Tào Tặc Chương 3 08: Rút lui khỏi Diên Tân

Tào tặc
Tác giả: Canh Tân

Chương 308: Rút lui khỏi Diên Tân

Nhóm Dịch: ShenYi
Nguồn: metruyen.com






Âm Câu Độc Đình.

Cái tên này vì sao nghe lại cảm giác kỳ quái đến thế?

Âm Câu?

Không biết là người nào nghĩ ra cái tên quỷ dị như vậy. Có lẽ bởi Âm Câu cùng âm với Hoàng Hà, cho nên mới gọi tên như thế chăng?

Dù sao Tào Bằng cũng không thích nơi này lắm.

Nơi Tào Bằng đóng quân tên là Độc Đình.

Phía tây nam Toan Tảo, dòng Âm Câu và Tế thủy giao với nhau tại đây, tạo thành hình chữ thập.

Bởi vậy hướng đông nam, qua Tế thủy chính là huyện Phong Khâu. Vượt qua Độc Đình là có thể tới thẳng Trung Mưu, cũng chính là chiến trường Quan Độ.

Lúc này, nhân mã bản bộ của Hứa Đô đang khua chiêng gióng trống rùm beng ở Quan Độ.



Vì thế, Tuân Úc thậm chí còn an bài cả Quách Gia, Giả Hủ và Trình Dục ở Quan Độ, chính là để chờ đến thời khắc quyết chiến với Viên Thiệu. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m

Nói chung, Tào Bằng có thể hiểu được mệnh lệnh của Tào Tháo khi giao cho hắn đóng quân ở Độc Đình. Thật ra, y muốn đem đường lui của quân mình giao cho Tào Bằng.

Đây vừa là sự tín nhiệm, đồng thời cũng là áp lực. Ít nhất trong mắt Tào Bằng, áp lực khi đóng quân ở Độc Đình xem ra còn lớn hơn nhiều so với khi ở Bạch Mã. Một khi Độc Đình xảy ra chuyện, chẳng như hơn vạn quân tinh nhuệ đóng ở Toan Tảo đi đời, mà ngay đến Tào Tháo cũng gặp nguy hiểm. Chính vì thế, Độc Đình này chẳng những nhất định phải bảo vệ, mà còn phải bảo vệ thật tốt, phòng thủ không được phép có chút sai sót nào.

-Quốc Nhượng, Độc Đình hiện có bao nhiêu binh mã?

Điền Dự tức thì trả lời:
-Bốn bộ, tổng cộng tám trăm người.

-Chỉ có tám trăm người?

Tào Bằng hơi giật mình, ngạc nhiên nhìn Điền Dự:
-Không phải là bốn bộ nhân mã sao?

Theo quy định quân đội Đông Hán, về cơ bản, được tính theo bội số hai và năm. Như đã từng nói, đơn vị nhỏ nhất của quân Hán là ngũ, một ngũ là năm người, hai ngũ là mười người, năm ngũ cũng chính là năm mươi người, tạo thành một đội nhân mã. Rồi sau đó, hai đội tạo thành một truân, có truân trưởng, còn gọi là đô bá. Người làm truân trưởng về cơ bản được tính như quan quân chính thức, so với đội soái cao hơn một cấp.

Trên đô bá là khúc trưởng.

Hai truân thành một khúc, khúc trưởng được gọi là quân hầu; hai khúc thành một bộ, một bộ có bốn trăm người, đứng đầu có tư mã quân.

Căn cứ theo sự khác nhau giữa quân ở biên ải và kinh đô cùng quân các vùng lân cận, số người ở mỗi bộ cũng khác nhau. Ví như biên quân, một bộ khoảng chừng tám trăm đến một ngàn người, còn quân ở kinh đô và các vùng lân cận mỗi bộ nhiều lắm cũng chỉ là bốn trăm người. Thường thì năm bộ lập thành một doanh, do kiểm nghiệm giáo úy hoặc giáo úy thống lĩnh.

Dựa theo cách tính toán này, một doanh trại của biên quân có từ bốn ngàn đến năm ngàn người.

Vũ khí và trang bị của quân ở kinh đô và các vùng lân cận rất tốt lại đầy đủ, hơn xa biên quân. Cho nên quân số một doanh nhiều cũng chỉ đến hai ngàn người. Còn nói về sức chiến đấu, đúng là khó có thể nói ai hơn ai kém. Biên quân hàng năm tác chiến ở chiến trường khốc liệt, còn quân thủ vệ ở kinh đô và các vùng lân cận lại được huấn luyện rất chu toàn.

Chẳng qua hiện giờ, tình hình chưa thể biết được bên nào lợi hại hơn.

Tào Bằng nghe Điền Dự nói, chợt thốt lên:
-Là binh mã Bắc quân sao?

Điền Dự lắc đầu:
-Là biên quân.

Biên quân hiện giờ chính là hương dũng của quận binh.

Tào Bằng nhíu mày:
-Sao lại thế này?

Điền Dự cười khổ, nói:
-Hương dũng này vốn là binh mã Tuấn Nghi thuộc quyền quản lý của tướng quân Diệu Tài. Nhưng sau tướng quân Diệu Tài bị điều đi, bọn họ quy về Quảng Xương Đình Hầu. Mới gần đây thôi, chủ công đoạt lại được Bộc Dương, vẫn còn chưa đến Toan Tảo. Quảng Xương Đình Hầu tạm thời dẫn binh sĩ của Trần Lưu, mấy lần giao phong với Viên quân. Kết quả…Ngài cũng biết Văn Sú kia không phải người tầm thường. Mấy lần giao phong, Quảng Xương Đình Hầu chịu tổn thất không nhỏ. Giáo úy của binh mã trong doanh này tên là Trần Trĩ, đã bị Văn Sú chém chết. Bộ đội sở thuộc tan tác, sau này khi thu nạp lại chỉ còn có nhiêu người vậy thôi.

Hóa ra là một đội quân bại trận.

Chẳng trách khi Điền Dự nhắc tới đội binh mã này lại cứ ấp a ấp úng.

Trên thực tế, trong tay Tào Tháo ngoài Bắc quân ngũ giáo, hai quân Hổ Bôn và Võ Vệ, và Hổ Báo kỵ ra, binh mã cơ bản vốn được hình thành từ quận binh hương dũng. Những người này sức chiến đấu khó có thể nói lợi hại đến đâu, nhưng một khi bị tan tác, tức khắc sẽ có rất nhiều đào binh.

Nói như vậy, chỉ cần lâm trận chiến đấu, nhân mã tổn thất một hồi, ắt quân sẽ tan tác.

Nếu chủ tướng chết trận, vậy chẳng tránh khỏi hiện tượng đào binh. Những người này sau khi chạy trốn khỏi chiến trường, rất nhiều người sẽ không dám trở về đơn vị nữa. Hoặc là đầu hàng, hoặc là trở thành giặc cỏ, dù sao cũng khó có thể nói được tung tích chính xác của bọn họ. Những năm cuối Đông Hán, việc điều tra nhân khẩu rất khó tiến hành. Giặc cỏ các nơi càng giết lại càng thấy nhiều, thật ra đám giặc cỏ ấy chính từ quan quân mà ra.

Tám trăm quân tốt.

Nói cách khác, binh tướng Tuấn Nghi chỉ còn lại hai phần binh lực.

Tào Bằng quay đầu lại, nhìn đám binh mã bản bộ đi theo hắn, không khỏi cười khổ.

Lần này, hắn đến Độc Đình, dẫn theo tất cả sáu trăm người.

Một bộ kỵ quân với hai trăm người, một bộ bộ quân bốn trăm người. Một nửa trong số đó là cấp dưới của hắn từ trước, còn lại là những người do Tào Tháo điều động từ ba trăm võ tốt tinh nhuệ mà thành. Cho dù có cộng thêm tám trăm tàn quân ở Độc Đình này cũng chưa đủ một doanh.

-Chỉ có tám trăm người này, sao còn phải chia làm bốn bộ làm gì?

Điền Dự cười khổ, nói:
-Tư mã quân của cả bốn bộ đều còn đó, đều có nhân mã riêng. Bộ nhiều nhất có hơn ba trăm người, bộ ít nhất còn chưa đến trăm người. Vấn đề là ai cũng không chịu cúi đầu, tạm thời đành phải để nguyên theo quân sở bộ ban đầu. Tư Không vẫn muốn thu lại đám bại binh này, nhưng vì Viên quân bức bách quá, nên vẫn chưa hành động được.

Tào Bằng đã hiểu được nguyên do đại khái.

Đều đã là tư mã quân, cho dù không có bộ khúc, bọn họ cũng không muốn bị người khác chiếm đoạt mất vị thế.

Bị chiếm đoạt đồng nghĩa với việc địa vị của bản thân bị giảm sút. Kết quả là bốn tư mã quân ai cũng không chịu cúi đầu, cứ thế giằng co ở đây.

E rằng đám tàn binh cùng rơi vào cảnh này không ít.

Nhưng bởi vì Tào Tháo không rảnh tay lúc nào, cho nên tạm thời vẫn để bọn họ như thế.

Tào Tháo phái hắn đến chính là vì hy vọng Tào Bằng có thể thu nạp đám bại binh nà không cần hắn xung phong ra trận, chỉ cần cứ ở lại phía sau, đảm bảo đường lui cho y. Độc Đình có một cây cầu nổi (phù kiều) dài hơn sáu mươi mét, chính là đường lui của Tào quân.
Từ thời Hán tới nay, cầu đường phát triển rất nhanh.

Loại cầu phổ biến nhất ở thời Đông Hán này chính là sử dụng đá xây cầu, loại cầu này được gọi là bá kiều ở Trường An.

Có điều, năm Hán Quang Vũ Đế, cũng chính là năm công nguyên 34, ở Nghi Đô và Nghi Xương xuất hiện một loại cầu nổi trên mặt sông. Cây cầu nổi này, còn gọi là phù kiều. Phù kiều ở Độc Đình về cơ bản được xây dựng theo dạng cầu của Nghi Đô, một lúc có thể cho hai chiếc xe ngựa chạy qua.

Tào Bằng ghìm cương ngựa, tay chỉ về mảnh rừng thưa phía trước:
-Quốc Nhượng, chúng ta nghỉ một chút đi.

Toan Tảo cách Độc Đình không xa, chỉ cần mất chừng hai canh giờ đã đến nơi.

Tào Bằng bất ngờ dừng lại, rõ ràng là sau khi nghe về tình hình ở Độc Đình, đã có một vài ý tưởng gì đó, muốn dừng lại thảo luận.

Điền Dự đại khái có thể hiểu được suy nghĩ của Tào Bằng, vì thế liền gật đầu đồng ý.

Binh mã nghỉ ngơi và hồi sức ngay bên ven đường. Đám người Tào Bằng sau khi vào rừng thưa liền tìm khoảng đất trống ngồi xuống.
-Quốc Nhượng, còn tình hình gì nữa, ngươi nói nốt ra xem.

Điền Dự thân là quân mưu duyện của Tư không, đương nhiên vô cùng hiểu biết về tình hình nơi đây. Gần như tất cả quân tình, chiến báo đều đã qua tay y xử lý. Tào Bằng hỏi y thực là hỏi đúng người.

Ngẫm nghĩ một chút, Điền Dự nghiêm mặt nói:
-Trong bốn bộ tư mã quân này, thế lực lớn nhất chính là Thư Cường.

-Thư Cường?
-Người này là tộc nhân Thư thị ở Trần Lưu. Thúc phụ của người này là Thư Thiệu, phụ lăng trưởng dưới trướng Viên Thuật. Quân bản bộ phần lớn đều là con cháu Thư thị, cho nên hết sức ngang ngược, kiêu ngạo. Khi tướng quân Diệu Tài còn ở đây, cũng từng khen người này võ nghệ không tầm thường, cho nên… Dưới tay gã dù không có đến hai trăm người nhưng đồng lòng nhất trí. Thường thì Thư Cương nói một câu, trong doanh không ai dám cãi lại. Nếu có chút phản kháng, ắt sẽ bị đánh. Nhạc tướng quân cũng vì thấy người này quá ngang ngược, kiêu ngạo nên mới không chịu nhận, sợ có người này trong quân sẽ hỏng cả quân kỷ.

Lại vẫn là con cháu nhà thế gia sao?

Tào Bằng gãi gãi đầu, vẻ mặt hơi khó coi.
E rằng cứ động đến bọn con cháu thế gia này, rất dễ dàng gặp phải tai họa a.

-Còn gì nữa?

-Ngô Ban ở Trần Lưu, tự là Nguyên Hùng, binh mã trong tay nhiều nhất, gần ba trăm người. Người này nổi danh hào hiệp, tuổi tác không lớn, thân thủ lại nhanh nhẹn, dũng mãnh. Hắn cũng là con cháu của một đại tộc ở Trần Lưu. Sau khi Trần Trĩ bị giết, quân bản bộ của hắn chịu ít tổn thất nhất, binh mã gần như vẫn còn đầy đủ nhất. Nhưng Ngô Ban lại không thích nhiều lời, hầu hết đều trầm lặng. Thư Cường dù ngang ngược, kiêu ngạo, nhưng cũng không dám trêu chọc Ngô Ban. Chính vì thế, chỉ cần làm Ngô Ban phải cúi đầu, giáo úy đã có thể khống chế được Độc Đình rồi.

Nguồn: tunghoanh.com/tao-tac/quyen-3-chuong-308-1CMaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận