Nếu Còn Có Ngày Mai Chương 21


Chương 21
Mãi về sau này, Tracy mới quả quyết rằng chính cái lời mời viết tay đó đã thay đổi cuộc sống của nàng.

Sau khí lấy ở Jeff phần tiền của mình, Tracy trả buồng, rời khỏi khách sạn Savoy và chuyển tới số 47 đường Công Viên - một khách sạn yên tĩnh với các phòng rộng rãi, dễ chịu và sự phục vụ thượng hạng.

Vào ngày thứ hai ở London, tấm thiếp mời được người hầu phòng chuyển tới nàng. Những dòng chữ rất đẹp và, ngay ngần:

Một người bạn chung có cho ý rằng chúng ta mà làm quen được với nhau thì thật có lợi. Cô sẽ tới uống trà cùng tôi ở khách sạn Ritz chiều nay vào lúc 16 giờ chứ? Mong cô thứ lỗi vì sự đường đột, tôi sẽ cài một bống cẩm chướng đỏ trên ve áo”. Tấm thiệp được ký tên.

“Gunther Hartog..”.

Tracy chưa từng nghe cái tên này. Ý định đầu tiên của nàng là lờ lời mời này đi, thế nhưng tính tò mò đã thắng, và vào lúc 16 giờ 15, nàng xuất hiện trước cửa căn phòng sang trọng của khách sạn Ritz, và nhận ra ông ta ngay. Tracy đoán ông ta chừng độ 60 vẻ dễ ưa, khuôn mặt nghị lực, có học và nước đa mịn màng, khỏe mạnh.

Ông ta mặc một bộ đồ màu xám cật rất khéo và trên ve áo có bông cẩm chướng.

Khi Tracy đi lại, ông ta đứng dậy và nghiêng đầu chào. “Cám ơn cô đã nhận lời mời của tôi”.

Hartog mời Tracy ngồi với vẻ lịch sự cổ điển mà nàng thấy dễ chịu. Ông ta có vẻ như thuộc về một thế giới khác. Tracy không hình dung nổi ông ta muốn gì ở nàng.

Tôi tới đây vi tính tò mò”, Tracy thú nhận. “Nhưng ông có chắc rằng ã không nhầm tôi với một Tracy Wihitney nào khác không?”.

Gunther Hartog mỉm cười. “Theo chỗ tôi được biết thì chỉ có duy nhất Tracy Wihitney thôi”.

“Nói cho chính xác thì ông đã nghe những gì nào?”.

“Có lẽ là ta nên nói chuyện đó khi uống trà thì hơn”.

Người ta dọn ra những chiếc bánh mỳ nhỏ nhồi trứng, món cá hồi, dưa chuột, rau cải xoong và gà quay cùng với cả những chiếc bánh nương nóng hổi phết lẫn kem và mứt, những chiếc bánh ngọt và thứ trà Twinings.

“Ổng có nhắc tới một người bạn chung”. Tracy mở đầu.

“Conrad Morgan. Tôi vẫn làm ăn với ông ta mà”.

Tôi cũng đã làm với ông ta một lần, Tracy nghĩ, và ông ta đã lừa gạt tôi.

“Conrad rất ngưỡng mộ cô”. Gunther Hartog nói.

Tracy nhìn ông ta kỹ hơn. Hartog có dáng dấp của một nhà quý tộc giàu có.

Vậy thì ông ta muốn gì ở mình?

Tracy lại băn khoăn, quyết định cứ để Hartog theo đuổi câu chuyện của ông ta, thế nhưng không hề có sự đề cập nào nữa tới Morgan hay cái gì có thể là chuyện lợi cho cả hai người.

Tracy cảm thấy hứng thú với cuộc nói chuyện này. Gunther đã kể lại với nàng tiểu sử ông ta. “Tôi sinh ra ở Munich. Cha tôi là một chủ nhà băng. Ông giàu có, nhưng tôi e rằng mình đã lớn lên trong sự chán chường, được vây quanh bởi những bức họa tuyệt đẹp và những đồ cổ đắt tiền. Mẹ tôi là người Do Thái, và khi Hítle lên nắm quyền, cha tôi đã không chịu từ bỏ mẹ tôi, bởi vậy ông bị lột sạch hết. Cả hai đều chết trong một trận ném bom. Bạn bè đưa tôi thoát khỏi nước Đức, trốn sang Thụy Sĩ và khi chiến tranh qua đi, tôi đã quyết định chuyển tới London và mở một cửa hiệu đồ cổ nhỏ ở phố Mount. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó cô sẽ tới thăm cửa hiệu của tôi”.

Hóa ra tất cả là vậy, Tracy ngạc nhiên nghĩ, chắc ông ta muốn bán cho mình một thứ gì đó?

Nhưng rồi nàng thấy mình đã nhầm.

Khi trả tiền, Gunther Hartog bình thản nới. “Tôi có một trang viên nhỏ ở Hampshire. Cuối tuần có vài người bạn đến chơi, tôi sẽ rất sung sướng nếu được cô có mặt ở đó”.

Tracy lưỡng lự, người đàn ông này hoàn toàn xa lạ, và vẫn chưa hề biết là ông ta muốn gì ở nàng. Song nàng nghĩ mình cũng chẳng còn gì để mất cả.

Chuyến đi chơi cuối tuần này hóa ra thật tuyệt diệu.

“Cái trang viên nhỏ” của Hartog là một biệt thự cổ thời thế kỷ Mười bảy nằm trong khu đất rộng chừng ba mươi mẫu Anh. Gunther Hartog góa vợ, và nếu không tính những người hầu, thì có thể nói là hoàn toàn độc thân.

Ông ta đưa Tracy đi xem cơ ngơi của mình, kể cả một chuồng ngựa sáu, bảy con và sân nuôi gà, lợn.

“Nhờ vậy, chúng tôi sẽ không bao giờ đới”, ông ta nói vẻ âu sầu “Còn bây giờ xin để tôi giới thiệu với cô sở thích thực sự của tôi”.

Ông ta dẫn Tracy tới một chuồng lớn đấy chim bồ câu.

“Chúng là những con bồ câu đưa thư đấy”, giọng Gunther đầy vẻ tự hào.

“Cô nhìn những con chim tuyệt diệu này xem. Có thấy con màu xám biếc xanh kia không. Đó là Margo”. Ông ta tóm con chim lên, giữ trong tay. “Mi thực sự là một con bé đanh đá, mi có biết vậy không nào? Nó ăn hiếp những con khác nhưng là một con tuyệt vời nhất đấy”. Ông ta dịu dàng vuốt ve đám lông cổ chim và rồi cẩn thận đặt nó xuống.

Màu sắc của đàn chim quả là đa dạng, xanh đen xanh xám, với các viền khác nhau, và xám bạc.

“Không có những con màu trắng sao?” Tracy hỏi.

“Không bao giờ người ta dùng bồ câu trắng đưa thư cả, Gunther giải thích.

“Bởi lẽ những lông vũ trắng rất dễ rụng, thế mà trên đường .về, bồ câu bay với tốc độ bình quân bốn mươi dặm một giờ”.

Tracy đứng xem Gunther cho đàn chim ăn với khẩu phần đặc biệt cộng thêm các vitamin khác nữa.

“Chúng là những con vật kỳ diệu”, Gunther nói. “Cô có biết là chúng có thể tìm đường trở về từ khoảng cách hơn năm trăm dặm không?”.

“Thật tuyệt”.

Và những người khách của Gunther cũng tuyệt vời”.

Có một vị bộ trưởng trong nội các đến cùng với vợ, một bá tước, một vị tướng cùng bạn gái của ông ta, và quận chúa xứ Morvi, một phụ nữ trẻ trung, hấp dẫn. “Xin gọi tôi là VJ”, chị ta nói bằng cái giọng không ngữ điệu, mặc chiếc xa ri màu hồng sẫm điểm những đường thêu màu vàng, và mang trên mình những đồ nữ trang bằng kim cương đẹp nhất mà Tracy từng thấy.

“Tôi giữ phần lớn đồ nữ trang của tôi, trong két sắt VJ”, phân bua. Dạo này nhiều trộm cướp lắm”.

Chiều chủ nhật trước hôm Tracy phải trở về London Gunther mời nàng vào phòng làm việc của ông ta. Họ ngồi đối diện nhau, giữa là một khay trà. Vừa rót trà vào những ly Beueek mỏng tang, Tracy vừa nói, “Ông Gunther, tôi không hiểu vì sao ông lại mời tôi tới đây, nhưng dù sao chăng nữa thì tôi cũng vẫn thấy thật dễ chịu”.

“Tôi rất hài lông, cơ Tracy”. Thế rồi ngừng một lát ông ta nối tiếp. “Tôi đã để ý quan sát cô”.

“Tôi biết thế”.

“Cô có dự định gì cho tương lai không?”.

Cô ngập ngừng. “Không. Hiện thời, tôi chưa quyết định sẽ phải làm gì”.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm việc với nhau”.

“Ý ông nói là với tiệm đồ cổ của ông ư?”.

Ông ta cười lớn. “Không, cô bé thân mến. Sẽ thật là xấu hổ nếu phung phí tài năng của mình. Cô thấy đấy, tôi biết về hành động táo bạo của cô trước Morgan.. Cô đã ứng xử tuyệt vời”.

“Ông Gunther ... tôi đã bỏ tất cả những thứ đó lại phía sau rồi”.

“Nhưng phía trước cô là gì nào? Cô vừa nói là không có dự định gì. Cô phải nghĩ về tương lai của mình chứ. Dù cô có một đống tiền đi chăng nữa thì rồi một ngày nào đó cũng sẻ hết. Tôi đề nghị với cô một sự hợp tác. Tôi giao thiệp với các giới có thế lực ở phạm vi quốc tế. Tôi tham gia các hội từ thiện, các hội săn bắn và các hội đua thuyền. Tôi biết việc đi về của những kẻ giàu có”.

“Tôi không thấy điều đó có liên quan gì tới mình”.

“Tôi có thể đưa cô gia nhập giới thượng lưu đó. Tôi có thể cung cấp cho cô thông tin về những món nữ trang, những bức họa cực kỳ đắt giá và những chỉ dẫn giúp cô đoạt được chúng một cách an toàn. Đó chỉ là việc tước đoạt lại của những kẻ làm giàu trên sự thiệt hại của người khác mà thôi. Mọi thứ đều sẽ được chia một cách công bằng giữa chúng ta. Cô trả lời thế nào?”.

“Tôi trả lời là không”.

Ông ta nhìn cô, nghĩ ngợi. “Tôi hiểu. Cô sẽ gọi cho tôi một khi cô thay đổi ý kiến chứ?”.

“Tôi sẽ không đổi ý đâu, ông Gunther”.

Tracy yêu thích London. Nàng ăn ở các nhà hàng Le Gavroche, Bill Bentley, Coin du Feu và những khi rời khỏi nhà hát sau các buổi diễn nàng tới tiệm Drones để thưởng thức món humberger Mỹ chính cống. Nàng tới thăm nhà hát Quốc gia, nhà hát Ôpêra Hoàng gia và tham dự các cuộc bán đấu giá các tác phẩm của Christie và Sotheby. Nàng đi mua sắm ở các cửa hàng sang trọng như Harrods, Fortnum và Mason, thuê một chiếc xe và một người lái, và đã có một kỳ nghỉ cuối tuần đáng ghi nhớ ở khách sạn Checoton Glen, New Hampshire.

Nhưng tất cả đều rất đắt tiền. Dù có một đống tiền đi chăng nữa thì một ngày nào đó nàng cũng tiêu hết.

Gunther Hartog nói đúng. Số tiền nàng éo chẳng thể đủ để chỉ dùng mãi được, và Tracy nhận thấy nàng phải có dự tính cho tương lai.

Nàng còn được mời tới nghỉ cuối tuần vài lần nữa ở trang viên của Gunther, và ngày càng thấy dễ chịu hơn khi tiếp xúc với ông ta.

Một tối chủ nhật, trong bữa ăn, một nghị sĩ quốc hội quay sang hỏi Tracy.

“Cô Wihitney, tôi chưa bao giờ gặp một người Texas chính cống cả. Họ thế nào nhỉ?”.

Tracy liền làm các điệu bộ bắt chước một quả phụ Texas mới phất lên và đã làm cho tất cả cười thích thú.

Sau đó, khi chỉ có riêng Tracy và Gunther, ông ta hỏi.

“Cô có muốn giả bộ như thế để kiếm được một khoản nhỏ không?”.

“Ông Gunther, tôi đâu có phải diễn viên”.

“Cô tự đánh giá mình quá thấp đấy. Có một hãng kim hoàn ở London, Paker and Paker, vốn quen với cái việc, như người Mỹ các cô vẫn nói, tước đoạt ngay khách hàng của mình. Cô vừa làm tôi nảy ra một cách thức hay trong việc bắt họ phải trả giá cho sự bất lương đó”. Rồi Gunther nói ra kế hoạch của mình”.

“Không”, Tracy đáp. Nhưng càng nghĩ về câu chuyện của Gunther, nàng càng thấy bị hấp dẫn. Nàng nhớ lại cái cảm giác đầy kích động khi lừa được mấy viên cảnh sát ở Long Island, rồi đến Jeff Stevens và Boris Melinikov, Pietr Nugulesco. Đó là những cảm giác không thể nào quên nổi. Tuy nhiên tất cả đã thuộc về quá khứ.

“Không, thưa ông Gunther”. Tracy nói lại. Nhưng lần này giọng nàng đã bớt đi vẻ chắc chắn.

Trời tháng Mười mà London ấm lạ thường và người Anh cũng như khách du lịch đã tận dụng ánh nắng mặt trời rực rỡ. Dòng xe cộ buổi trưa tấp nập đã gây những ùn tắc ở khu Trafalgar Square, Charing Cross và Piccadil1y Cirens. Một chiếc xe Daimler màu trắng rẽ khỏi phố Oxford chạy vào phố New Bond, len lỏi giữa dòng xe cộ và dừng lại trước một cửa hiệu kim hoàn lớn. Một tấm biển trang trọng, bóng lộn gắn bên cửa ra vào:

PR AND PARKER. Người tài xế mặc đồng phục mở cửa sau ra. Một phụ nữ trẻ, tóc vàng, mặt trát son phấn, trong một chiếc váy bó sát người kiểu Ý và chiếc áo khoác ngoài bằng lông chồn - hoàn toàn không hợp với thời tiết nhảy ra khỏi xe.

“Đi lối nào vậy, anh bạn trẻ?” Giọng cô ta oang oang, nặng thổ âm Texas.

Người tài xế chỉ về phía cửa tòa nhà. “Kia, thưa bà”.

“Tốt. Đợi quanh đâu đấy, không lâu đâu”.

“Tôi có thể sẽ phải chạy vòng vòng khu phố này, thưa bà ở đây không được phép đỗ xe”.

Cô ta vỗ vỗ lên lưng anh ta và nói:

“Cứ làm việc mình phải làm, công tử bột ạ”.

Công tử bột? Người tài xế bực bội. Phải lái loại xe cho thuê này thật là một sự trừng phạt. Anh ta không ưa dân Mỹ, nhất là người Texas. Họ là những kẻ thô bạo, ỷ vào đồng tiền. Anh ta hẳn sẽ phải kinh ngạc nếu biết rằng người khách này chưa bao giờ đặt chân tới vùng đất đó.

Tracy kiểm tra lại diện mạo qua cửa kính của gian trưng bày, nở một nụ cười thoải mái và đền đàng bước lại cửa ra vào mà một người gác mặc đồng phục đã mở sẵn cho nàng.

“Xin chào bà”.

“Chào cậu. Các người có bán gì nữa không ngoài ba thứ đồ nữ trang giả hả?

“ Rồi nàng cười khoái trá với câu đùa ấy.

Người gác cổng sa sầm mặt. Còn Tracy phớt lờ bước vào cửa hiệu, mang theo một mùi thơm quá mức của nước hoa Chloe.

Arthur Chilton, người bán hàng, bước về phía khách.

“Cho phép tôi được phục vụ bà”.

“Có thể được đấy, mà cũng có thể không. P.J thân yêu của tôi bảo tôi hãy tự mua cho mình một món quà sinh nhật, vì vậy tôi đang ở đây. Các anh có gì nào?”.

“Bà có ý muốn đặc biệt về một thứ gì không?”.

“Này, anh bạn, người Anh các anh là những người làm việc nhanh nhẹn, có phải không?” Nàng cười khàn khàn trong cổ họng và vỗ vai anh ta. “Có thể là một vài viên ngọc chẳng hạn. P.J yêu quý của tôi muốn mua cho tôi thứ đó đấy”.

“Xin mời bà đi lối này ...”.

Chilton đưa nàng lại bên một tủ kính, nơi trưng bày vài chiếc khay đựng những viên ngọc.

Nàng ném một cái nhìn khinh khỉnh. “Đây là loại nhóc con:

Cỡ bố mẹ chúng đâu hả?”.

Chilton cứng cỏi đáp. “Những viên ngọc này giá cũng tới ba mươi nghìn đô la đấy ạ”.

“Quỷ quái thật, chừng đó chỉ đáng tiền tôi trả người làm đầu cho tôi mà thôi”. Người đàn bà cười hô hố P.J yêu quý của tôi sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu như tôi mang về mấy cái hòn sỏi tý tẹo này”.

Chilton cố thử hình dung ra cái ông P.J yêu quý kia.

Hẳn là to béo và cũng ồn ào, đáng ghét như người đàn bà này. Họ xứng với nhau lắm.. Tại sao tiền bạc lại cứ chảy vào những kẻ không đáng được hưởng thế nhỉ? Anh ta bực dọc nghĩ.

“Bà quan tâm đến loại có giá trị tiền bao nhiêu ạ?”.

“Tại sao không bắt đầu từ thứ gì đó có giá khoảng một trăm tờ lớn nhỉ”.

Anh ta ngây người ra. “Môt trăm tờ lớn ạ?”.

“Quỷ quái thật, tôi cứ nghĩ rằng các người phải nói thứ tiếng Anh của nhà vua cơ đấy. Một trăm tờ lớn. Một trăm ngàn”.

Anh ta nuốt nước bọt. “Ô, Nếu vậy thì có lẽ bà nên nói chuyện với ông quản lý của chúng tôi”.

Viên quản lý Gregory Halston, nhất quyết đòi đích thân làm các vụ giao dịch lớn, và đối với những người làm công thì điều đó chẳng hề gì vì lẽ nhân viên của hãng Parker and Parker này không được nhận chút xíu hoa hồng nào hết. Và với một khách hàng như thế này thì Chilton chỉ cảm thấy dễ chịu khi có thể giao lại cho Halston mà thôi. Chilton bấm một nút điện dưới quầy hàng, và giây lát sau một người đàn ông với khuôn mặt tai tái, vẻ tham lam ló ra từ một cánh cửa phía sau. Anh ta thoáng nhìn người phụ nữ tóc vàng ăn mặc kỳ cục kia và thầm mọng sao đừng có khách hàng quen nào xuất hiện cho tới khi người phụ nữ này đi khỏi.

Chilton nói, “Ông Halston, đây là bà ... ờ ...? “ Anh ta quay sang phía người phụ nữ.

“Benecke, anh bạn, Mary Lou Benecke. Vợ của P.J. Benecke Chắc rằng các anh đều đã nghe tiếng ông chồng cao quý của tôi, P.J. Benecke?”.

“Thì dĩ nhiên rồi”. Gregory Holston hơi nhếch môi.

“Bà Benecke muốn mua viên ngọc, thưa ông Halston”.

Gregnry Halston chỉ các khay ngọc. “Chúng tôi có những viên ngọc xinh xắn ở kia ...”.

“Bà ấy muốn thứ có giá khoảng một.trăm ngàn đô la”.

Lần này nụ cười trên gương mặt Gregory Halston là hoàn toàn thành thực.

Một ngày được mở đầu thế này thì thật tuyệt.

Anh biết đấy, nhân ngày sinh nhật tôi, P.J. yêu quý muốn tôi tự mua cho mình một thứ gì đó thật đẹp”.

“Phải vậy, Halston nói. “Xin mời bà theo tôi”.

“Anh chàng bịp bợm này, liệu có gì để giới thiệu với tôi không hả?” Người đàn bà tóc vàng cười khúc khích.

Halston và Chilton giận tái mặt, đưa mắt nhìn nhau. Bọn người Mỹ khốn kiếp.

Halston đưa người đàn bà tới trước một cánh cửa và dùng chìa khóa mở nó ra. Họ bước vào căn phòng nhỏ, sáng trưng, và Halston thận trọng khóa cánh cửa sau lưng lại.

Đây là nơi chúng tới dành riêng cho các khách quý”, anh ta nói.

Ở giữa phòng là một cái tủ chứa đầy những viên kim cương ru bi, ngọc bích sáng lấp lánh.

“Ô, cái này khá hơn đây. P.J. yêu quý của tôi chắc sẽ rất thích”.

Bà có thấy ưng ý với viên ngọc, hay kim cương nào chưa ạ?”.

“Ồ; để xem đã”. Nàng bước tới bên ngăn tủ chứa những viên ngọc bích.

“Cho tôi thử xem cái đám kia nào”.

Halston lấy ra khỏi túi mình một chìa khóa nhỏ khác, mở ngăn tủ, nhấc một khay ngọc bích ra và đặt lên trên mặt bàn. Có mười viên ngọc lớn dựng trong một cái hộp lót nhung. Halston thấy người đàn bà nhặt lên viên lớn nhất, một viên ngọc bích nằm trên một cái cặp tóc bằng bạch kim.

“Như cách nói của P.J. yêu quý thì thứ này có ghi tên tôi ở trên đó”.

“Bà có con mắt tuyệt vời. Đây là một viên ngọc Colombia, 10 ca ra màu xanh cỏ. Nó không hề có vết và ...”.

“Ngọc nào mà chẳng có vết”.

Halston đắn đo một tích tắc và nhượng bộ ngay. “Tất nhiên, bà nói rất phải.

Ý tôi muốn nói là ... Bây giờ anh ta mới để ý thấy rằng cặp mắt người đàn bà xanh thẳm như màu của viên ngọc mà bà ta đang mân mê trong tay, xoay đi xoay lại, xem xét các mặt của nó.

“Chúng tôi còn có một bộ lớn hơn nếu ...”.

“Thôi khỏi, anh bạn yêu quý. Tôi sẽ lấy viên này”.

Việc mua bán diễn ra chưa đầy ba phút đồng hồ.

“Quý hóa quá”, Halston nói. Rồi anh ta tế nhị thêm vào, “Tính ra đô la là một trăm ngàn. Bà sẽ thanh toán thế nào ạ?”.

“Halston, đừng có bận tâm chuyện đó, cậu công tử bột ạ. Ngay tại London này, tôi có một tài khoản bằng đô la. Tôi sẽ viết một tấm séc nhỏ. Rồi P.J. sẽ trả tôi sau”.

“Tuyệt diệu. Tôi sẽ cho lau chùi viên ngọc cho bà và rồi cho chuyển tới tận khách sạn nơi bà ở”.

Thực ra thì chẳng cần phải lau chùi viên ngọc, nhưng Halston không hề có ý định rời nó ra cho tới khi tấm séc của bà ta được chuyển khoản xong, vì lẽ anh ta biết quá nhiều nhà kim hoàn đã bị mất tiền bởi những kẻ lừa đảo thông minh.

Halston vẫn lấy làm hãnh diện về việc chưa bao giờ để ai bịp, dù chỉ là một đồng bảng.

“Tôi sẽ cho chuyển viên ngọc tới đâu ạ?”.

“Chúng tôi ở khách sạn Dorch”.

Halston ghi lại:

Khách sạn Dorchester”.

“Một khách sạn lộn xộn”, nàng cười mỉa. “Bây giờ người ta không thích khách sạn này nữa vì nó đầy người Ả Rập, thế nhưng P.J. của tôi lại có rất nhiều công chuyện làm ăn với bọn họ. Ông ấy luôn mồm nói, Dầu lửa, bản thân nó là cả một vương qươc. P:J. Benecke là một người đàn ông tuyệt vời.

“Tôi tin là như vậy”. Halston đáp theo bổn phận.

Anh tá đứng nhìn người đàn bà xé ra một tờ séc và bắt đầu viết, rồi nhận ra rằng đó là mẫu séc của ngân hàng Barclays. Tất. Anh ta có bạn ở đó và người bạn này có thể xác minh cái tài khoản của gia đình Benecker.

Anh ta nhận tấm séc. “Tôi sẽ chuyển viên ngọc tới tận tay bà vào sáng mai”.

“P.J yêu quý sẽ thích nó lắm đấy”, nàng cười rạng rỡ.

“Tôi chắc là ông nhà sẽ thích nó”, Halston lịch sự đáp.

Anh ta tiễn nàng ra cửa trước.

“Halson ...” .

Anh ta đã toan nói “Halston”, song lại thôi. Việc quái gì? Lạy Chúa, anh ta sẽ chẳng bao giờ để mắt tới bà ta nữa cơ mà. “Dạ, bà muốn gì ạ?”.

“Một chiều nào đó, anh phải tới uống trà với chúng tôi nhé. Anh sẽ rất khoái ông P.J của tôi cho mà xem”.

Tôi thật tình muốn được vinh hạnh đó. Nhưng đáng tiếc, tôi đều phải làm việc các buổi chiều”.

“Thật chán chết”.

Anh ta nhìn theo bà khách đang bước ra hè đường. Một chiếc Daimler màu trắng trườn tới và người tài xế bước ra mở cửa xe. Bà ta quay lại giơ ngón tay trái làm hiệu chao alston khi chiếc xe lăn bánh.

Halston trở lại phòng làm việc của mình, tức khắc nhấc điện thoại gọi tới người bạn ở nhà băng Barcelays.

“Peter thân mến, tớ có trong tay tờ séc một trăm ngàn đô la tính vào tài khoản của một_bà Mary Lou Beneckẹ nào đó Cậu xem hộ có vấn đề gì không?”.

“Cầm máy, anh bạn”.

Halston đợi. Gần đấy, hàng họ ế ẩm nên anh ta càng mong là tấm séc ấy không có vấn đề gì. Anh em nhà Parker, chủ cửa hàng này, đã khô ng ngớt trách cứ anh ta, cứ như chính anh ta chứ không phải sự suy thoái kinh tế là nguyên nhân của sự ế ẩm đó vậy. Tất nhiên, phần lợi nhuận thì vẫn không đến nỗi quá tệ, bởi vì hãng Parker and Parker này có một xưởng chuyên gia công đồ kim hoàn, và thường thường những thứ đồ kim hoàn này khi được giao lại cho khách hàng thì chất lượng không còn bằng so với lúc nhập vào ban đầu nữa. Có nhiều lời phàn nàn, song chẳng có chứng cớ cụ thể gì cả.

Peter đã trở lại máy. “Không có vấn đề gì, Gregory, tài khoản đó có dư tiền để thanh toán cho tấm séc”.

Halston thở phào nhẹ nhõm. “Peter, cảm ơn cậu”.

“Có gì đâu”.

“Tuần sau đi ăn trưa nhé, tớ trả tiền”.

Sáng hôm sau, tấm séc được thanh toán và chiếc cặp gắn viên ngọc Colombia được một người giao hàng chuyển lại cho bà P.J Benecke tại khách sạn Dorchester.

Buổi chiều, khi gần tới giờ đóng cửa, thư ký của Gregory Halston bước vào nói. “Có một bà Benecker đến gặp ông, thưa ông Halston”.

Anh ta lặng người đi. Hẳn là mụ ta đến để trả cái cặp, và anh ta khó có thể từ chối nhận lại. Quỷ tha ma bắt cái đám đàn bà, cái bọn người Mỹ, và tất cả cái bọn người Texas ấy đi cho rảnh? Halston cố lấy vẻ tươi cười bước ra chào.

“Xin chào bà, bà Benecke. Tôi cho là ông nhà đã không thích món quà ...”.

Bà ta mỉm cười. “Anh nhầm rồi, anh chàng kỳ cục này. P.J của tôi thích nó 67ce đến phát điên lên ấy chứ?”.

Tim Halston rộn cả lên. “Thật vậy à?”.

“Đúng ra thì ông ấy thích nó tới mức muốn mua một cái nữa để rồi sửa thành một cặp khuyên tai. Cho tôi lấy thêm một cái cùng cặp với cái này đi”.

Gregory thoáng nhăn mặt. “Sợ rằng chúng ta đã gặp khó khăn một chút đây, bà Benecker”.

“Khó khăn gì vậy, anh bạn thân mến?”.

“Viên ngọc của bà là viên duy nhất. Không còn một viên nào khác giống nó cả. Bây giờ, xin giới thiệu với bà một viên rất đẹp, khác kiểu, mà tôi có thể ...”.

“Tôi không muốn kiểu khác. Tôi muốn một viên giống như viên này thôi”.

“Thưa bà Benecker, hoàn toàn ngay thẳng mà nói thì không có nhiều viên ngọc Colombia không hề có vết”, anh ta nhìn vẻ mặt hà khách. “Gẩn như không hề có vết đâu ạ”.

Nào, anh chàng công tử bột này. Phải có một viên ở đâu đó chứ”.

Thành thực mà nói, tôi thấy rất ít những viên ngọc cỡ đó và tìm kiếm một viên ngọc khác cùng cỡ, cùng màu hệt như thế này thì gần như là không thể được”.

“Người Texas chúng tôi có câu nói rằng cái điều gọi là không thể được là điều làm ta mất thêm một chút thì giờ mà thôi. Thứ bảy này là sinh nhật. P. J.

muốn tôi có cặp khuyên tai đó và P.J. muốn là phải được”.

“Tôi thực sự không nghĩ rằng tôi có thể ...”.

“Tôi đã trả cho cái cặp vừa rồi bao nhiêu nhỉ? Một trăm tờ lớn phải không?

Tôi tin rằng P.J của tôi sẽ có thể chấp nhận giá hai hoặc ba trăm ngàn để có một viên như thế nữa đấy”.

Gregory Halston vội vã nhẩm tính. Phải có một phiên bản nữa của viên ngọc ở đâu đó, và nếu P.J Benecke chịu trả tới 200.000 đô la thì quả là một món lời lớn. Mà thật ra, Halston nghĩ, mình có thể biến nó thành khoản lời cho riêng mình.

Anh ta đáp. “Thưa bà Benecke, tôi sẽ cố gắng tìm. Tôi quả quyết với bà là không éo một cửa hiệu kim hoàn nào ở London có một viên ngọc bích giống hệt như thế được, nhưng thường vẫn có thể có từ các vụ bán đấu giá. Tôi sẽ đăng quảng cáo xem có kết quả gì không.

“Anh có thời gian từ giờ tới cuối tuần”, bà khách tóc vàng nói. “Và giữa anh, tôi và cái cột đèn thì có thể nói thật là P.J yêu quý của tôi chịu trả tới giá ba trăm năm mươi ngàn đấy”.

Rồi bà Benecke bước ra phía cửa, cái áo lông chồn xù xù sau lưng.

Gregơry Halston vào ngồi trong phòng làm việc mơ màng. Định mệnh đã đẩy vào tay anh ta một ả đàn bà tóc vàng đỏng đảnh đến nỗi sẵn sàng trả 350 ngàn đô la để mua cho được một viên ngọc giá 100 ngàn. Một khoản lãi ròng .000 đô la, Gergory Halston thấy rằng không cần phải làm bận lòng anh em nhà Parker với các chi tiết của vụ mua bán này. Chỉ việc đơn thuần ghi lại vụ bán viên ngọc thứ hai với giá 100000 đô la và bỏ túi phần còn lại. Khoản .000 đô la kia sẽ đủ để anh ta gây dựng cuộc sống mới.

Tất cả việc mà anh ta phải làm bây giờ là kiếm một viên ngọc y hệt viên đã bán cho bà P.J Benecke.

Hóa ra việc này khó khăn hơn nhiều so với dự tính của Halston. Không một chủ hiệu kim hoàn nào, qua liên hệ bằng điện thoại, có được thứ anh ta yêu cầu.

Anh ta đăng lời rao tìm trên các tờ báo của London và liên hệ với các hãng Christie và Sotheby và hàng tá văn phòng đại lý khác nữa. Trong mấy ngày sau đó Halston chết ngập trong một thác những ngọc là ngọc, tốt có, xấu có, có cả những viên cỡ hạng nhất, thế nhưng không có viên nào trong số đó gần giống với thứ mà anh ta đang tìm kiếm.

Vào thứ tư, bà Benecke gọi điện đến. “P.J yêu quý của tôi bắt đầu thấy sốt ruột rồi đấy. Anh đã tìm được chưa?”.

“Chưa, thưa bà Benecke”, Halston cam đoan. “Nhưng bà đừng lo, chúng tôi sẽ tìm được”.

Vào ngày thứ sáu, Tracy lại gọi điện tới nhắc. Ngày mai là sinh nhật tôi”.

“Tôi biết, thưa bà Benecke. Nếu mà có thêm một vài ngày nữa thì tôi chắc là có thể ...”.

“Ồ thôi, đừng bận tâm làm gì, anh chàng công tử bột ạ Nếu sáng mai mà anh không kiếm được viên ngọc đó, tôi sẽ trả lại viên mà tôi đã mua ở chỗ anh. P.J của tôi, cầu Chúa phù hộ cho trái tim của ông ấy, định sẽ mua chó tôi một dinh thự ở nông thôn thay vào đó. Anh đã bao giờ nghe nói về khu Sussex chưa?

Halston toát mồ hôi. “Bà Benecke”, anh ta khẩn khoản. “Bà sẽ thấy rất khó sống ở Sussex:

Bà sẽ thấy chán ngắt khi phải sống trong một biệt thự ở nông thôn.

Đa phần những ngôi nhà này đang ở trong tình trạng tồi tàn. Chúng không có hệ thống lò sưởi và ...”.

“Giữa riêng anh và tôi”, nàng ngắt lời. “Nói thật là tôi thích cặp khuyên tai hơn. P.J của tôi thậm chí còn tỏ ý chịu trả bốn trăm ngàn đô la để mua một viên ngọc như thế nữa. Anh không thể biết P.J yêu quý của tôi là người bướng bỉnh đến thế nào đâu”.

Bốn trăm ngàn Halston như cảm thấy những đồng tiền đang lọt qua giữa các ngón tay mình. “Bà cứ tin ở tôi, tội đang làm tất cả những gì có thể”, anh ta nài nỉ. “Tôi cần thêm chút ít thời gian nữa”.

“Việc đó đâu phụ thuộc vào tôi, anh bạn thân mến. Tùy vào P.J thôi”.

Rồi máy im bặt.

Halston ngồi lặng, nguyền rủa số mệnh. Anh ta có thể tìm viên ngọc 10 ca ra như thế ở đâu ra cơ chứ? Quá mải mê với những ý nghĩ dằn vặt trong đầu, anh ta không nghe thấy tín hiệu gọi của máy đàm thoại nội bộ. Mãi tới hồi thứ ba, anh ta mới giật mình bấm nút và gắt lên. “Cái gì thế?”.

“Có một bà Marissa gọi điện tới, thưa ông Halston. Bà ấy đề cập tới lời rao của ta tìm mua viên ngọc ạ”.

Một viên ngọc nữa? Đã có ít nhất chục cú điện thoại gọi tới trong buổi sáng, và chẳng được việc gì cả. Anh ta nhấc máy lên và nói, giọng khiếm nhã. “Nghe đây”.

Một giọng phụ nữ mềm mại mang âm hưởng của Ý cất lên, “Xin chào ngài.

Tới đọc thấy trên báo rằng ngài muốn mua một viên ngọc bích phải không ạ?”.

“Nếu như nó phù hợp với các yêu cầu chất lượng của tôi thì đúng vậy”. Anh ta không giấu nổi vẻ sốt ruột trong giọng nới của mình.

“Tôi có một viên ngọc vốn là kỷ vật của gia đình trong nhiều năm qua. Nó đúng là một kỷ vật, thật đáng buồn, nhưng hoàn cảnh giờ đây buộc tôi phải bán nó”.

Anh ta đã từng nghe những chuyện kiểu đó. Mình phải liên hệ lại với hãng Christie, Halston nghĩ. Hoặc với hãng Sothaby. Có khi tới phút cuối cùng lại được việc cũng nên, hoặc giả ...

“Thưa, ngài đang tìm mua một viên ngọc bích mười ca ra phải không ạ?

“Đúng thế”.

“Tôi có một viên mười ca ra - màu xanh - Colombia”.

Halston cảm thấy cổ họng như nghẹn lại khi toan cất tiếng. “Xin ... xin bà nói lại xem nào?”.

“Vâng. Tôi có một viên ngọc Colombia mười ca ra, màu xanh cỏ. Ông có muốn mua không?”.

Anh ta thận trọng đáp. “Không biết bà cô thể ghé qua và cho tôi xem được không?”.

“Không, thật dáng tiếc, tôi sợ rằng tôi đang bận. Chúng tôi đang chuẩn bị cho nhà tôi một bữa tiệc tại đại sứ quán mà. Có thể là tuần tới tôi mới. ..”.

Không! Tuần tới thì quá muộn. “Tôi có thể đến gặp bà được không ạ?” Anh ta cố giấu vẻ sốt sắng. “Tôi có thể tới ngay bây giờ”.

“Ôi, không. Tôi đang bận mà. Tôi đang định đi mua bán ...”.

“Bà đang ở đâu, thưa bà?”.

“Khách sạn Savoy”.

“Tôi sẽ có mặt sau mười lăm phút, mười phút thôi”.

Giọng anh ta hăng hái.

“Cũng được. Và tên ngài là ...”.

“Halston. Gregory Halston”.

“Xin mời tới phòng hai mươi sáu”.

Tắc xi chạy sao chậm thế? Tâm trạng Halston thoắt sung sướng thoắt lo âu, rồi lại sung sướng đến nghẹt thở. Nếu viên ngọc này mà giống với viên ngọc kia, anh ta sẽ trở nên giàu có tới mức cả trong giấc mơ cũng không dám. Ông P.J. kia sẽ trả 400 ngàn đô la. Một khoản lãi ròng 300 ngàn. Ta sẽ mua một cơ ngơi bên sông Riviere, và một chiếc thuyền cao tốc nữa chứ. Với một biệt thự riêng, một chiếc thuyền riêng, ta sẽ tha hồ cám dỗ những cậu trai trẻ trung, xinh xắn mà ta thích ...

Gregory Halston là một kẻ theo thuyết vô thần, ấy vậy mà khi bước vào hành lang của khách sạn Savoy, trên đường tới căn phòng số 26, anh ta thấy mình đang thầm cầu nguyện:

xin để cho viên ngọc này vừa lòng ông P.J Benecke.

Anh ta đứng trước cửa phòng 26, cố thở sâu và chậm để lấy lại vẻ bình tĩnh rồi gõ cửa, và không nghe rõ tiếng trả lời.

Ôi, lạy Chúa, Halston nghĩ. Bà ta đã đi rồi. Bà ta đã không đợi mình. Bà ta đi mua sắm và ...

Cánh cửa mở ra, và Halston thấy mình đúng trước một người đàn bà trạc 50 vẻ trang nhã, với cặp mắt sẫm màu, gương mặt đầy nếp nhăn và mái tóc đã điểm bạc.

Khi nói, giọng bà ta mềm mại với cái âm hưởng của tiếng Ý mà Halston đã biết. “Cái gì vậy, thưa ông”.

“Tôi là G ... Gregory Halston. Bà đã gờ ... gọi điện cho tôi” Anh ta lắp bắp vì quá hồi hộp.

“À, vâng? Tôi là Marissa đây. Xin mời ngài vào”.

“Cám ơn bà”.

Anh ta bước vào phòng, cố khép hai đầu gối lại nhau cho đỡ run. Suýt nữa anh ta đã buột miệng, “Viên ngọc đâu? “Nhưng biết là phải kìm chế. Không được tỏ ra quá sốt sắng. Nếu viên ngọc là đáng hài lòng, anh ta sẽ có lợi thế trong việc mặc cả. Dù sao thì mình cũng là chuyên gia còn bà ấy chỉ là một kẻ nghiệp dư.

“Xin mời ngồi”, bà ta nói.

Anh ta ngồi xuống cái ghế tựa.

“Xin lỗi. Tôi nói tiếng Anh kém quá”.

“Không, không? Tiếng Anh của bà rất tuyệt”.

“Cám ơn. Ngài có muốn dùng một chút cà phê? Hay trà?”.

“Không, xin cám ơn bà”.

Anh ta thấy nôn nao trong bụng. Hỏi đến viên ngọc ngay thì có vội quá không? Nhưng cũng không thể đợi thêm, dù chỉ một giây. “Cái viên ngọc ...”.

Bà ta đáp ngay, “A, vâng. Bà nội trao viên ngọc này cho tôi và tôi muốn được chuyển lại cho con gái khi nó 25 tuổi, nhưng nhà tôi đang mở một cuộc kinh doanh mới ở Milano, và tôi ...”.

Halston có nghe thấy gì đâu. Anh ta không quan tâm đến chuyện đời sống tẻ nhạt của người đàn bà xa lạ này, mà chỉ nóng lòng muốn được thấy viên ngọc.

Anh ta không thể chịu đựng nổi sự trì hoãn dài dòng và vô ích này.

“Điều quan trọng là giúp chồng tôi có thể bắt tay vào việc” Bà ta gượng cười phiền muộn. “Có thể là tôi đang phạm sai lầm trong việc này”.

“Không, không”. Halston vội nói. “Chẳng sai gì cả, thưa bà. Giúp chồng là bổn phận của người vợ. Viên ngọc giờ ở đâu ạ?”.

“Tôi có ở ngay đây”, bà ta đáp rồi thò tay vào túi lấy ra viên ngọc được gói kỹ đưa cho Halston. Anh ta nhìn nó và thấy bừng bừng cả người. Đó là một viên ngọc Colombia 10 ca ra óng ả, màu xanh cỏ. Nó giống viên ngọc mà anh ta đã bán cho bà Benecke về kích cỡ, màu sắc đến mức gần như không thể phát hiện sự khác nhau giữa chúng. Thật giống hệt, Halston tự nhủ, và chỉ chuyên gia mới cớ thể thấy sự khác biệt được. Hai bàn tay Halston run run, cố buộc mình phải trấn tĩnh lại.

Anh ta xoay xoay viên ngọc, ngắm nghía các mặt lung linh tuyệt đẹp của nó, và rồi bình thản nói. “Một viên ngọc khá xinh xắn”.

“Vâng, thật là đẹp. Trong bao nhiêu năm qua tôi thật yêu thích nó, và chả muốn phải rời nó ra”.

“Bà đang làm một việc đúng đắn”, Halston vỗ về. “Một khi mà việc làm ăn của ông nhà thành đạt thì bà sẽ có thể mua bao nhiêu viên ngọc này chẳng được”.

Chính đó là điều tôi nghĩ đấy. Ngài thật biết thông cảm”.

“Việc này là tôi giúp cho một người bạn, thưa bà. Cửa hiệu chúng tôi có những viên ngọc đẹp hơn thế này nhiều, nhưng bạn tôi muốn có một viên hợp với viên mà vợ anh ta đã mua. Tôi nghĩ rằng anh ta sẽ chịu trả tới sáu mươi ngàn đô la để có được viên ngọc này đấy”.

Halston mím chặt môi. Mình có thể chấp nhận giá cao hơn cơ mà? Anh ta mỉm cười. “Biết nói thế nào nhỉ ... Tôi nghĩ rằng tôi có thể thuyết phục bạn tôi mua với giá một trăm ngàn. Kể thì đó là một đống tiền, nhưng anh ta nóng lòng muốn có viên ngọc này”.

“Nghe cũng được”, người đàn bà nói.

Và tim Gregory Halston như căng phồng lên trong lồng ngực. “Tốt! Tôi có mang theo cuốn séc của mình, tôi sẽ viết một tấm séc cho bà ...”.

“Ô, không ... Tôi sợ rằng chừng ấy chẳng đủ để giải quyết khó khăn của tối được”, Giọng đầy buồn rầu.

Halston nhìn bà ta chằm chằm. “Khó khăn của bà ư?”.

“Vâng. Như tôi đã giải thích đấy, chồng tôi đang đi vào một công cuộc làm ăn mới, và ông ấy cần ba trăm năm mươi ngàn đô la. Tôi có một trăm ngàn, tiền riêng, để đưa ông ấy, và tôi còn cần hai trăm năm mươi ngàn nữa. Tôi cứ ngỡ là bán viên ngọc này sẽ được ngần ấy”.

Anh ta lắc đầu. “Thưa bà, toàn thế giới này không có viên ngọc bích nào đáng giá ngần ấy tiền cả. Xin bà tin tôi, một trăm ngàn đô là cái giá hơi cao rồi đấy.

“Ông Halston, tôi tin là vậy, “ bà ta nói. “Nhưng cũng chẳng giúp gì được ông nhà tôi, có phải không nào?” Bà ta đứng lên. “Tôi sẽ giữ lại cho con gái tôi vậy”. Bà ta chìa bàn tay thanh tú của mình ra. “Xin cám ơn ngài. Cám ơn ngài đã đến đây”.

Halston chết lặng. “Xn đợi một chút”, anh ta nói.

Lòng tham đang vượt lên tên mọi cảm giác thông thường và anh ta quyết không để tuột mất viên ngọc khỏi tay mình. “Xin mời bà ngồi lại. Tôi chắc là chúng ta có thể đi tới một sự dàn xếp có tình có lý Nếu tôi có thể thuyết phục khách hàng của tôi trả một trăm năm mươi ngàn đô la.”.

“Hai trăm năm mươi ngan đô la”.

“Nào thôi, hại trăm ngàn vậy?”.

“Hai trăm năm mươi ngàn đô la”.

Bà ta không hề lay chuyển. Halston tính toán phần mình. Món lời 150.000 đô lá rõ ràng còn hơn là không có gì Có nhà là một biệt thự và một con thuyền nhỏ hơn, nhưng vẫn là cả một gia sản. “Và cũng đáng để đổi với những cư xử bủn xỉn của anh em nhà Parker. Halston sẽ đợi một hai ngày rồi thông báo cho họ quyết định của mình. Tuần sau thì mình sẽ ở Cote d Azur của nước Pháp rồi.

“Xin theo ý bà”, anh ta nói.

“Tuyệt. Tôi rất hài lòng”.

Thì dĩ nhiên là mụ mãn nguyện còn gì, đồ chó, Halston thầm nghĩ. Thế nhưng phần anh ta cũng không có gì phải phàn nàn. Anh ta có thể gây dựng cả một cuộc sống. Halston nhìn viễn ngọc một lần nữa rồi bỏ nó vào túi “Tôi sẽ trao cho bà tấm séc tính vào tài khoản của cửa hiệu”.

“Tốt. Cám ơn ngài”.

Halston viết séc rồi trao nó cho bà ta. Mình sẽ yêu cầu bà P.J Benecke viết tờ séc 400.000, Peter sẽ giúp rút ra tiền mặt, và mình sẽ bỏ túi khoản chênh lệch.

Mình cũng sẽ thu xếp với Peter để sao cho tấm séc 250.000 đô la này không xuất hiện trong báo cáo tài chính hàng tháng của anh em nhà Parker.

Một trăm năm mươi ngàn đô la. Halston như đã cảm thấy nắng ấm của bờ biển miền Nam nước Pháp mơn man trên mặt ...

Chuyến tắc xi trở về cửa hiệu dường như chỉ mất ít giây đồng hồ. Halston hình dung ra vẻ sung sướng của bà Benecke khi nghe anh ta báo tin. Không những đã kiếm được viên ngọc bà ta yêu thích, mà còn giúp bà ta khỏi phải sống trong một ngôi nhà nông thôn tàn tạ nữa.

Khi Halston bước thấp bước cao đi vào cửa hiệu, Chilton nói. “Thưa ngài, có một khách hàng ở đây đang muốn ...”.

Halston vui vẻ gạt anh ta sang bên. “Đợi đã”.

Anh ta không có thì giờ cho các thứ khách hàng. Lúc này, và không bao giờ nữa. Từ giờ trở đi, người ta sẽ phải phục vụ Halston. Anh ta sẽ có thể đi mua hàng ở các cửa hiệu Hermes, Gucci, Lanvin, và ...

Halston khấp khởi bước vào phòng làm việc, đóng cửa lại, đặt viên ngọc lên bàn, và quay số điện thoại.

Giọng người nhân viên tổng đài vang lên “Khách sạn Dorchester đây”.

“Xin phòng Oliver Messel”.

“Ông muốn nói chuyện với ai ạ?”.

“Bà P.J. Benecke”.

“Xin đợi một chút”.

Halston huýt sáo miệng khe khẽ.

Tiếng người nhân viên tổng đài lại vang lên. “Xin lỗi ông, bà Benecke đã trả buồng rồi ạ”.

“Vậy bà ta đã chuyển sang buồng nào thì hãy cứ gọi buồng ấy”.

“Bà Benecke đã thôi không còn ở khách sạn này ạ”.

“Thật vô lý. Bà ấy ...”.

“Tôi sẽ để ông nói chuyện với bộ phận tiếp tân”.

Một giọng đàn ông cất lên. “Bộ phận tiếp tân đây. Xin phép được giúp đỡ ông ...?”.

“Vâng. Bà Benecke đang ở buồng nào vậy?”.

Bà Benecke đã rời khỏi khách sạn sáng nay”.

Phải có một lý do. Một sự việc khẩn cấp nào đấy.

“Xin cho địa chỉ tiếp theo của bà ấy vậy. Đây là ...”.

“Xin lỗi, bà ấy không để địa chỉ lại”.

“Dứt khoát bà ấy có để địa chỉ lại”.

“Tôi đích thân làm thủ tục thanh toán, trả buồng với bả Benecke mà. Bà ấy không để lại cái gì cả”.

Thật như một nhát dao đâm thẳng vào bụng. Halston chậm chạp buông máy và ngồi lặng người, hoang mang. Phải tìm cách liên hệ để báo cho bà. ấy biết rằng sau cùng thì anh ta đã tìm được viên ngọc. Trong khi chờ đợi, phải lấy lại tờ séc 250.000 đô la ở chỗ bà Marissa.

Anh ta hấp tấp quay số gọi khách sạn Savoy.

“Xin buồng hai mươi sáu”.

“Xin cho biết ông gọi ai ạ?”.

“Bà Marissa”.

“Xin đợi”.

Nhưng thậm chí khi người nhân viên tổng đài chưa trở lại, một inh cảm khủng khiếp đã báo trước cho Halston cái thảm họa mà anh ta sẽ phải chịu.

“Xin lỗi. Bà Marissa đã trả buồng.

Anh ta gác máy. Những ngón tay run bần bật đến mức phải khó khăn lắm mới quay nổi số máy của nhà băng. “Cho tôi nói với kế toán trưởng ... nhanh lên Tôi muốn chặn một tấm séc”.

Dĩ nhiên là đã quá muộn. Halstơn đã bán một viên ngọc bích với giá một trăm ngàn đô la và rồi mua lại chính viên ngọc đó với giá hai trăm năm chục ngàn.

Gregory_Halston rũ người trên ghế, dằn vặt nghĩ cách giải thích với anh em nhà Parker.

 

Hết chương 21. Mời các bạn đón đọc chương 22!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/40343


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận