Sáp Huyết
Tác giả: Mặc Vũ
Quyển 3: Xạ Thiên Lang
Chương 416: Công thủ (1)
Nguồn dịch: Nhóm dịch Đọc Truyện Đêm Khuya
Sưu tầm: tunghoanh.com
Biên tập: metruyen.com
Nguồn truyện: niepo
Địch Thanh nhìn thấy dòng chữ máu đỏ thì chấn động, run giọng nói:
- Bức thư này là ai viết vậy?
Trong mắt Hàn Tiếu đã có nước mắt, không còn chút tươi cười nào, nói:
- Địch tướng quân, là thư của lão trượng. Sau khi tướng quân đi, Chủng Thế Hành nhận lệnh xây dựng thành Tế Yêu. Thành Tế Yêu đã ở biên giới nước Hạ, vốn là giống như thành Đại Thuận, chính là chuẩn bị cho việc tấn công nước Hạ về sau, không ngờ Nguyên Hạo xuất binh, Cát Hoài Mẫn đại bại, thành trì phía sau thành Tế Yêu thất thủ hết. Chủng lão trượng một mình trấn giữ thành Tế Yêu không đầu hàng, đã sắp gặp nguy. Lão trượng không tìm đến triều đình mà viết thư cho tướng quân!
Lời còn chưa dứt, Hàn Tiếu đã rơi lệ, quỳ xuống nói:
- Địch tướng quân, bất luận là thế nào….xin tướng quân hãy cứu Chủng lão trượng. Ty chức nghe nói lão trượng đã bệnh nặng, nhưng vẫn kiên trì chờ viện quân của tướng quân. Ngài ấy nói…tướng quân nhất định sẽ cứu ngài ấy!
Địch Thanh đưa tay ra đỡ Hàn Tiếu, cắn răng không nói gì. Hắn ngẩng đầu nhìn trời, thấy trời trong như được gột rửa nhưng trong lòng thì nặng trĩu nỗi lo. Hắn đang ở Hà Bắc thì làm thế nào mới có thể cứu được Chủng Thế Hành đây?
Trong đôi mắt lại hiện lên khuôn mặt xanh xao, người đàn ông già gãi đầu mỉm cười nói: “Địch Thanh, ngươi không thể chết được. Ngươi còn nợ tiền ta chưa trả ta đó.”
Con chim én bay qua, con chim én loay hoay cảnh cũ, hoa nở, hoa nở hoa tàn còn con người không biết làm sao?
Sống mũi cay cay, mắt rơi lệ, Địch Thanh lẩm bẩm nói:
- Chủng Thế Hành, lão cũng không được chết. Ta đồng ý với lão, ta nhất định sẽ cứu lão!
Nguyên Hạo xuất binh qua Hoành Sơn, tái chiến Tây Bắc, Quan Trung khiếp sợ, Biện Kinh thất sắc.
Giống như trận chiến ở Tam Xuyên Khẩu, phòng thủ thành Dương Mục Long. Hiện giờ thành Tế Yêu, cũng phải hứng chịu sự tấn công đầu tiên của người Hạ. Thành Tế Yêu xây dựng dựa vào núi. Tuy có núi cao phòng thủ, nhưng đối diện là bình nguyên vô tận. Khiến thành Tế Yêu giống như toàn cô thành bị vây hãm giữa vòng vây của kỵ binh Tây Hạ.
Trời chiều tịch mịch, khói lửa tứ phương.
Đột nhiên, vang lên tiếng kèn báo hiệu, thanh âm ù ù, có một đội kỵ binh đánh tới trước thành Tế Yêu.
Có lẽ không nên nói là binh mã, bởi đội kỵ binh này cưỡi là lạc đà!
Lạc đà có thân hình cao lớn, lưng đeo một thứ được tạo hình độc đáo, cao bằng nửa người, ánh lên hào quang. Bên trong chứa những tảng đá to bằng quả đấm. Một cánh tay đòn dài hơn trượng, kéo dài tới đuôi lạc đà, phía cuối cánh tay đòn là một cái muôi. Lạc đà đi trên đường, vang lên tiếng lạc lạc, giống như cơ quan có lò xo. Cánh tay đòn kia cũng bắt đầu kéo căng, đợi cho đội kỵ binh lạc đà tới gần trước thành khoảng hai trăm bước. Chỉ nghe một tiếng trống vang, kỵ binh sử dụng cơ quan, có hòn đà lăn tới cái muôi. Cánh tay đòn trên lạc đà bắt đầu hoạt động. Ngay sau đó, có vô số tảng đá đánh tới đầu tướng. Những tảng đá được bao bởi vải bố, bắn tới như muốn che cả ánh nắng mặt trời, còn mang theo sát khí lạnh thấu xương.
Ở đầu thành vang lên tiếng “thông thông”, trong giây lát khói bụi tràn ngập.
Bát Hỉ!
Quân Hạ vận dụng là Bát Hỉ quân!
Nguyên Hạo thiết lập tám bộ, năm quân. Trong năm quân của Nguyên Hạo, có Cầm Sinh quân, có Chàng Lệnh Lang, có Thiết Diêu Tử, có Sơn Ngoa, còn có một loại chính là Bát Hỉ quân.
Kỵ trung Thiết Diêu, lĩnh trung Sơn Ngoa! Thiết Diêu Tử là hơn trăm nghìn thiết kỵ sắc bén nhất của Nguyên Hạo. Mà Sơn Ngoa chính là đội quân trấn thủ Hoành Sơn mạnh mẽ nhất của Nguyên Hạo.
Cầm Sinh quân có quy mô lớn nhất, lực sát thương không bằng Thiết Diêu Tử, là đội quân dùng trong việc cướp bóc, phụ trách bắt người cướp của phần lớn là người Đảng Hạng. Mà Chàng Lệnh Lang là những tù binh cường tráng người Hán, phụ trách làm cái khiên thịt. Mỗi lần công thành nhổ trại, người Đảng Hạng sẽ sử dụng binh lính Chàng Lệnh Lang làm khiên thịt. Bắt bọn họ xông lên đầu tiên, cùng quân Tống chém giết, nhằm giảm bớt tổn thất người Đảng Hạng. Những những quân đội này chỉ phát huy tác dụng trên bình nguyên cùng sơn lĩnh. Để tấn công thành trì, thì chỉ có duy nhất Bát Hỉ quân là có tác dụng.
Nhân số của Bát Hỉ quân không nhiều. Người Đảng Hạng trong đội quân này chỉ không đến ngàn người. Nhưng mỗi một binh lính của Bát Hỉ quân đều được cấp cho một Toàn Phong Pháo!
Người Đảng Hạng giỏi về dã chiến, không giỏi về công thành. Trong mấy trận chiến trước với Đại Tống, mặc dù có thể kéo quân Tống đến bình nguyên mà vây lại giết, giành được toàn thắng. Nhưng mỗi lần bắt người cướp của cách mấy trăm dặm, mặc dù có thể phá trại, nhưng khi gặp phải quân Tống ngoan cường chống cự, thường thường không thể phá thành. Bởi vậy nhiều khi quân Tống tập kết đủ binh lực, bọn họ chỉ có thể quay về, khó mà tiến vào Quan Trung một bước.
Uy lực phá thành của máy bắn đá tuy lớn, nhưng cực kỳ cồng kềnh, vận chuyển lại bất tiện, không thích hợp với phương thức tập kích chớp nhoáng của quân Hạ.
Nguyên Hạo đắn đo suy nghĩ, lại phân tích các khuyết điểm của máy bắn đá từ xưa tới na triệu tập các thợ thủ công giỏi người Hán, lại ra lệnh cho các học viện dốc lòng nghiên cứu. Cuối cùng nghiên cứu ra được một loại Toàn Phong Pháo, có thể ném những hòn đá có kích cỡ bằng quả đấm với tốc độ cực nhanh. Mà loại Toàn Phong Pháo này chỉ cần lạc đà mang vác, sử đụng sức xoắn của lò để phóng ra, cực kỳ nhanh chóng thuận tiện.
Lúc này tấn công thành Tế Yêu, Nguyên Hạo rốt cục vận dụng Bát Hỉ quân. Hiển nhiên tấn công thành Tế Yêu là tình thế bắt buộc.
Bởi vì thành Tế Yêu có Chủng Thế Hành!
Tây Bắc có hai người là “định hải thần châm” chống đỡ biên thùy cho triều Tống. Một là Địch Thanh, hai là Chủng Thế Hành. Những năm gần đây, Chủng Thế Hành điều hành việc buôn bán, không ngại cực khổ chiêu an các dân chúng vùng Tây Bắc, việc gì cũng làm giống như cha mẹ tái sinh. Cho dù là người Khương nhắc tới Chủng Thế Hành, cũng rất cảm kích. Thành Tế Yêu bị tấn công, chống cự quân Hạ không chỉ có quân Tống, còn có vô số người Khương ở phụ cận.
Người Khương lần này khác với người Khương năm đó ở trại Kim Minh. Bởi vì mỗi người đều chịu ân huệ của Chủng Thế Hành. Mọi người đều một lòng chống cự, cho nên dù quân Hạ tấn công rất mãnh liệt, nhưng thành Tế Yêu vẫn đứng sừng sững ở Tây Bắc, cắn răng kiên trì.
Vô số tảng đá bắn vào đầu tường mới được sửa chữa lại, khói bay mù mịt. Bát Hi quân lần lượt thay đổi cách vận hành, những hòn đá như đám mây che trời liên tục bắn tới. Đến nỗi quân coi giữ thành cũng không dám ngẩng đầu lên.
Đúng lúc này, tiếng trống vang lớn, ra lệnh cho Chàng Lệnh Lang mang theo thang xung phong về phía trước. Thang được đặt lên thành, vô số người ra sức trèo lên.
Quân coi giữ đầu thành tựa hồ bị ném tới phải buông tha chống cự, căn bản không có lực đánh trả.
Không bao lâu, đã có binh lính của Chàng Lệnh Lang trèo được lên đầu tường. Còn có một đội Chàng Lệnh Lang dùng thanh gỗ lớn ra sức đập cửa thành. Mắt thấy cửa thành sắp không chịu được sức công phá lớn, mà bị lay động.
Quân Hạ đứng từ xa nhìn thấy vậy đều mừng rỡ, ra sức thổi kèn. Cầm sinh quân vốn như dã thú chờ trực từ lâu, nghe thấy tiếng kèn lệnh, liền vọt tới dưới thành.
Đúng lúc này, đầu thành cũng vang lên tiếng trống trận thình thịch, giống như đánh vào ngực của địch nhân, kinh tâm động phách. Có đại đội Cầm Sinh Quân vừa vọt tới dưới thành, thì thấy trên đầu tối sầm, có vô số những tảng đá lớn nhỏ cỡ to như cái vung từ trên trời giáng xuống.
Đội Cầm Sinh Quân này quá sợ hãi, trận hình liền loạn. Bọn họ muốn lui, nhưng phía sau còn có rất nhiều đồng bọn chắn lại, muốn tản ra nhưng binh lực lại quá nhiều, căn bản không thể trốn được.
Trong tiếng “Thùng, thùng!”, tiếng ngựa hí, người kêu, huyết nhục văng lên tung tóe.
Một khắc này, Cầm Sinh Quân như rơi vào ác mộng, bị đè chết không biết bao nhiêu người.
Chủng Thế Hành không có Toàn Phong Pháo, nhưng ông ta có máy bắn đá. Ông ta đã sớm mang máy bắn đá bố trí đến thành Tế Yêu. Liền thừa dịp Cầm Sinh Quân của người Hạ vọt tới, mới ra lệnh toàn lực bắn.
Nhóm Chàng Lệnh Lang trèo được lên đầu thành, giờ này mới gặp chống cự.
Trên đầu thành, một đội quân dùng lá chắn xếp thành hàng dài phòng thủ. Toàn Phong Pháo mặc dù mãnh liệt, nhưng sức công phá không thể xuyên thủng hàng rào lá chắn. Đột nhiên, có binh sĩ chui ra từ hàng rào, tay cầm binh khí xông tới. Binh khí có khảm đao, có búa, có móc câu, có trường kiếm. Đủ loại binh khí khác nhau, nhưng đều có chung ưu điểm là sự sắc bén.
Đội Chàng Lệnh Lang vừa mới nâng trường thương, thì cán thương đã đứt, thân thể bị cắt lìa.
Nhóm quân đội mai phục trên đầu tường chính là Chấp Nhuệ, là một trong Thất Sĩ đã đi theo Địch Thanh ác chiến với Tây Bắc năm đó!
Mặc dù Thập Sĩ chưa được trang bị hoàn chỉnh, nhưng chỉ cần một đội Chấp Nhuệ, là đủ để chém giết đội Chàng Lệnh Làng ra khỏi đầu thành. Tuy vậy vẫn không ngừng có kẻ bất kể sống chết leo lên, đột nhiên có dầu hỏa từ trên đầu tường đổ xuống, mang theo là những cây đuốc. Trong phút chốc, ánh lửa hừng hực, dưới thành đã trở thành biển lửa.
Tiếng kêu thảm thiết vang lên liên tục, khói đen tràn ngập, xông thẳng lên trời.