Sáp Huyết Chương 397 : Xuất đao (2)

Sáp Huyết
Tác giả: Mặc Vũ
Quyển 3: Xạ Thiên Lang
Chương 397: Xuất đao (2)

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: Metruyen







Tân pháp phát triển, vạn dân vui sướng. Nhưng trong đó vẫn có người không hài lòng. Vương Củng Thần mặc dù không truy trách Địch Thanh, cuối cùng chỉ ra tay với Trương Kháng và Đằng Tử Kinh trên vấn đề chi phí của công sứ. Trương Kháng thì điều đến chỗ hắn, còn Đằng Tử Kinh thì điều đến quận Ba Lăng.

Tân pháp nhanh chóng được toàn dân áp dụng. Khiết Đan đột nhiên khởi binh.

Trong lúc nhất thời, hơi thở của chiến tranh đã ngưng tụ khắp bầu trời, thậm chí đông lạnh nhiệt huyết của biến pháp.

Tây bắc mấy năm nay chiến loạn liên tiếp, nhưng du sao vẫn còn cách Khai Phong xa, khiến người ta nhìn chưa rõ. Nhưng Khiết Đan khởi binh nam hạ, quân tiên phong thế như chẻ tre chỉ vào Khai Phong, bắt đầu lên kế hoạch cho minh ước Thiền Uyên, khiến người ta lòng đau như cắt. Tất cả mọi người trong lòng lo sợ, chỉ sợ Khiết Đan khởi binh đến Đại Tống thì bách tính phải chịu khổ.



Triều đình tạm thời buông hết tất cả nội đấu, tập trung lo đối phó với Khiết Đan.

Qua vài ngày, Phạm Trọng Yêm đột nhiên đến Quách phủ.

Địch Thanh nhìn thấy Phạm Trọng Yêm đến, cảm thấy rất kinh ngạc nhưng cũng vui mừng. Kinh thành không thể so với Tây bắc. Ở Tây bắc hắn có huynh đệ thân thiết, nhưng ở kinh thành, bằng hữu đích thật của hắn lại không có bao nhiêu. Phạm Trọng Yêm chính là một trong những bằng hữu của hắn.

Phạm Trọng Yêm sau khi ngồi xuống, cũng không khách sáo, đi thẳng vào vấn đề:

- Địch Thanh, ta lần này đến đây là có việc muốn nhờ.

Địch Thanh trong lúc nhất thời chẳng biết Phạm Trọng Yêm đến nhờ chuyện gì, nhưng cũng nói ngay:

- Phạm Công nếu có gì phân phó thì cứ nói.

Hắn biết Phạm Trọng Yêm người này khi cầu việc sẽ không phải là việc tư.

Quả nhiên, Phạm Trọng Yêm nói:

- Khiết Đan đóng quân nơi Yến Vân, có ý định nam hạ. Lúc này biên cương phía bắc căng thẳng, thiên tử lo lắng. Văn võ bá quan thương nghị một lúc lâu, nghĩ việc này không thể chậm trễ, muốn phái ngươi đi sứ Khiết Đan, hướng Tiêu thái hậu phân tích lợi hại. Nếu có thể khuyên Tiêu thái hậu hủy bỏ ý định xuất binh thì mới là thượng sách.

Địch Thanh biết lúc này Tiêu thái hậu là người đương quyền ở Khiết Đan, giống như Lưu thái hậu của Đại Tống.

Khiết Đan lập quốc, nếu luận về phồn hoa thì thua xa Đại Tống. Nhưng nếu nói về sự uyên bác, binh lực hùng hậu thì Đại Tống thua xa.

Đại Tống sau khi lập quốc, bắt đầu là Thái Tổ, Thái Tông, và Chân Tông đều đối kháng với Khiết Đan. Nhưng đời sau lại không bằng đời trước. Thái Tổ còn có thể phản công đoạt lại Tấn Dương, Kiều Quan. Nhưng đáng tiếc Thái Tổ bỗng dưng băng hà một cách kỳ lạ. Thái Tông xuất binh muốn kế thừa cường thế của Thái Tổ, nhưng không ngờ tại sông Cao Lương bị người Khiết Đan đánh bại, phải ngồi xe lừa trở về. Có thể nói là chật vật không chịu nổi. Tới Chân Tông thì người Khiết Đan đã tiến nhanh vào nam hạ, định ra những điều quy ước bất đắc dĩ.

Đại Tống và Khiết Đan giao chiến với nhau, nhưng đời sau không bằng đời trước. Chỉ cảm thấy Khiết Đan là kẻ thù lớn nhất của Đại Tống, tự nhiên sẽ khiến cho Đại Tống sinh ra tâm lý lo sợ.

Nhưng khi định ra minh ước dưới chân thành với Chân Tông thì Liêu Thánh Tông lại mất. Trước khi chết đã lập Tề Thiên hoàng hậu là Thái hậu. Da Luật Tông Chân làm thái tử. Da Luật Tông Chân tuổi bằng với Triệu Trinh. Khi đăng cơ thì mẫu hậu vẫn còn đương quyền.

Chuyện cũ luôn luôn khiến người khác ngạc nhiên. Quốc chủ của Khiết Đan Da Luật Tông Chân hiện giờ cũng là do một cung nữ sinh ra, được Tề Thiên hoàng hậu đem về nuôi dưỡng. Nhưng chuyện cũ cũng có một chút khác biệt rất nhỏ. Lưu thái hậu của Đại Tống thì nắm hết quyền hành, không cho người bên ngoài nhúng tay. Cung nữ Lý Thuận Dung thì bắt túc trực bên linh cữu. Nhưng còn cung nữ bên Khiết Đan Tiêu Nậu Cân có thể liên hợp anh em, lặng lẽ nắm quyền lớn trong tay, thiêu hủy di chiếu của Liêu Thánh Tông, vu cáo Tề Thiên Hoàng hậu mưu phản, ngược lại giam Tề Thiên hoàng hậu lại.

Tiêu Nậu Cân giam cầm Tề Thiên thái hậu, thừa dịp quốc chủ Khiết Đan Da Luật Tông Chân tuổi còn nhỏ, nên nắm trọn quyền lớn. Hiện nay ở Khiết Đan hô phong hoán vũ. Điều khác biệt với Lưu thái hậu chính là Tiêu thái hậu này càng ngày càng kiêu ngạo, không chỉ trắng trợn tiêu diệt kẻ thù, mà còn đề bạt huynh đệ, gia nô, xuất động hưng binh, trước đó vài ngày đánh Tây Hạ không thắng. Chẳng hiểu vì sao lại giận cho đánh mèo đánh vào Đại Tống.

Địch Thanh sớm từ miệng Hàn Tiếu biết được biết này. Khi nghe Phạm Trọng Yêm đề cập đến chuyện đi sứ thì cũng có thể lý giải.

Địch Thanh thấy được, quân sự Đại Tống suy nhược lâu ngày, muốn ăn thì phải ăn từng miếng. Lúc này còn phải lo đối kháng với Nguyên Hạo đang bừng bừng dã tâm. Nếu thật sự phải đấu với Khiết Đan, Nguyên Hạo từ Tây bắc thọc dao tới thì chỉ sợ Đại Tống sẽ bị cô lập. Nghĩ tới đây, Địch Thanh lại nói:

- Nếu triều đình đã phái người đi sứ Khiết Đan thì không biết Phạm Công tìm ta có việc chi?

Phạm Trọng Yêm nói:

- Đi sứ Khiết Đan rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng hung hiểm. Nói thật, trong triều rất ít có vị quan nào lại nguyện ý đi sứ. Ta đang phải chủ trì một chuyện, nên không thể tự mình đi. Triều đình thương nghị hồi lâu, quyết định để Phú Bật đại nhân đi sứ Khiết Đan.

Địch Thanh nói:

- Phú đại nhân thái độ làm người trầm ổn. Nếu đi sứ thì thật là tốt.

Phạm Trọng Yêm nói:

- Phú Bật đồng ý đi sứ Khiết Đan, nhưng muốn có người cùng đi. Không biết là ngươi có chịu đi không?

Dứt lời thì ánh mắt kỳ vọng nhìn Địch Thanh.

Địch Thanh kinh ngạc một lát, nói:

- Ta đi? Bọn họ sao lại bảo ta đi?

Trong lòng thầm nghĩ: “Lúc trước đám người Vương Củng Thần hận không thể cách chức ta đày ra hải ngoại. Đi sứ Khiết Đan nhiệm vụ gian khổ, bọn họ làm thế nào lại để cho mình đi?”

Phạm Trọng Yêm mỉm cười:

- Bọn họ nói rằng, quân Khiết Đan lòng dạ hung dữ, chỉ có Địch tướng quân đi đến đó thì mới bộc lộ được uy nghiêm của Đại Tống ta. Hơn nữa, lần trước ngươi cùng với Phú đại nhân đi sứ Thổ Phiền. Mặc dù sự việc không thành, nhưng năng lực của ngươi rất đáng được công nhận. Lần đi sứ này, ngươi là người thích hợp nhất được chọn.

Nguyên Khiết Đan có ý định hưng binh nam hạ, Triệu Trinh vừa nghe thì không khỏi luống cuống. Trương mỹ nhân trúng độc, nhưng may mắn không chết, vẫn còn hôn mê trên giường. Triệu Trinh vừa sợ vừa giận, giao trách nhiệm cho Khâu Minh Hào điều tra, không cho Bao Chửng tham dự vào.

Triệu Trinh ban đầu nghe theo lời của Tào hoàng hậu, yêu cầu Bao Chửng điều tra làm rõ việc này. Chính vì muốn công chính, công bình, không muốn mất nhiều thời gian nhưng kết quả lại rất tàn khốc. Trương mỹ nhân trúng độc, Triệu Trinh trong lòng hối hận, cả ngày đều ở cạnh giường Trương mỹ nhân. Cho đến khi Khiết Đan có ý định hưng binh, Triệu Trinh thấy giang sơn gặp nạn, đành tạm thời buông chuyện Trương mỹ nhân ra, triệu tập quần thần thương nghị đối sách.

Trong triều bá quan văn võ đều nhất trí cho rằng, tạm thời không chiến, muốn trước tiên phái sứ thần đi thuyết phục Tiêu thái hậu không nên xuất binh. Không có Địch Thanh, lần này quần thần giải quyết vấn đề rất nhất trí nhưng khi đề cập đến chuyện đi sứ thì liền gặp phải khó khăn.

Hai nước giao binh, quan hệ khó lường. Nếu đi sứ không thành, thì chính là đánh cược với sinh mạng mình. Ban đầu việc đi sứ Khiết Đan, triều đình định phái Hạ Tủng đi. Nhưng kết quả Hạ Tủng lại từ chối không đi, tiến cử Vi Tiếu Đàm. Người khác thì không sao, nhưng nếu rơi trúng người mình thì đó là bi kịch.

Quần thần đang khó xử, Phạm Trọng Yêm liền chủ động xin đi giết giặc, nhưng Triệu Trinh không cho. Lúc này biến pháp cần có Phạm Trọng Yêm gồng gánh, làm sao có thể đi bắc cương xa xôichứ? Phú Bật thấy tình thế như vậy, cuối cùng nguyện ý đi sứ Khiết Đan. Quần thần thở phào nhẹ nhõm, nhưng Phú Bật lại đưa ra một điều kiện, muốn Địch Thanh cùng đi sứ cùng.

Triệu Trinh hiện tại không biết vì oán giận Địch Thanh, hay vì áy náy chuyện oan ức của Địch Thanh mà đối với đề nghị của Phú Bật từ chối cho ý kiến.

Nhưng việc Địch Thanh đi sứ cũng không phải là thuận buồm xuôi gió. Vương Củng Thần lập tức nhắc đến chuyện cũ, đưa ra việc Địch Thanh lỗ mãng, chống đối thượng cấp, ẩu đả Văn Thần Văn Ngạn Bác, không phải là lựa chọn tốt nhất để đi sứ. Nhưng Phạm Trọng Yêm đã nói một câu mà Vương Củng Thần không thể chống đỡ được:

- Vương Trung Thừa không muốn Địch Thanh đi sứ, chẳng lẽ muốn đi cùng với Phú đại nhân?

Vương Củng Thần nội đấu người trong nghề, ngoại đấu người thường, đối với đám người Khiết Đan lạnh lùng kia khiếp đảm trong tâm, cho rằng với đám người Khiết Đan ngang ngược tàn bạo chẳng có cùng câu chuyện nên không nói nữa.

Khúc chiết có nhiều, nhưng Phạm Trọng Yêm lại không muốn vì những chuyện rườm rà này mà làm phiền nhiễu Địch Thanh. Chẳng qua chỉ dùng ánh mắt chờ mong nhìn Địch Thanh, Địch Thanh thấy thế liền không đùn đẩy nữa, lập tức nói:

- Nếu Phạm Công có ý như thế thì tại hạ sẽ tận hết khả năng.

Phạm Trọng Yêm vui mừng, thầm nghĩ Địch Thanh khổ luyện nhiều năm, nếu luận tầm nhìn, khí độ và quyết đoán thì có thể mạnh hơn rất nhiều người trong triều. Y biết tâm sự của Địch Thanh, cũng biết có nhiều chuyện bất công đối với hắn. Nhưng mỗi khi thấy được mỗi khi quốc gia có nạn thì Địch Thanh đều kiên quyết đảm đương nên trong lòng cảm động.

Địch Thanh tiễn Phạm Trọng Yêm rời khỏi phủ, thấy Phạm Trọng Yêm có chút u sầu thì nhịn không được liền hỏi:

- Phạm Công, chuyện đi sứ ngài đừng lo lắng. Ta nghĩ người Khiết Đan cũng an nhàn nhiều năm, không còn lợi hại như trước nữa. Bọn họ thực sự muốn khai chiến thì chúng ta cũng không sợ.

Nguồn: tunghoanh.com/sap-huyet/chuong-397-voLaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận