Sự Báo Thù Của Các Sinh Vật Lửa Chuong 8

Chuong 8

Vài tuần sau, thán khí bớt hẳn, và ông lại thở phào nhẹ nhõm trở về nhà.

Ông không biết ngay tại sao nhà ông gặp nhiều tai biến như thế, nhưng lật đi lật lại vấn đề, cuối cùng ông hiểu ra rằng ẩn sau tất cả những cái đó là một mục tiêu: làm cho ông sợ, hạ nhiệt tình chiến đấu của ông.

Nhưng các quỷ kế như vậy chỉ đổ thêm dầu vào lửa, ông bị chạm đến chỗ đau nhất, và quyết chiến thắng bằng bất kỳ giá nào.

Hồi ấy, Tcharnotski đang nghiên cứu một hệ thống mới cho bơm chữa cháy; ông hy vọng nó sẽ đoạt hiệu quả cao hơn tất cả các loại bơm trước đây. Thứ được dùng để dập tắt lửa sẽ không phải là nước, mà là một chất gas đặc biệt, chất này sẽ bọc kín dày đặc tòa nhà bị cháy khiến ôxi không lọt vào được nữa: bằng cách ấy, ông có thể dập tắt lửa từ lúc nó mới manh nha.

- Tôi đảm bảo đó sẽ là một ngọn roi của Trời đối cới các đám cháy, ông hồn nhiên khoe với một kỹsư ông quen khi chơi cờ. Rất có thể khi bằng phát minh của tôi được chứng nhận, lửa hầu như sẽ không còn gây hại nữa.

Và ông tự mãn vân vê bộ ria.

Bấy giờ là quãng giữa tháng Giêng, Tcharnotski định hoàn thành đề án chi tiết trong vài ba tháng rồi gửi lên bộ. Tối này qua tối khác, ông cặm cụi trên các bản vẽ, nhiều khi ông ngồi đến tận nửa đêm...

Một lần, đang ngồi làm việc lúc nữa đêm như thế, ông lơ đãng nhìn Martin, người đầy tớ già, kều than trong lò ra, và bỗng dưng mẩu gỗ cháy dở ấy thu hút sự chú ý của ông.

- Gượm đã, ông giữ Martin lại ở ngưỡng cửa. Bác rắc tro than lên tờ báo này cho tôi.

Martin hơi bối rối, làm theo lời ông chủ.

- Thế! Tốt rồi. Thôi, bác về ngủ đi.

Còn lại một mình, Tcharnotski một lần nữa nhìn kĩ các hòn than. Đập ngay vào mắt ông là hình dạng các hòn than. Không hiểu lửa cháy thế nào mà các hòn than có đường viền mang hình các chữ cái. Ông kinh ngạc xem xét những đường viền rõ nét ấy; không còn nghi ngờ gì nữa, trước mắt ông là những con chữ lớn bằng than được "gia công" rất khéo.

Một câu đố hóc búa độc đáo, ông nghĩ và tò mò xếp các hòn than hết kiểu này đến kiểu nọ. Biết đâu ông xếp được chúng thành cái gì đó?

Thế rồi chưa đầy mười lăm phút, dưới bàn tay ông đã xuất hiện các từ: "Nung Nóng", "Tia Lửa", "Dọa Nước", "Thổi Khói".

- Cái hội này vui ra phết, ông lẩm bẩm, ghi lại những cái tên lạ lùng ấy cho khỏi quên, đầy đủ thành phần bọn lưu manh lửa. Bây giờ ta hãy xem nên đặt biệt danh cho bọn mi như thế nào. Đúng là một cuộc viếng thăm độc đáo, nhưng các tấm danh thiếp lại càng độc đáo hơn.

Nhếch mép cười, ông cất tờ giấy vào tủ.

Từ hôm ấy, ông dặn Martin ngày nào cũng đem tro than cho ông, và lần nào ông cũng phát hiện trong đó những lời nhắn gửi.

Những lời ấy ngày càng gợi tò mò hơn. Sau các bức danh thiếp là những bức thông điệp từ thế giới bên kia, những câu rời rạc với nội dung răn đe và rồi cả với nội dung dọa nạt.

"Cút đi!", "Để chúng tao yên!", "Chớ đùa với bọn ta!", "Coi chừng đấy!". Các bức thông điệp lửa thường kết thúc như vậy.

Tcharnotski không coi trọng những lời ấy, với chúng ông có thái độ hài hước. Say sưa nghiên cứu ông xoa xoa tay và chuẩn bị đánh một đòn chí mạng. Chắc chắn ông sẽ thắng. Cần nói thêm rằng mọi chuyện bất ngờ khó chịu vẫn rình rập ông ở các đám cháy nay không lặp lại nữa, những trò ác xảy ra ở nhà nay cũng chấm dứt.

"Nhưng ngày nào ta cũng phải trao đổi thư từ như ta và chúng quen thân nhau vậy, ông mỉm cười, sáng sáng xem những lời nhắn gửi của than lò". Có lẽ các sinh vật này không biết hướng năng lượng ác độc của chúng tới vài điều xấu xa cùng một lúc. Hiện giờ chúng chuyển sang fire message, cho nên chưa thấy trước được sẽ có gì khác. Về mặt này thì ta gặp may, bọn mi cứ viết đi, càng lâu càng tốt, ta bao giờ cũng là một độc giả không vô ơn.

Nhưng quãng đầu tháng Hai, "thư từ" bỗng ngưng lại. Một thời gian, các hòn than vẫn còn giống đường viền các chữ cái, nhưng dù cố mấy, Tcharnotski cũng không xếp được thành từ nào ít nhiều hiểu được; ông chỉ xếp được thành mấy kết hợp phụ âm vô nghĩa hoặc những chuỗi dài nguyên âm. Rõ ràng "thư từ" đã cạn kiệt, và cuối cùng, các hòn than không còn có đường viền giống các chữ cái nữa.

"Fire message" đã chết, Tcharnotski kết luận và vạch một vạch đỏ dưới mục "Nhật ký thông điệp lửa".

Trong vòng một, hai tuần, mọi chuyện êm ả. Khoảng thời gian đó, Tcharnotski hoàn chỉnh cấu trúc thiết bị dập lửa bằng hơi gas và bắt đầu lo chuyện lấy bằng chứng nhận. Nhưng công việc nghiên cứu vất vả đã làm ông mệt lả, sang tháng Ba, ông cảm thấy sức đuối đi rất nhiều, thỉnh thoảng ông lại cảm thấy toàn thân cứng đờ, hồi xưa ông đã từng bị chứng này do có tổn thương thần kinh. Người ngoài không biết tình trạng của ông, vì các cơn cứng đờ thường xảy ra ban đêm, trong giấc ngủ. Thức giấc buổi sáng, ông cảm thấy rã rời như vừa đi một chặng đường dài. Phải nói rằng chính ông cũng không nhận thấy những cơn đó, vì sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia diễn ra nhẹ nhàng và hoàn toàn không đau đớn gì, chỉ có điều giấc ngủ trở nên nặng nề hơn khi dần dần từ giấc ngủ bình thường sang giấc ngủ cứng đờ. Lúc thức giấc, tuy mệt mỏi nhưng ông lại nhớ lại được rất rõ và rất sống động những chuyến lãng du trong mơ. Suốt đêm, Tcharnotski leo các ngọn núi, thăm các thành phố xa xôi, lang thang trên các miền đất lạ. Sự suy mòn thần kinh làm ông kiệt sức lúc ban sáng hình như chính là tại các chuyến phiêu bạt ban đêm của ông. Và thật kỳ lạ: chính ông cũng giải thích như vậy về sức khỏe yếu kém của ông. Các chuyến đi trong mơ được ông cảm nhận như một điều gì đó hoàn toàn hiện thực.

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/t98160-su-bao-thu-cua-cac-sinh-vat-lua-chuong-8.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận