Mỗi điều tượng trưng cho một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc-Lộc-Thọ hay Tam Đa, và thường không được tách rời.
I. Sự Tích 1
Truyền thuyết kể rằng: Đời thượng cổ ở Trung Quốc, tương truyền vua Nghiêu, vị Hoàng đế hiền minh thời thịnh trị, thái bình, nhân dịp tiết xuân đi thưởng ngoạn cảnh xuân và thị sát vùng đất Hoa Phong để hiểu thêm nhân tình thế thái. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:
Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.
Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.
Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả Hoàng tộc. Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” gọi là “Tam đa” cho cả trăm họ.
Từ đó, Tam đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Và ôngng từ đó có tượng ba ông “Tam đa”.
II. Sự tích 2
Có một sự tích khác đầy ấn tượng kể về 3 nhân vật này. Chuyện xưa bên Tàu, hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc.
Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.
Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. ông xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
Cụ bà và Cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai ông rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ nhiên phải là nam tử rồi. ông Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy.
Theo phong tục người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế ông mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói:
- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi ông cuời một hơi mà thác. Được thác như ông mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du.
ông bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:
- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao trời chẳng cho đi cùng…
Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cùng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và ông được người đời đặt tên là Phúc.
Ông Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót ônga những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.
Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Tưởng ông Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. ông chỉ hiềm một nỗi, năm ông tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. ông ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. ông nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái ông không dám đến gần. Đến khi chết, ông ôngng không nhắm được mắt. ông than rằng:
- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. ông coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót. ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.
Được bao nhiêu tiền thưởng, ông lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh ông, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, ông Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. ông Đông Phương Sóc bảo, ông được thọ như vậy là nhờ ông biết lấy-âm-để-dưỡng-dương.
Do ông Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời cũa ông, ông chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên ông:
- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.
ông Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:
- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?
Ông Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi ông chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở ông nội. Vậy làm quan như ông, Thọ như ông phỏng có ích gì?
Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.
Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi.
Ba vị đó được người Trung Quốc dựng lên ba hình tượng, không phải để thờ mà để người đời nhìn gương đó mà lựa chọn cách sống cho phù hợp. Phúc Lộc Thọ có lối sống khác nhau. Phúc thì tử tế, còn cầu theo Lộc Thọ là cầu cái vô phúc, liệu có ai muốn không?
Thực ra khi thờ 3 ông này người ta đã khôn khéo xắp xếp để chúng ta có được cả 3 cái mà người đời ai cũng mong, chứ ko phải muốn chúng ta học tính cách ông này ông kia.
Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!