Quan Cư Nhất Phẩm Chương 684 : Thôi thái y

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư
-----oo0oo-----
Chương 684: Thôi thái y

Dịch: lanhdiendiemla.
Sưu Tầm by Soái Ca --- 4vn.eu



Thôi Duyên người Sơn Đông, xuất thân thế gia y dược, từ nhỏ khắc khổ đọc sách, mong một ngày vượt Long Môn, nhưng Sơn Đông là quê hương của Khổng Mạnh, người đọc sách nhiều, cao thủ như mây, liên tục thi Hương thất bại, ông ta biết mình không phải nhân tài học vấn, quay lại chuyên tâm nghiên cứu y thuật.

Về sau ông ta tới kinh vào thái y viện, là thái y có tiếng, vì nền móng văn hóa tốt, lại chịu khó nghiên cứu cùng với bí kíp tổ truyền, vương công đại thần đều thích tìm ông ta khám bệnh, được xem như xếp hạng trên trong thái y viện.

Đó là lý lịch Thôi Thái Y.

Mặc dù ông ta cảm thấy mình thất bại, nhưng thành công hơn khối người, mặc dù cảm thấy đường đi gập ghềnh, sông vẫn thuận lợi hơn khối người.



Nhưng bao đêm từ trong mơ tỉnh lại, nhớ tới mộng tưởng lưu danh sử sách khi thiếu thời, lại nhìn mái tóc đã hoa râm của mình, ông ta không kìm được tiếng thở dài.

Song hôm nay soi gương, Thôi Duyên phát hiện ra mình có hơi đỏ ra, thì vẻ mặt rõ ràng kiên cường hơn trước kia nhiều, giống một nhân vật chính nghĩa rồi.

"Hôm nay không thể thất bại nữa." Thầm cổ vũ bản thân, Thôi Duyên kiên định bước ra ngoài, nhưng vừa ra khỏi phòng, thấy dòng người qua lại, tim ông ta đập thình thịch, hai chân nhũn ra, bị ai nhìn một cái cũng khiến ông ta khiếp vía, cảm giác như bị mật thám Đông Xưởng theo dõi vậy.

Càng như thế người nhìn ông ta càng nhiều, làm Thôi Duyên sợ hãi chạy vào thái y viện.

Viện trưởng đại nhân đang ủ rũ ngồi đó, thấy Thôi Duyên hốt hoảng đi vào, cũng không trách mắng như thường lệ mà nói:
- Lão Thôi, buổi chiều ông tới chỗ hoàng thượng nhé.

Thôi Duyên đang chuẩn bị xin việc này thì cấp trên lại phái đi, nhưng nhìn thấy ánh mắt thương hại của viện trưởng, ông ta thấp thỏm hỏi một thái y thân quen:
- Lần trước là ai đi thế?

- Kim thái y.
Người bạn kia đáp nhỏ:
- Ta thấy ông từ chối đi ... Kim thái y giờ vẫn chưa về.

- Hả ...
Thôi Duyên kinh ngạc quay đầu nhìn lại, nhưng ghế viện trưởng đại nhân đã trống không, không cho ông ta đổi ý.

Bạn ông ta bất bình thay, nhưng trong lòng nghĩ :" Mình được lợi rồi còn làm ra vẻ." liền cười ngượng nói:
- Thả lỏng một chút, chẳng có gì to tát đâu.

Thôi Duyên thì chẳng nghe lọt tai một chữ nào, ông ta ngồi xuống ghế, đầu óc rồi loạn. Thái y xem bệnh cho hoàng đế xong là đều về ngay, giờ bay ngày không có tin tức, trong cung hiển nhiên đã xảy ra chuyện gì rồi. Ông ta càng tin lời Thẩm Mặc nói.

Thôi Duyên ngồi thẫn thờ cả buổi sáng, đồng nghiệp đều cho rằng ông ta sợ, nhưng không dám an ủi, lo liên lụy.

Đến trưa, mọi người không đành lòng gom tiền mời ông ta ăn một bữa, Thôi Duyên ban đầu chối từ, nhưng sau lại nghĩ, không cần tiết kiệm cho đám gia hỏa này, dù sao cũng phải làm quỷ no.

Vì thế dẫn mọi người tới tửu điểm tốt nhất An Lục, gọi món ăn ngon nhất, kêu thứ rượu tốt nhất. Nhưng mọi người khuyên can, nói thức ăn thì thoải mái, rượu thì miễn đi, tránh hỏng việc.

Thôi Duyên biết ý ngầm bọn họ là, chẳng may ông uống rượu say ngất ngưởng ra đó, bọn ta phải đi thay à? Đừng mơ.

Ông ta cắm đầu ăn, một canh giờ sau đồng nghiệp bưng trà cho ông ta, chỉ mặt trời bên ngoài, nói:
- Gần tới giờ rồi.

Thôi Duyên hừ một tiếng, hai tay vịn bàn, tốn công lắm mới đứng dậy được, hai mắt nhìn mọi người một lượt rồi xuống lầu.

Thấy ông ta xuống lầu lại đi về thái y viện, các thái y gọi:
- Lão Thôi, ngược đường rồi, cửa lớn không ở đó.

Thôi Duyên chẳng quay đầu lại:
- Đi tiểu, nếu lo ta chạy thì đi theo giám thị.

Vốn có mấy thái y muốn theo, nhưng ông ta nói thế, đều dừng lại.

Thôi Duyên vào nhà xí, đóng cửa, lấy miếng vải quan trọng kia ra, buộc lên tay, muốn nói mấy câu hùng hồn chính nghĩa với mình, không ngờ vừa hít sâu một hơi thì thiếu chút nữa bị mùi thôi làm té xỉu :" Xem mình chọn chỗ kìa..." Ông ta đành thôi màn cổ vũ tinh thần. Cởi áo buộc vải vào sát ngực, sau đó mặc lại y phục, thản nhiên ra ngoài.

Dưới sự theo dõi của đám đồng liêu, Thôi Duyên lên kiệu đi vào hành cung, mọi người nhìn theo bóng lưng ông ta thầm thở phảo, nhưng tức thì lại lo lắng, ba ngày sau phải làm sao đây?

Thôi Duyên ngồi trên kiệu, muốn tổng kết lại cuộc đời, nhưng thứ đáng nhớ quá ít, chưa tới hành cung đã nghĩ hết rồi. Ông ta đành nghĩ phải đối diện với chuyện xảy ra tiếp theo thế nào ...

Đến nơi, Thôi Duyên được tùy tùng đỡ, run rẩy xuống kiệu, muốn quay đầu lại nhìn thế giới tự do bên ngoài cung, nhưng bị chuyện phát sinh ở cửa cung thu hút ...

Thấy lễ bộ thượng thư Nghiêm Nột, lại bộ thượng thư Cao Củng cùng mấy quan lớn đang phát sinh tranh chấp với đám thái giám.

Cao Củng lớn tiếng nói:
- Hoàng thượng sáng nay đã xuất quan rồi, tại sao không cho bọn ta gặp! Ta đang hoài nghi các ngươi có báo cáo hay không đây.
Ông ta nói rất khí thế, đám tiểu thái giám cúi đầu xuống, chỉ có tên Viên Lục tùy đường thái giám của Trần Hồng cười giả lả:
- Coi đại nhân nói kìa, dù ăn tim gấu gan báo chúng tôi cũng không dám không báo.

- Vậy ngươi tránh ra...
Cao Củng đẩy hắn một cái:
- Bọn ta vào gặp hoàng thượng, nếu hoàng thượng trách tôi, do bọn ta nhận hết, không liên lụy tới các ngươi.

- Không được ...
Viên thái giám nháy mắt đám thái giám hộ vệ bên cạnh, nói the thé:
- Các vị không được quấy rầy hoàng thượng thanh tu.
Nhất quyết không cho vào, cửa cung tức thì trở nên náo nhiệt.

Đúng lúc này một giọng nói uy nghiêm vang lên:
- Dừng tay.
Tiếp ngay đó là giọng nói eo éo:
- Dừng lại, tất cả dừng lại.

Nghe thấy hai giọng nói này, hai bên tách ra hành lễ , thì ra Viên Vĩ và Trần Hồng đi tới.

Hỏi rõ nguyên nhân, Viên Vĩ nói:
- Chư vị cứ an tâm, ta tới đây chính vì để gặp thánh thượng.
Rồi quay sang nói với Trần Hồng:
- Không biết Trần công công có cho qua không?

- Đương nhiên, đương nhiên, ngài là đại tổng quản mà, ai dám ngăn ngài.
Ý hắn là kẻ khác không đủ tư cách.

Nghe hai tên đó đối thoại, Cao Củng tức không chỗ phát tiết, thấp giọng chửi:
- Cùng lũ với nhau còn vờ vờ vịt vịt.

- Cao bộ đường, ông nói cái gì?
Viên Vĩ lạnh lùng nói:
- Dám nói lớn hơn không?

- Không thèm nhắc lại.
Cao Củng căn bản chẳng ngán Viên Vĩ.

Tên Viên thái giám đứng bên cạnh Cao Củng nghe rất rõ, chạy tới thì thẩm với Viên Vĩ hớt lẻo.

- Cao túc khanh ngươi giỏi lắm, ta tính sổ với ngươi sau.
Viên Vĩ nghe xong mặt trắng bệnh, không tiện phát tác tại chỗ, phất tay áo hầm hầm bỏ đi.

Trần Hồng nhìn đám Cam Củng, làm bộ lắc đầu:
- Mấy vị trở về trước đi, trời nóng thế này, đừng để bị trúng nắng.
Nói xong cũng vào theo.

Thấy cha nuôi đi rồi, Viên thái giám mặt hếch lên:
- Còn ở đây làm gì, đi cả đi.

Cao Củng quá giận phì cười:
- Công công ra đây nói chuyện chút.

Viên thái giám tưởng ông ta chịu nhún, dương dương đắc ý ghé mặt tới, không ngờ Cao Củng hung dữ tóm lấy cổ áo nói:
- Cẩu nô tài.

- Ngươi muốn làm cái gì?
Viên thái giám ngây ra như gà gỗ.

- Giáo huấn tên cẩu nô tài tiếp tay cho giặc.
Cao Củng nói xong tát cho hai cái, đẩy Viên thái giám ngã ra đất, còn đạp cho một cái, nhổ bọt vào người: xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
- Cẩu nô tài, họ Viên không có thứ nào tử tế.

Đám tiểu thái giám hớt ha hớt hải chạy đến, hò hét om xòm:
- Sao ông lại đánh người.

- Không phục thì qua đây.
Cao Củng sắn tay áo, râu róc dựng lên:
- Lão tử đánh hết.
Ông ta là quan nhị phẩm, ai dám đánh nhau với ông ta? Đám thái giám đành chịu thua, vác Viên thái giám bị đánh ngất xỉu quay vào cung.

Thấy vở kịch đã kết thúc, cửa cung khôi phục lại yên tĩnh, Thôi Duyên mới cẩn thận đi tới, lấy thẻ bài thái y viện ra, kiểm tra người xong, liền được cho vào cung.

Không biết có phải do thần kinh quá nhạy cảm không, ông ta thấy không khí trong cung rất khẩn trương, tựa hồ thở hơi lớn một chút là vô số ánh mắt sẽ cảnh giác chiếu vào. Gian nan nuốt nước bọt, đánh liều qua cửa cung trùng trùng, ông ta bị chặn lại ngoài tẩm cung hoàng đế, sau khi nói rõ ý tới, thái giám bực mình nói:
- Hoàng thượng hôm nay không rảnh, hôm khác ông hẵng tới.


-o0o-


:73: :73: Mọi người vào đây (http://4vn.eu/forum/showthread.php?79511-Keu-Goi-Cac-Manh-Thuong-Quan-ung-ho-tai-tro-Share-Truyen) ủng hộ để truyện ra nhanh hơn nào :99: :99:

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-684-rDiaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận