Nữ Tướng Miền Sơn Cước Chương 2

Chương 2
Thảm Sát Lê Gia Trang

Biên thuỳ Tàu - Việt.

Chiều đỏ cuối hạ. Quả lửa đáp gần rặng núi Tây. Vắng gió. Khí đá hun oi nồng. Mấy dãy rừng già quạnh quẽ hoang sơ, thỉnh thoảng vài tiếng gà chiều vọng từ dưới thung lên đèo eo óc buồn tênh.

Bỗng từ bên phía đất Tàu có tiếng vó ngựa khua lốc côc xao động núi rừng, nhịp kêu triền miên đơn điệu chuyển về vùng đất biên. Chim bay xào xạc, tiếng vó câu chợt sang nước phóng, rập dừng lại trên lưng đèo sát giời tuyến thảo dã.

Hiện rõ một đoán nhân mã lố nhố ngót trăm người súng ống tua tủa. Hầu hết, mặc quặm áo ka ki vàng hoe, còn một số ít mặc quân phục xám thép, nhác trông qua cũng đoán ngay được là đám quân gia của vị tướng quân phiệt Tàu đương thời.

Toán binh dàn nhang đèo, viên quan võ chỉ huy đứng trước hàng quân, bên cổ ngựa có cắm một cây cờ cao gần hai thước, trên ngọn phất phơ một lá hiệu kỳ sặc sỡ, động khép nếp, thấp thoáng ẩn hiện hàng chữ “Trần” nét Hán tự rất sắc. Cả đám lính phò một chàng trai Việt trạc hai ba, hai tư tuổi mặc quần áo lối Công tử, tiểu vương sơn cước, hình dong tướng tá khác thường dáng dấp thư sinh tầm thước, có mấy người lực lưỡng cũng y phục miền núi đứng sát sau lưng, cạnh mình còn một người Tàu trạc ngũ tuần, mặc áo xường xám lê thê.

Nhân mã đều đẫm mồ hôi, cát bụi viễn hành. Chàng trai Việt rút khăn lau mặt, trỏ xuống thung lũng nơi có phân mao mọc đầy chạy suốt sơn lâm nửa ngã về phía Bắc, nửa ngả về phương Nam, kẻ thành một đường giới tuyến thiên nhiên chia hai lãnh địa Việt - Tàu.

- Đất Cao Bằng kia rồi ! Mời vắng nước hơn năm cảnh thổ đã khác xưa. Yên tĩnh quá !

Người khách già mặc áo xường xàm cùng một người Việt trung niên lực lưỡng đánh ngựa lên sát chàng trai, rút ồng nhòm quét, giây khắc người Việt thì thầm:

- Quái lạ, sao chưa thấy bọn lão Quản Đô lên đón?

Chàng trai quay lại, cúi đầu chào người khách, từ tốn:

- Tới đất nhà rồi ! Cám ơn Đốc Bàn mất công lặn lội vất vả đưa mấy cung đường. Giờ tiên sinh có thể cho quân lính quay ngựa về nội dịa được rồi.

Viên Đốc Bàn già có dáng tần ngần lưu luyến chiếu viễn kính xét khắp vùng biên, chợt bảo:

- Miền này giặc cướp như ong, ẩn hiện bất thường. Thổ phỉ Tàu thấy cờ hiệu Tổng Đốc Đại Nhân chắc không dám phạm tới, chỉ sợ bọn giặc bên Việt Nam làm bậy, xẩy ra chuyện chi Đại Nhân trách phạt bọn “ngộ” chẳng an tâm ! Nếu ngại trời sắp tối xin Công tử cứ để bọn “ngộ” hộ tống vào tận nội địa Việt Nam.

Chàng trai mỉm cười:

- Vùng biên này, phụ thân tôi trấn giữ đã lâu! Đốc Bàn đừng ngại ! Sớm muộn sẽ có người ra đón. Tiên sinh cùng quân lính đi cả ngày, nên quay lại không tối mất !

Dứt lời chàng trai toan giục ngựa về phía đoàn lính hộ tống, ngỏ ý cám ơn chợt thấy viên quan chỉ huy tiến lên, trỏ sang đất Việt, giọng kính cẩn:

Im lìm như chết, chắc có gì bên đó! À! Công tử kìa, có đàn chim bay loạn như...

Viên quan võ chợt ngưng bặt, theo ngón tay trỏ, tận nẻo Đông Bắc chếch xa xa chim ngàn liền mấy bầy bay xé lên không trung tứ tán, rồi gà rừng kêu quang quác vùng biên cảnh đang im vắng bỗng xuất hiện một đoàn người ngựa hơn trăm bóng nối đuôi nhau thả kiệu băm tiến về phía Tây, thoáng đã mất dạng.

Mấy phút sau, đoàn người ngựa đã hiện ra xế dưới chân dãy đồi ngang thung biên, trong ống viễn kính, cả bọn mặc lối thổ dân, quan binh lẫn lộn, giữa đoàn còn thêm đến 20 con ngựa thổ từng bó chi lớn trên lưng. Vừa nhô ra, thình lình đoàn người ngựa chạy giạt khỏi chân núi, xé thành hai, lộn phắt lại thu hình cung dương, cứ thế tế nước đại như điên.

Ngay lúc đó, súng nổ đì đùng đạn xé không khí, mấy toán nhân mã từ mấy phía vọt ra, bắn loạn, đông đến mấy trăm tên, toàn đội mũ rộng vành. Đoàn người bị phục kích vừa chạy vừa cầm cự, một cánh chừng 30 tên cuốn bầy ngựa thổ tế vòng qua thung biên, bất ngờ lại bị một toán phục nữa chặn đường bắn vãi. Nháy mắt, đoàn người bị phục đã tan tành, chết khá nhiều, chạy tứ tán, mấy cánh quân phục từ các ngả kéo lại, cuốn tất cả ngựa thổ, ngựa chiến, súng ống tù binh, phóng ngựa qua thung biên, về đất Tàu.

Đứng trên đèo, viên quan chỉ huy vừa toan truyền vệ binh bố trí, nhưng lão Đốc Bàn đã quát trầm:

- Lộ mục tiêu rồi! Bố trận bị vây đánh chết ngay! Cứ dàn ra, đứng dưới cờ hiệu! Chắc đám thổ phỉ bên này đó thôi!

Rất nhanh, đoàn vệ binh lập tức dàn ngang, một viên đội trưởng lấy ra một lá hiệu kỳ lớn mắc vào cán dài, trương rộng đèo cao, ngay trốc đầu bọn chàng trai Việt.

Quả nhiên dưới thung bọn thổ Phỉ đã thấy bóng người ngựa trên đèo. Viên tướng vạm vỡ múa “pạc hoọc” hô lên một tiếng, cả cánh quân lập tức giạt chếch gọng kìm, kẹp lấy chân đèo, viên tướng thổ phỉ vừa định khai pháo, chợt thấy bóng cờ trên cao, liền rút ống nhòm coi, ngựa đen bước một, hai bên tả hữu có 5, 6 tên đầu mục dữ tợn.

- Hầy à! Bọn nào trên kia sao lắm cờ quạt thế? Chúng mày có đứa nào biết chữ, đọc coi!

Một tên dõng cao, đỡ ống nhòm chiếu khắp lượt nghiêng ngó mãi ngọn cờ lớn.

Chợt một cơn gió chiều thổi lộng lưng đèo, lá cờ mở rộng trên nền vóc màu hiện rõ mấy chữ Hán trần kim tuyến lấp lánh dưới nắng chiều: Lưỡng Quảng Tổng Đốc Đại Tướng Trần... 

Tên đầu mục quay phắt sang, trao ống nhòm cho chủ tướng...

- Đại vương! Cờ hiệu Tổng đốc Lưỡng Quảng...

Vừa nghe đến đó, viên tướng thổ phỉ giật phắt ống nhòm chiếu lia lịa, nói ồn ồn:

- Hầy à! Tổng Đốc! Chà chà, quan lớn Đại tướng ở tận thành Quảng Đông ra đất ăn cướp này làm gì cà? Lạ thật! Lạ thật! Mà sao chỉ có một dúm lính ốm? Đánh chết ngay!

- Đại vương! Có khi đại binh còn đi sau! Hay người nhà Tổng Đốc? Kìa! Đại vương có thấy người đứng dưới ngọn cờ không?

Tướng thổ phỉ ngắm nghía giây lát đoạn giục lên, nói lớn:

- Binh nào trên đó? Sao có cờ quan lớn Đại tướng?

Lão Đốc Bàn tiến ra sát ghềnh đá, chiếu viễn kính nhận ngay được dáng Ma Thiên Trụ, một viên tướng thổ phỉ khét danh hung thần biên giới còn dữ hơn cả Lầm Đại vương miệt giáp Lào Kay, chuyên chơi tai người, Trụ thích nhất môi đàn bà, thường chọn đủ loại xẻo ướp bày trong phòng, lục lâm cường khấu phải kinh oai, gọi Ma Vương, dân mấy dãy biên thuỳ thường gọi biệt danh “Trụ vương hiếu sát”. Quan binh Tây, Tàu không sao đánh dẹp nổi, Trụ Vương có nhiều tay súng thiện chiến, tài võ lại cao, có thể độc hành lấy đầu người như bỡn.

Vừa nhác bóng tướng thổ phỉ dữ tợn, lão Đốc Bàn đã rúng tim, cố trấn tĩnh quát vọng xuống:

- Trụ vương! Lâu nay mạnh giỏi chứ? Bản chức có lời chào! Vừa đánh được món hàng lớn à?

Tướng thổ phỉ cười lớn:

- À! Đốc Bàn Xường! Vết đạn năm nào lành chưa? Đem lính đi bắt cướp đó ư? Sao lại dựng cờ Tổng Đốc?

Đốc Bàn Xường nghiêm mặt:

- Bản chức hộ tống công tử cháu quan Đại tướng Trần sang Nam! Công tử về nước có chút việc. Xếnh xáng một mực đánh cháu ngài sao?

Tướng thổ phỉ xua tay cười ha hả:

- Hầy à! Cháu quan Đại tướng? Tưởng bọn lính nào! Không muốn gây sự với Tổng Đốc Lưỡng Quảng! Xưa Tổng Đốc suýt chém đầu rồi lại tha ngộ mà! Thôi chào Đốc Bàn.

Viên tướng thổ phỉ hung thần múa “pạc hoọc” hô lớn. Cả cánh quân xạ phang phóng chếch về phía Tây Bắc như giông, thoáng đã mất hút nẻo biên thuỳ.

Đốc Bàn cùng đồng bọn thở phào. Chàng trai Việt ngẩng nhìn trời chiều nắng xế, chợt bảo Đốc Bàn:

- Yên rồi! Giờ tiên sinh có thể quay về! Bọn tôi vượt biên được rồi!

Viên Đốc Bàn không chịu, truyền binh hộ tống chàng trai xuống đèo, vượt biên địa phân mao, vào sâu nội địa hơn dặm, mới lộn về Tàu.

Chàng trai cùng 6, 7 tòng nhân mải miết ra roi, xuyên rừng vượt núi, đi qua những vùng biên cảnh hoang sơ, tới lúc mặt trời lặn hẳn, mới hạ nước phóng, thả kiệu băm tiến vào một miền đồi núi điệp trùng thiên hiểm, tít xa xa thỉnh thoảng có ánh lửa thổ dân le lói lưng đèo.

Núi Gầm! Mấy dãy sơn lâm bất tận vắt dọc suốt từ vùng Tam Đảo lên tít biên khu Bắc Xế, nằm giữa Cao Bằng, Hà Giang con sông Gầm uốn khúc xuyên sơn, đổ nước nguồn Tàu xuống tít sông Lô, cắt ngang đầu núi Bắc Thượng, ngọn Phi Mã Yên Sơn (Pi-a-ya) ngửi mây, nhòm khắc miền sơn kỳ thuỷ tú, lãnh địa cao thâm của các sắc dân Thổ, Mán, Nhắng, Mèo v.v... 

Đi tới lúc trăng thượng tuần xế Mã Yên Sơn, cả bọn đến vùng Nước Hai, nơi nổi tiếng có giống ngựa hay nhất Đông Dương.

Người đàn ông Việt trung niên dẫn đường, bỗng bảo chàng trai:

- Lạ thật! Vẫn không thấy bọn Quản Đô! Lúc đi đón cậu Ba, cụ lớn nhà có dặn sẽ cho lão Quản lên biên đón, nếu cần, sẽ cắm trại chờ, sao vẫn chẳng thấy?

Chàng trai hơi nhíu mày, dáng lo âu:

- Hay có chuyện chi... ngăn trở? Này, chú Lực! Sao tôi thấy trong mình khắc khoải lạ! Như...

Người đàn ông trung niên vùng giơ tay làm hiệu, cùng giạt vào chân núi.

Rập! Có tiếng vó câu khua đường đá dăm, rồi một bóng ngựa từ quèn núi chạy vụt ra, mang trên lưng một người gục ôm cổ ngựa.

Năm Lực nhận ra dáng quen quen, bật kêu giật giọng:

- Kìa! Ai như lão Quản?

Con ngựa vừa tới ngang chỗ cả bọn nấp, kỵ sĩ có ngóc đầu lên, dướt trăng, thoáng bộ râu năm chòm đẫm máu. Vút! Vút! Liền hai mũi tên từ phía sau bay theo, cắm phập vào lưng kỵ sĩ già. Theo đường tên, một tốp 5, 6 bọn nhân mã xốc tới, tên đi đầu còn múa cây cung.

Nhanh như cắt, Năm Lực thò tay lên vành khăn, phóng vút liền mấy mũi dao lá lan.

Bất ngờ, cả mấy tên đuổi theo ngã nhào, có tên chân mắc bàn đạp, bị ngựa kéo bừa nát như bùi dẻ.

Năm Lực vọt ra, rượt theo con ngựa chạy trước, níu tay cương, đỡ luôn kỵ sĩ xuống.

- Trời! Lão Quản! Sao thế này?

Chàng trai vừa giục ngựa lại, ôm lấy nạn nhân. Kỵ sĩ trạc 50, quắc thước, mình đầy thương tích, mở mắt ra, thất thần, lắp bắp:

- Kìa! Cậu! Lão đi đón... bị phục binh... Chết sạch... Mới ra khỏi gia trang một giờ ngựa... Năm Lực đưa cậu ba... về mau... Hình như nhà... có biến... Cụ... cụ...

Ông già nhăn nhó, máu đầm đìa, chàng trai rung giọng:

- Sao? Lão? Biến sao? Ai?

- Nó... trời... nó là...

- Ai... bọn nào?

- Về mau... đường khác... 

- Nó là...

Nhưng kiệt lực, lạc hẳn giọng, ông già nhìn mọi người, nghẹo sang bên, đôi mắt mở trừng trừng.

Chết rồi.

Năm Lực rút phắt mũi tên sau lưng ông già, soi ánh trăng bẻ rắc. Cả bọn mím môi, cúi đầu.

Chàng trai xúc động, nhìn lão người nhà thân tín.

Năm Lực vùng bảo:

- Buộc ông quản cho chặt! Thổ Mã Yên Sơn chỗ này nghịch lắm, phải phò công tử đi mau! 

Năm Lực lục soát mấy xác chết, toàn lạ mặt.

Nửa phút sau, cả bọn lại lên đường, mang cả xác lão quản.

Xuyên sơn, bắt vào ngả khác, đi tới cuối canh hai đã đến một vùng rải rác bản dân, trong đêm có tiếng nước xô ghềnh.

- Sông Gầm! Sắp đến gia trang sao vắng lặng thế này?

Năm Lực gò cương bên giòng, đưa mắt nhìn bốn phía.

Trăng tà xế núi Tây. Gió lộng, sương chăng một vùng sơn thuỷ, tít xa giữa khu đồi chập chùng, rải rác bóng sàn thổ dân, đột nhô lên mấy mái nhà ngói nhấp nhô ẩn hiện giữa lá cây um tùm đầm ánh trăng khuya.

Im đến rợn người. Chàng trai hỏi Năm Lực:

- Phụ thân ta đang trấn nhậm Cao Bằng sao không gọi ta về dinh thành, lại dặn gặp tại trang trại? Lạ quá!

Bỗng từ phía nguồn sông Gầm liền mấy trái hoả pháo vọt lên trời.

Rồi tiếng súng thi nhau nổ đì đẹt liên hồi, vang động cả miền sông núi.

Cả bọn biến sắc, Năm Lực vùng cất tiếng:

- Nẻo gia trang! Có chuyện gì rồi! Ẩn mau! Các chú hộ vệ công tử, để tôi về trước coi sao!

Mấy tòng nhân – người Tàu – chắc tay chân thân tín của Tổng Đốc Lưỡng Quảng – cùng “dạ”, một người gầy rong, suốt cuộc hành trình không nói nửa lời, bỗng đánh ngựa lên sát Năm Lực, trầm giọng bảo:

- Chắc có dạ chiến. Ông bạn Nam thuộc địa hình, nên ở bên công tử, phòng bất trắc, còn dẫn đi ẩn nấp. Để ngu mỗ tới coi!

Năm Lực nhìn lại, nhận ra người đó là viên giáo đầu trong soái dinh Trần Tế Đường, lính tráng quen gọi là “Phàn giáo đầu”, thảy đều nể sợ. Lại nghe, người này nói tiếng ta khá sõi, Năm Lực không khỏi ngạc nhiên, người Tàu gầy đã cười khô giọng:

- Ông bạn Nam chớ ngại. Ngu mỗ từng sang Đông Dương mấy lần, cũng hay vào chỗ đánh nhau. Bọn lục lâm từng gọi “Đại vương Phàn” mà! Một tay súng nổ cự được trăm quân!

Miệng nói, tay múa tít cặp tiểu liên, lại vỗ vào hông ngựa:

- Còn cái này nữa! Ông bạn cứ yên lòng!

Năm Lực chẳng thấy vật chi, cũng vội bảo:

- Vậy cả hai cùng đi thám tốt hơn! Còn các chú cứ cùng cậu ba đợi đó.

Mấy người Tàu vội đưa chàng trai xuống ẩn vào lùm cây rậm.

Năm Lực, Phàn giáo đầu giục ngựa dọc sông Gầm, chạy ngược về phía súng nổ.

Hoả pháo cầu cứu vẫn liên tiếp bay lên trời. Đạn bay chát chúa, liên thanh thỉnh thoảng lại có tiếng nổ lớn vang động khắp miền.

Chừng nửa giờ sau, bỗng thấy Năm Lực cùng Phàn giáo đầu tế ngựa lại, vai áo rách bươm vì đạn xé.

- Công tử! Công tử đâu? Mau theo tôi lánh nạn! Nguy lắm rồi! Bọn giặc nào đánh gia trang, đông lắm sắp vỡ rồi!

Chàng trai tuấn tú nhảy ngựa ra, nắm lấy vai Năm Lực:

- Sao? Chú bảo sao? Bọn nào lại đến phá ấp trại? Bọn nào? Trời! Mau đưa tôi về!

Dứt lời giục ngựa toan phi, Năm Lực níu tay cương, sợ hãi:

- Cậu ba! Chớ liều mất mạng! Bọn nào không biết, nhưng – hình như nó cửa tử đánh vào! Hoả lực nó mạnh lắm, trong có non trăm tay súng, yếu lắm rồi! Cậu ba không quen trận mạc xông pha, chớ liều!

Chàng thư sinh giật cương, nhìn về phía súng nổ, khói lửa bỏng cháy ngạt, ánh rực vòm trời.

- Nó đốt trang – Cả nhà chắc về đó – Có việc gấp, phụ thân tôi mới gọi... Trời! Không khéo nguy mất! Cả nhà tôi... Sao gặp được bây giờ!

Buông lời, chàng thư sinh phóng thốc xuống đồi, chạy bay về phía gia trang. Bọn Năm Lực cả kinh vội phi theo bén gót.

Tiếng súng vẫn nổ dòn, dữ nhất phía cổng tiền. Ánh lửa rực trời, gia trang bốc cháy, quân giặc tay hồng đuốc tay súng, vừa phi ngang dọc vừa bắn, nhiều tên nhảy ào lên tường. Tiếng súng chống cự yếu dần, từ phía quân giặc, một toán quân giúp kẹp phò một lão râu thưa, mặt mày hung tợn, tay cầm lá cờ đen phất lia, hét:

- Nhào vào đánh cận chiến! Bây đâu! Kích tiền chặn hậu! Chớ để nó chạy thoát! 

Cờ hiệu bay tung, bọn Năm Lực phò chàng trai lao vào phía hậu trang, vừa tới hồi Bắc, thấy một đội quân giặc cầm hồng đuốc ào tới, vừa nhác thấy, Lực vùng kêu khẽ:

- Trời! Giặc Cờ Đen! Cờ Đen Pi-A-Uác!

Đẹt! Đẹt! Bọn Lực hạ được mấy tên, phóng bừa vào cổng hậu. Quân giặc ào rượt theo.

Đang cơn nguy cấp, bỗng từ phía Bắc kéo tới một cánh quân nam nữ kỵ binh lố nhố, cầm đầu là một thiếu phụ trẻ tuổi, đẹp lẳng tình đến siêu lòng người dưới bóng cờ hiệu màu xanh. Vừa tới, lập tức quân cờ xanh tẻ làm hai, nửa đánh cản quân đen, nửa kéo rốt vào cổng hậu. Nhờ thế bọn Năm Lực mới vượt vào trong được. Nhưng vào đến nơi chỉ còn vài bọn gia đinh, lính dõng cầm cự mạn tiền, đang lui dần. Bọn Lực chạy qua vườn hậu, vọt ra hoa viên bên hồi, thấy xác chết ngổn ngang ngay hòn giả sơn.

Một chàng trai mặc quần áo ka-ki nằm gục, tay còn cầm súng. Chàng tuổi trẻ tuấn tú nhảy xuống, lật mặt, kêu thống thiết:

- Trời! Anh Cả! Anh Thái Hùng!

Vừa kêu vừa sờ quanh, rất lạ là người bất hạnh cổ bị đứt gần lìa, vết cứa nham nhám lấm tấm như dính ngân nhũ, mấy xác gần đấy cũng vậy. Chỉ vài kẻ có vết đạn.

Bọn Lực vội vực Thái Hùng, giục chàng trai rời hoa viên. Mặt tiền lửa rực, lố nhố quân giặc.

Chàng trai dắt ngựa, chạy băng vào thềm, đạn réo trốc đầu. Gia trang đang nghẹt cháy. Nơi nhà chính, cảnh tượng đổ vỡ kinh hồn, xác chết rải rác, không còn một bóng sinh vật.

- Phụ thân! Mẫu thân! Trời! Cả nhà đâu rồi?

Chàng trai chạy vô mấy phòng vắng ngắt, vọt lên lầu. Máu chảy đẫm cầu thang.

Mấy xác gái hầu nằm vật, trong buồng, mẹ chàng nằm chết trên giường, cần cổ gần lìa, khuôn mặt đẹp lão còn in đậm nét thê lương khó tả, máu chảy vũng trên nệm trắng.

- Trời! Mẹ!

- Phụ thân! Trời ơi!

Chàng trai nhào tới, ôm lấy xác mẹ, từ 2 mép bà, bỗng ứa ra 2 giòng máu.

Quá xúc động, chàng trai vùi mặt vào mặt mẹ, bồng xác bà, chạy sang buồng bên. Lại cảnh gớm ghê! Em gái chàng Trâm Anh, nằm chết trên giường, thân thể loã lồ, xiêm y rách nhầu, vung vãi, khuôn mặt xinh đẹp còn khắc hằn nét kinh hoảng, hai mắt trợn trừng, thân dưới nhầy nhụa di tích bị hãm hiếp, nhũ hoa nát như chó gặm.

Tất cả vùng ôm mặt, Năm Lực lẹ tay giật vội màn “tuyn” phủ lên mình cô gái xấu số. Chàng trai thét như điên.

Súng nổ quân hô gần kề, phèn giáo dẫn quân ra, kêu giật:

- Rời khỏi đây mau! Giặc đã kéo vào!

Chàng trai gạt lệ, ôm xác mẹ, bọn Lực bồng xác Trâm Anh, chạy xuống dưới, gọi tìm vẫn không thấy ai nữa.

- Còn phụ thân tôi! Anh Hai Kiệt, Nhuỵ Kiều nữa!

Giặc Đen ùa vào sân trước bắn nhầu. Tù và rúc vang động. Bọn Năm Lực đành cấp tốc bỏ thể xác lên lưng ngựa, giục chàng trai bỏ chạy theo lối hậu. Cả bọn vừa dắt ngựa băng chếch qua khu sau nhà bỗng giật mình, thấy một bóng áo sa khăn xếp nghỉ trên ghế đá. Chạy lại coi thì ra chính viên tuần phủ Cao Bằng, chết trong thế ngồi chơi, cổ cũng gần lìa.

- Phụ thân!

Lòng đau gia biến, không kịp khóc, chàng con trai tuần phủ vội thờ xác cha, cùng đám người nhà thân tín, hấp tấp thoát ra ngả cổng trước, vừa vặn giặc Cờ Đen ập vào mặt cổng tiền, nàng nữ tặc lẳng tình kéo nữ binh vào ngả cổng hậu.

Nguồn: truyen8.mobi/t97187-nu-tuong-mien-son-cuoc-chuong-2.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận