Tào Tặc
Tác giả: Canh Tân
Chương 157 : Triệu kiến. (1,2)
Dich: Nhóm dịch Hany
Nguồn: Metruyen
- Đúng rồi... Mạch Nhân! Ngươi có biết tại sao ta biết được huyện này không? Ha ha! Đúng ra thì phải cảm tạ lão quỷ của nhà ngươi. Năm đó y không chịu ở lại Lạc Dương thật là đạo đức. Ta nói cho ngươi biết, sở dĩ cha ngươi trở về thứ nhất cũng không phải là vì danh dự, thứ hai cũng không phải vì thiếu tiền bạc mà nguyên nhân thật sự do y tìm được bí lục về kho báu ở Hải Tâ vội vã từ Lạc Dương về chủ yếu là muốn mở cái kho báu này.
- Cái gì?
- Con của ta. Đáng tiếc là y không có duyên mà lại làm lợi cho lão tử. - Vương Thành nói tới đây thì cười ha hả.
Mạch Nhân tức giận tới mức nổi điên, đột nhiên định vùng ra khỏi tay đám binh lính nhưng vẫn bị giữ chặt.
Tào Bằng chỉ biết cười trừ:
- Cho dù đệ có nói thì tỷ phu có thời gian ăn không?hI
- Chuyện này... - Đặng Tắc cũng bật cười.
Lời nói của Tào Bằng rất thật. Mấy hôm trước, Đặng Tắc gần như làm việc liên tục không có thời gian trống. Lúc đầu, hắn ở Hứa Đô thì giúp Điển Vi luyện binh rồi sau đó lại tới Hải Tây gặp phải bao nhiêu chuyện khó khăn. Nếu như không giải quyết được chuyện hải tặc thì không chừng hiện giờ hắn vẫn còn phải lo lắng đề phòng. Cho dù có thế nào thì từ khi tới Hải Tây đến nay, dường như chỉ có hôm nay là nhẹ nhàng nhất.
- Thúc Tôn!hI Ngươi chuẩn bị thực hiện đồn điền ta cũng không phản đối. Tuy nhiên có hai chuyện ngươi phải đồng ý với ta. Thứ nhất ngươi không thể cưỡng ép chuyện đồn điền, mà phải do mọi người tự nguyện. Huyện Hải Tây trong những năm qua gặp nhiều tai nạn, hiện giờ vất vả lắm mới ổn định được, ta không hy vọng nó lại rơi vào đau khổ... Hơn nữa việc này đối với ngươi cũng không có gì không tốt. Mặc dù Hải Tây không rộng lớn lắm nhưng người ở Quảng Lăng rất rắc rối. Nếu như bọn họ liên hệ với nhau mà ngươi lại cưỡng ép mở rộng tạo nên thanh danh không tốt thì sau này đối với ngươi mà nói cũng không ổn lắm.
Những lời nói đó của Trần Đăng cũng là vì suy nghĩ cho Đặng Tắc. Đặng Tắc cũng không còn là đứa trẻ con nên làm sao không hiểu được ý tốt của Trần Đăng?Nh
- Xin Trần thái thú cứ yên tâm. Hạ quan sẽ lưu tâm làm việc.
- Còn chuyện thứ hai....
Không để cho Trần Đăng nói xong, Trần Quần đã ngắt lời.
- Nguyên Long huynh!hI Công việc của các ngươi thì chọn chỗ nào đó mà nói. Trước món ngon thế này và ngươi còn có tâm nói tới công việc thì đúng là giết chết bữa ăn... Đến đây nào Thúc Tôn. Uống rượu.
Trần Đăng cười khổ, trừng mắt nhìn Trần Quần. Tào Bằng mở miệng nói:
- Trần thái thú lo Hải Tây gặp nguy hiểm sao?hh
- Cái này....
Trần Đăng thở dài rồi gật đầu.
- Thật ra có một số việc các ngươi cũng biết rằng ta không tiện nói. Nhưng ta phải nhắc nhở cho các ngươi rằng các ngươi thiết lập con đường muối, để cho việc buôn bán muối được hợp pháp hóa ở Hải Tây trước mắt mà nói thì đúng là biện pháp tốt. Nhưng như vậy các ngươi sẽ bị một số người căm ghét. Các ngươi khống chế con đường muối trong tay chỉ sợ...
- Mi gia ở Đông Hải?hM
- Cái này..
Trần Đăng không ngờ Tào Bằng lại nói thẳng ra như vậy.
"Ai!h Đúng là thanh niên xốc nổi!Nh"
- Dù sao thì Mi gia Đông Hải cũng đã kinh doanh nhiều năm, Mi Chúc cũng không phải là một người đơn giản. Hiện giờ tuy hắn không những tay vào chuyện trong gia tộc nhưng trên thực tế Mi gia ở Đông Hải vẫn là một lực lượng rất mạnh trong tay Mi Chúc. Lúc trước, quận Đông Hải cũng muốn xử lý Mi gia nhưng kết quả là phải thê thảm mà chuyển đi. Mi gia có buôn muối lậu, cũng có người đỡ lưng. Nếu các ngươi phong tỏa con đường muối ở Hải Tây thì sẽ bị Mi gia trả thù.
Lời nói của Trần Đăng thật ra ẩn chứa một ý. Nếu Mi Chúc ra tay trả thù thì cho dù gã có là thái thú Quảng Lăng thì cũng không tiện ra tay giúp đỡ.
Ngẫm lại thì chuyện đó cũng hết sức đơn giản.
Tổ tiên Mi gia buôn bán muối lậu, nắm chặt con đường muối ở lưỡng Hoài trong tay nhiều năm cũng là có lý do của nó. Quảng Lăng đúng là nơi lưỡng Hoài làm sao không có người của Mi gia?hM Nếu Đặng Tắc khống chế con đường muối chắc chắn sẽ động chạm tới lợi ích của rất nhiều người. Tới lúc đó, Trần Đăng cũng không thể giúp Đặng Tắc được nhiều lắm. Cho dù Trần Đăng cũng tán thành với việc khống chế con đường muối.
- Chuyện này hạ quan đã có tính toán.
- Tính gì?h
- Trước khi ta rời khỏi Hứa Đô từng nghe người ta nói Tào công sử dụng việc binh điền?gh
- Binh điền?h
Đặng Tắc gật đàu:
- Ta định theo phương pháp của Tào công để cho thương điền và binh điền song song... Vào ngày vụ mùa, nông nhàn thì luyện binh...đây chính là ngụ binh ư nông (1). Binh nông kết hợp chỉ cần có thể vượt qua mùa thu thì cho dù Mi gia có lợi hại tới mấy ta cũng không sợ họ.
- Ngụ binh ư nông?h Binh nông hợp nhất?h
Trần Quần đặt đũa xuống, nhìn Đặng Tắc mà nói nhỏ:
- Chẳng lẽ Thúc Tôn là người của pháp gia?hI
- A?gh
- Phương pháp ngụ binh ư nông hoàn toàn giống với nhà Tần thời đó. Tào công sử dụng binh điền có lẽ không bị người ta công kích. Nhưng nếu như Thúc Tôn mà thực hiện việc đó chắc chắn sẽ dẫn tới tranh luận. Theo ý kiến của ta thì ngươi có thể thi hành chính sách binh điền, có điều lấy thương điền là chính còn binh điền thì giấu trong đó đồng thời, ngươi phải nhanh chóng gửi sách lược tới Hứa Đô xin Tào công đồng ý. Nếu không thì chắc chắn ngươi sẽ gặp phiền toái.
Ý kiến của Trần Quần làm cho Đặng Tắc bừng tỉnh. Gã quay đầu lại nhìn Tào Bằng thì thấy Tào Bằng gật nhẹ đầu.
Đặng Tắc là một người tu luật pháp thì làm sao không hiểu được chuyện đó. Phương pháp binh điền dấu trong thương điền thật ra cũng là lời đề nghị của Tào Bằng.
Trong thời kì Tam quốc đúng là từng có việc binh điền, hơn nữa còn do Tào Tháo làm.
Có điều hiện giờ việc thực hiện dân điền vừa mới bắt đầu còn chưa được hai năm cho nên binh điền còn chưa xuất hiện.
Còn về việc Tào Tháo có đưa ra khái niệm binh điền hay không thì Tào Bằng cũng không biết rõ lắm. Nhưng hắn biết nếu muốn thuyết phục Đặng Tắc làm binh điền thì cũng đánh trúng ý của Tào Tháo. Trần Quần nói đúng, nếu tự ý thi hành binh điền, làm không tốt sẽ bị Tào Tháo hoài nghi. Dù sao thì Tào Tháo trong lịch sử nổi danh là một người đa nghi. Binh nông kết hợp nếu làm không tốt sẽ khiến cho Tào Tháo nghi nghờ.
"Có lẽ mình suy nghĩ vẫn còn đơn giản. Đúng là phải thượng tấu về Hứa Đô."
Đặng Tắc bưng chén rượu lên:
- Trường Văn!hM Đa tạ.
- Việc Hữu Học tới Quảng Lăng...
Trần Quần đột nhiên nhắc lại chuyện xưa.
Tào Bằng hơi chun mũi, hỏi:
- Không biết tại sao Trần thái thú lại muốn triệu ta tới đó?hI
- Cái này thật ra không dám giấu diếm. Đây không phải là ý của ta mà là của gia phụ.
- Đây là ý của Trần Công?h
- Đúng vậy.
Tào Bằng ngây người. Hắn có thể xác định rằng bản thân cùng với Trần Khuê không hề có liên hệ. Đang yên đang lành, Trần Khuê lại triệu hắn tới đó làm gì?h
- Trần công triệu kiến tại hạ muốn dùng vào việc gì?hh
- Chuyện này thì gia phụ không nói. Chỉ nói là tận lực mời bằng được Hữu Học tới Quảng Lăng.
Lần này Tào Bằng đúng là có chút hồ đồ.
- Trần thái thú!h Nếu như ta không đồng ý, chuyện này để cho tại hạ suy nghĩ thêm có được không?h
- Tất nhiên là có thể. Có điều ngươi nên quyết đoán sớm.
Tào Bằng và Trần Đăng nói tới đó là chấm dứt.
Mọi người lại nâng ly rồi cạn chén. Ước chừng hết khoảng sáu cân thịt dê núi thì mới cảm thấy mỹ mãn.
Trong đó một mình Tào Bằng đã ăn gần hai cân. Từ khi hắn ở Hạ Bì đột phá, cốt cách sinh trưởng rất tốt, hơn nữa sức ăn cũng từ từ trở nên kinh người. Không chỉ có hắn mà Vương Mãi cũng vậy. Vương Mãi tự mình nói hiện giờ gã có thể ăn một lần mười cái bánh, gần hai ba cân. Sức ăn kinh người như vậy càng tăng thêm sức khỏe cho họ. Sau khi ăn no, Tào Bằng liền dẫn hai tên tùy tùng đi tới chợ Bắc bàn bạc với đám người Vương Mãi và Đặng Phạm.
Ngày hôm sau, Trần Đăng quay trở về. Giống như khi tới, lúc quay trở về y cũng hết sức lặng lẽ.
Có điều Trần Quần vẫn ở lại. Y ở lại Hải Tây, nói rõ là muốn ăn đồ ăn của Tào Bằng.
Đối với chuyện này, Tào Bằng cũng chẳng từ chối. Cái đạo lý có thêm một người bạn, Tào Bằng hiểu rất rõ. Kiếp trước, bản thân hắn giao lưu rất hẹp vì vậy vào những lúc quan trọng chỉ có một mình một súng làm việc, cuối cùng dẫn tới cảnh nhà tan cửa nát. Tới đời này, Tào Bằng cố gắng thay đổi tính cách của mình, cố gắng kết giao với mọi người để hòa nhập vào cùng với thời đại.
Trần Quần cũng là một người rất giỏi kết giao. Hơn nữa, gã không có cái kiểu quần áo lụa là của con nhà thế gia. Mặc dù trong xương tủy có một sự kiêu ngạo nhưng cũng còn phải xem kết giao với người nào.
Chẳng hạn như khi đối mặt với đám người Hoàng Chỉnh, Phan Dũng, Trần Quần thường thường chẳng thèm để ý.
Nhưng quay đầu lại, lúc nói chuyện với đám người Bộc Dương Khải thì y thể hiện một sự nho nhã. Còn khi ở một chỗ với Tào Bằng, Trần Quần giống như một lão tham, hơn nữa rất hoạt bát. Việc kết giao đối với Trần Quần thì ở đời sau chỉ dùng một từ "thích"
Trần Quần có học thức hơn người, thông kim bác cổ. Cái gì gã cũng có thể nói nhưng đều có chừng mực. Tào Bằng rất ít khi nghe thấy gã bình luận về thời cuộc. Phàm những khi đề cập về triều đình, Trần Quần đều sử dụng cách thứ đưa đẩy khéo léo để cho qua. Hơn nữa, gã cũng không nói tới Lưu Bị, chẳng nói tới Lã Bố mà chỉ nói một chút phong thổ. Nếu như có người nào suy nghĩ thật sâu xa thì sẽ phát hiện trong lời nói của Trần Quần rất thâm sâu.
Y ủng hộ quân tào. Đối với chuyện này Tào Bằng biết rõ trong lòng những cung không nói.
(1); Ngụ binh ư nông: Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam, phải gia nhập quân ngũ.
Lực lượng cấm quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là thiên tử binh, còn lực lượng quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số quân trong bộ phận sương quân thành từng phiên, một số phiên thường trực, còn lại về quê làm sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng lượt luân phiên nhau. Số quân không có số nhất định mà cốt lấy người khỏe mạnh đủ có thể tham gia quân ngũ[2].
Như vậy trong thời bình, binh lính chia nhau vừa sản xuất vừa tập luyện. Việc để binh lính tại các địa phương làm nông nghiệp được gọi là gửi binh ở nông (ngụ binh ư nông).