Soán Đường Chương 1 04: An táng.



    Soán Đường
    Tác giả: Canh Tân

    Quyển 6
    Chương 104: An táng.

    Nhóm dịch: Black
    Nguồn: Vipvanda
Sưu tầm: tunghoanh.com


    Tiêu hoàng hậu lần này đi ngang qua Củng huyện, triệu kiến Lý Ngôn Khánh cũng không sắp xếp từ trước.

    Dù sao hôm nay cũng có Việt Vương Dương Đồng đi theo, quy củ tiếp xúc nàng dĩ nhiên tinh tường cho nên không khỏi lo lắng.

    Nghe nói hôm nay là ngày hạ táng của Trịnh Thế An, Tiêu hoàng hậu cũng sợ xui rủi.

    Tuy nhiên lầy này nàng tìm thừa tướng tương lai cho Dương Đồng cũng cần phải biểu lộ thành ý.

    Sở dĩ có hành vi này là vì trong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa của Lý Ngôn Khánh có nhắc đến tình tiết ba lần mời chào khiến nàng phải suy nghĩ.



    Dương Đồng ở xung quanh chỉ có một ít thần tử phụ tá, đa phần trong đó đều là Dương Quảng sắp xếp cho hắn, không có phụ tá thân cận nào, Dương Đống sống ở trong thâm cung, kết giao cũng không nhiều, Nếu như không kiếm được một người thân tín thì không thể tiếp chưởng ngôi vị hoàng đế tương lai.

    Mà các đệ tử quan lại tuy nhiều nhưng trừ đệ tử gia tộc họ Tiêu, Tiêu hoàng hậu chỉ coi trọng Lý Ngôn Khánh.

    Nàng trầm ngâm một lát rồi phân phó:

    - Trịnh Thế An chôn cất ở đâu?

    - Vốn tộc trưởng đương nhiệm Trịnh Nhân Cơ của Huỳnh Dương Trịnh thị muốn đem Trịnh Thế An chôn cất ở ven hồ Động Lâm.

    Nhưng Lý Ngôn Khánh không đồng ý, hắn chọn một nơi tại Hoắc Sơn tu kiến lăng mộ, nghe nói đặt ngay dưới đỉnh Hoắc Sơn.

    - Đã như vậy chúng ta hiện tại nhập vào Củng huyện.

    Tối hôm nay ngủ tại Từ Vân Tự, Thì Văn, ngươi nghĩ cách sắp xếp một chút, bổn cung muốn ở Từ Vân Tự, bí mật triệu kiến Lý Ngôn Khánh.

    Tiêu Ly nghe được khẽ giật mình khom người nói:

    - Thần tuân chỉ.

    Nơi an táng của Trịnh Thế An là ở Vĩnh Xương lăng đời sau.

    Dựa theo thuyết phong thủy, Vĩnh Xương lăng thừ nhận khí thế của thiên hạ, là một khối bảo địa phong thủy, sau lưng dựa vào Hoắc Sơn, hai cánh bay lên, đúng là một chỗ chôn cất rất tốt.

    Vốn Viên Thiên Cương muốn tu kiến xây dựng nơi an táng ở Tung Âm sơn.

    Nhưng sau khi nghe Lý Ngôn Khánh nói thì cũng quyết định đặt lăng mộ của Trịnh Thế An ở Vĩnh Xương lăng. Sau khi khám định địa điểm xong, Viên Thiên Cương trầm mặc trở về đạo quán, suy diễn quẻ tượng trong vòng ba ngày.

    Ngôn Khánh lúc này mới nhớ tới Vĩnh Xương lăng là hoàng lăng.

    Vĩnh Xương lăng là nơi an táng hoàng đế thời Bắc Tống Triệu Khuôn Dẫn, lăng mộ này được tuyển định,tự nhiên có thứ gọi là long mạch. Lý Ngôn Khánh lúc này biết được muốn đổi ý nhưng sợ rằng Viên Thiên Cương hiểu lầm nên cũng đành thôi.

    Lăng mộ tu kiến là một chuyện rất trang trọng.

    Tuy nhiên Lý Ngôn Khánh tài lực hùng hậu cộng thêm hắn giao hữu rộng lớn nên rất nhiều người ra tay giúp đỡ.

    Trịnh Thế An là một người bình dân, mồ mả dĩ nhiên cũng không thể trùng tu hoa mỹ, nếu không vượt qua lễ chế gây chuyện sẽ không tốt. Tuy nhiên Viên Thiên Cương lại đề nghị ở phía đông bắc của lăng mộ nên tu kiến một tòa chùa phật.

    Lý Ngôn Khánh không hiểu liền hiếu kỳ hỏi nguyên do, Viên Thiên Cương do dự một thoáng rồi nói:

    - Có rồng từ Tây Bắc đi ra, sát khí rất nặng.

    Những lời này kỳ thực đã nói cho Lý Ngôn Khánh: Lão huynh ngươi tuyển khối lăng mộ này, thực ra là long mạch.

    Nếu như không xây dựng tòa chùa phật ở Tây Bắc thì Long khí sẽ lao ra, không cách nào áp chế.

    Nói cách khác ngươi muốn làm hoàng đế sao?

    - Huyệt này chính là long huyệt, sau khi tu kiến chùa phật ở Đông Bắc thì cói thể hóa giải sát khí

    Lý Ngôn Khánh cũng hiểu được tu kiến tòa chùa phật này xong cũng che giấu được cái giọ là Long huyện, không bị người khác cảm thấy.

    Đối với ý tứ giữ gìn này của Viên Thiên Cương, Lý Ngôn Khánh cảm kích vô cùng, hắn lập tức sai người dựa theo vị trí tuyển chọn của Viên Thiên Cương, theo phương vị ngũ hành bát quái tu kiến tòa chùa, việc này cũng không khó cũng không khiến người khác phải hoài nghi, tu kiến chùa cầu phúc cho tổ phụ, coi như là một phen tận hiếu của Lý Ngôn Khánh.


    - Tây Bắc sát long hung mãnh, cần có một phật hiệu tinh thâm.

    Phật hiệu tinh thâm?

    Ngôn Khánh biết được một người phù hợp chính là thúc tổ của Đỗ Như Hối, Đỗ Pháp Thuận, nhưng người này hiện tại đang ở đất Thục, Lý Ngôn Khánh không dám chắc có thể mời tới.

    - Ta biết một người phật hiệu vô cùng tinh thâm, ngay cả chủ trì phương trượng cũng phải tán thưởng.

    Ngôn Hổ đi tới trầm giọng nói:

    - Người này họ Tư Mã, pháp danh là Đạo Tín, nếu như người này thì chắc hẳn là phù hợp với lời Viên chân nhân nói. đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com

    Tư Mã Đạo Tín, thiền tông tứ tổ?

    Lý Ngôn Khánh tuy đã sớm nghe qua tên của Tư Mã Đạo Tín nhưng chưa bao giờ nghĩ tới mình sẽ mời tứ tổ đại nhân này đến nhà mình.

    - Vậy thì được.

    Ngôn Khánh trầm ngâm hồi lâu rồi nghĩ cách.

    Hắn để Mao Tiểu Niệm mang giấy bút tới, trên giấy viết xuống:

    Thân tâm phương thốn, cử túc hạ túc thường tại đạo tràng; thi vi cử động, giai thị bồ đề

    Cữu cữu mong cữu cữu mang phong thư này cho Đạo Tín đại sư.

    Hai mươi chữ này chính là đề xướng của Đạo Tín, Ngôn Khánh kiếp trước ở trong lễ hội đèn lồng từng đọc qua nên khắc sâu vào trong lòng.

    Ba ngày sau, Tư Mã Đạo Tín nhẹ nhàng theo Ngôn Hổ mà tới.

    - Thế nào là phật?

    Lúc này Tư Mã Đạo Tín phật hiệu cao thâm, nhưng vẫn còn chưa đạt tới tứ tổ như đời sau.

    Cho nên vừa thấy Ngôn Khánh hắn đã muốn hỏi.

    Lý Ngôn Khánh cười cười nói:

    - Lục tâm sạch tức là phật.

    - Thế nào là tâm?

    - Phật tức là tâm.

    Ngôn Khánh sau đó nói tiếp:

    - Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm, A Di Đà phật.

    Tư Mã Đạo Tín trầm ngâm một lúc rồi vỗ tay cười to, hành lên một phật lễ rồi cùng tụng:

    - A di đà phật.

    Cứ như vậy Tư Mã Đạo Tín ở trong miếu của Lý Ngôn Khánh.

    Để đả bảo cho Tư Mã Đạo Tín tu hành, chủ trì của Thiếu Lâm Tự cũng phái Đàm Tông Ngôn Hổ cùng với Giác Viễn và mười ba võ tăng đi theo.

    Sau khi giải quyết xong vấn đề chùa phật là lúc Trịnh Thế An hạ táng.

    Người đến xem lễ vô số.

    Không chỉ có những nhân vật nổi tiếng của Củng huyện mà còn có Huỳnh Dương Trịnh thị, Quản thành Thôi thị, Lạc Dương Hoàn thị.

    Mạch Tử Trọng cũng phụng mệnh đến nhà.

    Trương Trọng Kiên phái tộc đệ của hắn tới Củng huyện.

    Mà nhan tương cũng phụng tộc huynh danh tiếng của hắn là Nhan Sư Cổ tới đây phúng viếng.

    Nhan Tương này là một trong mười tám học sĩ về sau dưới thời của Lý Thế Dân.

    Hắn sở dĩ tới đây một là do Nhan Sư Cổ nhờ vả, một mặt cũng ngưỡng mộ thanh danh của Lý Ngôn Khánh.

    Tóm lại tang lễ vô cùng hùng vĩ.

Nguồn: tunghoanh.com/soan-duong/quyen-6-chuong-104-JSFaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận