Tào Tặc
Tác giả: Canh Tân
Chương 255: So sư cũng phải có lý
Nhóm dịch: Hany
Nguồn: Mê Truyện
Bấm nút "Thu gọn" để thu gọn nội dungThu gọn
Đêm cuối xuân tiết trời nhiều thay đổi.
Khi vạn vật bắt đầu nảy nở, người người cùng nhộn nhịp đi lại trên đường, phiên chợ rộn ràng có thể thấy được từ ngay đầu đường. Đúng giờ tuất, trời đã sẩm tối. Cửa hàng hai bên đường phố đốt đèn đuốc sáng trưng thắp lên bao thú vui ban đêm chốn đô thành.
Tào Bằng không cưỡi Chiếu Dạ Bạch mà ngồi trên một chiếc xe bò.
Cửa xe mở, gió đêm thổi hiu hiu.
Ngồi trong xem Tào Bằng quên đi mọi phiền muộn.
Hạ Hầu Lan cưỡi ngựa đi bên cạnh. Một gã Phi Mạo đánh xe, Sử A đã đi trước. Đoàn người thong thả đi dọc con đường dài, ngắm cảnh trí hai bên hiện ra trước tầm mắt.
Tào Bằng ngồi trên xe cũng hết sức nhàn nhã, ung dung.
Nhai tự Kim Cương nghe ra thì có vẻ rất xa lạ.
Nhưng nếu nhắc đến cái tên đời sau của nơi này, có lẽ không có ai là không biết: Chùa Bạch Mã! Chùa Bạch Mã là cái tên rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, là một trong ba chùa lớn có đầu tiên của trung Quốc, bao gồm: Huỳnh Dương động lâm tự, Long Môn Hương sơn tự, và chùa Bạch Mã. Tuy lúc đầu, tên của chùa Bạch Mã vốn là Kim Cương nhai tự, ý nói đến ý chí vững vàng như kim cương.
Tương truyền, Hán Minh đế Lưu Trang đêm ngủ ở Nam Cung, nằm mộng thấy một vị thần nhân màu sắc vàng kim, trên thân tỏa ra ánh hào quang màu trắng, ánh sáng này bao phủ hết cả cung điện. Ngày hôm sau, bậc đế vương biết được vị kim thần trong mộng chính là kim cương trong Phật môn, vì thế bèn phái các sứ giả là Thái Âm, Tần Cảnh tới Tây Vực cầu phật. Lúc này, Phật giáo còn được gọi là Phù Đồ giáo, được truyền từ Tây Hán vào Trung Nguyên, nhưng vốn không có nhiều người thừa nhận tôn giáo này. Tuy nhiên ở Tây Vực lại có rất nhiều quốc gia nhìn nhận phật giáo là quốc giáo.
Như Ô Tôn, Sơ Lặc, Quy Tư còn lấy Phù Đồ làm thuật trị quốc.
Hai người họ Thái và Tần kia gặp được một vị tăng nhân của Thiên Trúc là Già thập Ma Đằng (tên là Nhiếp Ma Đằng) và Trúc Pháp Lan. Vì thế, bọn họ bèn mời hai người này đến Lạc Dương để giảng giải về Phật hiệu. Đây cũng chính là câu chuyện xưa nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo: Vĩnh Bình cầu pháp. Tuy nhiên, đó chẳng qua cũng chỉ là ghi chép trong sử sách của Phật giáo, không ai biết được rốt cuộc mọi chuyện có đúng như thế không. Dù sao, Già thập Ma Đằng và Trúc Pháp Lan tới đây cũng là để giảng giải cho Lưu Trang nghe Phật hiệu. Sau này, Hán Minh đế liền sắc lệnh xây một ngôi chùa dựa theo kiểu dáng ở Thiên Trúc, nằm ở giữa núi Bắc Đặng và Tuy Thủy, chọn một ngôi chùa để tu sửa lại.
Chính vì thế lúc ban đầu, chùa Bạch Mã vốn là “Quan thự” ( hay “tự” - tức nơi quan chức làm việc), rồi trở thành nơi quản lý tất cả các tăng nhân tới Trung Nguyên truyền pháp.
Nếu muốn truyền pháp, nhất định phải chịu sự kìm kẹp của chùa Bạch Mã, nếu không được triều đình bảo hộ sẽ bị quan phủ coi là tà giáo.
Chủ trì chùa Bạch Mã gọi là Bạch Mã Tự khanh, không có phẩm hàm trong triều đình nhưng mỗi tháng đều lĩnh bổng lộc của triều đình.
Già thập Ma Đằng và Trúc Pháp Lan ở chùa Bạch Mã lúc đầu gọi nơi này là Kim Cương nhai tự. Sau này, khi hai người ở đây, khổ tâm biên dịch cuốn “Tứ thập nhị chương kinh” trở thành cuốn kinh văn Hán ngữ đầu tiên được biên dịch trong nước. Sau khi “Tứ thập nhị chương kinh” được biên dịch xong, Hán Minh đế liền nhân chuyện con ngựa bạch mã chở kinh Phật năm ấy, lấy cớ đó mà sửa Kim Cương nhai tự làm chùa Bạch Mã. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người quen gọi nơi này là Kim Cương nhai tự.
Kiếp trước, Tào Bằng cũng từng tới chùa Bạch Mã.
Nhưng thật ra, ngoài chuyện nhìn thấy một đống người, hắn cũng chỉ bỏ tiền dâng hương, không hề lĩnh ngộ chút gì gọi là Phật pháp cao thâm cả.
Mà những năm cuối thời Đông Hán, do ảnh hưởng của chiến loạn, chùa Bạch Mã sớm đã không còn chịu sự quản thúc của triều đình mà trở thành một ngôi chùa độc lập. Những người tín Phật, đặc biệt sau khi Đổng Trác rời đô, hầu hết mọi người ở Lạc Dương bắt đầu thờ phụng đức Phật, trở thành tín đồ Phật môn, cống hiến gia sản.
Chính vì thế, trong chiến tranh, chùa Bạch Mã không bị ảnh hưởng nhiều lắm, thậm chí còn trở nên hưng thịnh hơn nữa.
Khi Tào Bằng đến chùa Bạch Mã, Sử A đã chờ bên ngoài tự được khá lâu. Vừa thấy Tào Bằng, gã tức thì hăng hái tiến lên đón:
-Công tử, sao giờ mới đến đây?
-Trên đường ta mải mê thưởng thức cảnh đêm, thế nên mới đến chậm. Sử đại hiệp chớ trách cứ.
-Công tử khách khí rồi. Hôm nay vừa đúng có mấy người hảo bằng hữu ở đây, nghe đại danh công tử, bọn họ đều muốn tiếp kiến. Sử A mạo muội làm chủ, mong rằng công tử thứ lỗi cho.
Trên đường đến chùa Bạch Mã, Tào Bằng đã nghĩ tới chuyện này rồi, thế nên cũng không quá để ý.
Hắn khẽ mỉm cười:
-Sử đại hiệp, ngươi cũng quá khách khí rồi!
Chu Tán nói không sai, bản thân hắn hiện đang phải mưu cầu thanh danh, mỗi hành động, lời nói đều cần phải thật chú ý.
Sử A này quá nặng khí của kẻ giang hồ.
Chính vì thế, khi giao tiếp với gã phải thật thận trọng.
Không thể quá thân thiết cũng không thể gây xích mích với gã được. Về phương diện này, Tào Bằng cần phải hiểu rõ một chữ “Độ”, nhưng chung quy hắn cũng khá giỏi trong việc này.
Sử A thoải mái cười to, lôi kéo Tào Bằng, bước về phía ngôi chùa.
Ở thời hậu thế, chùa Bạch Mã vốn có một vài danh lam thắng cảnh. Ví như nhị tăng mộ, Tề Vân tháp, Thanh Lương đài và các phong cảnh khác…Tuy nhiên ở cuối thời Đông Hán, những cảnh trí này vẫn còn chưa xuất hiện. Nhị tăng mộ chính là hai ngôi mộ, phía trước mộ có dựng hai tấm bia đá, nhìn rất đơn sơ, cổ kính.
Tào Bằng đi theo Sử A đến một nơi cao ước chừng sáu mét, đáy là một bản trúc chống xuống đất, phía trên còn có đài cao rải đá.
Ở thời hậu thế, tòa đài cao này được gọi là Thanh Lương đài, là một trong những phong cảnh nổi tiếng nhất chùa Bạch Mã, còn được người gọi là đình viên trên không.
Nhưng hiện giờ, đình viện trên không mới chỉ ở dạng sơ khai, ước chừng rộng một trăm ba mươi mét vuông, có lâu các với lớp lớp mái hiên.
Đời sau tương truyền rằng nơi này là nơi Lưu Trang từng đọc sách tránh nắng khi còn bé, sau sửa lại làm nơi biên dịch kinh văn.
Tuy nhiên, Tào Bằng vốn không tin chuyện này. Dịch kinh đài như lời Sử A nói rõ ràng là được xây dựng sau khi Già thập Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến Lạc Dương. Lúc ấy, Lưu Trang đã đăng cơ từ lâu rồi. Chắc là Phật giáo vì muốn nhấn mạnh sự cao siêu của bổn pháp, nên mới bịa ra tích chuyện như thế. Kỳ thật, những lời nói dối như vậy có thể thấy được trong rất nhiều đoạn kinh phật, mục đích chính đều là dùng tôn giáo để tranh thủ tín đồ, chính vì thế mới được cố ý lưu truyền tới nay.
Kiếp trước, Tào Bằng vốn là người vô thần.
Đối với tôn giáo, hắn không phản đối, nhưng cũng không bài xích.
Đạo giáo cũng tốt, Phật giáo cũng được, ngay cả Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, hắn đều không có ác cảm. Đặc biệt sau khi biết được nhà mình còn có vị lão sử giả thần giả thánh vang danh, vô hình trung Tào Bằng càng hướng đạo giáo nhiều hơn.
Trong lầu các, cửa sổ ở bốn mặt đã mở. Bên trong có bảy, tám người đang ngồi.
-Sử huynh, sao giờ mới tới?
Một người tướng mạo hào sảng vừa thấy Sử A đi vào, lập tức cười lớn, đứng dậy.
Sử A nói:
-Chúc huynh, ta giới thiệu với huynh. Vị này chính là Tào Bát Bách, người làm ra bài “Lậu thất minh” và “Bát bách tự văn”, Tào Bằng, Tào công tử.
Tào Bát Bách?
Tào Bằng nghe thấy thế ngẩn ra.
Vị hán tử hào sảng kia bước lên trước, vừa nghe thấy Sử A giới thiệu liền hơi cúi người, chắp tay thi lễ.
-Sử huynh, huynh tới đúng lúc lắm. Hôm qua, ta ở đổ phường của huynh thua thảm bại. Hôm nay huynh đã đến thì Chúc mỗ nhất định phải tiêu pha thêm một trận nữa mới có thể giải được mối hận trong lòng.
Xem bộ dáng của y dường như không hề chú ý tới Tào Bằng.
Tào Bằng cũng không hề để ý, chỉ thầm bằng lòng với lời giới thiệu của Sử A vừa rồi.
Gã không hề giới thiệu hắn là ông chủ đứng sau đổ phường Thịnh Thế, có thể nói Sử A đúng là người biết chừng mực. Một người biết tiến biết thoái, hiểu được chừng mực, luôn có thể khiến người khác thấy hảo cảm. Nếu lúc trước, Tào Bằng khách khí với Sử A bởi người này là do Tào Chân giới thiệu, còn do lão sư của người này lại là kiếm khách đệ nhất đương thời Vương Việt, là thầy dạy kiếm cho Hán Linh Đế. Bản thân Sử A cũng là thầy dạy kiếm cho Tào Phi hai năm liền, chính vì thế Tào Bằng không thể không kính trọng. Như vậy, hiện tại, Sử A rất khéo léo lại khiến hắn thêm hảo cảm hơn. Chẳng trách khi đó đại ca tiến cử Sử A, người này quả nhiên là một người có mắt nhìn.
-Người này tên là Chúc Đạo, là địa đầu xà nổi tiếng ở Tuy Dương.
Nguyên quán của y vốn là ở Tuy Dương, hơn nữa còn là một tay hảo kiếm sĩ, trong nhà lại có rất nhiều của cải, tài sản. Thế nên ở Tuy Dương, y cũng có chút ảnh hưởng.
Chúc Đạo?
Chưa từng nghe nói đến a!
Tào Bằng gãi gãi mũi, tỏ vẻ mình tự biết nói.
Sử A không nói gì thêm nữa, chỉ dẫn Tào Bằng đi giới thiệu với mọi người mà thôi.
Bạch Mã Tự Khanh đương nhiệm vốn có họ Viên.
Khi Đổng Trác rời đô thành Trường An, cũng dẫn luôn Bạch Mã tự khanh lúc đó đi. Năm Sơ Bình thứ ba, Đổng Trác bị Lã Bố giết chết, Lý Thôi giục Quách Tỷ vây công Trường An, khiến Trường An đại loạn. Huyền Thạc cầm ấn tín và dây đeo triện của Bạch Mã tự khanh tiền nhiệm, trở về Tuy Dương, tiếp chưởng chùa Bạch Mã, trở thành Bạch Mã tự khanh đời kế tiếp.Tuy nhiên, chức Bạch Mã tự khanh này là do y tự phong, cũng không được triều đình chấp thuận. Ngẫm ra thì, lúc ấy, triều đình đang rối ren, tiểu Hoàng đế đến mạng còn khó giữ, ai còn nhàn nhã, thoải mái mà để ý đến chức Bạch Mã tự khanh này?
Mà lúc ấy, chùa Bạch Mã cũng đã quá hoang tàn, cũng không có ai tình nguyện gánh vác trách nhiệm.
Nếu có Viên Huyền Thạc tự nguyện đảm nhận chức Bạch Mã tự khanh, dĩ nhiên cũng chẳng có ai phản đối.
Thoáng cái, bảy năm đã qua.
Chùa Bạch Mã so với trước phồn thịnh lên rất nhiều lần, mọi người cũng dần nhìn nhận Huyền Thạc.
Đồng thời, Huyền Thạc lại có tài học sâu biết rộng, lại tinh thông cầm, kỳ. Bảy năm ở Tuy Dương, y kết giao không ít bằng hữu, dần dần đứng vững ở nơi đây.
Nghe Sử A giới thiệu, Huyền Thạc vội vã chắp tay thi lễ.
-Hóa ra Tào Bát Bách đang ở trước mặt ta.
Lại là Tào Bát Bách?
Tào Bằng giờ đã chú ý đến ý nghĩa của cái tên Tào Bát Bách kia.
Chắc là dựa theo bài tự Bát Bách tự văn kia, cũng giống như Thái Ấp được gọi là Thái Phi Bạch vậy. Thái Ấp nhờ Phi Bạch thư mà dương danh thiên hạ, chính vì thế mới được gọi là Phi Bạch. Tào Bát Bách cũng như vậy, cách xưng hô này biểu trưng cho sự tán dương của người đương thời với Tào Bằng. Danh hiệu Tào Bát Bách có từ trước tiết thanh minh, chẳng qua Tào Bằng mải lo chuyện xuất hành nên chưa từng chú ý đến cách xưng hô của bên ngoài mà thôi.
Chỉ có điều, cái tên Tào Bát Bách này quả có phần khó nghe.
Nhưng những chuyện như thế hắn cũng không thể quyết được, nên chỉ đành cười khổ, chấp nhận cái tên này mà thôi.
-Vị này chính là Trương Lương - Trương Nguyên An, Trương công tử.
Sử A chỉ một thanh niên, tiếp tục giới thiệu với Tào Bằng.
Trương Lương?
Đó không phải giáo chủ Thái Bình giáo sao?
Người này chẳng ngờ lại dám đặt tên tự cùng tên với phản tặc.
Thân hình gã cao lớn, dáng người vạm vỡ, lực lưỡng, tướng mạo oai hùng.
-Ta từng được Bàng Nguyên An tiên sinh ở Kinh Châu dạy bảo, không ngờ hôm nay lại được gặp một vị Nguyên An nữa. Xem ra, ta rất có duyên với người tên Nguyên An a.
Trương Lương ngẩn ra, chợt cười ha ha.
Bàng Nguyên An chính là Bàng Quý, phụ thân của Bàng Thống.
Thật không ngờ Tào Bằng lại đem bản thân gã đánh đồng với danh sĩ nổi tiếng thiên hạ, thiện cảm của Trương Lương với Tào Bằng tức thì tăng lên gấp bội.
-Đây là tộc đệ của Nguyên An, tên là Trương Thái, tự Tử Du. Tào công tử, Trương công tử là môn sinh của Đỗ Quỳ tiên sinh, tinh thông âm luật, là bạn tri kỷ của tiên sinh Huyền Thạc.
Trương Thái nhìn hết sức nho nhã, yếu ớt.
Nhưng gương mặt y lại có vẻ kiêu ngạo. Y chắp tay vái Tào Bằng.
-Nghe danh học thức của Tào Bát Bách xuất chúng, tài văn chương lại hơn người. Không biết lão sư của Tào công tử là ai?
Định so sánh lão sư ư?
Tào Bằng hơi chắp tay, khiêm nhường nói:
-Tại hạ tài sơ học thiển, đến nay chưa từng được danh sư chỉ dạy. Cũng chính vì thế Tào Tư không mới tiến cử tại hạ đến Lục Hồn sơn, bái Hồ Chiêu - Hồ Khổng Minh tiên sinh làm thầy. Lần này, ghé qua Lạc Dương mục đích chính là đến Lục Hồn sơn bái sư.
Nếu không hiểu rõ lắm về chuyện Hồ Chiêu, Tào Bằng chưa chắc đã nói như vậy.
Nhưng hắn đã từng hỏi thăm qua, Hồ Chiêu là nhân vật nổi danh cùng với Chung Diêu, Hàm Đan Thuần và Vệ Khải. Hàm Đan Thuần thì Tào Bằng không rõ lắm, nhưng Vệ Khải hiện là quan đô hộ, đương kim danh sĩ. Còn Chung Diêu lại càng khó lường hơn, chưa nói đến chuyện y xuất thân là gia thế, thanh danh vang vọng, mà bản thân y cũng là người hiếm có người có thể sánh bằng. Nếu như Hồ Chiêu có thể vang danh ngang với những người này, đủ biết ông ta cũng là nhân tài kiệt xuất.
Không phải Tào Bằng chê Đỗ Quỳ tài sơ học thiển.
Đỗ Quỳ là người Dĩnh Xuyên, từng làm quan Nhã Nhạc lang, đến năm Trung Bình mới cáo bệnh từ quan.
Sau này chiến loạn xảy ra, Đỗ Quỳ trốn xa khỏi Kinh Tương, sống nhờ dưới trướng Lưu Biểu. Chính vì thế, nếu nói về danh vọng, Đỗ Quỳ và Hồ Chiêu rõ là hai nhân vật ở hai cấp độ khác nhau.
Vị thế của hai người hiện nay hoàn toàn không giống nhau.
Trương Thái tự cho bản thân là đệ tử của Đỗ Quỳ để dương dương tự đắc, có chút không coi ai ra gì.
Nào ngờ đâu, một câu nói này của Tào Bằng khiến gã nghẹn họng, mà chết khiếp.
Hồ Chiêu lánh đời ở Lục Hồn sơn, lập lên thư viện, truyền dạy cho ba trăm đệ tử ở Lục Hồn sơn. Nhưng trên thực tế, người có thể thực sự trở thành môn đệ của Hồ Chiêu chỉ có mấy người ít ỏi mà thôi. Nói cách khác, đệ tử của Hồ Chiêu chia ra làm đệ tử ngoại môn và đệ tử chính.
Trong thư viện kia phần lớn là đệ tử ngoại môn của Hồ Chiêu. Nếu muốn trở thành đệ tử thân truyền của Hồ Chiêu, thật sự khó hơn lên trời.
Tào Bằng phụng lệnh của Tào Tháo bái Hồ Chiêu làm sư phụ, hiển nhiên hắn sẽ không phải là đệ tử ngoại môn, mà chắc chắn là đệ tử thân truyền. Nếu không, chắc chắn sẽ không cần Tào Tháo phải ra mặt như thế.
Gương mặt Trương Thái thoáng chốc đỏ rần.
Gã không biết nên đáp lời thế nào cho phải.
Những lời này của Tào Bằng rõ ràng là để cảnh cáo gã: Đừng có giở mặt với ta, trên lão tử còn có người khác. Đến Tào Tháo - Tào tư không còn đích thân ra mặt tìm lão sư cho ta. Sư phụ của ngươi là Đỗ Quỳ thì sao, so với lão sư của ta còn chưa đáng, không kém quá nhưng cũng đừng chọc ta làm gì.
-Huyền Thạc cư sĩ, có khách quý đến nhà sao không cho ta biết?
Ngay khi Trương Thái còn đang đỏ mặt tía tai, không biết nên nói gì mới tốt, bên ngoài lầu các đã vang đến giọng nói mềm mại của nữ tử.
Một nữ tử mặc y phục màu đen nhẹ chân đi vào lầu các.
Nữ tử này vừa đi vào lầu các tức thì khiến mắt người nào người nấy đều sáng rỡ.
Sao lại có người rạng rỡ như vậy?
Nữ tử này có mái tóc như mây, buông xõa buông bờ vai mảnh mai. Chân mày nàng cong cong, yểu điệu quyến rũ, khuôn miệng anh đào nhỏ nhắn khiến người nhìn chỉ muốn cắn vào đó. Bộ y phục màu đen rộng thùng thình che giấu dáng người yểu điệu thướt tha nhưng lại càng làm nàng thêm phần hấp dẫn.
-Quan cư sĩ, ta đang định mời cư sĩ đến, nào ngờ cư sĩ đã đến đây rồi.
Huyền Thạc cười ha ha nói, giọng có vẻ hơi khàn.
Y xoay người, thấp giọng nói với Tào Bằng:
-Đây là Nhạc Quan cư sĩ, am chủ Cúc Hoa am dưới chân núi Bắc Đặng.
Dứt lời, Huyền Thạc cười, tiến lên trước:
-Quan cư sĩ tới vừa đúng lúc. Ta xin giới thiệu với cư sĩ một thiếu niên anh tuấn tài năng. Vị này chính là Tào Bằng - Tào Bát Bách đã làm ra bài thơ “Lậu thất minh” và “Bát Bách tự văn” cách đây không lâu. Hôm qua, cư sĩ còn nói “Không thấy Tào Bát Bách, có thành Phù đồ (Phật) cũng uổng công. Ha ha, giờ đã thấy Tào Bát Bách ngay trước mặt cư sĩ rồi, cư sĩ giờ có thể thành phù đồ rồi.
Đôi mâu quang của Nhạc Quan như nước, đảo qua nhìn Tào Bằng.
Không biết vì sao, Tào Bằng chợt giật mình.
Những năm cuối thời Đông Hán, Phật giáo vẫn chưa phát triển rầm rộ.
Chính vì thế, bên trong chùa chiền vẫn còn chưa có đủ loại thanh quy, giới luật như sau này, tổ chức hãy còn rời rạc. Người xuất gia không nhất định phải cạo trọc đầu, cũng vẫn có thể tu hành. Nhạc Quan chắc hẳn cũng là như vậy, chính vì thế khi Huyền Thạc giới thiệu chỉ gọi nàng là cư sĩ, am chủ.
Tào Bằng không hiểu rõ lắm về sự phát triển của Phật giáo nhưng ít nhiều hắn cũng biết rằng cái gọi là “Am” trong phật giáo là để chi nơi ni cô tu hành. Tuy nhiên, ở thời đại này, mọi người đều có thói quen gọi là sư.
Chính vì thế, Nhạc Quan cũng có thể gọi là sư quan.
Chỉ có điều, bên cạnh chùa Bạch Mã tại sao lại có một tòa ni cô am như vậy?
Tào Bằng không có chút ấn tượng nào về chuyện này.
Ít nhất, trong trí nhớ của kiếp trước của hắn, khi hắn du ngoạn chùa Bạch Mã, chưa từng nghe nói đến một tòa Ni cô am kỳ lạ như thế.
Có đất chùa chiền, tất có ni cô am.
Tào Bằng lén quan sát Nhạc Quan, chỉ cảm thấy tiểu ni cô này không giống người xuất gia, ngược lại còn phong tình vạn chủng, từng cái giơ tay, bước chân đều có ý hút hồn người.
Thật là một tiểu ni cô lẳng lơ, quyến rũ!
Tào Bằng không nén được lại quay sang nhìn Huyền Thạc, lại nhìn Nhạc Quan, thầm suy đoán: “Phải chăng hai người này có tình cảm với nhau?”
Người ở hậu thế cũng từng có những chuyện như thế này, thế nên Tào Bằng không có gì trách cứ cả.
Tuy nhiên nhìn diện mạo của Huyền Thạc, Tào Bằng chợt không còn ý nghĩ này nữa. Vì sao? Vì diện mạo của Huyền Thạc thực sự là khó nhìn, làn da đen nhánh, gương mặt không biết có phải bị phỏng không, vết thương nhăn nhúm, khiến người khác không muốn nhìn lâu.
Vị ni cô phong tình kia chắc chắn sẽ không để mắt đến Huyền Thạc.
-Lần đầu được gặp Tào công tử, ni thất lễ rồi!
“Ni” là dịch từ âm tiếng Phạn, có nghĩa chỉ nữ nhân. Nếu dịch ra, có thể hiểu đại khái là “tiểu nữ thất lễ rồi”. Đây là cách xưng hô của các sư, người thường không sử dụng đến. Mà từ ni cô ở thời đại này vẫn còn chưa xuất hiện, mãi cho đến thời kỳ Đông Tấn mới có chữ “Ni cô”. Tuy nhiên, ni cô lúc ấy là từ để chỉ các vị sư có phẩm chất cao quý của đức Phật.
Nhạc Quân nói giọng Lạc Dương, dịu dàng, ôn nhu, khiến người nghe mê đắm.
Tào Bằng vội vàng đáp lễ:
-Không biết cư sĩ đến, thật là Tào Bằng đã thất lễ rồi.
-Cúc Hoa Tiên, nàng bày ra dáng điệu như thế là vì coi trọng gã công tử bột này sao?
Tào Bằng nhìn theo phía phát ra giọng nói, chỉ thấy Chúc Đạo đang cười ầm ĩ.
Ngọc diện của Nhạc Quan trầm xuống, nàng chợt cười lạnh:
-Chúc Công, sao không làm bạn với Ngọc Lâm Nhi của ngươi mà lại chạy tới chùa Bạch Mã uống rượu với cư sĩ thế này?
Gương mặt của Chúc Đạo tức thì đỏ bừng, thoáng có chút giận dữ.
Đây là mối quan hệ lung tung, lộn xộn gì thế này?
Ngọc Lâm Nhi là ai?
Tào Bằng chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng sự phẫn nộ đối với Chúc Đạo trong lòng hắn lại tăng thêm mấy phần.