Ngôn Tình Đắng Chương 5

Chương 5
Mơ mộng

Mới rồi đọc báo, tôi thật sự hoang mang. Rốt cuộc, tôi nên tin vào “chân lý” nào đây? Bài báo viết về một nghiên cứu khoa học nói rằng: Người hay mơ mộng thường sử dụng niềm tin ảo tưởng của mình để giải thích cho những gì họ thấy. Sau khi chỉ ra những thí nghiệm để chứng minh cho luận đề trên. Cuối cùng, bài báo kết luận: Nhà khoa học Corlett đã nói: "Nghiên cứu đã đưa ra một lời giải thích về mối quan hệ giữa niềm tin, nhận thức và lý do tại sao những người mắc bệnh ảo tưởng lại gặp thất bại".

Tôi vẫn chưa rõ lắm, khái niệm “mơ mộng đến mức ảo tưởng” là như thế nào? Có phải hầu hết những người mơ mộng sẽ rơi vào trạng thái ảo tưởng?Và nếu đúng như vậy thì đa số những người hay mơ mộng sẽ thất bại trong cuộc sống. Vậy còn quan điểm cho rằng: Không ai đánh thuế ước mơ, hãy cứ mơ đi nếu bạn muốn thành công.Thành công chỉ đến với những ai có ước mơ, và dám biến ước mơ đó trở thành hiện thực. Hay những “người điên” như Steve Jobs lại muốn thay đổi cả thế giới. Điều gì nếu như Steve Jobs thất bại? Hẳn là ông sẽ bị dán một cái mác không mấy tốt đẹp. “Điên loạn và ảo tưởng”. Nhưng đáng mừng, ông đã thành công; và câu nói nổi tiếng của Einstein: “Logic đưa bạn từ điểm A tới điểm B, còn trí tưởng tượng đưa bạn đến mọi nơi.” Lại là chân lý soi sáng cho những ai tin vào giá trị tuyệt vời của những cái đầu thích mơ mộng; mà người đời chê là: “Sống ảo”.

Vậy chân lý được đo bằng công cụ gì? Bằng trải nghiệm của chính bản thân người đó. Khi hiện thực chứng minh cho những quan điểm triết học từng là giáo điều không có đủ cơ sở thuyết phục. Đó phải chăng chúng ta đang lắng nghe chính con tim và khối óc của mình. Những gì tai nghe mắt thấy và chính bản thân ta kiểm chứng. “Hãy tự đốt đuốc soi đường cho mình.”

- Thưa cô, em vẫn còn thắc mắc về giá trị tương đối của khái niệm “sống ảo”. – Nguyễn Thi đứng lên phát biểu.

Cô Phương Anh không còn lạ gì cậu học sinh “cá biệt” của mình nữa. Nguyễn Thi là học sinh cứng đầu, cứng cổ và “lắm chuyện” nhất mà cô từng gặp. Cô vẫn làm như không có chuyện gì khó chịu, trả lời Nguyễn Thi:

- Em còn thắc mắc gì nữa, cô đã giải thích rất rõ rồi. Sống mơ mộng trên mây trên mưa, lúc nào cũng sách sách vở vở, và hay hỏi những câu vớ vẩn...

- Nếu vậy Einstein cũng là người “sống ảo” ạ? – Nguyễn Thi đưa ra câu hỏi gián tiếp bác bỏ quan điểm của cô Phương Anh.

- Cô có nói Einstein “sống ảo” bao giờ đâu. Cô chỉ nói... – Cô Phương Anh đột nhiên chuyển cuộc tranh luận sang hướng khác, - Nhưng em có biết là mình rất thiếu lễ phép hay không? Cô đã nói bao nhiêu lần rồi, học sinh muốn phát biểu phải dơ tay trước; cô chỉ ai thì người đó mới được hỏi. Em tự cho phép mình cái quyền thích hỏi giờ nào là hỏi hay sao? Cô cũng nói cho em biết để mà lần sau thôi cái thói tỏ ra mình là bác học thiên tài đi. Em nên nhớ mình đang sống ở Việt Nam, cần phải tuân thủ “những phép tắc” cơ bản. Em hiểu chứ?

Nguyễn Thi cười hồn hậu. Đáp:

- Em xin lỗi vì đã làm cho cô không vui. Chỉ là... chỉ là em không thực sự hài lòng về cách giải thích của cô. Trong kinh Phật có nói: Đời là mộng ảo; tiền bạc, hư danh là thứ phù phiếm. Cô lại dạy chúng em phải sống logic, thực tế. Lấy danh lợi làm mục đích sống. Em thấy trong trường này, không ai dạy những điều hay lẽ phải cả. Toàn dạy những thứ thực dụng trơ trẽn. Em thấy câu nói của Einstein rất hay: “Tôi luôn thắc mắc một điều, không biết tôi điên hay mọi người điên.” Em cũng mượn câu nói của Einstein để nói với những ai tự nhận mình “sống thực” rằng: Họ đã bị vô minh che mắt, mình đang “sống ảo” hơn ai mà còn tự hào, lớn tiếng nói người này, người nọ...

- Im ngay! – Cô Phương Anh quát lớn, ngắt lời Nguyễn Thi, - Thái độ của em... cô... cô sẽ báo lại với ban giám hiệu nhà trường. Mới chừng tuổi đầu mà lên mặt thấy ớn, còn ám chỉ này nọ... lời lẽ ngang như cua. Đi ra khỏi lớp! Kể từ ngày hôm nay, “tôi” cấm “cậu” bước vào giờ học của tôi. Chừng nào có giấy của thầy hiệu trưởng, và chính phụ huynh lên gặp tôi xin phép, thì tôi mới cho cậu vào lớp. Còn bây giờ biến ngay cho khuất mắt tôi. Nhanh! – Cô Phương Anh mặt hầm hầm, hai hàm răng nghiến chặt.

Cả lớp im phăng phắt. Giờ học của cô Phương Anh vốn dĩ đã im ắng, nay lại lặng như tờ. Cô phóng ánh mắt về phía cuối lớp học. Ánh mắt cô xoáy sâu vào Ngọc Thảo, đang cặm cụi với thứ gì đó để dưới học bàn. Cô Phương Anh đứng nhìn chằm chằm Thảo, mà Thảo vẫn không hề hay biết gì. Cả lớp lạnh tái người, mọi ánh mắt đồng loạt hướng về dãy bàn cuối lớp học. Cô bạn ngồi bên cạnh Thảo, nét mặt lộ rõ vẻ sợ sệt, đá nhẹ vào cẳng chân Thảo. Được bạn mình báo hiệu cho, nhưng Thảo vẫn tập trung vào việc riêng, hồn vía như đang ở trên mây.

- Ngọc Thảo! Đứng lên! – Cô Phương Anh nạt lớn.

Thảo giật mình, xém nữa ngã người ra sau. Cả lớp trông thấy không nhịn được, cười ầm ĩ. Cô Phương Anh bực mình quát:

- Im lặng! Có nghe không hả? – Mặt cô bầm tím lại ghê rợn.

Cả lớp như con cún con đang sung sướng vì được một khúc xương ngon, định vào chén thì bị “bà yêu tinh” quất cho một gậy thừa sống thiếu chết. Con cún “ăng ẳng” rồi nín hẳn.

Thảo bây giờ mới nhận ra mức độ nguy hiểm, đáng sợ mà cô sắp phải đối diện. Cô đứng lên, không nói được lời nào. Khuôn mặt nhợt nhạt, hồ hôi lấm tấm trên vầng trán.

- Lôi thứ dưới học bàn ra! – Cô Phương Anh nói giọng lạnh lùng. Sau đó, tiến lại chỗ của Thảo.

Thảo lấy từ học bàn ra một quyển truyện. Cô Phương Anh cầm lên xem tựa đề quyển truyện, rồi đọc lẩm nhẩm trong miệng:

- “Cuốn Theo Chiều Gió”, hừm… khá lắm! Đang giờ học mà lại làm việc riêng. Còn đọc những thứ truyện tình cảm ủy mị. Lại có thêm một kẻ gia nhập “hội sống ảo” đây mà. – Cô Phương Anh khuôn mặt xấu tính lộ rõ, bất thình lình cầm quyển truyện lên vày vò, xé nát trước ánh mắt: “bất bình nhưng không dám nói ra” của những cô, cậu học sinh.

Xé xong quyển truyện: “Cuốn theo chiều gió” một tác phẩm kinh điển của nhân loại. Cô Phương Anh tàn nhẫn nói:

- Hãy biến ra khỏi lớp! Nhập hội với thằng kia luôn đi. Hôm nay không biết ăn phải gì mà xúi quẩy như vậy. Còn đứng đó.... đi mau!

- Dạ! – Thảo cúi đầu, lủi thủi ra khỏi lớp học.

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t127189-ngon-tinh-dang-chuong-5.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận