thế thì sẽ có nhiều người đọc sách của cậu hơn đấy.
Tôi muốn nhiều người đọc sách của tôi hơn nữa thế nhưng nếu muốn tôi không nói đến chuyện chết chóc thì tôi không làm được. Tôi lại không nghĩ rằng chết chóc là một dụng cụ hoặc mượn nó để lấy lòng mọi người, thực ra đó là một việc lớn.
Chết chóc không phải lúc nào cũng tùy miệng mà nói ra được bởi vì nó rất thần thánh và nghiêm trang. Chúng ta không thể coi thường việc cuối cùng của đời người được.
Chúng ta không thể viên mãn cả đời để rồi khi kết thúc lại bị tan vỡ. Bởi vì tôn trọng cả quá trình của đời người cho nên tôi muốn nhân lúc bản thân mình còn thông minh, sáng suốt để cùng với các bạn có ý muốn tìm hiểu chuyện này, để cùng nói chuyện.
Tôi đã từng đến nhà tế bần, đến giường mà bao nhiêu người chết đã nằm, và nằm lại đó một lúc. Sở dĩ tôi nói là nằm một lúc mà không nói thời gian cụ thể là bởi vì quãng thời gian đó không tính toán được. Tôi nhìn thấy có một điểm tròn lộ hẳn ra ngoài ở trên tường, đúng ở trên vai phải của tôi, tôi khẽ nhấc vai lên là có thể chạm vào nó. Dưới ánh đèn vàng mờ mờ, tôi dùng ngón trỏ chỉ vào bụng rồi từ từ cúi chào nó.
Đúng lúc đó thì ánh sáng phát ra, có thể bật đèn hoặc không cần bật đèn, mỗi một phút ánh sáng cứ nhạt dần đi trong bóng tối, nhưng vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ ở trong phòng. Tôi không bật đèn, tôi cảm thấy nằm dưới ánh sáng tự nhiên, nằm trên chỗ của những người già, có thể cảm nhận được tình cảm của họ trước giây phút cuối cùng.
Tôi cứ nghĩ rằng cái điểm đen ấy giống như một cái vỏ của con côn trùng cánh cứng, hơi có độ cong, thế nhưng tôi đã sai. Có thể nó vốn hơi nhô ra ngoài một chút, bây giờ sờ vào nó trên bức tường lạnh toát này nó có cảm giác trơn tuột, thậm chí có một chút dầu. Điều này làm cho nó càng bóng và sáng hơn dưới ánh sáng tối nhạt, thậm chí nó còn chuyển động.
Trong khoảnh khắc đó tôi giật nẩy mình. Tôi cảm thấy cái điểm đen này như có sinh mệnh, nó đang nói chuyện với tôi.
Nó đang nói gì? Điểm đen này thực ra chỉ là một phần nhô lên trên tường, nó chỉ là một điểm đen rất bình thản và trơn bóng, có điều gì cần tôi chuyển lời tới nhân gian chứ?
Tôi nhìn nó trân trân, rồi dần dần dùng các ngón tay kẹp lấy nó, tôi hơi mạnh tay, hình như tôi muốn ấn nó vào trong tường vậy.
Nói thật, điều kiện của nhà tế bần rất bình thường, tuy có thể đáp ứng được nhu cầu trị liệu và chăm sóc bình thường, nhưng trang thiết bị trong phòng bệnh không phải loại cao cấp. Trên tường cũng không dùng loại sơn cao cấp, chỉ dùng loại keo sữa đơn giản nhất. Mặt tường cũng không bằng phẳng, có chỗ lồi chỗ lõm. Trước mặt tôi là cái điểm đen này, đó chỉ là chỗ khi quét sơn quét không đều nên chừa ra thôi. Nhiều chỗ khác còn nhô cao hơn nó. Tôi nhổm người dậy và sờ mấy cái điểm đen tròn như thế, mấy điểm đó giống như điểm đen bên cạnh tôi. Khi tôi chạm vào mấy điểm đen ấy một cảm giác giống như một nguồn nước đang dâng lên, và chảy vào toàn thân tôi. Lúc đó tôi không hiểu được cảm giác đó là gì, trong bóng tối mấy điểm đen đó giống như ánh mắt của con chim ưng lớn vậy.
Tôi cố gắng hít thở đều, để cho máu lên não. Cuối cùng, tôi đã hiểu. Mấy điểm đen không phải giống nhau. Thậm chí có thể nói chúng có nguyên tắc không giống nhau. Mấy điểm đen ở chỗ cao đều lồi ra ngoài. Nhưng điểm trước mặt tôi không thế, nó phẳng. Nếu nói chính xác hơn một chút nó hơi lõm vào.
Tại sao lại như thế? Đáp án chỉ có một.
Ngón tay tôi nhét vừa nó, ban đầu khi nó được hình thành nó cũng nhô ra ngoài, giống như những anh em khác của nó. Tuy nhiên, nó lại là chỗ mà tay người sắp chết có thể chạm vào được. Như thế, những người sắp chết trong giây phút cuối cùng đã chạm vào cái điểm đen đó không biết bao nhiêu lần. Ngày này qua ngày khác cái điểm đen này đã trở thành bạn của họ, cho đến khi họ không thể dùng ngón tay của mình để truyền đạt mọi thứ nữa, cho đến khi ngón tay của họ mãi mãi thõng xuống… Sau đó lại có người bệnh mới đến, nằm trên chiếc giường này (cái giường này rất chật) và lại bắt đầu trò chơi cuối cùng này…
Thời gian cọ xát vào độ cong của cái điểm đen này, làm cho nó bằng phẳng như những chỗ xung quanh. Ngày này qua ngày khác, điểm đen này cũng lõm dần, có thể nó sẽ trở thành cái lỗ nhỏ…
Đột nhiên tôi bày tỏ sự kính trọng với cái điểm đen này. Nó đã mang lại cho không biết bao nhiêu người sắp chết cảm giác vui vẻ và cảm giác trò chơi, chúng ta có thể không biết thế nhưng tôi tin đã có hàng trăm cảm giác đã có, và đã tồn tại ở đó.
Con người khi đến bước đường cùng có thể hoàn thành được những động tác đơn giản ở xung quanh mình. Thế nên tôi nghĩ, nếu bạn có điều gì muốn nói thì nhất định phải nói ra sớm nếu không không có ai nghe được. Nếu bạn có việc gì muốn làm thì nhân lúc còn khỏe đi làm, không nên đợi đến lúc sức cùng lực kiệt mới làm.
Hôm đó, nghĩ đến đây tôi vội vàng bật dậy và đi ra ngoài. Tôi quyết định trong thời gian tôi còn sống khi tôi còn minh mẫn tôi phải bắt đầu tìm hiểu về chết chóc, nếu không đến khi tôi gần tắc thở có bao nhiêu điều muốn làm, muốn nói lại phải giao phó cho cái lỗ nhỏ trên tường.
Đó không chỉ là tổn thất của tôi mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình của cuộc sống.
Bởi vì sợ nên càng phải đối diện
Chết chóc không phải là một chủ đề dễ nói chuyện tuy nhiên không thể không nói đến. Mấy năm gần đây tôi cứ tìm hiểu mãi về vấn đề này. Sự thu hoạch mà tôi chờ đợi đó là hy vọng có một ngày khi tôi một mình đối diện với cái chết, tôi có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc là có chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Tôi không có nhiều hiểu biết lắm về vấn đề này thế nhưng nếu tôi không tiến hành quan tâm nhiều hơn đến nó nữa thì sự việc sẽ còn nghiêm trọng hơn. Có thể tôi sẽ bị chứng trầm uất, hoặc cũng có thể vì nguyên nhân gì đó mà cảm thất chán nản dẫn đến tự sát.
Có một độc giả nữ nói với tôi, cô ấy chia tiểu thuyết của tôi làm hai loại: Một loại vô cùng ấm áp, duy mỹ và yên tĩnh. Còn một loại khác là liên quan đến những vấn đề thảm thương, chết chóc, ung thư, cai nghiện. Khi tôi xuất bản một tác phẩm mới cô ấy sẽ để chồng cô ấy đọc trước. Chồng cô ấy xem xong rồi sẽ nói cảm nghĩ cho cô ấy nghe, nếu là tiểu thuyết thuộc thuộc loại thứ nhất thì cô ấy sẽ đọc. Còn nếu là loại sau thì cô ấy không đọc.
Cô ấy hỏi tôi, khi cô viết tiểu thuyết thuộc loại thứ hai, cô có cảm thấy sợ hãi không?
Tôi nói, tôi biết người bình thường không muốn đọc tiểu thuyết có không khí như thế, bởi vì nó chạm tới đáy tâm linh của nhân loại, thế nhưng nó cũng là một phần của nhân gian, bạn không thể chạy trốn được. Nếu chúng ta luôn trốn chạy nó vậy thì một ngày nó đến chúng ta sẽ cảm thấy lạ lẫm, cô độc, không ai giúp đỡ. Tôi muốn chuẩn bị tâm lý trước cho chuyện này, làm chuyện gì cũng nên chuẩn bị trước mà, nếu không thì sẽ gặp thất bại. Tôi không thể chỉ viết những điều đẹp đẽ ra đây, những điều đó trên thế giới viết quá nhiều rồi, thêm một cái nữa hoặc thiếu đi một cái nữa cũng không sao. Tôi dựa trên cương vị bác sĩ, tôi chú trọng đến cả quá trình của cuộc đời, biết nó gian khổ và hạnh phúc như thế nào. Tôi muốn điều này được nhân rộng với nhiều người hơn nữa, để mọi người khi gặp trắc trở trong cuộc sống thì có chuẩn bị trước. Cho dù có lúc nó làm cho con người ta không vui vẻ.
Suy nghĩ về chết chóc, có thể làm cho con người vui vẻ. Đó là một loại phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Mọi người đều đã từng đi tiêm phòng rồi chứ, đó là đưa một số virus gây bệnh đã làm giảm độc tính vào trong cơ thể người khỏe mạnh. Sau đó bạn sẽ cảm thấy bị sốt nhẹ, sẽ có một loạt cảm giác không thích ứng, có điều cảm giác này sẽ không làm cho bạn bị mắc bệnh thật sự, mà đó chỉ như một cuộc diễn tập nhỏ, để cơ thể bạn sản sinh ra chất kháng thể. Khi bệnh tật thật sự đến bạn sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ để chiến đấu với nó. Thời gian đầu tiên tiêu diệt được nó lúc ấy cơ thể bạn mới có được cảm giác an toàn thật sự. Quá trình suy nghĩ về cái chết cũng tương tự như thế. Bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, cảm thấy buồn bã, bạn muốn chạy trốn, bạn sẽ muốn đợi khi nào sự việc nó xảy ra rồi mới nói, bây giờ nói chuyện ấy làm gì chứ.
Nên đi tiêm phòng, nếu không thì khi mầm bệnh đã thâm nhập vào cơ thể thì lúc đó không kịp nữa. Vì thế nên sớm suy nghĩ đến cái chết, nó có liên quan đến tất cả mọi người. Khi chúng ta hiểu được sự ngắn ngủi của cuộc đời thì chúng ta mới có thể có được trí tuệ chân chính. Nhiệm vụ quan trọng của cuộc đời con người chính là để bản thân mình bình an, hạnh phúc.
Có một nhà tâm lý học người Mỹ sau khi đọc xong cuốn Cứu bầu vú của tôi đã nói, cô đã không còn quá nhạy cảm với chuyện chết chóc nữa, bây giờ cô có thể nói chuyện đó một cách bình thản, quá trình thoát khỏi sự nhạy cảm này thực ra rất dài, rất vất vả.
Một người bạn trẻ tuổi nói với tôi rằng, tôi biết chết chóc rất quan trọng thế nhưng tôi không dám suy nghĩ về nó. Chết chóc thực sự là một việc rất phức tạp, khiến người ta lạ lẫm, mà tất cả những gì lạ lẫm đều khiến người ta cảm thấy sợ hãi. Không nên vì sợ hãi mà không dám suy nghĩ đến chuyện quan trọng thực sự. Cho dù tràn đầy nỗi sợ hãi chúng ta cũng phải đưa ra quyết định.
Thực ra, tôi không ngừng viết mọi chuyện liên quan đến cái chết bởi vì bản thân tôi sợ hãi cái chết. Bởi vì sợ hãi cho nên càng phải đối diện trực tiếp với nó. Chỉ có khi bạn biết chân tướng của sự việc, bạn hiểu biết nhiều về nó thì bạn mới có thể chuyển sợ hãi thành sự điềm tĩnh. Cuộc đời chỉ có một điểm cuối, ở đó có sẵn một cái bia mộ, trước khi đến chỗ cái bia đó bạn nên trân trọng hơn mỗi một giây phút đáng quý trong tay mình.
Trong quãng thời gian hữu hạn của cuộc đời, trong cuộc sống thường ngày với bao chuyện nhỏ nhặt, lặt vặt, dùng hết sức của mình để cố gắng, lớn là đối với hạnh phúc an khang của cả nhân loại, nhỏ là đối với hạnh phúc của gia đình, đều phải có trách nhiệm, phải cố gắng hết sức và chịu trách nhiệm hết mình. Điều này thông thường là yêu cầu đối với đàn ông, con trai, thế nhưng tôi nghĩ một người phụ nữ khi yêu cầu mọi thứ bình đẳng thì cũng nên yêu cầu bản thân mình chịu trách nhiệm một cách bình đẳng.
Một người ngay cả một lần tự sát cũng chưa hề nghĩ đến, điều này rất hiếm
Tôi tin rằng mọi người đều đã từng nghĩ đến chuyện tự sát, ví dụ như tôi đây. Tôi không cảm thấy chuyện này có gì kỳ lạ cả, trong cuộc đời mỗi người có thể đều có giây phút này, chúng ta đều suy nghĩ cuộc sống hiện tại xem nó có đáng để tiếp tục sống hay khôngư Tần số nó xuất hiện còn nhiều hơn chúng ta nghĩ. Rất nhiều người thường nghĩ liệu sáng ngày mai mình có nên thức dậy hay không? Có cần phải đối diện cuộc sống quá phức tạp này nữa không? Có cần phải tiếp tục thứ tình cảm giả mạo này không?
Có một lần, ti vi và đài truyền hình phỏng vấn tôi, họ thường hỏi tôi: Nghe nói khi còn trẻ, bà ở Tây Tạng đã từng nghĩ đến việc tự sát?
Tôi nói, đúng thế. Tôi đã từng suy nghĩ chuyện này rất nghiêm túc.
Người dẫn chương trình nói, bà có thể nói một cách cụ thể được không?
Tôi nói, lần này tôi không nói nữa, bởi vì tôi đã nói ở chương trình khác rồi. Người dẫn chương trình nói, câu chuyện này rất quan trọng. Ngay cả một người như bà cũng đã từng nghĩ đến chuyện đó vậy thì những người nghĩ đến chuyện này chắc chắn là nhiều lắm. Thế nhưng mọi người thường không muốn nói ra.
Tôi chỉ còn cách nói lại một lần nữa. Mọi người đều nói Tây Tạng là vùng đất có liên quan đến ma quỷ, linh hồn, còn tôi thì thấy Tây Tạng có liên quan đến tự sát.
Sau khi phỏng vấn xong người dẫn chương trình nói với tôi, bản thân cô ấy cũng từng nghĩ đến chuyện tự sát, thế nhưng cô ấy không có dũng cảm để nói với người khác.
Tôi nghĩ ngay cả một lần tự sát cũng chưa hề nghĩ đến thì chuyện này quả là hiếm. Tự sát thực ra là một sự chạy trốn và thụt lùi một cách tiêu cực. Bởi vì không có cách nào chạy trốn nữa cho nên cuối cùng đã quyết định từ bỏ cuộc sống và sinh mệnh này.
Khi tôi còn trẻ, tôi đã rất nhiều lần nghĩ đến chuyện tự sát. Thậm chí tôi đã từng cảm thấy đó như là một bảo bối cuối cùng. Bởi vì có bảo bối đó tôi không còn sợ hãi sự tàn khốc của cuộc sống nữa. Bây giờ tôi rất ít khi nghĩ đến chuyện tự sát bởi vì càng ngày tôi càng cảm thấy cuộc sống đáng quý, tôi phải sống cho thật tốt. Cho dù là đau khổ và bi thảm cũng chứng minh rằng cuộc sống vẫn luôn nhạy cảm và linh hoạt như thế.
Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người đã từng nghĩ đến chuyện tự sát. Trong đó có người đã từng chờ đợi “cứu thế” để hủy diệt sinh mệnh của mình, ấp ủ hy vọng đầu thai, tưởng rằng từ bỏ cuộc sống và hạnh phúc của mình là có thể đảm bảo và cứu được nhiều người khác, thử dùng sự hủy hoại chính bản thân mình để mang lại bình an hạnh phúc cho người khác. Tất cả đều là những chuyện không hề thực tế.
Người tự sát thật sự rất đáng thương. Thế nhưng xét cho cùng ngoài việc tự làm hại bản thân mình ra, còn có rất nhiều người khác hy vọng dùng cái chết của mình để cảnh báo người khác, để cứu vớt một sự việc nào đó. Chúng ta đương nhiên không có yêu cầu quá nhiều đối với người chết thế nhưng cái chết mà không đạt được mục đích thì quá dễ dàng dàng nhận thấy. Nếu bạn chắc chắn rằng không thể chịu được những nỗi khó khăn trong cuộc sống, bạn lựa chọn cái chết, đó là tự do của bạn. Thế nhưng nếu bạn muốn dùng cái chết của bạn để đạt được mục đích nào đó thì ngay cả lúc trước khi chết bạn vẫn sống trong cuộc sống mơ hồ.
Bạn muốn đạt được một mục đích nào đó thì chỉ có cách dựa vào sự phấn đấu của bản thân. Bạn muốn dùng cái chết để gợi ý cho người khác nỗ lực vì lý tưởng của bạn, đó là một cách làm ngu xuẩn và lười biếng. Không được để bản thân mình bất lực đối diện với cuộc sống, không nên gắn chặt với người khác, đó mãi là một sự mơ hồ, không đúng đắn.
Trong thế giới ồn ào luôn sống cùng với sự cô đơn
Thường thường là trong lòng rất cô đơn thế nhưng khi nói ra ngoài miệng luôn là sự ồn ào. Cái thế giới này đã đủ ồn ào, náo nhiệt rồi, bây giờ điều cần thiết chỉ là yên tĩnh để đối diện với nội tâm mà thôi.
Những người cần sự nhận định của người khác mới cảm thấy mình đang sống là những người luôn chạy trốn sự cô đơn. Tiết kiệm thời gian để làm gìư Chỉ còn cách dùng cách khác để giết thời gian mà thôi.
Cô đơn tồn tại một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Đừng nên khiêu chiến với nó, cũng đừng tìm cách chạy trốn nó mà nên học cách sống chung với nó.
Hội họp luôn khiến tôi cảm thấy cô đơn, cô đơn trong khi mọi người luôn ồn ào. Tôi không thích nhiều hội trường nơi họp, ở nơi đó không nghe được tiếng lòng của mình, những lời khách sáo nhiều quá. Có nhiều lời nói giống như gió thổi qua bên tai, chẳng để lại bất cứ ấn tượng gì cả.
Có thể tuổi trẻ của tôi là đi lính ở Tây Tạng, doanh trại nằm trên cao nguyên cao hơn mực nước biển năm nghìn mét, áp suất không khí chỉ bằng một nửa so với mặt biển cho nên cảm giác thiếu ô xi rất rõ ràng. Trong hội trường quá nhiều người làm tôi cảm thấy thiếu ô xi, dường như cảm giác gian nan, vất vả nơi cao nguyên tuyết lại trở lại khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi.
Trong lúc ấy tôi sẽ đi ra ngoài hội trường để đến chỗ nào đó hít thở không khí trong lành. Tôi cũng không dám ở ngoài quá lâu, tôi sợ người ta nói rằng tôi không tôn trọng người đang phát biểu.
Tôi biết nhiều lúc lời khách sáo là cần thiết, tất yếu, là chất bôi trơn cho quan hệ xã hội và quan hệ giao tiếp. Chất bôi trơn này không rẻ chút nào, bạn phải dùng thời gian để mua nó, được coi là xa xỉ phẩm.
Tôi là một người coi thời gian rất đáng quý cho nên thực sự không dám lãng phí, cho nên tôi chấp nhận cô đơn.
Đặc điểm của “Quyết định” là lý tính
Cho dù tôi đã già như thế này rồi, khi tôi tham gia vào lĩnh vực và đám đông không quen thuộc, khi tôi phải đưa ra quyết định từ trước đến giờ chưa từng có, thì tôi vẫn cảm thấy một cảm giác bất an mạnh mẽ.
Tim đập rất nhanh, trong cổ họng có cảm giác mặn mặn, dường như có cảm giác máu tươi đã dồn lên đến đó... Phản ứng này rất giống với phản ứng cơ thể của tôi khi tôi trèo trên đỉnh núi tuyết cao hơn mặt nước biển năm nghìn mét. Tôi rất muốn chạy trốn, tôi muốn tìm ra một lý do nào đó đường hoàng, cố gắng che dấu đi ý muốn chạy trốn của mình.
Có điều, tôi biết đó là một loại quán tính, tôi có thể hiểu được cảm giác không phù hợp của cơ thể mình, đó là cơ thể dựa vào cảm giác không thoải mái này để nhắc nhở tôi thận trọng quyết định. Tôi sẽ dựa vào cảm xúc của mình để suy nghĩ trên lập trường của mình. Đến lúc cần phải đưa ra quyết định tôi sẽ vượt qua rào cản cảm giác này và điềm tĩnh bước về phía trước.
Quyết định là con đường nhỏ giữa hành động và ý nguyện. Con người một khi cảm nhận được nguyện vọng thì sẽ phải đối mặt quyết định hoặc là lựa chọn. Có người cho rằng có thể mượn cớ kéo dài thời gian để trốn tránh quyết định, chờ đợi hoàn cảnh hoặc người khác quyết định. Có người không có cách nào quyết định được có nên chấm dứt quan hệ hay không, cho nên họ dùng cách lạnh lùng để ép người khác đưa ra quyết định. Cách đưa ra quyết định theo kiểu tiêu cực này sẽ khiến cho bản thân mình coi thường chính bản thân mình.
Đặc điểm của quyết định là lý tính. Hậu quả của quyết định sẽ bước vào mối quan hệ sinh tồn của bạn, bạn phải dự trù xem quyết định sẽ mang lại điều gì. Có người quyết định chỉ dựa vào cơ duyên và trực giác. Thế nhưng chỉ dựa vào cơ duyên và trực giác thì không đủ mà phải có sự tham gia của lý tính.
Có nhiều người không thể đưa ra quyết định quan trọng để thay đổi bản thân mình, là bởi vì trong tiềm thức của họ luôn tin rằng nếu như thay đổi thì sẽ có tai họa giáng xuống. Thay đổi thực ra không nguy hiểm đến thế, tai nạn trong tưởng tượng đều là kẻ địch của ý chí, phải nhìn rõ quá trình tưởng tượng ra tai nạn, bản thân mình có thể làm cho mình cảm nhận được, những nỗi sợ hãi này thực ra là quá xa rời hiện thực, thế là nỗi sợ hãi sẽ dần dần tiêu tan.
Không xác định được cảm giác gây nên nỗi lo lắng còn đáng sợ hơn cảm giác được tạo thành từ những việc đã xảy ra. Con người có lúc muốn biến mình thành nhà khảo cổ học, tìm kiếm di chỉ của bản thân mình. Trong cuộc sống cảm giác đầu tiên nhận được đó chính là sợ hãi. Đây là một món quà từ cổ xưa, người của lúc đó nếu không biết sợ hãi thì sớm đã bị sư tử, hổ ăn thịt rồi, làm gì còn sống để đến hôm nay nói đạo lý như thế này. Con người vừa bước ra từ bụng mẹ, về cơ bản đã cảm nhận được nỗi sợ hãi, bởi vì lạ lẫm, bởi vì lạnh lẽo, bởi vì đột nhiên không có ai rằng buộc.
Ký một hiệp ước với nỗi sợ hãi: Bạn có thể tồn tại, thậm chí mãi mãi tồn tại. Thế nhưng bạn không thể chỉ đạo quyết định của tôi, mãi mãi không thể.
Trí tuệ là trung tính
Tôi yêu thích trí tuệ thuần khiết.
Trí tuệ là trung tính, được chia làm nhiều loại, có loại sạch sẽ, có loại không sạch sẽ (Có thể có người nói, trí tuệ chân chính đều có lợi cho nhân loại. ở đây tôi dùng từ trí tuệ với ý nghĩa là “sự thông minh” như trong từ điển giải thích.
Những việc xấu trên thế giới này đều do người thông minh làm.
Người quá ngốc nghếch nếu như có làm việc xấu thì cũng nhanh chóng bị người khác phát hiện, làm mà không được chu toàn, viên mãn thì sức phá hoại cũng có giới hạn. Thế nhưng hành vi xấu của người thông minh thì không giống như thế, sự giảo hoạt của bọn họ sẽ như nhổ lông cừu, thay gấm hoa, khiến cho người khác không biết đâu mà phòng bị.
IQ là do thiên phú, cuối cùng chạy đi đâu mất còn phải xem người lái nó đi đâu. Nếu không có phương hướng chính xác thì tà ác sẽ thống trị trái tim, con ngựa này sẽ càng chạy xa trên con đường tà ác, tội ác càng muôn hình vạn trạng.
Chú ngựa này không có tội, đáng tiêu diệt không phải là trí tuệ. Thượng đế năm đó không để cho con người ăn trái trí tuệ trên cây trí tuệ, đó là có dự đoán trước. Nếu nhân loại không ăn loại quả đó thì cứ sống cuộc sống ngu muội, lẽ nào sẽ giảm bớt được xung đột saoư Người ngu muội, chỉ càng tàn khốc hơn mà thôi.
Trí tuệ có sạch sẽ hay không thì nên xem nó có giúp đỡ con người tồn tại nhiều hơn hay không. Nếu như tương phản lại thì đó chính là sự thăng cấp của ngu muội rồi.
Tình cảm và lý trí đều là tài sản quý giá của chúng ta
Tình cảm là xăng dầu quyết định lý trí hoạt động, không có xăng dầu thì không có hoạt động. Thế nhưng bản thân xăng dầu lại chịu sự khống chế của người lái xe, nếu như để nó chảy lung tung thì đó không phải là động lực, mà đó là hỏa nạn và sự cháy nổ.
Về tình cảm và lý trí, xét cho cùng điều gì quan trọng hơn, chúng cứ cãi nhau trong trái tim của con người. Thực ra tình cảm và lý trí đều là tài sản quý giá của con người. Nếu nói về lịch sử thì tôi nghĩ lịch sử của tình cảm dài hơn một chút, chỉ cần có đồ vật gì đó tồn tại lâu dài thì sẽ có đạo lý kiên định không dời.
Nhân loại cần tình cảm, bạn có dám lấy một người không có tình cảm khôngư Bạn có dám làm việc dưới quyền một lãnh đạo không có tình cảm khôngư Một diễn viên không có tình cảm liệu có thể diễn được một vai diễn cảm động lòng người không? Một nhà chính trị gia không có tình cảm liệu có thể hết mình vì vạn dân không? Đáp án chính là không.
Mặt khác, không còn nghi ngờ gì nữa đó là con người không thể không có lý trí. Lý trí đưa chúng ta lên một tầng cao mới của tri thức. Để cho quyết định của chúng ta không vì tình cảm và lợi ích trước mắt, để cho ánh mắt và tấm lòng của chúng ta được mở rộng hơn nữa.
Đây chính là đôi cánh của con chim ưng dũng mãnh, không thể thiếu đi một bên. Một người quá lý trí, chắc chắn là không thể thay thế được, dường như đã biến thành người máy, không hề có nhiệt độ. Một người có tình cảm dạt dào cũng là một thiếu sót quá lớn. Nếu nghe theo tình cảm để hành động thì chúng ta rất có thể có những hành động quá kích động. Thế nhưng nếu hai thứ đó kết hợp với nhau thì bạn chính là chú chim ưng có thể cưỡi mây vượt gió.
nhất định cuốn sách này sẽ là bạn của bạn
Ở một trình độ nào đó, đối với cuốn sách chúng ta nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Chúng ta là thượng đế của cuốn sách này, chúng ta có thể lật đến bất cứ trang nào của cuốn sách, muốn đọc thì đọc không muốn đọc có thể lật đến trang khác. Cho dù nó là sách thánh hiền hay là sách bán chạy thì chỉ cần chúng ta không thích thì chúng ta đều có thể ném chúng đi. Chỉ cần chúng ta thích là chúng ta có thể cho nó vào lãnh cung. Nếu như vẫn chưa hài lòng chúng ta có thể mang chúng bán phế phẩm, khiến cho chúng tan xương nát thịt. Nếu như vẫn còn tức giận thì bạn có thể xé từng trang từng trang một, cho chúng bay theo gió. Nếu bạn không có cách nào trút nỗi hận trong lòng bạn thì bạn có thể ném cả cuốn sách này vào thùng rác. Để cho nó làm bạn với những thứ bẩn nhất trên đời này, cả đời cũng không thể lật dậy được. Nếu như vậy vẫn chưa đủ thì bạn có thể mắng tác giả, có thể dùng lời lẽ không tốt nói họ, thậm chí bạn có thể mắng này mắng nọ…
Đọc đến đây chắc chắn có người sẽ cười to, nói, sao nữa? Một cuốn sách muốn đọc thì đọc, không muốn đọc thì thôi, đâu cần phải làm như thế.
Là tác giả cho nên với mỗi quyển sách của mình tôi đều nghĩ ra số phận của nó với muôn hình vạn trạng như trên.
Có điều, tôi không thấy tức giận, cũng không thấy chán nản, tôi vẫn tiếp tục viết. Cho dù có kết quả xấu nhất xảy ra thì việc viết về chuyện này cũng có ý nghĩa rồi. Sách không có tính phạm tội, bản chất của sách là một trang giấy viết chữ lên đó, nó rất mềm, thậm chí còn không chắn được gió.
Tôi tin rằng có một cuốn sách nhất định được cất giấu ở một nơi rất xa. Nó là bạn tâm giao của bạn, trong nó giấu một câu nói, có thể sẽ thay đổi cả đời bạn.
Về tác dụng kỳ diệu của sách, người xưa tâm đắc: đọc sách có thể có được nào là lầu son gác tía, mỹ nhân như ngọc, bổng lộc suốt đời… phân tích kỹ càng thì chủ yếu là giải quyết vấn đề ăn uống và tình dục, về phương diện tinh thần dường như chưa có sự chỉ đạo rõ ràng. Thực ra, ma lực lớn nhất của cuốn sách đó là sẽ có thể thay đổi thế giới tinh thần của chúng ta, ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta, cuối cùng thậm chí sẽ thay đổi cả quỹ đạo cuộc sống của bạn.
Tại sao một trang sách mỏng như thế mà lại có thể dễ dàng thay đổi chúng taư Tôi nghĩ ngoài những nguyên nhân mà mọi người đề cập đến có thể vẫn còn một số vấn đề sau đây.
Bạn không quen biết tác giả. Bạn không có tinh thần cảnh giác với cuốn sách. Khi tiếp nhận lý luận tôi nghĩ nếu quá kính trọng hoặc quá ngỗ nghịch đều không phải là việc hay. Nếu quá kính trọng thì giống như bị ngăn cách bởi một đường hào. Địa vị của hai bên ngang ngang nhau, không có tính so sánh dễ làm cho người ta có cảm giác gần mà như xa xôi. Nếu cảm thấy tính so sánh khác nhau quá thì lại có cảm giác phù hợp với anh nhưng không chắc đã phù hợp với tôi, thậm chí còn khẳng định không phù hợp với tôi, sự kính trọng lúc này đã dẫn đến một hướng khác. Nếu như quá ngỗ nghịch thì lời ai nói nghe cũng không vào, ngăn kéo của linh hồn đã nhét chặt rồi, không còn chỗ trống để nhét thêm một trang giấy A4 nào nữa.
Chỉ có khi chúng ta không để ý đến, tất cả những cảnh giới đều buông xuôi hết, nhàn nhã, yên tâm lật từng trang sách, các tế bào bôi trơn im lặng thay đổi mọi thứ. Bạn giao lưu theo phương thức này sẽ làm cho bạn thanh thản hơn rất nhiều.
Con người khi thanh thản, thả lỏng thì tiềm thức (ý thức ngầm) của con người sẽ giống như một con cá bơi trong bể nước, nó vui vẻ bơi đi khắp nơi. Phần lớn cuộc sống của mọi người đều chịu sự khống chế của tiềm thức. Tiềm thức là một thứ rất đặc biệt, nhiều lúc nó còn khỏe mạnh hơn cả ý thức của chúng ta. Nó lương thiện, thông minh, nó không khư khư giữ cái cũ, không tự khép mình, thậm chí còn không hề tự ti. Nó có khả năng phân biệt xem thứ gì tốt cho cơ thể, thứ gì không tốt và có độc cho cơ thể.
Mỗi câu nói trong sách, khi bạn không để ý nó dễ dàng va chạm với tiềm thức của bạn, đó chính là một giây phút kỳ diệu. Có một số thay đổi mà bạn chưa hề ý thức đến đang được sinh ra trong nháy mắt. Tốc độ rất nhanh, còn thần tốc hơn cả Bolt(3) trong cuộc thi chạy một trăm mét.
Trong sức mạnh thay đổi cuộc sống người khác, bạn xuất hiện theo cách mà người khác không hề cảm nhận thấy, đó chính là sức ảnh hưởng. Xuất hiện theo cách dễ thấy, đó là quyền lực. Còn sức mạnh của sách thì sao, dường như không phải sức ảnh hưởng và quyền lực, mà chính là sự hỗn hợp của bạn với câu chữ trong sách.
Sách làm cho chúng ta không thấy lạ lẫm
Cách nghĩ và cảm nhận của chúng ta trong một thời gian dài, trong một giây phút nào đó của một ngày nào đó bị một người hoàn toàn lạ lẫm phá ngang, chúng ta sẽ vì thế mà ngạc nhiên một hồi lâu thậm chí cả đời.
Tôi thường xuyên vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy thân thiết khi nhìn một người lạ, bởi vì anh ấy hoặc cô ấy, nói ra một suy nghĩ mà tôi chôn dấu ở một nơi rất sâu trong lòng, tôi cứ nghĩ đó là bảo bối của riêng tôi nhưng không ngờ nó lại an nhàn ngồi ở nhà của một người lạ lâu đến như thế.
Một cuốn sách đó chính là một vườn rau của suy nghĩ. Giống như lão nông dân sau khi trồng cà chua và củ cải, ông ấy cũng không biết là chúng sẽ đi đến phương nào. Ông hái chúng, cầm vào thân cây còn nóng hổi của chúng - thân cây chứa đầy ánh nắng ấm của mặt trời và sự chăm sóc của lão nông, giống như pháo hoa được bắn ra khi chạm vào nó. Cho dù là cao thủ tài giỏi đến mấy cũng không thể biết được pháo hoa sẽ bắn ra hướng nào trên bầu trời. Bạn chỉ có thể đoán được đại ý mà thôi, còn pháo hoa cũng có chủ ý của riêng mình.
Sách cũng như thế, mỗi cuốn sách đều có vận mệnh đặc biệt, nó còn đi xa hơn cả tác giả. Nó đi qua các con phố, các ngõ nhỏ, bước vào cửa hàng trăm nghìn ngôi nhà. Nó còn nằm dưới gối của các cô gái xinh đẹp, gấp dở trên đầu gối của người già, khiến cho tác giả cũng phải ghen tị.
Hình dáng mỗi quyển sách đều giống nhau. Xét về góc độ nào đó thì còn giống hơn cả anh chị em song sinh cùng trứng. Thế nhưng vận may của chúng hoàn toàn khác nhau. Có cuốn thì được coi như khách quý, có cuốn thì lưu lạc đến góc bếp nhà tranh, có cuốn sách còn vương nước mắt trên trang, có cuốn bị trẻ con xé gấp máy bay rồi vào thùng rác…
Tôi tự nói với bản thân mình phải học tập sách. Bọn chúng được yêu thích cũng không có gì lạ. Cho dù là tốt hay xấu như thế nào, một chữ cũng không thay đổi, vẫn là gương mặt trắng và dòng chữ đen, đơn điệu và bình thản.
Tác dụng của sách đó là liên kết những người không quen lại với nhau, làm cho chúng ta không còn lạ lẫm nữa.
Hoàn thành một thái cực tinh thần
Suy nghĩ, sợ hãi, cảm nghĩ là những thứ khiến con người đau lòng nhất, một khi nó đi qua ngòi bút của bạn để đến với trang giấy, nó như có ma lực khiến người ta phải run rẩy, dường như dần dần biến sắc, và che dấu đi rất nhiều khả năng sát thương. Bạn có thể mỗi ngày đều làm như thế, giống như hoàn thành một thái cực của tinh thần mà thôi.
Đừng coi thường sức hút của văn tự, tôi tin rằng tổ tiên của chúng ta khi sáng tạo ra chữ Hán đã ẩn chứa trong đó rất nhiều sức mạnh. Khi bạn viết nó ra bạn mới phát hiện ra bản thân mình không cô đơn như thế. ít nhất khi sáng tạo ra chữ này người đó đã từng cảm nhận hoàn cảnh khó khăn đó như bạn. Nếu không thì người đó không thể tạo ra một chữ sinh động như thế này được.
Bạn nên tin rằng hàng nghìn năm nay chắc chắn đã có rất nhiều người đã dùng từ đó, chúng giống như đồ dùng gia đình đã cũ, không những bền bỉ mà còn thể hiện nó đã được cọ xát như thế nào. Có thể bạn sẽ không cô đơn nữa, đã có bao nhiêu người đi trước đã bước qua vũng bùn đó rồi, bạn chỉ cần ung dung bước đi mà thôi.
Tôi đặc biệt thích câu “đứt từng khúc ruột” (Phiên âm Hán - Việt là “chùy tâm thích cốt”), từ này khi tôi dùng để miêu tả tâm trạng mất đi người thân tôi cứ nhìn nó một hồi, cứ ngây người ra, trong lòng nghĩ, hóa ra trước tôi rất lâu đã có người đau đớn tới rỉ máu, đau đến phát điên, đau đến mức hận không thể tan xương nát thịt ra được.
Tôi ngửa mặt nhìn trời xanh, biết được nỗi đau ấy là sự thể hiện của tình yêu, chúng ta không được chạy trốn, cũng không được yêu cầu nó mau mau tan biến đi.
Trái tim có thể đập nát, sau đó sẽ chữa trị từng chút từng chút một. Xương cũng có thể đâm nát, sau đó nối từng chút từng chút một.
Chờ đợi thời gian, chờ đợi sự thăng hoa của tình yêu, chờ đợi ngày mà chúng ta có thể nói ra sự đau khổ, chờ đợi nỗi đau khắc cốt ghi tâm biến thành động lực không ngừng.
Cần thời gian để làm đầy bể nước tinh thần của chúng ta
Tôi đã từng đến một hồ chứa nước ở thượng du sông Hoàng Hà. Nó rất to, giống như một mặt hồ vô biên vậy. Nghe nói thời gian trữ nước là hai năm.
Khi tôi đến đập nước Aswan ở Ai Cập, mọi người ở đây nói trữ nước phải mất bốn năm.
Hoàng Hà và sông Nile đều là hai con sông lớn nổi tiếng thế giới, muốn tích trữ đầy hồ nước phải mất thời gian dài như thế. Nếu như chúng ta cũng có hồ nước tinh thần to như thế thì ngay bây giờ chúng ta nên sớm thiết kế để chuẩn bị trữ nước đi là vừa.
Nhìn lại cả đời, tôi cảm thấy nhiều ý kiến khác nhau đã giúp đỡ tôi rất nhiều: Không quan trọng là họ đúng hay sai mà quan trọng là tôi biết trên thế giới này vẫn còn nhiều ý kiến và cách nhìn khác nhau.
Tôi yêu cầu bản thân mình hình thành thói quen đó là không đi tìm điểm xuất phát của người đưa ra ý kiến, cũng không tìm hiểu động cơ của họ là gì, tôi chỉ quan tâm xem quan điểm của họ có giúp gì được cho tôi không mà thôi.
Phát ra huỳnh quang mát mẻ
Đau ốm không phải là trừng phạt, sống cũng không phải là giải thưởng. Như thế chết chóc cũng không phải là thất bại. Những điều này đều là điều tất yếu của đời người, bạn chỉ còn cách điềm tĩnh mà chấp nhận, để tìm ra màu sắc trong đó, để giữ gìn thứ ánh sáng tươi đẹp lâu dài.
Đừng nên sợ hãi sự đau đớn, đau đớn chứng tỏ bạn vẫn còn sự nhạy cảm của dây thần kinh. Không nên quét lên chết chóc lớp màu xanh, đó là nơi trở về cuối cùng của chúng ta, trạm cuối cùng của đời người, tất nhiên phải đẹp đẽ, hoa mĩ.
Tại sao lại là huỳnh quang mà không phải là một thứ ánh sáng chói lọi, nhiều màu sắc khác? Ví dụ như ánh ráng chiều, ánh sáng điện hay là ánh sáng Bắc cực?
Tôi đã từng ở trong rừng núi, vào một đêm hè mát mẻ, trong từng tầng rừng dầy đặc, nhìn thấy hàng ngàn vạn con đom đóm. Bọn chúng đang nhảy múa, mang thứ ánh sáng yếu ớt lạnh lẽo đến những góc tối cô đơn hơn.
Ánh sáng đó không có nhiệt độ, không có ánh sáng tỏa ra bốn phía như sao, ngay cả độ sáng cũng không ổn định, tuy nhiên nó sáng không mệt mỏi, mang lại sinh khí cho khu rừng.
Tôi không có yêu cầu xa xỉ với cuộc đời của chính mình, chỉ cần có thể phát ra một chút ánh sáng mát mẻ là đã mãn nguyện rồi. Không cần ai giúp đỡ, cũng không cần yêu cầu quá cao, chỉ cần cố gắng phát sáng là được. Trung Quốc cổ đại có câu: “Nang huỳnh ánh tuyết”, có nghĩa là tập hợp tất cả những ánh lửa nhỏ của con đom đóm lại với nhau để một đứa trẻ nghèo khổ có đủ ánh sáng để đọc sách.
Đó là ý nghĩa rất giản dị của sinh mệnh. Chỉ cần bạn không tiếc sức lực để phát ra một đốm sáng thì không cần phải sợ hãi cái chết nữa.
Yên tĩnh có một thứ sức mạnh đặc biệt
Yên tĩnh có một thứ sức mạnh đặc biệt, chính là không cần biết thế giới bên ngoài biến đổi bất thường như thế nào đều có thể khiến cho bạn tự do tự tại, hòa bình. Giống như một con thuyền vẫn bình yên cho dù bão to gió lớn, lẽ nào bạn không kinh ngạc khi thấy con thuyền như thế sao?
Tôi thích phong cảnh yên tĩnh và con người yên tĩnh, điều này làm tôi cảm thấy rất vui mừng. Giáo sư Lâm đã từng giúp tôi phân tích quá trình hình thành sở thích này. Giáo sư nói, có phải là do tôi đã ở Tây Tạng quá lâu, núi tuyết và đỉnh tuyết đều yên tĩnh bất động, cứ lâu dần như thế nên đã hình thành tích cách lặng lẽ của tôi chăng?
Tôi thừa nhận giáo sư Lâm nói cũng đúng. Có điều cô giáo dạy mẫu giáo của tôi đã từng nói từ nhỏ tôi đã là một cô bé thích yên tĩnh.
Sự thật là như thế sao? Tôi không biết. Tôi biết trong lòng mình thường có những đợt sóng dậy. Tôi biết những điều ấy bản thân mình đều phải vượt qua cho nên không cảm thấy sợ hãi. Thế nhưng tôi không thể hiện nó ra ngoài một cách mạnh mẽ, tôi cảm thấy một số sự việc cần phải xuất hiện thì hãy để cho nó xuất hiện. Tôi không thể ngăn cản nó thế nhưng tôi có thể bình thản đối diện với nó.
Khi tôi ở trên cao nguyên ở Tây Tạng, tôi đã nhìn thấy nước tinh khiết nhất trên thế giới này. Nó đến từ nguồn nước băng có từ hàng ngàn hàng vạn năm trước. Tôi thường đứng ngây người bên cạnh dòng suối đang gợn sóng, trong lòng luôn nghĩ sức mạnh của nước và sinh mệnh thật là vĩ đại. Bọn chúng vượt qua bao nhiêu ghềnh thác thế nhưng vẫn trong sáng như ngọc, không có chút gì là mệt mỏi và vất vả. Không nhìn thấy vẻ gì là đau thương, càng không nhìn thấy nếp nhăn và tóc bạc, mãi mãi tươi trẻ, giống như giây phút vừa được sinh ra.
Tôi vốn rất kính trọng những ngọn núi thế nhưng nếu so với nước thì khả năng tự hồi phục của núi còn kém xa, núi chỉ còn cách bị phong hóa dần đi mà không thể phục hồi được. Núi chỉ có cách men theo con đường không thể quay đầu lại, cứ đi thẳng xuống như thế, nham thạch bùng nổ, biến thành những hạt sỏi, sau đó tiếp tục suy yếu dần rồi biến thành những hạt cát, rồi biến thành đất…
Trái tim con người cũng giống như nước. Có thể bị thương nhưng luôn luôn có sức mạnh để chữa lành vết thương. Trước thiên nhiên rộng lớn con người không cần phải che giấu điều gì, chỉ cần đường đường chính chính là được.
Đóng ánh mắt của sao và mây
Khi còn trẻ có một thời gian tôi là người theo chủ nghĩa bi quan, điều này có lẽ có liên quan đến quãng thời gian tôi sống ở cao nguyên Tây Tạng. Cao nguyên quá rộng lớn, con người thì lại ít ỏi. Đỉnh núi tuyết quá xa xôi, lâu dài còn đời người lại quá ngắn ngủi. Nhiều lúc thực sự có cảm giác rất bi thương, cảm thấy phấn đấu để làm gì chứ? Sau hàng trăm năm không phải cũng chỉ là một nắm đất hay sao? Sức mạnh của con người quá mỏng manh, Thái Bình Dương cũng không vì một cốc nước đổ xuống mà tăng cao nhiệt độ, cốc nước ấy thì mãi mãi biến mất.
Sau này tôi biết nhìn thế giới từ góc độ này bị các nhà triết học gọi là “ngân hà” hoặc là “mắt sao mây”. Nhìn từ vị trí này thì tất cả mọi vật đều không đầy đủ, tất cả mọi sự phấn đấu đều trở nên ngu xuẩn, kết cục và phát triển đều tràn đầy những lời hoang đường không thể nói. Một người và một con kiến chẳng có gì khác nhau cả. Từ góc độ của ngân hà và sao mây xem xét thì con người nhẹ như mây khói, chẳng có nơi nào đọng lại cả.
Cái mắt này chứa nhiều từ ngữ, xét về logic hình như không có gì đáng chê trách cả. Nếu như bạn thật sự muốn tuân theo góc nhìn của ánh mắt ấy vậy thì về căn bản sinh mệnh của bạn sẽ héo rũ, tiêu điều.
Một số người mơ mộng viển vông khi gặp thất bại thường ngước đôi mắt ấy lên để mở rộng cho bản thân. Bởi vì tất cả mọi sự cố gắng và không cố gắng đều trộn vào một mớ, sự thất bại của họ cũng như thế. Một số người không có chí lớn trong lúc trầm luân khó khăn sẽ nấp sau đôi mắt ấy để đi tìm cho mình một cái cớ. Bởi vì tất cả đều là hư không, cho nên những lời hoang phí cũng có điểm chút lý luận của nó. Một số người tỏa sáng trong trò chơi cuộc đời, trong bóng tối cũng hấp háy đôi mắt này, dường như tất cả đều là giấc mơ, tỉnh táo và hôn mê đều không phân biệt…
Bạn đừng có mà coi thường ánh mắt của sao, mây tưởng chừng có vẻ xa xôi nhưng bí ẩn ấy. Nếu như bạn dùng ánh mắt ấy nhìn thế giới trong thời gian dài, thì bạn sẽ cảm thấy chán nản lúc nào không biết. Nếu như bạn chìm đắm lâu dài trong đó có thể bạn sẽ buông xuôi cuộc đời này. Khi chúng ta rút ngắn khoảng cách với cuộc sống trở thành người quan sát ngay bên cạnh thì tất cả các mục tiêu và niềm vui của thế tục đều trở nên nhẹ như lông hồng.
Hãy đóng ánh mắt của mây và sao lại nhé, bởi vì đó không phải là vị trí của bạn mà đó là vị trí của thần thánh. Hãy từ bỏ nỗi cô đơn ở nơi xa xôi ấy và trở về nhân gian đầy phức tạp và luôn biến đổi ấy. Vượt qua nguy hiểm chính là một điều hạnh phúc trong cuộc đời làm người của chúng ta. Hãy biết trân trọng đôi mắt nhìn rõ mọi việc của chúng ta, có thể ngước lên nhìn bầu trời đầy sao nhưng không để bản thân mình nhẹ nhàng mà bay lên, đến vị trí cao xa của sao và mây. Nơi đó nghe nói rất lạnh, rất tối, rất hiu quạnh.
Một số người mà chúng ta cảm thấy họ dũng cảm, có nội hàm, có sức kiên trì, tôi tin rằng họ là những người có lý tưởng. Con người rất kỳ lạ, chỉ có lý tưởng mới có thể mang lại cho con người động lực phấn đấu không ngừng.
Ào ào như Amazon
Khi bạn hiểu tất cả mọi thứ, trái tim tràn đầy năng lượng, giống như Amazon luôn luôn rậm rạp.
Tôi đã từng đến rừng rậm nhiệt đới Amazon ở vành xích đạo, đối mặt với thực vật mọc dày rậm rạp không theo hàng lối gì, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên.
Điều làm tôi cảm động nhất đó là thủy lưu của sông Amazon không gì sánh kịp. Chúng quá dũng mãnh và rộng lớn, khi tôi nhìn từ trên máy bay xuống tôi còn nghĩ đó là biển xanh.
Đương nhiên rồi, nước ở biển còn chảy xa hơn bất cứ dòng sông nào, nhưng dòng chảy của Amazon có phương hướng, động lực của nó đến từ độ cao của đất, dũng cảm lao về phía trước. Còn nước biển tuy rộng lớn thế nhưng lại không có lập trường của mình, chúng chịu sức hút của mặt trăng, lúc thì trào vào bờ, lúc thì cuộn trào lên, luôn luôn bị thao túng, điều khiển.
Nước sông Amazon vô cùng phong phú, khiến tôi phải ngạc nhiên. Tôi đã từng đến Trường Giang và nghĩ rằng không có gì so sánh được với nó, thế nhưng nếu so với Amazon thì chỉ là thầy cúng gặp nhà ảo thuật. Bao nhiêu nước đổ dồn về đây như thế con sóng mới lớn làm sao.
Tôi hỏi hướng dẫn viên ở đây (một thanh niên Hoa kiều vô cùng hiểu biết), lượng nước của Amazon so với Trường Giang thì như thế nào. Cậu ấy trả lời lượng nước của Amazon gấp mười lần Trường Giang.
Thế là, tôi quyết định khi tôi hình dung sự việc gì đó có năng lượng lớn mạnh tôi liền so sánh nó với nước của Amazon.
Bạn có thể không bao giờ tha thứ cho tôi
Ý thiện và từ bi của nội tâm, thái độ ung dung, đó đều là bậc thang mây dẫn lên thiên đường.
Tôi chưa bao giờ lên thiên đường nhưng tôi đã leo lên núi Kang-ti-ssu, Tây Tạng. Đó là ngọn núi cao mà hiện nay vẫn chưa có ai chinh phục được, bề ngoài nhìn nó giống như một tòa kim tự tháp. Trong Phật giáo Kang-ti-ssu giống như một tòa núi thánh, là nơi tập hợp của nhiều tòa thánh, tòa thiền.
Khi tôi đi lính ở A Lý (Tây Tạng), khi phải leo núi tuyết giữa thời tiết vô cùng lạnh, khiến cho tôi có ý nghĩ muốn tự tử. Khi leo núi, cả chân và tay đều phải hoạt động, mặt ngửa lên trời để hít thở, nếu như có muốn ngủ một giấc dài trên núi tuyết thì biến thành tượng điêu khắc bằng băng ngay.
Núi Kang-ti-ssu rất đẹp. Đẹp đến mức khiến con người ta không dám hít thở. Đó có phải là thiên đường không? Tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ, mỗi người chúng ta đều có thể tu dưỡng thiện tâm ở trong lòng, đó chính là thiên đường của chúng ta.
Khi còn quá trẻ thì luôn tràn đầy u sầu. Tôi của lúc đó thường có những mơ tưởng không đúng với thực tế, tự cao tự đại. Luôn cảm thấy nên có chuyện to lớn gì đó rơi vào người mình chứ nhỉ. Luôn luôn cảm thấy nên có quý nhân pháp lực vô biên sẽ chỉ điểm, ngăn mưa che gió cho tôi.
Sau này tôi biết là nên hài lòng với bản thân, chăm chỉ cố gắng, không nên oán giận những khó khăn đang bày ra trước mắt, đó cũng chính là món điểm tâm mà ông trời muốn bạn bổ sung năng lượng để vượt qua.
Tôi thường nhận được rất nhiều thư, phần lớn là người trẻ tuổi gửi đến. Họ rất chân thành và hy vọng nhận được giúp đỡ. Giúp đỡ biến thành yêu cầu cụ thể - hy vọng nhận được tiền, hy vọng nhận được sự giới thiệu, hy vọng có thể giúp họ có được một công việc với thù lao cao.
Một cô gái nông thôn viết thư đến nói: “Cháu đi mua một cuốn địa chỉ của những người nổi tiếng mới tìm thấy địa chỉ của cô. Tiêu tốn của cháu hai mươi lăm nghìn, đó là một khoản tiền không nhỏ chút nào cả. Bao nhiêu người nổi tiếng như thế tại sao cháu lại chọn viết thư cho cô chứư Bởi vì cháu thấy cô trên ti vi, cảm thấy gương mặt cô rất lương thiện. Hy vọng cô không làm cháu thất vọng. Cháu đã viết cho cô ba bức thư rồi thế nhưng không bị trả lại, có thể chắc chắn là địa chỉ đó đúng. Tại sao cô không viết thư lại cho cháuư Ngày nào cháu cũng đợi cô gửi tiền cho cháu, hoặc là nhận được tin cháu đi làm ở đâu đó chẳng hạn. Cháu đợi người đưa thư ở dưới gốc cây đầu thôn. Hy vọng trong túi đưa thư màu xanh ấy có thư của cô”.
Tôi cảm thấy rất khó xử. Tôi không nhớ là trước đó cô gái ấy đã gửi cho tôi hai bức thư.
Tôi cũng đã từng có cảm giác chờ đợi như thế, đó là sự chờ đợi mà lòng như lửa đốt, khiến người khác cũng không yên. Tôi gửi lại một bức thư cho cô gái ấy, hy vọng cô ấy không nên đặt hy vọng của mình vào những sự tưởng tượng vô vọng, hão huyền. Điều duy nhất có thể tin tưởng được chính là sức mạnh của bản thân mình.
Hôm nay tôi nhớ lại cô gái ấy trong lòng vẫn còn tràn đầy buồn thương. Tôi không biết sau này cô ấy thế nào. Bởi vì cuối cùng tôi cũng không gửi tiền hay tìm công việc cho cô ấy cả, cô ấy liệu có mắng tôi không?
Tuy nhiên, nếu mà bị mắng đi nữa thì tôi vẫn nghĩ là con người nên tự lực cánh sinh. Luôn có người có ý định dùng bàn tay mình đón lấy ánh sáng rồi đổi lấy kết quả là vầng hào quang xung quanh, đó chính là một tham vọng không chính đáng. Tôi không thể giúp đỡ một mong muốn mà tôi không tán thành. Rất xin lỗi, bạn có thể cả đời không tha thứ cho tôi.
Nhân gian quá đẹp
Con người với con người khi giao lưu với nhau về mặt tâm hồn sẽ có một sự đẹp đẽ, đó là rất đẹp.
Đẹp có rất nhiều loại, kiểu đẹp giữa mẹ và con, kiểu đẹp giữa vợ chồng, kiểu đẹp giữa người thân, đều khiến cho con người vô cùng vui vẻ. Có điều, mỗi lần gặp người lạ nhưng hai trái tim lại có sự đồng điệu, tôi đều ngửi thấy hương thơm của linh hồn. Vì thế tôi cảm ơn vì đã được làm người, để có thể lĩnh hội vẻ đẹp ấy.
Khi khen ngợi người khác, không thể yên tĩnh như hồ nước mùa thu mà phải biểu cảm trên gương mặt. Không nên cho rằng sắc mặt vui vẻ là một động tác làm mãi không chán, sự tiến bộ của người khác xứng đáng được chúng ta nhảy múa chúc mừng, và để cho người khác cảm thấy cảm kích vì sự tán thưởng và niềm vui của chúng ta đối với họ.
Khi chúng ta chia sẻ kinh nghiệm và sự tâm đắc với người khác đó là một sự thể nghiệm không gì đẹp hơn, bạn phải chân thành với họ. Chúng ta nghe được sự chia sẻ của người khác thì cũng nên như thế. Bởi vì cùng với sự cô đơn mà cuộc sống mang lại thì bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, an ủi trong sự chia sẻ. Cảm giác như trên cùng một con thuyền này khiến cho chúng ta cảm thấy quan hệ giữa mọi người thân thiết hơn, tình như anh em. Thành công của bản thân mình có thể cho người khác mượn, thành công của người khác có thể mang lại cho mình nhiều ý kiến, để cho chúng ta mở rộng tầm mắt. Nhìn thấy sự vật có thể vô cùng khác nhau, không ngừng thay đổi, chúng ta sẽ có thêm dũng cảm để bước về phía trước.
Chú thích
(1) Một câu trong bài Thu phố ca (bài 15) của Lý Bạch. (Nguyên văn: Bạch phát tam thiên trượng, duyên sầu tự cá trường...) - BTV.
(2) ý thơ trong bài Bắc phong hành của Lý Bạch. (Nguyên văn: Yên sơn tuyết hoa đại như tịch, nhiễm phiến xuy lạc Hiên Viên đài) - BTV.
(3) Bolt tên đầy đủ là Usain St Leo Bolt, sinh 21/8/1986 quốc tịch Jamaica, là người giữ kỷ lục thế giới chạy 100m và 200m, tại thế vận hội Olympic Bắc Kinh anh đã lập kỷ lục mới là 9.69s chạy 100m.