Soán Đường
Tác giả: Canh Tân
Quyển 2
Chương 7: Ẩm Tửu
Nhóm dịch: Black
Nguồn: vipvandan
Đỗ Như Hối nói:
- Cảnh sắc của núi Long Môn đúng là không tệ.
- Đỗ đại ca, đệ định cư ở chân núi Long Môn không nói đến cảnh sắc của Long Môn, ở đó Trịnh gia có một khối ruộng đồng, tràn đầy thủy trúc, đệ chuẩn bị chuyển vào một số gian nhà đã bỏ từ lâu trong đó.
- Ngôn Khánh, đệ định noi theo Trúc Lâm Thất Hiền sao?
Đỗ Như Hối nhịn không được cười:
- Có phải đệ thấy danh khí của đệ không đủ lớn sao? Ha ha, cái này ngược lại không tệ,
Tết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai,
Phi điểu tương dữ hoàn...
Thử trung hữu chân ý,
Dục biện dĩ vong ngôn.
Dịch thơ:
Nhà cỏ giữa nhân cảnh,
Không thấy ồn ngựa xe.
Hỏi ông: “Sao được vậy ?”
Lòng xa, đất tự xa.
Hái cúc dưới giậu đông,
Thơ thới nhìn núi Nam.
Khí núi ánh chiều đẹp,
Chim bay về từng đàn.
Trong cảnh có thâm vị,
Muốn tả đã quên lời.
Đây là bài thơ Ẩm Tửu của danh sĩ Đào Uyên Minh thời Đông Tấn, Đỗ Như Hối nhịn không được thấp giọng ngâm xướng.
Nghe hắn nói như vậy, Ngôn Khánh cũng cảm giác mình đi tới núi Long Môn quả là một nước cờ kỳ diệu.
Là mua chuộc danh tiếng cũng tốt, nhàn tịch tao nhã cũng thế, dù sao làm vậy cũng khiến cho đám thanh lưu danh sĩ coi trọng hơn.
Mà hiện tại, không phải là hắn cần thanh danh sao?
Người của Trịnh gia lăng xê là để hắn khởi động mặt tiền, mà ta lại lộ ra biểu hiện không có ý muốn tranh đoạt. Chuyện này sẽ khiến người nhà họ Trịnh giảm bớt cố kỵ, mà càng thêm sức lăng xê, đến lúc danh tiếng của Ngôn Khánh đủ để cho Trịnh gia cảm thấy bất an thì bọn họ đã không làm gì được hắn rồi.
Đến tột cùng là ai lợi dụng ai?
Chưa đến bước cuối cùng, không ai biết được...
- Ngôn Khánh, đệ muốn viết gì vậy?
- À, Bùi đại nhân ở Hà Đông làm một quyển sách tế cho vợ, muốn đệ chép qua một bản, ngày sau tới lấy.
- Nội sử thị lang, Bùi Thế Củ sao?
- Huynh cũng biết người này?
- Ha ha, ta làm sao không biết được, người này rất lợi hại, là một người cực kỳ có bản lĩnh, gia tổ từng nói, luận danh khí và quyền hành, Bùi đại nhân không so được với Việt Quốc công, nhưng luận về thủ đoạn cùng bổn sự thì Việt Quốc công lại không bằng hắn.
Ngôn Khánh không khỏi thở ra một tiếng.
Bùi Thế Củ này, lợi hại thế sao?
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Việt Quốc công, chính là Dương Tố đại danh đỉnh đỉnh, còn Bùi Thế Củ này tựa hồ như chưa từng nghe qua tên của hắn...
Bùi Thế Củ, Bùi Thế Củ...
Khoan đã, trong lịch sử sau khi Lý Thế Dân đăng cơ, Từ Thế Tích vì không muốn cấm kỵ mà chuyển tên thành Lý Tích, ngay cả Lý Tích cũng vậy thì người khác không thể không đổi danh tự... Bùi Thế Củ, xóa chữ thế không phải là Bùi Củ sao?
Người này đúng là một nhân vật lợi hại.
Người này ở thời Tùy Dạng đế là một đại gian thần, nhưng lúc Lý Thế Dân chấp chính thì lại là một trung thần cương trực.
Một trung một gian, để lại rất nhiều phỏng đoán đằng sau.
Ngay cả trong Đại Đường Song Long truyện cũng đã nói Bùi Củ là Tà Vương Thạch Chi Hiên.
Không ngờ mình có thể biết được một người như vậy, còn sao chép văn tế?
Ngôn Khánh không khỏi điều chỉnh tâm tư, chăm chú nhìn văn tế mà Bùi Thế Củ đã viết xong, không thể phủ nhận, Hà Đông tứ đại gia tộc, Bùi gai tộc là một gia tộc không hề kém. Nhìn vào từ ngữ hoa lệ cho thấy Bùi Thế Củ yêu thương lão thê của mình thế nào.
Trịnh Ngôn Khánh nhăn lông mày lại, trong lòng thầm nghĩ:
- Trịnh gia muốn sao chép lại, mượn đó mà có được giao tình với Bùi Thế Củ, nhưng lại không có quan hệ với ta.
Hôm nay ta có sư phụ mượn nhờ Đậu gia làm chỗ dựa, nhưng cuối cùng cũng không phải bổn sự của mình.
Nếu có thể để Bùi Thế Củ thích, chẳng phải càng khiên cho Trịnh gia về sau ném chuột sợ vỡ đồ quý sao?
- Ngôn Khánh, đệ đang suy nghĩ gì vậy?
- À, đệ đang nhìn quyển sách tế này của Bùi thị lang, đúng là tình thâm ý cắt.
- Ha ha, đệ quả nhiên là một người đa tình.
Đỗ Như Hối từng tận mắt thấy Ngôn Khánh làm thơ cho Đóa Đóa nên nhịn không được mà trêu ghẹo:
- Chỉ là Bùi thị lang và Bùi phu nhân, đúng là có một giai thoại, năm đó Bùi Thị lang bình định Lĩnh Nam, Thôi phu nhân bởi vì mình tuổi gia không cách nào chăm sóc, phái hai tỳ nữ thiên kiều bá mị tới phục thị.
- Về sau Thôi phu nhân mất đi, Bùi Thị Lang bi thống vô cùng, đem tất cả gia thiếp và mỹ tỳ đuổi đi, tình thâm ý trọng.
- À, ta quên nói, Thôi phu nhân và Công Vệ phu nhân nổi tiếng về thư phpas là cùng một người.
Thôi phu nhân này không phải là vợ của Trịnh Nhân Cơ mà là thê tử của Bùi Thế Củ.
Ngôn Khánh nhìn bản Thôi tế chân thành, trầm ngâm một lát rồi bắt đầu sao chép.
Đỗ Như Hối ở bên cạnh quan sát, không nói không rằng, thậm chí còn mài mực cho hắn.
Năm trăm chữ tế, sao chép cũng không khó khăn.
Ngôn Khánh đã đọc qua rất nhiều lần cho nên ghi cực kỳ thông thạo.
Sao chép hết bút tế, Ngôn Khánh lại chưa ngừng bút.
Hắn trám đầy mực nước, sau đó ghi về phía đằng sau hai chữ: Vâng mệnh sao chép, xin tặng một bài thơ:
Tằng kinh thương hải nan vi thủy
Trừ khước Vu sơn bất thị vân
Thủ thứ hoa tùng lãn hồi cố
Bán duyên tu đạo, bán duyên quân
Dịch thơ:
Từng đi biển cả nước hề chi
Trừ núi Vu ra, chẳng có mây.
Ví gặp người hoa không ngoái lại
Nửa vì tâm tánh, nửa tình si.
Trịnh Ngôn Khánh viết xong, cảm thấy vô cùng mỹ mãn, đối với nét mực trên giấy chưa khô, khẽ thổi một hơi.
Đỗ Như Hối trợn mắt há hốc mồm nhìn bài thơ, rồi lại nhìn dáng vẻ tươi cười của Trịnh Ngôn Khánh,hồi lâu không nói gì.
Yêu nghiệt, người này thật là yêu nghiệt.
Trịnh Ngôn Khánh làm sao không biết mình rất yêu nghiệt.
Nhưng hắn không điên. Hắn cần nhiều thanh danh, cần thêm nhiều người chú ý hơn nữa...
Cái này cùng với bản tính của hắn không tương hợp nhưng không thể không tiếp nhận.
Ở Trịnh gia giống như ở sâu trong biển, bao nhiêu ánh mắt nhìn vào hắn, bao nhiêu người ở trong bóng tối tính toán đến hắn, Trịnh Đại Sĩ muốn dùng hắn để ổn định địa vị của An Viễn đường, Trịnh gia thất phòng, há cam tâm cho Trịnh Đại Sĩ yên ổn.
Chuyện này, Trịnh Đại Sĩ chính là vì tổ tôn hắn quy tông nên mới làm ra.
Không muốn bị người khác ám toán, phương pháp an toàn nhất chính là đặt mình ra trước mặt mọi người, làm cho những người có dã tâm không thể cố kỵ, đương nhiên làm như vậy thì Trịnh Ngôn Khánh cũng phải đối mặt với đủ loại hoài nghi và tranh luận.
Nhưng tranh luận càng nhiều thì mục tiêu của hắn càng lớn.
Tích lũy tới mức độ nhất định, có thể nhờ vậy mà đạt được an toàn.