Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư
Chương 249 : Ta không đi thi, ta đi khảo nghiệm bản thân.
Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca
Dòng người chầm chậm đi qua cửa trong, đi theo đại môn vào bên trong gặp nghi môn, qua nghi môn là long môn, giữa nghi môn và long môn là đường kiểm tra tiến vào trường đi.
Vì kiểm tra cực kỳ cẩn thận, cho nên rất tốt thời gian, có nhiều khảo sinh không chen vào vội, mà ngồi nghỉ ở quản trưởng, mặt trời lên lại trốn dưới bóng tường. Thẩm Mặc lúc này mới phát hiện tường bao cao tới hai trượng , hơn nữa bên trên trải đầy bụi gai, chẳng khác gì trại giam đời sau, hẳn tác dụng giống nhau.
Tới hai canh giờ sau mới có binh sĩ đi ra nói:
- Kiểm tra tới Thiệu Hưng.
Thẩm Mặc vội theo dòng người đi vào, tới đại môn thì Thẩm An không vào được nữa, Thẩm Mặc đành vác rương đi vào trường thi.
Mẹ nó, đúng là giống cái nhà tù.
Đó là cảm tưởng đầu tiên của của y về trường thi thần thánh.
Nhưng nhìn người làm quan đi đến đâu cũng đường đường có đội nghi trượng tiền hô hậu ủng, làm người ta hâm mộ, bất kể thân thể hay tâm linh, thậm chí là tự tôn, đều muốn vượt qua kỳ thi này ... Mạnh lão sư nói rất đúng, trời cao trước khi trao ô sa cho một người, phải làm người đó hao tổn tâm chí, mệt mỏi gân cốt, đói khát thân thể, cho nên phải có nhẫn nại chịu đựng, mới có đủ tư cách làm quan.
Đương nhiên đó là suy nghĩ của các khảo sinh thi đỗ, bởi vì khoa cử trở thành cơ hội cho bọn họ bay cao vươn xa, cho nên coi đó thành sự trải nghiệm bình thường nhân sinh. Còn với người thi trượt thì phải trả giá bằng tâm huyết cả một đời, gặp phải khổ nạn hơn người thi đỗ chục lần, song chẳng được chút báo đáp nào, bị thế gian coi thường nhạo báng. Cho nên thường thường coi khoa cử thành vết thương lòng lớn nhất, căm hận nó vô cùng.
Không thấy gần như tất cả văn chương miêu tả thi cử đều xuất phát từ tay những người thi trượt sao, sự bi thảm trong đó, khỏi nghĩ cũng biết.
Thẩm Mặc không muốn mình cũng trở thành nhân vật bi thảm trong sách giáo khoa văn học của hậu thế, cho nên cuộc thi này không thể có chút sơ sót nào. Sau khi được kiểm chứng thân phận đi vào, y giống như người khác ngồi xuống đất cởi đai lưng tháo giày, đương nhiên không phải đi ị, mà là chuẩn bị soát người.
Vì khao cử là con đường làm quan duy nhất, làm quan có quyền lực địa vị mỹ nữ, cho nên dù các triều đại nghiêm cấm khắt khe, vẫn có số ít khảo sinh bất chấp danh dự, tìm đủ mọi cách gian lận.
Trong đó việc mang tài liệu vào phong thi càng cấm mãi không hết, bọn họ dùng chữ cực nhỏ viết kinh thư, chủ giải của Trình Chu viết vào tài liệu. Cũng có người mời người khác viết văn chương bên ngoài, ghi lên quạt, sổ nhỏ, giống trong người, giỏ mang vào trường thi.
Một khi mang tài liệu vào trót lọt thì chuyện dễ dàng hơn nhiều rồi, vì khi thi hương mỗi người ở trong một căn lều nhỏ riêng biệt, cho dù có người theo dõi thì trong ba ngày thế nào cũng có cơ hội lật sách gian lận.
Cho nên trước khi tiến vào trường thi đều phải kiểm tra thân thể nghiêm ngặt, nhất là triều Minh, hoàng đế lão Chu định ra chế độ trừng phạt rất nặng, nếu khảo sinh bị tra ra có vấn đề sẽ bị nhốt giam, sau đó sẽ "vấn tội vi dân", tức là thủ tiêu học tịch, cả đời đừng mong thi cử nữa.
Nhưng giống như đồ đao cũng không giết hết được tham quan, nghiêm trừng của lão Chu cũng không thể khiến các khảo sinh tâm thuật bất chính chùn bước. Lệnh cẩm không đủ sức chặn đứng gian lận. Triều đình chỉ đành tăng cường kiểm tra, tăng cường trừng phát.
Thẩm Mặc còn nhớ kiếp trước mình đi thi, trước khi thi các giảm khảo đều nói lớn :" Đem tất cả những thứ co liên quan tới thi cử đặt lên trên!: Nhưng không bắt khảo sinh phải cởi y phục kiểm tra cơ thể, không khỏi thầm chửi :" Xã hội cũ khốn kiếp,"
Chính đang suy nghĩ lung tung thì nghe bên trong có người hô lớn, chuẩn bị kiểm tra, thể là một đám quan viên dẫn sai dịch kiểm tra đi vào một cái ngõ.
- Mười người một hàng đứng sát vào tường!
Tiếp đó quan kiểm tra hạ lệnh, các khảo sinh đứng dậy, đi chân đất mặc nội y, tay cầm tất, xếp hàng đứng vào trong.
Mỗi một khảo sinh do hai người kiểm tra thân thể, kiểm tra từ đầu tới nhân, những quan viên thì đừng ở một bên nhìn chăm chăm, để đề phòng có sai sót xảy ra. Đám người này kiểm tra cực kỳ biến thái, nách, bụng, đầu gối, không bỏ sót chút nào. Chẳng hề có ý dùng lễ đãi người hiền.
nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
Kỳ thực đám người kiểm tra này sử dĩ nghiêm ngặt như vậy không phải vì trách nhiệm hay vì tính công bằng thi cử. Mà kiểm tra ra được một người gian lận, sẽ được thưởng ba lượng bạc. Đương nhiên có thể chà đạp đám người đọc sách lúc nào vênh váo cao ngạo một lần là cơ hội hiếm có, lào sao không quý trọng.
Đám kiểm tra này đều có kinh nghiệm, trừ kiểm tra trong ngoài cơ thể khảo sinh, thì đồ đạc mang theo càng là trọng điểm kiểm tra, như dùng búa nhỏ ngõ quản bút xem có rỗng không, nghiêm mực, rương sách có ngăn ngầm không, chăn cũng bị tháo ra kiểm tra, thậm chí cả bánh bao cũng bị bẻ ra kiểm tra bên trong.
Nếu mỗi lần kiểm tra ra được có người gian lận, kiếm được thêm thu nhậm, đám kiểm tra đều hưng phấn reo lên, lôi kẻ gian lận như tang cha mất mẻ ra ngoài. Mỗi lần như thế các khảo sinh khác không khỏi thỏ chết cáo thương, ấn tượng với khảo thí càng xấu thêm vài ba phần.
Loại kiểm tra này cực kỳ chậm chạm, khi kiểm tra tới Thẩm Mặc thì mặt trời đã chuyện về phía tây, hai tên lính kiểm tra vừa mới định ra tay thì tên bên trái đột nhiên giật mình, nhảy mắt với tên bên phải, tên kia cũng kinh hãi, lập tức khôi phục lại vẻ bình thường, làm bộ kiểm tra rất qua loa.
Thấy ánh mắt thắc mắc của Thẩm Mặc, tên bên trái nhân cơ hội tới gần nói khẽ bên tai y :
- Bọn tiểu nhân là lính Hải Diêm.
Thẩm Mặc hiểu ra, năm ngoái khi y đi tuần thị có tham ga cuộc chiến bảo vệ Hải Diêm, hiển nhiên hai người ngày nhận ra mình.
Đã có người quen liền tránh khỏi một trận ngược đãi, chỉ kiểm tra che mắt người khác rồi cho tiến vào. Nhận lấy giấy thi ở cửa rồi tiến vào long môn. Đôi bên là câu đối, vế thượng liên ghi : "hạ bút thiên ngôn, chánh quế tử hương thì, hòe hoa hoàng hậu ; về hạ liên là "xuất môn nhất tiếu, khán tây hồ nguyệt mãn, đông chiết triều lai. "
Nhìn câu đối ấm áp lòng người này, tâm khí vốn nóng nảy vì cuộc kiểm tra dài dằng dặc liền bình tĩnh trở lại, tinh thần phấn chấn bước qua cửa trường thư. Thấy ngay con đường trải đã xanh rộng rãi, đội diện với "Minh Viễn lâu" đó là trung tâm của trường thi, cao ba tầng, trừ tầng một có tường có cửa sổ thì tầng hai tầng ba đều chỉ có cột không có tường. Đương nhiên không phải vì hậu quả ăn bớt nguyên vật liệu, mà vì ý tứ "minh viễn", kiến trúc này dùng cho giám khảo.
Khi khảo thí những quan viên như tuần sát, đề điều, giám lâm phụ trách kỷ luật trường thi đều sẽ trèo lên tòa Minh Viễn lâu này, nhìn từ trên cao xuống, giám thị các khảo sinh, binh sĩ, giảm khảo có hành vi thông đồng gian dối hay không.
Nhưng nghĩ tới công danh ngay trước mắt, các khảo sinh vứt bỏ hết mọi vất vả xấu xa, chỉ hận không thể lập tức chui vào lều thi, bắt đầu cuộc thi lớn trong đời.
Lều thi được bó trí chỉnh tề bốn xung quanh Minh Viễn lâu, trông cứ như một cái tổ ong. Mỗi một lều đều có một cái tên hiệu, dùng Thiên Tự Văn sắp xếp, để cho các thí sinh mau chóng tìm được vị trí lều thi của mình. Đồng thời ngoài lều thi ghi tên khảo sinh cho mọi người cùng biết.
Lúc này các khảo sinh đang mở to mắt tìm vị trí của mình, đợi tìm ra rồi, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau, người thì cười tươi hơn hớn, kẻ thì tức tối chỉ muốn bỏ về cho xong.
Thẩm Mặc sớm được nghe kể, lều thi bên trong chia làm bốn loại, mực độ thoải mái mỗi loại cách biệt một trừi một vực. Tốt nhất là các lều cũ, cao rộng, hơn nữa lại gần Minh Viễn lâu, dưới ngay vành mắt các đại nhân nên được tu sửa kịp thời, không bị dột.
Nhưng vì sau khảo sinh ngày càng nhiều, lều thi liên tục phải tăng lên, một số tên tham quan ô lại ăn bớt nguyên vật liệu đút vào túi riêng, nên lều thi vừa thấp, vừa bé. Đứng không thẳng mình, nằm chân lộ ra ngoài, thi ở trong lều như thế, trước tiên chịu được đau lưng chuột rút đã rồi hẵng nói tiếp.
Nhưng khảo sinh được xếp vào loại lều này cùng lắm là mặt mày ấm ức, chưa tới mức đấm ngực dậm chân, thầm nuốt lệ vào tm. Vì so với hai loại lều khác là "lều mưa" "lều thối" thì còn khá lắm rồi.
Lều mưa là cái hết sức cũ nát, ngoài mưa lớn trong mưa nhỏ, phải biết bài thi tuyệt đối không được làm uớt, không được tổn hại gì, nếu không bị quan duyệt bài lấy ra, dùng mực xanh khoanh lên, đó gọi là "lên bảng xanh", tức là khẳng định hết hi vọng rồi.
Đám Thẩm Mặc đem "mái nhà" là tránh gặp phải thứ lều mưa này.
Cuối cùng là loại "lều thối", đa phần gặp phải là bỏ thi luôn, vì nó đặt bên nhà xí, lúc này thời tiết nóng nực, lúc này e rằng trừ Sở Lưu Hương ra thì không còn ai chịu đựng nổi nữa.
Tưởng tượng đi, ăn ngủ ở nơi người ta đi qua phải bịt mũi, không nôn ọe, hôn mê mới là lạ. Còn thi cử quái gì nữa.
Thẩm Mặc tốn sức tìm kiếm một hồi, mới tìm thấy tên của mình, nhìn tên lều thi là " số bảy chữ nhật", có câu "thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, nhật nguyệt doanh..." Tức là lều 7 hàng 9.
Nhìn số ở gần như thế, Thẩm Mặc biết chắc chắn là loại lều cũ rồii, liền thở phào.