NẠP THIẾP KÝ
Nguyên tác: Mộc Dật
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam (http://******.vn)
------------o0o------------
Chương 228: Tân quan thượng nhiệm
Kim sư gia và Long sư gia cùng lấy hoàng lịch (sách nói về thời tiết ngày tháng) ra, tính toán ngày hoàng đạo đại cát, xác định giờ lành thì tốt, chọn làm thời khắc chính thức thượng nhiệm, sao đó do Kim sư gia viết lên một phiếu bài, phái hại hộ vệ đưa đến huyện thành nha môn.
Trên phiếu bài đại khái thông tri Dương tri huyện của họ dự định đến Thanh Khê huyện cụ thể vào ngày nào, cho họ biết là không cần đi đón cho xa (điểm này đối phương đương nhiên phải tự lý giải), lại bảo bọn họ tu chỉnh nha môn, quét dọn vệ sinh, nhân viên các phòng ban phải nhanh chóng chuẩn bị các tư liệu báo cáo các công việc, đến lúc đó sẽ nhất loạt kiểm tra.
Dương Thu Trì đổi sang quan bào màu xanh. Hắn là quan thất phẩm, quan bào trước sau có thêu chim tử uyên ương (giống chim le le ở dưới nước, có cánh xanh biếc - người dịch), đầu đội mũ cánh chuồng, lúc lắc hai cái cánh nhìn rất ra dáng. Dương Thu Trì và nội quyến phân ra ngồi lên kiệu do Long sư gia chuẩn bị ở thành Côn Minh, do cẩm y vệ khiêng kiệu dùng đại đội nhân mả tiến vào thành. Sau khi vào thành xong, các lễ tiết và trình tự liên quan do hai vị sư gia dặn dò kỹ Dương Thu Trì.
Họ cần phải từ phía đông tiến vào thành, gọi là "tử khí đông lai"(*) cửa phía đông của huyện thành Thanh Khê đã treo đèn kết hoa. Do huyện này khá nhỏ, do đó không đặt huyện thừa, chỉ có hai quan phó là chủ bạc và điển sứ. Nhưng điển sứ vừa chết trong thời gian ngán trước đây, quan mới còn chưa được ủy phái tới, cho nên hiện giờ chỉ có một chủ bạc dẫn đầu lục phòng thư lại (**) , tam ban nha dịch (***) cùng các hương thân toàn thành đều ra trước cổng thành quỳ xuống khấu đầu nghênh tiếp. Dương Thu Trì ngồi trong kiệu bảo họ cùng đứng lên. Mọi người đồng thanh cảm tạ, rồi đứng thẳng dậy bên đường thật nghiêm trang.
Dương Thu Trì đổi sang ngồi quan kiệu của huyện nha, Tần Chỉ Tuệ cùng các nữ quyến được rèm xanh che kín, đổi sang kiệu lớn và kiệu trung của nha môn.
Sau khi đổi kiệu xong, trực ban của nha môn truyền lời khởi kiệu, lập tức thanh la trống đánh huyên thiên, người đi trước đánh chiêng đánh trống dẫn đường, tạo thành nghi trượng đưa quan kiệu rềnh ràng tiến bước.
Tần Chỉ Tuệ và nữ quyến ngồi trong đại kiệu trung kiệu do Hạ Bình dẫn đầu hai mươi nữ hộ vệ trực tiếp đưa về nội nha của nha môn. Án theo thường quy, thì đêm nay Dương Thu Trì không thể trực tiếp tiến vào nha môn. Hắn cần phải đến miếu thành hoàng trước để thấp hương, trai giới trực miếu, một mình ngủ trong đó qua đêm.
Nhưng Dương Thu Trì chẳng thèm quản gì chuyện này. Hiện giờ hắn đã đến chỗ đất cắm dùi của mình, đương nhiên lời hắn là trên hết, lòng lại lo cho bọn Tần Chỉ Tuệ, cho nên sau khi tế lễ xong ở miếu thành hoàng, liền trực tiếp lên kiệu trở về nha môn.
Về tới nha môn, hắn xuống kiệu nhìn, tức thời trợn mắt. Toàn bộ nha môn nhìn như phá miếu, so với huyện nha Quảng Đức tệ hơn gấp trăm nghìn lần.
Trước của nha môn, đôi sư tử đã đã bị mất một bên. Cánh cửa sáu phiến đã hư nát nghiêng qua một bên, giấy dán đã bị lột sạch hết chẳng còn thứ gì.
Tiến vào trong vườn, hắn thấy mặt đất đầy lổ hỏng, bức tường trước mặt đã sập hơn phân nửa, các cáo văn dán trên tường đó đã bị nước mưa nhòe hết nhìn không ra chữ gì.
Qua khỏi tường ngăn bước tới giếng trời, tiếp đó là đại đường, vòng rào ở nguyệt đài chỉ còn hai đầu, những phần còn lại chỉ sợ là đã bị người ta trộm đi làm củi nấu hết rồi.
Trên nguyệt đài trước đại đường, cái trống dành cho bá tánh kêu oan báo ức vẫn còn, chỉ có điều cái giá bên dưới chỉ còn có ba chân, cái chân còn lại thì dùng một nhánh cây cột thế vào.
Tiến vào đại đường, hắn ngẩn đầu nhìn, ối giời ơi, trên đỉnh phòng sáng trưng, thì ra là có tới mấy cái lổ hổng to bằng cái nia.
Dương Thu Trì tức mà không nói gì được, bỡi vì cái gọi là "Quan bất tu nha" (Quan không sửa chữa nha môn) hắn đã biết. Chỉ có điều nha môn này quá tệ, nhìn những cây cột trên đại đường lệch nghiêng lệch xéo thế này mà không chịu tu bổ, đại đường này chỉ sợ sập nay mai mà thôi.
Ra khỏi đại đường hắn nhìn sang bên trái thì càng giật mình kinh hãi hơn. Bên trái có một trạch viện lớn giờ đã hóa thành tro, gạch đá tro tàn bày đầy ra đó chẳng có người nào quản.
Nha môn hỏng thì hỏng, nhưng Dương Thu Trì vẫn phải tiếp tục trình tự thượng nhậm. Đằng sau hắn là một đám cực đông các nha dịch bàn quang, chờ được khấu đầu ra mắt hắn đây.
Dương Thu Trì tiến vào đại đường, được các lễ sinh quan học xướng dẫn, trước hết hướng về hướng bắc thực hành "tam quỵ cửu khấu" (quỳ 3 lần dập đầu 9 lần) để triều bái công tọa, khấu tạ thánh ân. Sau đó khấu đầu 4 cái đối với các quan ấn quan các đời trước khắc đặt ở trên công đường.
Sau khi làm lễ xong, Dương Thu Trì chậm bước vào buồng lò sưởi, ngồi lên ghế chủ, cảm thấy dưới mông cứng xì xì, cúi đầu nhìn, thấy ghế này chẳng có nệm lót, chỉ là một ghế thái sư gỗ cứng, trời hiện giờ tuy đã vào xuân những vẫn còn lạnh, vẫn phải mặc áo rét, nhưng ngồi vào đó chịu rét mông. Chịu vậy!
Thăng đường....
Bọn nha dịch đánh vang ba hồi trống thăng đường, bọn dân tráng nha dịch đầy vườn lớn tiếng hô, nhất tề hươ hươ thủy hỏa côn. Kim sư gia trước việc này đã bàn trước rồi, trong chuyện này có trò vui gọi là "bài nha", thực ra là dùng để xua đuổi hết không khí trầm muộn lạnh lẽo.
Vị chủ bạc đem mão sách trình lên bằng hai tay, Dương Thu Trì tiếp lấy, bắt đầu gạch lên đó điểm danh. (Chú ****)
Kẻ được điểm báo đầu tiên chính là chủ bạc dẫn đầu lục phòng thư lại tam ban da dịch đến cổng thành nghênh tiếp, tên gọi là Tư Đồ Lỗi, là một lão đầu nhanh nhẹn, là phó quan duy nhất của Thanh Khê huyện này.
Sau khi toàn bộ thu lại nha dịch đều được điểm báo xong, Dương Thu Trì cần phải tiếp thụ bái lại của họ nữa.
Chủ bạc Tư Đồ Lỗi bước tới khấu đầu, Dương Thu Trì căn cứ vào sự dặn dò của Kim sư gia, mời dây chấp tay đáp lễ. Những lục phòng thu lại khác chia nhau tiến tới khấu đầu, Dương Thu Trì chỉ cần gật gật đầu mà thôi. Còn những tên tam ban nha dịch khác thì chỉ có thể quỳ lạy tập thể ở giếng trời hay nguyệt đài xa xa ...
Tiếp theo đó, Dương Thu Trì ra lệnh bãi đường, rồi đi đến các chỗ trong nha môn lễ bái thổ địa gia, trạch thần, môn thần, tạo thần .... vâng vâng loạn tám chính ông thần minh mà hắn chẳng nhớ nổi nữa.
Bái xong các chư thần, Long sư gia đã an bài một tiệc rượu ở nhị đường, đem số rượu thịt Dương Thu Trì tế tự thành hoàng lúc nãy về chiêu đãi các đồng liêu trong nha môn.
Tham gia tửu yến này có chủ bạc Tư Đồ Lỗi và các người đứng đầu trong lục phòng lại hộ lễ binh hình công. Ngồi trên bàn tiệc thật ra cho có mặt thế thôi, không thể ăn thật, cho nên rượu vào ba vòng thì nhưng người này liền cáo từ lui ra.
Cho đến lúc này, quá trình tiếp nghênh coi như xong, Dương Thu Trì đi vào nội nha.
Tiến vào phòng khách nội nha, hắn thấy Tống Vân Nhi, Tần Chỉ Tuệ cùng một đám đàn bà con gái đang ngồi ở phòng khách nói chuyện rôm rã loạn cả lên.
Thấy Dương Thu Trì tiến vào, các cô gái đều vây lại, Tống Vân Nhi giành nói trước: "Ca, nha môn của huynh quá tàn tạ, mái ngói trên phòng của chúng muội đều bị hở ra thấy trời hết, thế này thì mưa xuống phải làm sao?"
Tống Vân Nhi mở lời, Tần Chỉ Tuệ và những người khác đều mồm năm miệng mười nói theo.
"Đúng a, giường trong phòng của thiếp chỉ đụng vô một cái là kêu kót két ngay liền." Tần Chỉ Tuệ nói.
"Phòng của thiếp còn có chuột!" Tống Tình nói.
"Đúng a, nhà xí dơ đến chết khiếp." Nguyệt Thiền chêm vào.
"Vườn hoa sau nhà đầy cỏ dại!" Bạch Tố Mai nói.
"Nồi nêu trong nhà ăn đều đã sét hết rồi." Hồng Lăng nói.
"Trong chén còn có gián nữa!" Oái nhi than.
....
Dương Thu Trì nghe mà đầu cứ ngày càng to ra. Đến lúc này, Hạ Bình chạy vào báo: "Dương đại nhân, tường của nội nha có mấy cái lổ chó lớn, người có thể chui vào dễ dàng, cho chỗ tường sắp sập rồi, làm sao bây giờ?"
Đến lúc này thì Dương Thu Trì hết chịu nổi, nha môn này quá tàn tệ, liên cho gọi Long sư gia vào.
Long sư gia tiến vào, Dương Thu Trì liền lệnh lập tức bố trí tu bổ nha môn, nhưng cái gì cũ kỹ rách nát đều phá đổi hết, những cái gì sắp sập thì lập tức đập bỏ xây lại. Những gia cụ trong nội nha đổi mới toàn bộ, những gian phòng đều phải trát phấn mới, chỉnh lí lại hết. Bố trí cho canh giới an toàn thì căn cứ vào ý kiến của Nam Cung Hùng và Hạ Bình mà làm.
Long sư gia theo Dương Thu Trì một thời gian, đương nhiên biết tính khí của hắn, cái gì gọi là "Quan bất tu nha" đối với hắn chẳng có nghĩa lý gì, một là tiền tài không thành vấn đề, hai là an toàn đệ nhất, cho nên lập tức lĩnh mệnh bắt đầu bố trí tu bổ nha môn.
Long sư gia phụ trách tu bổ huyện nha, còn Nam Cung Hùng thì căn cứ tình huống của huyện nha bắt đầu bố trí cảnh giới cho nha môn. Hắn từ 40 đại nội thị vệ và cẩm y vệ hộ vệ tuyển ra 5 người võ công cao nhất cùng Nam Cung Hùng tổ thành đội cận vệ của Dương Thu Trì, chỉ cần Dương Thu Trì rời khỏi nội nha thì họ chẳng rời 1 bước. Nhưng hộ vệ khác thì được chia ra cảnh giới các nơi, giới bị sâm nghiêm cho toàn bộ nha môn.
Đương nhiên, nếu như Dương Thu Trì muốn rời khỏi nha môn, thì tất phải lưu lại nha môn 10 hộ vệ, 30 hộ vệ khách đều phải theo hắn, tùy tình hình mà bảo hộ. Dương Thu Trì còn có ba ban nha dịch, cho nên đội bảo tiêu xem ra cũng hoành tráng.
Bọn hộ vệ đều ăn ở giống như lúc còn ở Vũ Xương, đó là toàn bộ nam hộ vệ cư trú bên ngoài nội trạch nha môn, không có sự cho phép thì không được tiến vào trong. Điều khác biệt với khi ở Vũ Xương là Dương Thu Trì cho Hạ Bình mang theo 20 hộ vệ nữ tiến vào trú trong nội nha, phân bố các nơi cảnh giới, trọng điểm phụ trách an toàn cho 3 vị thiếu phu nhân.
Hai vị sư gia thì được an bài trú ở hai sương phòng ngoài cửa nội nha, như vậy để Dương Thu Trì có thể tùy thời cho gọi.
Tri huyện cũ đã chuyển đến ở trong công quán lâm thời trong huyện thành. Ăn xong cơm trưa, Dương Thu Trì mang theo Kim sư gia đến bái kiến ông ta.
Tri huyện này họ Giang, là lão đầu gần 60 tuổi, đã già đến nỗi mắt mờ đầu váng, răng chẳng còn được bao nhiêu. Dương Thu Trì hiện giờ đã rõ vì sao nha môn tàn tạ như vậy, bỡi vì Giang tri huyện này thật ra mắt mũi kèm nhèm chẳng nhìn thấy những chỗ ấy, hơn nữa, lão sắp quy ẩn tới nơi, có tu bổ cũng chẳng làm gì, chi bằng chở đến lúc cáo lão hoàn hương nạp tiểu thiếp hưởng tuổi già a.
Sau khi hàn huyên xong, Giang tri huyện giới thiệu đơn giản tình hình trong huyện, dùng những từ ngữ nhà quan rất đường hoàng. Thanh Khê huyện này có người Hán và người Miêu sống chung, dân tình thuần phác, sơn thanh thủy tú, phong cảnh ưu mỹ, đấy là điều thật, vì Dương Thu Trì trên đường cũng cảm giác thấy, chỉ có điều lão bá tánh quá nghèo khổ mà thôi.
Do được Kim sư gia chỉ điểm, Dương Thu Trì lấy thân phận vãn bối cầu giáo đi lại mấy lần, lại dâng cho Giang tri huyện một phần hậu lễ, cho nên lão mới nheo đôi mắt già nua, thở dài bảo: "Dương đại nhân, sau này ngài sẽ biết, Thanh Khê huyện chẳng những bần khổ, chuyện phiền phức còn rất nhiều, điều phiền nhất chính là người Miêu không phục giáo hóa."
"Năm Hồng Vũ thứ 28, nơi này đã từng phát sinh Miêu dân bạo loạn, đối kháng quan phủ, chống phú thuế. Trấn Viễn vệ chi huy sứ ty phát binh trấn áp, kết quả là xảy ra trận đánh lớn, quân ta đại bại, ngay cả chỉ huy sứ Vạn Kế, bách hộ Ngô Bân cũng tử trận, bất đắc dĩ, triều đình tăng phái quân đội trừ loạn, giết rất nhiều người Miêu, cho nên cục thế mới ổn định tới giờ."
Chú thích của người dịch:
(*) Tử khí đông lai: Tử: Màu tím đỏ. Khí: chất khí. Đông: hướng đông. Lai: tới. Tử khí là chất khí màu tím đỏ hiện lên bầu trời như một đám mây màu tím. Đông lai: từ phương đông bay tới. Tử khí đông lai là vầng khí mây màu tím đỏ từ hướng đông bay đến. Đây là điềm lành, ý nói có Thánh nhân từ hướng đông đi đến... Trong phong thủy, người ta thường xây ban công hướng về phía đông, vì phong thủy truyền thống cho rằng, ban công là nơi hứng no nê ánh sáng mặt trời, không khí và nơi hứng sương nhiều, là nơi nạp khí của cả ngôi nhà. Do đó, rất cần cái gọi là "Tử khí đông lai" này.")
(**) Lục phong thư lại: nhân viên làm việc cho quan huyện phân làm sáu phòng. Cái gọi là sáu phòng này có chức năng thu nhỏ tương tự từ các bô "lại, hộ, lễ, binh, hình, công".
(***) Tam ban nha dịch: tức là ba ban nha dịch gồm "tạo", "tráng" và "khoái". Đây là một giai tầng khá rộng lớn ở châu huyện, là tổ chức thấp nhất trong nhà quan. Nhiệm vụ: (1) Tạo ban đảm nhiệm về đường dịch (các việc liên quan công đường); (2) Tráng ban lo về các việc liên quan đến khổ nhọc, cần sức lực; (3) Khoái ban lo về việc bắt tội phạm. Hai ban "tạo" và "tráng" cùng lo chuyện nội cần, dịch trạm, hành hình, cảm vệ, phòng trộm.... "khoái" ban được chia ra làm "bộ khoái" (đi bộ bắt tội phạm) và "mã khoái" (cưỡi ngựa bắt tội phạm), chuyên lo bắt bớ người có tội.
Cái gọi là "tam ban nha dịch" này thật ra chỉ là tên gọi chung chung, vì thực ra thì không phải chỉ có 3 ban này, mà còn nào là dân tráng, cung binh, lương sai (lính thu thuế), gác cổng, cấm tử (coi ngục), ngỗ tác (pháp y ngày nay, nếu nữ làm nghề này thời phong kiến gọi là "ổn bà" - kiêm luôn bà đỡ, bà mụ, bà tắm), trù phụ (đầu bếp), tán phiến (người hầu quạt), kiệu phu (người khiêng kiệu)... Tất cả những người này có thể gọi là lại viên, thường hưởng lương nha môn (khoảng 6 lạng bạc/năm thời Minh), chính là đầu mối giao tiếp giữa quan huyện với dân chúng. Các nhà sử học cho rằng, nha dịch chính là các nhân viên "chấp pháp", từ hoạt động của họ mà dân chúng sẽ cảm thụ được sự tồn tại của quốc gia và uy nghiêm của luật pháp. (TP)
(****) Mão sách: sổ sách để điểm danh. Lệ của các quan là làm việc từ gìờ mão, cho nên điểm tên gọi là điểm mão 點 卯 , xưng đến tên dạ lên gọi là ứng mão 應 卯 , sổ sách gọi là mão bạ 卯 簿 . hay mão sách. Lập ra kì hẹn để thu tiền lương và so sánh nhiều ít gọi là tỉ mão 比 卯 . nguồn tunghoanh.com