Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 322 : Cấm quân Đại Tống (1)


Chương 322: Cấm quân Đại Tống (1)

- Thơm quá đi mất…
Lúc này một thanh âm vang dội vang lên ở cửa lớn. Mọi người quay lại nhìn thì thấy một hòa thương mập mạp, quần áo tả tơi nhưng sắc mặt hồng hào, ánh mắt trong trẻo, khí độ bất phàm…Được rồi, chắc chỉ có Tô Thức thấy thế thôi. Những người còn lại chỉ thấy một tên hòa thượng béo cực kì hèn mọn.

- Đi mau đi.
Huệ Minh hiển nhiên biết tên hòa thượng này:
- Hôm nay không buôn bán gì với ngươi cả, đem tiền cơm trả cho ta trước đi rồi tính!

- A di đà phật..
Hòa thượng mập mạp chắp tay chữ thập nói:
- Người xuất gia không thể treo chữ lợi bên miệng, nói đến tiền sẽ tổn hại tình cảm, đúng không…
Nửa câu đầu rất đứng đắn, nửa câu sau như muốn ăn đòn.



Huệ Minh không hòa nhã gì với gã cho cam, mắng:
- Ai có tình cảm với cái loại tặc hòa thượng ngủ chùa khác như ngươi.

- Ê…
Tô Thức cười nói:
- Người tới là khách. Nếu vị đại sư này đã theo chúng ta đến đây tức là khách của chúng ta. Đại hòa thượng, cứ cắt thêm một phần đi.

- Cậu cho rằng chút thịt này đủ bán sao?
Huệ Minh làu bàu nhưng vẫn bưng lên một phần. rõ ràng là do não nể tình Tô Thức nhưng không bỏ được giữ thể diện.

- Đại sư xưng hô thế nào? Ở chùa làm gì?
Tô Thức trời sinh có ấn tượng tốt với người xuất gia, cười tủm tỉm hỏi hòa thượng mập.

- Ai Di Đà Phật, bần tăng pháp danh Phật Ấn, người của Vân Thủy tăng.
Hòa thượng mập cười: xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
- Hiện giờ là người ngủ lại chùa Tướng Quốc trông vườn rau.

Trần Khác đang mải mê nói chuyện với Tiểu Muội không màng việc bên ngoài bỗng đột ngột ngẩng đầu, nhìn chằm chằm vào hai mắt của tên hòa thượng. Lúc đầu hắn tưởng là Lỗ Trí Thâm tới, sau mới nhận ra kia là hòa thượng nổi danh ti tiện trong lịch sử…

- Sao vậy?
Hòa thượng mập Phật Ấn căng thẳng, thầm nghĩ chẳng lẽ gặp phải khổ chủ bị mình lừa lần trước?

- Không có gì…
Trần Khác cười nói:
- Chỉ đột nhiên phát hiện đại hòa thượng cốt cách thanh kỳ, tướng mạo đường hoàng, chắc hẳn là cao tăng đắc đạo.

Hắn chỉ mới nịnh hai câu, hai ngờ cái tên hòa thượng kia tưởng thật, nhắm mắt chắp tay:
- Ai Di Đà Phật, thí chủ thật tinh tường.

- Phụt…
Tô Triệt suýt phun ra một ngụm.

Tô Thức càng thấy thú vị, cười nói:
- Hòa thượng nhanh ăn cho nóng.

- Đa tạ.
Phật Ấn không khách sáo, múa đũa như bay. Chỉ trong nháy mắt mâm thịt heo hun khói đã nuốt đầy bụng. Cuối cùng thỏa mãn:
- Hôm nay xem như rất đáng.

Tô Thức rót cho gã một chén rượu, hòa thượng uống sạch, sau đó dùng tay áo lau miệng nói:
- Thí chủ mời ta ăn thịt, hòa thượng sẽ xem tướng cho ngài. Chúng ta giao dịch công bình, không ai thiệt thòi.

Tô Thức cười nói:
- Ngài còn biết xem tướng?

- Kiếp trước, kiếp này và tương lai.
Phật Ấn mấp máy môi:
- Không thoát được hai mắt của hòa thượng này.

- Vậy ngài cứ xem thoải mái.
Tô Thức ngồi thẳng.

Phật Ấn ngưng mắt nhìn mặt Tô Thức một hồi lâu mới chậm rãi nói:
- Thí chủ có đôi mắt của học sĩ.

Tô Thức cười:
- Những lời này chỉ giá trị nửa lạng thịt heo.

Ai ngờ Phật Ấn nhìn đầu Tô Thức lại lắc đầu liên tiếp:
- Chỉ tiếc đầu lại của quân sĩ.

Tất cả mọi người biến sắc, Trần Khác trừng to mắt.

- Ha ha ha, một đôi mắt học sĩ xứng với đầu của quân nhân. Tuyệt vời tuyệt vời.
Tô Thức lại vui mừng nói:
- Đại hòa thượng, câu sau này là thiên cơ phật dạy chăng? Dạy ta kiếm được!

- Tính cách của thí chủ có thể vui sướng trong cả đời bể khổ.
Phật Ấn cười rộ lên.

- Xin hỏi đại sư, làm thể nào có thể sửa mệnh cho phu quân ta?
Vương Phất không nhịn được nói.

- Đây không phải việc của phật gia ta.
Phật Ấn lắc đầu:
- Cô nên đi hỏi đám đạo sĩ.

- Có ta ở đây, mệnh của y sẽ sửa lại được!
Trần Khác lên tiếng.

- Ngươi…
Phật Ấn ngẩng đầu nhìn hắn, đầu tiên ngơ ngẩn, sau lộ vẻ mặt giật mình:
- Thì ra là vậy.



- Chẳng trách cái gì vậy?
Mọi người hỏi.

- Ngươi là người chuyên đi cải mệnh.
Phật Ấn nhìn chằm chằm Trần Khác, hạ giọng nói.

Trần Khác giật mình. Hòa thượng này lại thật có chút đạo hạnh, không phải chỉ là một lão tặc ăn không ngồi rồi. Xa không nói, nhìn ngay Bát Nương. Nếu không phải mình nhúng tay vào thì tám năm trước nàng đã ngọc nát hương tan rồi. Còn có Địch Thanh quân thần của nước Đại Lý vì sự can thiệp của mình mà vận mệnh thay đổi.

- Đáng tiếc ngươi lại không thay đổi được mệnh của mình…
Phật Ấn lại đổi giọng buồn bã nói:
- Thầy thuốc không thể tự chữa cho mình.

- Mệnh của huynh ấy sẽ thế nào?
Tiểu Muội vội hỏi.

- Đã thanh toán xong tiền ăn rồi.
Phật Ấn cười, không nói lời nào.

- Thêm suất nữa.
Tiểu Muội nói.

- Sức ăn có hạn.
Phật Ấn lắc đầu.

- Tôi cho ngài bạc.
Trần Thầm nói.

- Ta bình sinh hận nhất là vật chắn đường.
Phật Ấn vẫn lắc đầu. Mọi người còn muốn truy hỏi thì gã lại xoay người xướng một bài thơ rồi rời đi.

- Triều thần đãi lậu ngũ canh hàn
Thiết giáp tương quân dạ độ quan
Sơn tự nhật cao tăng vị khởi
Toán lai danh lợi bất như nhàn

Dịch nghĩa:

Triều thần rét mướt canh năm chờ chầu
Tướng quân giáp sắt đêm hàn vượt quan
Cao tăng trong núi chưa sáng đã thức
Tính ra danh lợi không bằng nhàn thân

- Quả là một hòa thượng mập nhìn thấu tình đời…
Nhìn bóng dáng phiêu dật của gã, Tô Thức ngẩn người, lẩm bẩm:
- Hay cho câu“Tính ra danh lợi không bằng nhàn thân”, …

- Đáng tiếc danh lợi khó quên.
Trần Khác cười gọi, định thần y lại:
- Đừng nghe lão nói hươu nói vượn, theo ta thấy tên hòa thượng này có mục đích không đơn giản.

- Ồ, sao lại nói vậy?
Mọi người đều giật mình, chỉ có Tiểu Muội và Vương Phất làm như không quan tâm.

- Lão nói dở một nửa rõ ràng là để ta hôm khác tìm lão.
Trần Khác cười nói:
- Trên đời làm gì nhiều cao nhân tuyệt thế như vậy? Hầu hết là lừa đảo thôi.
Dừng một chút lại nói:
- Mấy người có tin ta chỉ cần kiên trì chắc chắn sẽ có thể gặp lại lão.

Trần Khác vừa nói khiến không khí quái lạ do hòa thượng Phật Ấn mang đến cho mọi người tiêu tan thành mây khói… Nếm xong thịt heo nướng, tất cả lại đi dạo một vòng chùa Tướng Quốc, mua ít sách, đồ cổ, mấy thứ đồ ăn vặt. Khi sắp đến giờ Tô Tuân về thì vội vã quay lại Tô gia.

- Không biết ông ấy cả ngày bận cái gì?
Tô Thức nhỏ giọng hỏi Trần Khác.

- Âu, phú, hàn.
Trần Khác cười khổ, trong đầu hiện lên hình ảnh lão nhân khiếu cáo..



- Ôi…
Tô Thức không nói lời nào, đến cửa nhà hỏi Trần Khác vào trong ngồi lại không.

Trần Khác lắc đầu:
- Không đi. Ta còn có chuyện.
Xong hẹn với Tiểu Muội hôm nào đi chợ đêm với nàng, cuối cùng về nhà cùng Nhị Lang.

Trở về nhà của mình, đám Uy nữ thay quần áo giúp hắn rồi hầu hạ hắn vào phòng tắm. Sau khi đi ra Đỗ Thanh Sương đã ngồi ở đó, ngâm sẵn một ấm nước trà thơm.

Trần Khác cũng chẳng ngồi ghế, nằm trên đất gối đầu lên đùi Đỗ Thanh Sương.

Đỗ Thanh Sương chải đầu cho hắn, miệng ngâm nga mấy câu hát:

- Bảo kế tùng tùng vãn tựu,
Duyên hoa đạm đạm trang thành.
Hồng yên thuý vụ trạo khinh doanh,
Phi nhứ du ty vô định.
Tương kiến tranh như bất kiến,
Hữu tình hoàn tự vô tình.
Sinh ca tán hậu tửu vi tỉnh,
Thâm viện nguyệt minh nhân tĩnh.

Dịch:

Búi tóc buông lơi mới kết,
Phấn thơm man mác tân trang.
Khói hồng sương biếc nhẹ chèo loang,
Tơ liễu bay đi vô định.

Gặp gỡ thà rằng chẳng gặp,
Đa tình rồi cũng vô tình.
Người say tỉnh rượu bặt ca sênh,
Viện thẳm bên trăng u tịch.

- Tác phẩm của Tư Mã Quân Thực?
Trần Khác nhấp một ngụm trà thơm hỏi.

- Ừm.
Đỗ Thanh Sương gật đầu nói:
- Nghe nói Tư Mã tiên sinh là một phu tử khá bảo thủ nhưng dưới ngòi bút của ông thì điệu từ ngắn lại tuyệt đẹp vô cùng.



- Gặp gỡ thà rằng chẳng gặp, đa tình rồi cũng vô tình…
Trần Khác than nhẹ một tiếng, xoay người ôm eo nhỏ của nàng, lẩm bẩm:
- Đa tình mà tựa vô tình… Thanh Sương, nàng trách ta ư.

- Quan nhân sao lại nghĩ vậy.
Đỗ Thanh Sương cười nói:
- Chỉ ca một khúc từ thôi mà, đâu có ý sâu xa gì.

- Vậy là ta có tật giật mình rồi.
Trần Khác ngửa mặt nhìn chiếc cổ trắng non của nàng:
- Hai ngày này không có chuyện gì chứ?

- Quan nhân cứ đi ra ngoài là lại mấy tháng không gặp người.
Bởi vì không cần đi ra khỏi nhà nên Đỗ Thanh Sương chỉ buộc vài bó tóc nhỏ cho Trần Khác, sau đó quấn hết lên đỉnh đầu rồi buộc lại bằng dây lụa, xuyên trâm ngọc vào:
- Thiếp thân cũng đành ở vậy mà thôi.

- Không giống vậy.
Trần Khác nói khẽ:
- Ta ra ngoài cùng Tiểu Muội, trong lòng nàng hẳn không dễ chịu.

- Nói bừa.
Đỗ Thanh Sương mắt hồng lên, lại cười như không có chuyện gì:
- Ta chỉ là người thiếp thất, sao lại ghen với chính thất tương lai. Quan nhân có rảnh vẫn nên chú ý nhiều tới mở chủ Liễu gia.

- Sư tử cái thì dễ nói, nàng rộng lượng nên cảm thấy như mắc nợ vớiTiểu Muội vậy, không cho ta qua chỗ nàng mấy ngày này.
Trần Khác cười nói:
- Nhưng thật ra Tiểu Sương Nhi, em cứ tủi thân thế này bảo sao ta không đành lòng.

- Quan nhân có lòng như vậy..
Trái tim Đỗ Thanh Sương như được ngâm trong nước ấm, bạo gan cúi người hôn lên trán của Trần Khác, u uất nói:
- Thanh Sương chết vì chàng cũng đáng.

- Nói bậy, nàng phải sống cho tốt.
Trần Khác hít thật sâu mùi thơm cơ thể nàng:
- Chúng ta sẽ hạnh phúc tới già.

- Dạ.
Đỗ Thanh Sương hạnh phúc gật đầu. Thật ra nàng không kỳ vọng gì nhiều, chỉ cần trong lòng Trần Khác có nàng, ngẫu nhiên nói chuyện với nàng là đã đủ hài lòng.

- Đúng rồi.
Hai người vuốt ve một lúc, Trần Khác liền nghĩ tới một chuyện:
- Chu Định Khôn nói nhà hát kịch đã trùng tu xong rồi, mấy người Tiểu Đỗ muốn để nàng đặt tên.

Chương 322: Cấm quân Đại Tống (2)


Trần Khác đã từng hứa xây cho đoàn ca múa của nàng một nhà hát kịch. Dù là vương công quý tộc trong kinh thành cũng tốt, hay phú thương cũng vậy, muốn xem kịch phải mua vé đến nhà hát xem, sẽ không có chuyện tới nhà nàng diễn nữa, nuôi dưỡng nhiều tật xấu!

Đỗ Thanh Sương cực kì quan tâm với điều này. Đây là sân khấu của riêng mình, tức là muốn diễn cái gì mình cũng có thể tự quyết định. Tiền thu vào cũng bảo đảm, mà địa vị của đoàn ca kịch cũng được tăng lên. Trong lúc gần nửa năm Trần Khác không ở kinh thành thì nàng thường đi đến xem nhà hát kịch. Tất cả thiết kế và trang trí của nhà kịch đều ẩn chứa tâm huyết của nàng.

- Hay quan nhân tới đặt tên đi.
Đỗ Thanh Sương lắc đầu:
- Thiếp thân không biết đặt thế nào.

Trần Khác cười nói:
- Ta mà đặt tên thì sẽ đặt là Viện ca kịch Đỗ Thanh Sương.

- Quan nhân lại không đứng đắn rồi.
Đỗ Thanh Sương che miệng cười.

- Đây không phải là không đứng đắn.
Trần Khác nói:
- Nàng xem trên đường đầy rẫy mấy cái như quán sữa Bà Tử, cửa hàng trang sức Tào gia, nhà thuốc Sơn Thủy Lý gia, chẳng phải đều dùng tên để đặt đấy sao?

- Thanh Sương không gánh nổi.
Đỗ Thanh Sương cực kì vui sướng nhưng vẫn lắc đầu quầy quậy:
- Gọi là Viện ca kịch Trần trạng nguyên hay hơn.

- Không được, ta cũng không biết hát.
Trần Khác ngồi xuống nói:
- Nàng là Ca Tiên nổi danh, hoàn toàn có thể đặt được.
Nói xong xoa xoa tay:
- Quyết vậy đi. Không biết vi phu có vinh hạnh được đề từ cho nương tử hay không?

- Thôi mà …
Đỗ Thanh Sương mặt đỏ ửng, rõ ràng rất muốn nhưng vẫn lắc đầu:
- Người khác cười đấy…

- Sao vậy, chê chữ ta xấu hả?
Trần Khác cười thầm:
- Dễ thôi mà. Nàng muốn chữ của Túy Ông, Thái Quân hay Tô Tử Chiêm thậm chí kể cả bạch phi của Quan Gia ta cũng lấy được cho nàng.

- Đương nhiên thiếp chỉ cần chữ của quan nhân thôi, ai khác cũng không cần.
Đỗ Thanh Sương nói khẽ:
- Nhưng cái tên thì cần suy nghĩ lại.

- Không có gì phải đắn đo, cứ thế đi!
Trần Khác quyết đoán đề nghị:
- Viện ca múa Đỗ Thanh Sương không chỉ biểu diễn ca vũ của Đại Tống mà còn có cả Ả rập, Thiên Trúc, Triều Tiên, Nhật Bản,… Tất cả ca vũ khắp thiên hạ ta đều đưa cho nàng. Chỉ cần có thể được Đỗ tổng giám nhìn thuận mắt chúng ta liền diễn, để toàn bộ dân chúng Biện Kinh được mở mang tầm mắt.

- ...
Đỗ Thanh Sương nghe hắn nói đến mê mẩn:
- Nói được vậy thì cuộc đời này sống không uổng rồi.

Hai người đang tâm sự thì Uy nữ A Nhu tiến vào bẩm báo:
- Chủ nhân, tiểu vương gia tới.

- Mời y đến thư phòng.
Trần Khác gật đầu, xoa nhẹ khuôn mặt nhỏ nhắn của Đỗ Thanh Sương:
- Ta đi một lát rồi về.

- Quan nhân cứ tập trung vào công việc đi.
Đỗ Thanh Sương nhu tình như nước nói….


- Hôm nay thuận lợi không?
Trần Khác thấy Triệu Tông Tích nồng nặc mùi rượu nên sai người pha cho y một bình trà đặc.

Triệu Tông Tích lảo đảo lắc cái đầu nói:
- Hôm nay chưa làm được gì đã bị đám quân soái kéo đi uống rượu, sau quá chén ta thành thế này đây.
Nói xong vén tay áo lấy ra một chồng tiền giấy:
- Còn có cái này nữa.

Trần Khác cầm lên xem, hóa ra là phiếu công trái Đại Lý của tiền hiệu Biện Kinh phát hành, giá trị một trăm ngàn quan… Hiện giờ cái thứ này giá trị hơn nhiều so với tiền mặt.
- Thật sự phải đổ máu nhiều nhỉ.

- Ngày mai phải hạ doanh trại rồi.
Triệu Tông Tích ngửa đầu nốc cạn một chén trà, quệt ngang miệng nói:
- Huynh nói xem làm sao giờ.



- Cứ cầm đống tiền này đã.
Trần Khác nói:
- Vẫn là câu nói đó, yên lặng theo dõi kỳ biến. Trước cứ lẳng lặng mà nhìn, đừng vội hành động.

Dừng một lát rồi nói:
- Đúng rồi, hôm nay thấy Tư Mã Quân thật sao?
Trần Khác bảo Triệu Tông Tích đề xuất Tư Mã Quang làm trợ thủ cho Phú tướng công. Lúc này đúng là khoảng thời gian khó khăn nhất của Tư Mã Quang, bại ở Khuất Dã Hà, cái chết của Bàng Tịch đều là gánh nặng trầm trọng trên vai y. Về kinh hai năm vẫn bị triều đình để đó không dùng, rất nhiều người đều cho rằng y đời này cứ vậy là đã xong.

Đó là lí do Triệu Tông Tích muốn dùng.

- Gặp được.
Triệu Tông Tích nói:
- Y đúng giờ chờ ở nha môn…
Dừng một lát rồi nói:
- Nhưng mà y làm được ư? Hôm nay từ đầu tới đuôi đều thậm thụt chẳng nói mấy lời. Người ta mời rượu cũng chẳng uống, dường như giống người không biết đạo lý vậy.
Ngụ ý nhìn qua giống hệt cha vợ của huynh đó…

- Tư Mã Quang không hiểu đạo lý?
Trần Khác cất tiếng cười to:
- Đây là một hiểu lầm lớn nhất thiên hạ.

- Ồ…
Triệu Tông Tích hỏi:
- Vậy y là người như thế nào?

- Kẻ thông minh.
Trần Khác suy nghĩ một chút rồi đưa ra định nghĩa:
- Kẻ thông minh nhất Đại Tống, kết tinh trí tuệ của Hoa Hạ.

- Đánh giá cao vậy ư?
Triệu Tông Tích trợn to mắt:
- Rốt cục y tài giỏi chỗ nào?

- Trí tuệ.
Trần Khác nói:
- Trí tuệ của y có thể giúp chúng ta quét sạch sương mù, tránh được tất cả âm mưu tính kế.

- Lợi hại vậy sao?
Triệu Tông Tích kích động nói.

- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu:
- Có được sự ủng hộ của y hay không chính là điểm mấu chốt cho sự thành bại trong đại nghiệp của huynh.
Nói xong khẽ cau mày:
- Thôi được rồi, mai ta sẽ đi với huynh, hết việc giải trừ quân bị lại đến việc Tư mã Quân Thực…

Hai trăm bốn mươi nghìn cấm quân thành Biện Kinh, lấy chỉ huy làm đơn vị, phân ra đóng trong bốn trăm doanh trại trong và ngoài thành. Gần như mỗi con phố đều có doanh trại quân đội.

Khác với doanh trại quân đội trong ấn tượng của người đời sau, ở Đại Tống cả gia đình quân nhân đều ở trong doanh trại. Bởi vì ở triều đại này, tham gia quân ngũ là chuyện cả đời. Chỉ cần làm binh là đời này khỏi phải nghĩ đến chuyện làm cái khác. Cho nên mỗi người đều có gia đình sống trực tiếp tại quân doanh.

Quân doanh trong triều đại này vốn là một cái viện đại gia đình, gà bay chó sủa, đứa nhỏ đi tiểu, chẳng thể nào điểm danh số người bên trong.

Bởi vậy khi mà điểm danh quân tốt thì tất cả đều kéo đến giáo trường để tiến hành điểm danh.

Giờ phút này Triệu Tống Tích cùng Trần Khác và Tư Mã Quang đã đến bên ngoài giáo trường của quân Tả Tuyên Vũ Thượng Quân. Bên trong giáo trường tường cao hàng rào dày, cách biệt với thế giới bên ngoài.

- Huynh từng đến đó chưa?
Triệu Tông Tích thúc ngựa hỏi Trần Khác đang đi bên cạnh.

- Chưa.
Trần Khác mặc một bộ áo bào liền thân, cười nói:
- Ta chỉ từng đi đại doanh hành quân tác chiến.

- Ta cũng chưa từng đi.
Triệu Tông Tích quay đầu, nhìn Tư Mã Quang mặc một bộ quan phục màu xanh, hỏi:
- Còn Tư Mã tiên sinh thì sao?

- Hạ quan cũng chưa từng tới.
Dáng người Tư Mã Quang gầy yếu, vóc dáng không cao, ngũ quan đoan chính, ánh mắt sâu xa, khiến người khác vừa nhìn vào liền có cảm giác đặc biệt tin cậy.

- Thành Biện Kinh này nhiều quân doanh như vậy mà ba chúng ta lại chưa bao giờ đặt chân tới giáo trường.
Triệu Tông Tích như độc thoại:
- Có thể thấy được quân đội và bên ngoài là hai cái thế giới.

Tư Mã Quang chỉ gật đầu không đáp lời khiến Triệu Tông Tích hơi xấu hổ.

Ngay tại lúc đó cửa giáo trường mở, chợt nghe một tiếng pháo vang. Cửa doanh mở rộng, hai nhóm quân sĩ quần áo tinh tươm, băng cột tua đỏ, đầu đội mũ Phạm Dương, đi đều chỉnh tề bước ra, xếp thành hai hàng hai bên doanh trại.

Hơn mười người tướng lĩnh mặc giáp mang nón trụ mặt tươi cười từ quân doanh ra đón.

Mấy người Triệu Tông Tích cũng xuống ngựa chào đám quan quân cấp cao. Cho dù Đại Tống triều trọng văn khinh võ nhưng cũng phải tùy theo trường hợp. Võ quan cầm đầu kia là Tư lệnh phó Đô chỉ huy sứ Quân bộ Thị vệ quân Vương Khải, cháu của Tống Sơ Bình Thục đại tướng Vương Toàn Bân- một lão tướng quân đã bảy mươi tuổi. Nếu trong quân doanh mà gặp được có lẽ Triệu Tông Tích phải gọi một tiếng “Vương gia gia”.

Sau khi hai bên chào nhau thì Vương Khải thân thiết l kéo cánh tay Triệu Tông Tích hỏi thăm sức khỏe.

Vừa nói hai người vừa đi vào trong, một đám người lục đục theo sau vào trong giáo trường.

Trần Khác nhân cơ hội xem xét xung quanh, thấy nơi này cực kì nghiêm chỉnh. Đông tây nam bắc bốn hướng đều là tường cao rào chắc, có tháp cao để nhìn xa. Trên tường cách một đoạn lại treo một chiếc đèn lồng, dưới đèn có quân sĩ đeo đao cầm thương đứng canh như tượng. Trong quảng trường thao diễn luyện quân có đến mấy ngàn tên lính, cờ bay phấp phới, trống trận liên tiếp. Các nhóm binh lính quần áo như mới đang không ngừng thay đổi thế trận, nhìn qua như bướm lượn nhành hoa, vui mắt vô cùng.

Vương Khải mời Triệu Tông Tích vào phòng nghị sự ở phía bắc giáo trường để nghỉ chân. Đi vào liền thấy hoa tươi rực rỡ, trên bàn đầy hoa quả và điểm tâm tinh xảo. Mỗi cái ghế còn có nệm dựa, lộ vẻ hình thức.

Sau khi khách sáo vài câu Triệu Tông Tích ngồi xuống, nhìn đám người xung quanh nói:
- Hôm qua phần lớn mọi người đều đã nghe tuyên chỉ trong nha môn Bộ quân ti rồi đúng không?

- Đã nghe.
Các tướng đồng thanh.

- Vậy không nói nhiều lời, lần này bản thân ta phụng chỉ thanh tra quân số.
Triệu Tông Tích chân thành nói:
- Trước đó nha môn thẩm tra phát hiện việc quản lý quân tịch của binh lính cực kì tệ hại, binh cũ rời đi mà tên vẫn còn, đến nỗi giờ số lượng binh lính không thể kiểm kê được nữa.
Dừng một cái lại nói:
- Cho nên giờ chỉ có thể áp dụng phát lương theo danh sách, thanh tra theo đầu người.

Các tướng ngồi nghiêm chỉnh, Vương Khải ngượng ngùng giải thích:
- Trong Tam nha đều là binh lính, không thể làm việc cẩn thận được như các quan văn.

Chương 322: Cấm quân Đại Tống (3)







Chương 322: Cấm quân Đại Tống (4)

Người hầu giúp hai người họ thay ra bộ áo ngoài dính đầy hơi rượu, sau dâng lên trà đặc.

Vương Khải bưng lên súc miệng, nói với Triệu Tông Tích:
- Ba trăm mười hai người này, dù là nguyên nhân gì thì cứ tính vào.
Nói xong cười nói:
- Một quân liền cắt phăng bốn trăm bốn mươi hai đầu người, coi như là mở đầu suôn sẻ.

- Ừm.
Triệu Tông Tích gật đầu:
- Đúng là không ít.

- Quyết định thế nhé?
Vương Khải cười nói.

- Quyết định vậy.
Triệu Tông Tích gật đầu.

- Cậu xem những lần thanh tra sau có phải cũng chiếu lệ này mà làm không?
Vương Khải cười nói:
- Cũng nên cho cậu chút thể diện mới được.

- Đa tạ bộ soái chiếu cố.
Triệu Tông Tích chắp tay nói.

- Ha ha ha.
Vương Khải cười nói:
- Ta cùng Bát vương gia chơi với nhau từ hồi tóc để chỏm, sao ta lại không giúp đỡ hậu duệ của lão chứ?
Nói xong thở dài:
- Ài. Ta đây chắc sẽ chịu cả đống oán hận dồn tới.

- Ta sẽ nhớ ân tình của ngài.
Triệu Tông Tích nói:
- Nếu phiền phức quá thì coi như thôi cũng được.

- Không vấn đề gì. Lão phu sang năm sẽ xuống rồi, để đám nhóc kia mắng vài câu cũng không hề gì.
Vương Khải cười to. Vốn hôm nay định thanh tra hai quân nhưng thời gian uống rượu quá lâu. Lúc rời khỏi giáo trường của Tuyên Võ Thượng Quân thì bóng hoàng hôn đã phủ dài trên nền đất.

- Xem ra hôm nay chỉ có thể đến đây thôi.
Mặt Triệu Tông Tích đỏ lên:
- Đi nói lại với ông mai sẽ lại đi nữa.
Thị vệ nhận lệnh rời khỏi.


- Nếu không có việc gì hạ quan xin cáo lui trước.
Tư Mã Quang hành lễ nói.

- Ài, đừng đi vội. Chúng ta họp lại một chút.
Triệu Tông Tích không để gã đi, nói với Trần Khác:
- Đến chỗ của Truyền Phú đi. Trưa nay chẳng hề được đụng đũa tới thứ gì hết giờ hơi đói.

- Được.
Trần Khác lệnh Trần Nghĩa vào trong sắp xếp.

- Trong nhà hạ quan còn có việc.
Tư Mã Quang khẽ cau mày:
- Nếu không quá quan trọng thì có thể nói vào ngày mai được không?

- Cực kì quan trọng.
Triệu Tông Tích không cho gã đi, Trần Khác cũng kéo gã tới Nhất Phẩm lầu.

Truyền Phú sắp xếp mọi thứ thỏa đáng rồi tự mình nghênh đón, đưa bọn họ tới một gian riêng tầng cao nhất. Thị vệ gác ở đầu cầu thang ngăn không cho bất cứ kẻ nào lại gần.

Thấy không có ca kỹ hay nữ hầu bồi ăn, Tư Mã Quang cảm giác được điều gì nên ngồi lẳng lặng nhìn họ gọi món, kiên nhẫn đợi Triệu Tông Tích mở miệng.

Triệu Tông Tích quả thật đói bụng, ăn tích cực một hồi mới ngẩng đầu hỏi:
- Sao tiên sinh không động đũa?

- Giữa trưa ăn no, giờ hạ quan không đói.
Tư Mã Quang chắp tay:
- Vẫn chưa cảm tạ tiểu vương gia đã giải vây cho hạ quan.

- Ngươi nói chuyện đó à…
Triệu Tông Tích ngạc nhiên, một lúc lâu mới cười:
- Tú tài gặp binh, có lý mà khó nói. Ngươi đừng bận tâm.

- Không sao.
Tư Mã Quang cười.

- Tình hình hôm nay làm ta nhớ tới một người.
Trần Khác chen vào.

- Người nào?
Tư Mã Quang nhìn hắn.

- Vương Giới Phủ.
Trần Khác cười đáp:
- Tết âm lịch hai năm rưỡi hay ba năm trước ở phủ Âu Dương Công, Túy Ông mời rượu y cũng kiên quyết không uống. Vẻ mặt, thần thái của hai người giống nhau như đúc.

- Tôi không bằng Giới Phủ…
Tư Mã Quang thẳng thắn:
- Túy ông mời rượu, nếu tình hình đi quá xa thì đến cuối cùng ta vẫn sẽ uống.
Dừng một lát lại nói:
- Nhưng Giới Phủ thì không. Y sẽ không thay đổi nguyên tắc của mình vì bất cứ ai.

- Tuy nhiên ngày đó cuối cùng y vẫn uống.
Trần Khác cười nói.

- Thật sao?
Tư Mã Quang ngạc nhiên.

- Là y chủ động uống.
Trần Khác nói:
- Lúc mà không ai ép y.

- Có thế chứ.
Tư Mã Quang cười nói:
- Người có thể thay đổi y, không có.

Mượn chủ đề của Vương An Thạch nói chuyện bầu không khí không còn trầm lắng. Trần Khác là một tay tiếp chuyện già đời, nhanh chóng kéo gần quan hệ với Tư Mã Quang.

Tiếc rằng chỉ một cái nhìn của Tư Mã Quang đã nhìn thấu tâm ý của hắn, kéo khoảng cách ra nói:
- Tiểu vương gia còn gì phân phó?

- Không có việc gì.
Triệu Tông Tích đặt đũa xuống, súc miệng xong nói:
- Không phải đã nói rồi ư, mở một cuộc họp tổng kết bàn cách ứng đối cho ngày mai.

- Vâng.
Tư Mã Quang gật đầu, kiểu ngài cứ nói, ta đang nghe.

- Hôm nay chủ yếu là tiên sinh xét tra.
Triệu Tông Tích nói:
- Ngài nói trước đi.

- Hạ quan xin nói thẳng.
Tư Mã Quang suy nghĩ một chút rồi thản nhiên nói:
- Sau khi nghe xong, có lẽ tiểu vương gia sẽ thấy không xuôi tai.

- Lời thật mất lòng, đạo lý đó ta hiểu.
Triệu Tông Tích cười nói:
- Cứ nói đi!

- Được rồi.
Tư Mã Quang nói:
- Hạ quan thấy hôm nay chúng ta đã bị chơi xỏ một vố.

- Sao lại vậy?
Triệu Tông Tích nói:
- Không xảy ra điều gì bất thương mà?

- Biểu hiện của họ quả thật rất tốt. Số lượng bốn trăm trống hoàn toàn có thể chấp nhận. Tóm lại mọi việc đều cực kì thuận lợi, thoạt nhìn rất hoàn mỹ.
Tư Mã Quang nói.

- Chẳng lẽ không tốt?
Triệu Tông Tích hỏi.

- Đại Tống có ba họa, tham nhũng binh đứng đầu. Phụ nữ và trẻ em cũng biết điều đó. Nếu chỉ giải trừ quân bị đơn giản vậy là xong thì mấy chục năm nay nó đã không làm Đại Tống khó khăn như thế.
Tư Mã Quang dừng một lát rồi nói:
- Bời vì quá thuận lợi nên rất khác thường. Việc bất thường tất có vấn đề.

- Vấn đề ở đâu?
Triệu Tông Tích nói:
- Không nhìn ra bất kì sơ hở gì, những người lính kia đều là thật.

- Đúng, liếc mắt cũng có thể nhìn ra họ đều là lính cũ.
Tư Mã Quang gật đầu:
- Nhưng kế sách mà Đổng Trác có thể nghĩ ra thì người Đại Tống chúng ta lại không thể nghĩ ra được.

- Kế sách gì?
Triệu Tông Tích hỏi.

- Lúc trước Đổng Trác tiến vào Lạc Dương, muốn dùng vũ lực áp đảo công khanh. Nhưng lính của lão không nhiều, khó mà đạt được hiệu quả uy hiếp.
Tư Mã Quang có yêu thích kể sử, giải đáp:
- Vì khiến mọi người uy phục, che giấu tai mắt người khác, Đổng Trác dùng một chiêu gọi là “Phô trương thanh thế”. Trong bốn năm ngày liên tiếp lão ra lệnh quân đội của mình, ban ngày thì tiến vào thành diễu võ giương oai, rêu rao khắp nơi tối lại lệnh cho bọn chúng lặng lẽ ra khỏi thành, sau đó ngày hôm sau lại gõ trống khua chiêng vào thành. Người kinh thành không biết, đều tưởng người của lão đông không đếm xuể. Nhưng thực chất đây chỉ là thủ thuật che mắt của lão.

- Ý ngươi là bọn họ dùng thủ thuật che mắt ư?
Triệu Tông Tích trừng to mắt.

- Rất có khả năng.
Tư Mã Quang thản nhiên nói:
- Thành Biện Kinh có bốn trăm quân doanh, giáo trường cũng có ba mươi sáu chỗ. Bọn họ hoàn toàn có thể gộp binh lực hai quân thậm chí ba quân lại để ứng phó đợt kiểm tra của chúng ta.
Dừng một lát lại nói:
- Trong nha môn tam ti, kỳ thật vẫn có quan văn là người của họ. Những kẻ này hoàn toàn có thể sửa sang quân tịch gọn gàng, nhưng họ lại cố ý làm lung tung để lợi dụng sơ hở.

- Ngươi nói cũng phải.
Triệu Tông Tích gật đầu:
- Vậy bước tiếp theo chúng ta phải làm gì?

- Điều này phải xem ý của tiểu vương gia.
Tư Mã Quang nhìn y, ngữ điệu thong thả khiến người dễ chịu:
- Ngài muốn làm qua loa hay muốn làm mạnh vụ này.

- Tức là thế nào?
Triệu Tông Tích nói.

- Nếu muốn qua loa thì nhắm mắt làm ngơ là được.
Tư Mã Quang vẫn giữ nguyên ngữ điệu:
- Hạ quan thiết nghĩ nếu đã có tiền lệ này thì những cánh quân sau cũng sẽ bắt chước. Đến lúc đó có thể tra được số lượng tầm mười ngàn, đủ để tiểu vương gia bàn giao.
Dừng một lát, gã nói khẽ:
- Số lượng mười ngàn thực ra cũng là ranh giới cuối cùng Phú tướng công có thể chấp nhận…



Số lượng mười ngàn, thật ra là giới hạn của Phú tướng công.

Những lời nói này thật sự rất tổn thương người, Triệu Tông Tích nhăn mặt, nhất thời đỏ bừng:
- Hoá ra bọn họ cho ta là kẻ vô dụng sao? Tìm mọi cách nịnh hót ta như là dỗ trẻ con?

- Vì giải trừ quân trang lần này,
Tư Mã Quang chậm rãi nói:
- Phú tướng công ra sức rất nhiều, thoả hiệp với nước Liêu, thoả hiệp với tướng môn, bỏ ra hết thảy không tiếc bất cứ giá nào đổi lấy một thái độ, về tất cả các phương diện không thể không cho ông ta một chút thể diện...
Dừng một chút nói tiếp:
- Hạ quan nghe nói, thật ra Phú tướng công muốn tự mình động thủ.

- Phải.
Triệu Tông Tích nói:
- Nhưng hoàng thượng không đồng ý, nói là vì nghĩ cho con cháu bọn họ nên đem việc xấu đó giao cho chúng ta rồi.

- Tướng công không thể tự mình động thủ nên chỉ có thể chờ đợi các vị Vương tử ra tay thôi.
Tư Mã Quang thản nhiên nói:
- Cho nên kết quả dù tốt hay xấu đều chỉ có thể chờ chư vị Vương tử hành động. Nếu chỉ hời hợt như chúng ta, thì tiếng sấm lớn nhưng mưa lại nhỏ, hòa khí êm thấm đều trôi qua hết.
Dừng một chút nói tiếp:
- Theo điều tra sơ bộ thì số người còn thiếu khoảng ba bốn mươi ngàn, muốn đối phó với mặt mũi Phú tướng công không có gì trở ngại, nhưng không đạt được mục đích bắt chẹt tướng môn, dùng được vài năm liền sẽ bị nhấn chìm.

- Cái này thật mâu thuẫn.
Triệu Tông Tích cau mày nói:
- Nếu Phú tướng công chỉ vì vẻ bề ngoài thì cần gì phải tự tổn hại thanh danh đi thỏa hiệp với nước Liêu?

- Điểm mấu chốt chính là đây!
Tư Mã Quang lộ ra ánh mắt ‘trẻ nhỏ dễ dạy’:
- Cho nên cách nghĩ thật sự của ông ta, không chỉ đơn giản tuyên bố như vậy đâu! Ông ta chuẩn bị buông tay làm một ván lớn đấy!
Dừng một chút lại nói tiếp:
- Tại sao phải định ra quy tắc ‘chuyện cũ sẽ bỏ qua’, không phải do sợ đám tướng môn đó mà ông ta muốn lưu cho họ một chút hơi tàn trong lúc dứt khoát hạ đao, tránh để “cá chết lưới rách” thôi!

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-7-chuong-322-prUaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận