Tào Tặc Chương 287 : Bài hịch văn gây chiến

Tào Tặc
Tác giả: Canh Tân
Chương 287: Bài hịch văn gây chiến


Nhóm dịch: Nghĩa Hiệp
Nguồn: metruyen






Cuối tháng mười năm Kiến An thứ tư, Trương Tú quy hàng.

Từ đó, quận Nam Dương bị chia làm hai, tính từ huyện Tự Tắc ở phía bắc thuộc về Tào Tháo, chiếm hai phần ba, ước chừng hai mươi sáu huyện. Huyện Cộng Ngạt của quận Nam Dương và Nhương Huyện ở phía Nam thuộc về Lưu Biểu, chỉ chiếm một phần ba diện tích.

Trương Tú quy hàng vẫn gây ra nhiều xáo động.

Trước đây, khi Tào Tháo công phạt Uyển Thành đã chết mất một người con trai, một người cháu, nhưng y không so đo mà vẫn tiếp nhận Trương Tú, thể hiện mình rộng lượng, công tư phân minh. Hơn nữa, sau khi Trương Tú quy hàng, Tào Tháo vẫn cho Trương Tú đóng giữ ở Nam Dương, bảo thái thú Nam Dương là Mãn Sủng trở về Hứa Đô tiếp nhận chức đình úy. Tiếp đó, Tào Tháo lại phong cho Trương Tú làm Dương Vũ tướng quân đóng quân ở Uyển Thành, còn thu xếp cho con thứ ba là Tào Thực cưới con gái của Trương Tú làm vợ. Lúc này, Tào Thực tuy mới bảy tuổi nhưng tài năng xuất chúng hơn người, rất được Tào Tháo yêu thương. Trương Tú vì vậy mà yên lòng.



Trương Tú quy hàng, lập tức làm xáo trộn kế hoạch của Lưu Biểu.

Lúc này, đám người Mi Chúc từ Hoài Nam đã đến Kinh Tương, xin Lưu Biểu thu nhận.
Sau khi Lưu Biểu suy nghĩ kỹ, liền không phản đối gì, thậm chí còn ôn tồn trấn an đám người Mi Chúc, còn nhường xã Đường Tử cho đám bọn họ đóng tại đó.

Đồng thời, Lưu Biểu cũng bảo Mi Chúc tìm cách liên lạc với Lưu Bị.

Trong thư nói: Ngươi với ta cùng là dòng họ Hán thất, vốn nên giúp đỡ nhau.
Hiện giờ, thiên hạ đại loạn, triều cương Hán Thất suy tàn, gian tặc làm loạn triều chính. Vì thế, xin Huyền Đức nể tình hoàng tộc đến Kinh Châu hiệp trợ.

Đây là một biến cố mà Lưu Biểu không tính trước được. Khi ở Nhữ Nam, gã tuyệt nhiên không nghĩ Trương Tú sẽ quy thuận Tào Tháo.

Hiện giờ, Trương Tú quy hàng khiến cho phía nam của Hứa Đô lập được một lá chắn chắc chắn, đồng thời càng mở rộng cửa Kinh Tương. Bất cứ lúc nào Tào Tháo cũng có thể tiến công đánh Kinh Châu, xử lý Lưu Biểu. Chính vì thế, Lưu Biểu mới nghĩ tới Lưu Bị. Nếu Trương Tú không quy hàng Tào Tháo thì Lưu Biểu tuyết đối sẽ không thu nhận Lưu Bị. Nhưng giờ dù ông ta có sẵn lòng thu nhận, dường như cũng không còn kịp nữa rồi.

Lưu Bị đã từ Thanh Châu đến Hàm Thành, được Viên Thiệu rất coi trọng. Mà sắp tới Viên Thiệu thảo phạt Tào Tháo, Lưu Bị không dễ dàng rời khỏi Viên Thiệu.

Tóm lại, cục diện dường như trở nên phức tạp hơn.

Tào Tháo ở Hứa Đô bắt đầu bố trí sắp xếp, lệnh cho Thịnh Phách xuất binh đến hai quận Đông Bình và Bắc Hải, mục đích chính là muốn làm lệch hướng chú ý của Viên Thiệu để y không được manh động. Mùi hỏa dược càng ngày càng nồng nặc hai bên bờ sông Hoàng Hà, thế cục hai bên hết sức căng thẳng.

Tháng mười một, Kỳ Huyện đón trận tuyết đầu mùa của năm Kiến An thứ tư. Trận tuyết không quá lớn nhưng gió tuyết khiến cho trời đột nhiên trở rét.

Tào Bằng theo Tào Cấp đến Tiếu Huyện, để được quy tông nhận tổ. Tuy nhiên việc quy tông nhận tổ không phải là một việc đơn giản.

Người xưa vốn coi trọng họ hàng, dòng họ. Tào Bằng là người từ kiếp sau đến, vốn không thể tưởng tượng nổi chuyện này. Phải đối chiếu người trong cả một thế hệ xem có đúng không, ngày sinh tháng đẻ, những việc đã trải qua cũng như các việc khác nữa. Việc xác nhận mỗi một thế hệ trong gia phả rõ ràng mới được coi như thông qua cửa đầu tiên để quy tông mà thôi. Sau đó, họ hàng còn phải hỏi rõ những sự việc Tào Cấp từng trải qua.
Chờ cho mọi việc đều được xác nhận xong thì mới chọn ngày lành để quy tông nhận tổ.

Chuyện này còn là do có Tào Tháo đốc thúc, chứ nếu không thì càng mất thêm nhiều thời gian. Tào Bằng không sốt ruột lắm. Dù sao Hứa Đô không có chuyện lớn gì, hắn có thể thả lỏng người, thoải mái ngắm cảnh trí xung quanh Tiếu Huyện, cũng có khi theo Tào Cấp thăm hỏi các bậc đại lão trong dòng họ để tạo mối quan hệ thân thiết.

Dòng họ Tào thị lớn cỡ nào?

Rất lớn!

Theo Tào Đằng tính toán, Tào thị còn phân ra làm ba chi.

Đến thế hệ Tào Tháo, chẳng qua chỉ là tông phòng, cũng chính là con cháu đích truyền, ngoài ra còn phân thêm mười chi nữa. Mà những phân phòng khác nhiều vô số, cũng có hơn mười phòng nữa. Toàn bộ dòng họ Tào thị cộng lại, chỉ tính riêng con cháu họ Tào đã có hơn một nghìn người, chưa kể đến những mối quan hệ thân thích rắc rối kia.

Tào thị và Hạ Hầu Thị có quan hệ cực kỳ thân mật. Đồng thời, Tào thị còn có quan hệ chặt chẽ với hàng loạt gia tộc Hoa thị khác cùng thời.

Hoa thị hiện giờ không còn hiển hách nữa. Hơn nữa, tông phòng của gia tộc này cũng không nằm ở đất Tiếu Huyện, mà đến từ bên ngoài. Nhưng Hoa thị đã ở Kỳ Huyện lâu năm, thậm chí còn có lịch sử lâu dài hơn cả hai nhà Tào thị và Hạ Hầu thị. Tông phòng của Hoa thị nằm ở huyện Cao Đường, quận Bình Nguyên, người nổi danh nhất bây giờ là thái thú Dự Chương, hiện đang giữ chức Khách khanh ở phủ Tôn Sách, tên là Hoa Hâm - Hoa Tử Ngư . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nhánhcủa Hoa thị đã có chút bất hòa. Hoa thị ở Cao Đường và Hoa thị ở Kỳ Huyện đã sớm đoạn tuyệt, không còn qua lại với nhau nữa.

Hoa thị ở Kỳ Huyện lấy việc chữa bệnh làm nghề chính. Dòng họ có gần ngàn người.
Nghe ra thì cũng không kém cỏi, nhưng so sánh với Tào thị và Hạ Hầu thị thì rõ ràng kém xa.

-Ngươi nói Hoa Đà cũng là người nhà Hoa thị?

Tào Bằng kinh ngạc hỏi.

Người trước mặt Tào Bằng là một người thuộc hàng con cháu nhà họ Tào, tên là Tào Dung. Gã là con cháu tông phòng, nhiệm vụ chính là tiếp đãi phụ tử Tào Cấp và Tào Bằng. Hai người ngồi trên tửu lâu tán gẫu nói chuyện phong thổ của Kỳ Huyện, vô tình nói đến các danh gia vọng tộc ở nơi này lúc nãy.

Nhắc tới vọng tộc thì tất nhiên không thể không bàn tới Hoa thị ở Tiếu Huyện.

-Đúng vậ thuật của lão nhân kia cực kỳ cao minh. Hai năm trước, tổ bà sinh bệnh, chính là lão nhân kia đã ra tay chữa trị. Chỉ có điều ông ta quanh năm ở bên ngoài, chu du tứ phương, không thường xuyên ở nhà. Nhưng mà năm ngoái, sau khi từ Niết Dương trở về thì hắn không ra khỏi cửa. Ta nghe người ta nói ông ta ở nhà biên soạn sách thuốc gì đó, cả ngày đóng cửa từ chối tiếp khách, không gặp mặt bất cứ ai. Lão nhân kia tính tình khá cổ quái. Đang êm đẹp thì cần gì phải viết sách thuốc? Với bản lĩnh của ông ta, mở một y quán ở Đàm Huyện thì thế nào cũng làm ăn thịnh vượng. Thế nhưng ông ta vẫn khăng khăng không chịu, nên đành phải dựa vào sự giúp đỡ của người trong họ. Trước kia nghe người ta nói ông ta đắc tội với một vị đại nhân trong họ nên họ cố ý cắt đứt tiền chu cấp hàng tháng của ông ta.

-Nói như vậy, gia cảnh của Hoa Đà không tốt?

-Đâu phải là không tốt, là vô cùng tồi tệ.

Tào Bằng khẽ động lòng. Hắn vẫy tay ra hiệu Hạ Hầu Lan lại gần:

-Cầm danh thiếp của ta đến Hoa phủ một chuyến, nói cho Hoa Đà, hỏi ông ta có muốn đảm nhận chức Thiếu Phủ thái y lệnh hay không. Nếu như ông ta đồng ý thì số y thư truyền thống của Tây Tạng ở Thiếu phủ có thể cho ông ta tùy ý xem xét. Mặt khác, nói với ông ta, tướng phó Trương Cơ đang ở Hứa Đô.

Ở Đông Hán, địa vị thầy thuốc không được xem trọng lắm.

Trong triều đình lập ra hai thái y viện.

Một y viện thường phụ trách chữa bệnh cho dân nghèo. Ví như Hồi Xuân y quán ở Hứa Đô là do thái thường quản lý. Nếu như không có sự chấp thuận của thái thường thái y lệnh thì Tiếu Khôn cũng không được bốc thuốc hành nghề. Người đang nhậm chức thái thường thái y lệnh là Đổng Hiểu, vốn là học sinh của Trương Trọng Cảnh. Người này nhờ Tào Bằng tiến cử, chữa hết bệnh cho Quách Gia mà được đề cử. Đến nay, hắn ở Hứa Đô đã ba năm. Sau khi được Tuân Úc tiến cử chức thái thường thái y viện, đảm nhận chức thái y lệnh, đã làm khá tốt.

Còn thái y viện thứ hai thì thuộc về Thiếu phủ, chuyên chữa bệnh cho cung đình và các gia tộc quyền quý trong triều. Sách thuốc qua nhiều thế hệ được lưu lại trong thái y viện của Thiếu phủ, người thường vốn không thể nào xem được. Thái y viện của Thiếu phủ thoải mái hơn nhiều so với thái thường thái y viện, phúc lợi cũng tốt hơn nhiều, tuy nhiên trách nhiệm lại nặng nề hơn.

Trước đây, thiếu phủ thái y lệnh tên là Cát Bình, nhưng vì liên lụy vào án Y Đai Chiếu cho nên cả nhà bị tịch thu tài sản và xử tội.

Cát Bình chết đi, chức thiếu phủ thái y lệnh không có người đảm nhiệm. Chức vụ này không phải là ai cũng có thể đảm nhận được, không chỉ phải có y thuật cao minh mà còn phải có người ra mặt bảo đảm. Phàm là thái y lệnh tức là người thầy thuốc có y thuật cao nhất. Trước đây, từng có người đề cử Trương Cơ nhưng bị y từ chối. Thái y lệnh của Thiếu phủ hưởng lộc sáu trăm thạch. Mà Trương Cơ từng làm thái thú Trường Sa, bình thường hưởng hai ngàn thạch. Làm sao để một người từng hưởng bổng lộc thái thú hai ngàn thạch quay về nhận chức thái y lệnh sáu trăm lượng, chẳng phải là bị giáng chức sao? Hơn nữa, Trương Cơ không thiếu thốn gì, cho nên cuối cùng y đã không nhận chức này. Cũng vì nguyên nhân như vậy nên chức thái y lệnh của Thiếu phủ vẫn còn khuyết.

Tào Bằng hiểu rất rõ việc này vì trước khi hắn rời khỏi Hứa Đô, Thiếu phủ Lưu Diệp từng tình cờ nói đến Hoa Đà với Tào Cấp.

Những năm cuối thời Đông Hán, khi Trương Trọng Cảnh vẫn còn chưa biết ở phương nào thì đã xuất hiện Đổng Phụng – được xưng tụng tam đại thần thuật cao minh. Trương Trọng Cảnh nổi tiếng với hậu thế về tài chữa bệnh thương hàn. Đổng Phụng thì được xưng là Hạnh Lâm thần ý. Nhưng nếu nói nổi danh nhất thì vẫn chính là Hoa Đà. Ông không giống với Trương Trọng Cảnh, mà thường xuyên ngao du thiên hạ, chữa khỏi rất nhiều chứng bệnh nan y quái lạ, hơn nữa phương pháp cũng hết sức kỳ lạ.

Ông từng viết một bộ “Thanh nang thư” nhưng rồi lại đích thân đốt đi. Hậu thế truyền lại một bộ “Trung Tàng Thư”, nhưng nghe nói không phải là y thuật của Hoa Đà. Đối với lịch sử của ngành y học, đó có thể nói là một tổn thất lớn.

Sách sử nói, Hoa Đà vì không muốn chữa bệnh cho Tào Tháo, cho nên bị Tào Tháo giết chết.Dã sử ghi lại, Tào Tháo đau đầu, Hoa Đà hiến kế mổ đầu chữa bệnh, Tào Tháo nghi ngờ nên cuối cùng đã giết chết Hoa Đà. Nhưng hình ảnh sâu sắc nhất mà Hoa Đà lưu lại trong mọi người chính là chuyện Hoa Đà cắt xương trị độc cho Quan Vân Trường. Đối với chuyện này, từ nhỏ Tào Bằng đã rất thích thú.

Về sau, hắn lại biết được Hoa Đà đã sáng tạo ra Ngũ Cầm Hí, là thủy tổ quyền thuật Trung Quốc. Nhưng có điều Ngũ Cầm Hí thời hậu thế có phải là chân truyền hay không, không ai rõ cả.

Tào Bằng nghe Tào Dung nói đến Hoa Đà thì lòng thầm suy đoán. Thời đại này có được một thầy thuốc tốt thì đúng là một cách hộ mệnh tốt. Nếu có thể lưu Hoa Đà lại thì vẫn có thể xem như là một biện pháp tốt. Ít nhất tương lai Tào Tháo cũng chưa không đến nỗi nghi ngờ mà giết hại Hoa Đà. Chức thái y lệnh không phải là một lựa chọn tồi cho Hoa Đà:

-Hữu Học, ngươi muốn tiến cử Hoa Đà làm thái y lệnh?

Nguồn: tunghoanh.com/tao-tac/quyen-2-chuong-287-AZLaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận