Tào Tặc
Tác giả: Canh Tân
Chương 49: Lực sĩ ở Uyển thành.(1+2)
Dich: Nhóm dịch Hany
Nguồn: Metruyen
Nói chung bên đầu hàng vào thời điểm thay quân không được mang theo binh khí mà tập trung một chỗ. Yêu cầu của Trương tú mặc dù hơi quá đáng, nhưng lúc này Tào Tháo cũng đang vui vẻ nên không để ý. Vì thế Trương Tú lại đưa thêm một yêu cầu. Theo kế hoạch ban đầu, khi Trương Tú rút quân khỏi Uyển thành sẽ theo đường mà Tào Tháo chọn. Trương Tú nói đường đó không dễ đi, nếu theo con đường khác rút quân thì thời gian sẽ nhanh hơn. Vì thế mà hắn thỉnh cầu cho rút quân theo đường lớn. Cứ như vậy, đường hắn rút quân ở ngay bên cạnh doanh trại của quân Tào.
Đối với điều này Tào Tháo cũng không hề phản đối.
Nhưng đúng vào lúc quân Uyển thành rút lui, Trương Tú đột nhiên công kích doanh trại quân Tào.
Tào Tháo không hề phòng bị, đột nhiên bị tập kích làm cho rối loạn.
Y cuống quít dẫn người chạy trốn. Trương Tú đuổi theo rất sát. Nhưng khi gần đuổi kịp Tào Tháo thì bị Điển Vi ngăn cản.
............
Tào Bằng đứng trên tàng cây nhìn thấy một đội quân Tây Lương mặc giáp đen đang phóng ngựa rất nhanh.
Mà cách họ không xa có một đại hán đang nằm rạp trên lưng ngựa, bỏ chạy như điên.
- Điển Vi! Chạy đi đâu?
Quân Uyển Thành liên tục hò hét.
Thật ra kỵ binh của Uyển thành cũng chính là quân Tây Lương.
Hán Cao tổ Lưu Bang chém rắn khởi nghĩa, dân gian có truyền thuyết Xích Đế chém Bạch đế. Theo ngũ hành mà nói thì Hán là hỏa, vì vậy mà áo giáp lấy màu đỏ làm chính. Còn kỵ binh Tây Lương ở Tây Bắc nên lấy màu đen làm chính. Tào Bằng sống lại vào thời đại này cũng có hiểu biết về một số tập tục. Vì vậy hắn chỉ cần nhìn có thể phát hiện ra bên nào với bên nào.
Có điều khiến cho Tào Bằng thấy giật mình đó là tiếng hò hét của quân Tây Lương.
- Điển Vi?
Vị đại hán kia chẳng lẽ là Điển Vi sao?
Đời sau đối với Tam quốc có rất nhiều bản. Chẳng hạn như về mặt vũ lực thì có nhất Lữ, nhì Triệu, tam Điển Vi.
Điển Vi này có thể nói là một nhân vật được rất nhiều người yêu thích. Bởi gã vừa trung thành, vừa dũng cảm,... Ít nhất thì kiếp trước, Tào Bằng coi Điển Vi như vậy. Người này là Điển Vi? Chẳng phải y bị đánh cắp hai cây kích, chết thảm trong doanh trại quân Tào hay sao?
Trong lúc Tào Bằng đang thắc mắc thì kỵ tướng dẫn đầu quân Tây Lương, giương cung bắn về phía Điển Vi ba phát.
Mũi thứ nhất trúng thẳng vào lưng Điển Vi nhưng không biết bị vướng cái gì mà rơi xuống. Mũi thứ hai bắn trúng đùi Điển vi. Còn mũi tên thứ ba bắn thẳng vào chiến mã của Điển Vi. Con ngựa bị đau hí to một tiếng rồi dựng thẳng hai chân trước lên. Đại hán không kịp chuẩn bị liền ngã xuống đất, còn con ngựa bỏ trốn.
Đại hán đứng dậy giơ tay lôi đôi kích ở sau lưng ra.
Nhìn thấy đôi kích, Tào Bằng có thể xác nhận đại hán chính là Điển Vi.
A?
Điển Vi không ngờ vẫn còn sống.
Tào Bằng cảm thấy khó hiểu. Hắn quên mất rằng những gì mình biết phần lớn là từ Tam Quốc diễn nghĩa mà ra.
Diễn nghĩa và chính sử có sự khác biệt rất nhiều.
- Điển Vi ở đây. Người nào muốn chết?
Quân Tây Lương cưỡi ngựa xông tới, bao vây quanh Điển Vi.
Còn Điển Vi vẫn thản nhiên, hai tay giơ cao thiết kích mà hét vang. Tiếng hét của gã giống như tiếng sấm khiến cho chiến mã của quân Tây Lương có chút hoảng sợ, liên tục đạp đạp xuống đất. Kỵ binh của quân Tây Lương có thể nói là sinh ra trên lưng ngựa, thuật cưỡi ngựa của người nào cũng có thể nói là siêu quần. Thoáng cái, họ đã làm cho chiến mã bĩnh tĩnh. Một viên tiểu tướng, cũng chinh slaf kỵ tướng vừa mới bắn tên thúc ngựa đi lên.
Y cầu trường mâu dài tám trượng chỉ vào Điển Vi:
- Điển Quân Minh! Tào tặc đã bỏ trốn, sao ngươi không xuống ngựa đầu hàng có thể miễn tội chết?
Trên cây, Ngụy Diên nhìn sang hướng Tào Bằng thì thấy Tào Bằng giơ tay làm một động tác "giết" Ngụy Diên lập tức hiểu ý hắn.
Điển Vi nổi giận mắng:
- Đám tiểu nhân các ngươi cũng dám to mồm giết ta? Chủ công phụng thiên mệnh, phò tá nhà Hán. Mấy tên khốn các ngươi trợ Trụ vi ngược, sớm muộn gì cũng phải chết. Muốn Điển Vi ta đầu hàng, thì hỏi đôi kích trong tay ta có đồng ý hay không? Nhóc con, có dám đánh một trận với ta không?
Trong lúc nói chuyện, râu tóc Điển Vi vểnh lên giống như một con sư tử.
Xung quanh mặc dù có hơn năm mươi quân kỵ Tây Lương nhưng vẫn e ngại.
Điển Vi thật sự quá hung hãn.
...........
Trương Tú đánh lén quân Tào, thấy sắp giết được Tào Tháo thì bị Điển Vi cản lại.
Điển Vi có thể đánh gần ngang với Lã Bố. Mặc dù Trương Tú thuần thục thương pháp, thân trải qua trăm trận chiến nhưng so với Điển Vi vẫn còn kém hơn nhiều. Có điều, hắn lại đang cầm thương cưỡi ngựa, người mặc trọng giáp. Còn Điển Vi thì vội vàng, trên người không có một mảnh giáp nào. Cả hai người ác chiến mười hiệp, Trương Tú đâm trúng bả vai Điển Vi còn Điển Vi cũng bổ một đao vào ngực y. Kết quả của việc có và không có giáp ngay lập tức được thể hiện. Mặc dù Trương Tú bị thương nhưng nhờ có giáp nên cũng không đáng lo ngại. Còn Điển Vi thì bị một thương, máu chảy rất nhiều.
Có điều, nhân lúc hai người giao thủ, Tào Tháo dẫn người bỏ chạy.
Thấy Tào Tháo đã thoát, Điển Vi mới đoạt lấy một con ngựa rồi liều chết mở một đường máu.
Theo Trương Tú suy nghĩ thì Điển Vi chỉ là một tên vũ phu, không có gì đáng ngại. Mục đích của y là giết chết Tào Tháo. Chỉ cần giết được Tào tháo, Điển Vi cũng không làm được trò trống gì. Cho nên, Trương Tú truy kích Tào Tháo, còn cháu của y là Truong Tín lại mang ý định khác. Mọi người đều biết, Điển Vi vũ dũng, nếu như y có thể giết chết được Điển Vi thì chẳng phải dương danh thiên hạ hay sao? Vì vậy mà Trương Tín dẫn theo một đội quân, đuổi sát theo Điển Vi với dã tâm không giết được gã thề không thu quân. Vì vậy mà mới đuổi từ Uyển thành cho tới tận đây.
Điển Vi mất tọa kỵ không hề sợ hãi.
Song kích của gã chắn ngang trước ngực, miệng gầm lên liên tục.
Trương Tín đột nhiên nổi giận, quát to một tiếng:
- Điển Vi! Ngươi muốn chết.
Nói xong, chỉ thấy gã thúc ngựa dương thương, vọt về phía Điển Vi. Ngựa của quân Tây Lương phần lớn là ngựa tốt có thể hình to, tốc độc cực nhanh. Nhìn nó vọt tới chẳng khác gì một trận gió thổi trên mặt đất. Trương Thư lao lên, quân Tây Lương cưỡi ngựa bao vây xung quanh Điển Vi.
Điển Vi cười lạnh:
- Các ngươi chỉ có thế này thôi sao?
Điển Vi đón Trương Tín, đột nhiên dậm chân nhày lên, kích bên tay trái đưa về phía trước, khóa lấy trường thương của Trương Tín. Lực lượng quá mạnh khiến cho cánh tay của Trương Tín tê dại. Không để cho gã kịp phản ứng, kích bên tay phải của Điển Vi đã giáng xuống mặt với thanh thế làm cho người ta sợ hãi.
Đúng lúc này, từ trong đám ngựa chợt có một con lao ra.
- Điển Vi! Không được hại chủ ta.
Một cây Long Tước đại đao dưới ánh mặt trời phát ra ánh sáng chói lọi bổ xuống đầu một tên kỵ tướng Tây Lương.
Tên kỵ tướng kinh hãi, vội vàng giơ thương lên, chỉ nghe mấy tiếng keng keng vang lên, trong nháy mắt cương đao và đại thương đã va chạm nhau ba cái. Cây đại thương trong tay tên kỵ tướng mặc dù làm bằng sát nhưng liên tiếp va chạm khiến cho nó gẫy thành hai đoạn. Bóng người kia rơi xuống đất, đồng thời đại đao xẻ dọc từ trên mặt tên kỵ tướng xuống đến áo giáp.
Nơi ngực của tên kỵ tướng một vết máu ngày cầng rõ, rồi một chùm sương máu phun ra, còn y thì ngã xuống ngựa.
- Tên đen! Đừng sợ! Có ta tới giúp ngươi.
Sau khi Ngụy Diên rơi xuống đất, Long Tước đại đao trong tay tiếp tục vung lên.
Những bóng đao dũng mãnh liên tục xuất hiện khiến cho không khí xung quanh rít lên từng chập.
Điển Vi thấy có người giúp đỡ liền phấn chấn tinh thần đứng dậy.
Gã hét to một tiếng, chịu cơn đau ở đùi mà bay lên, song kích trong tay xuyên qua ngực một tên lính Tây Lương, đồng thời gã chộp lấy chiến mã. Sau đó, song kích tung bay nhanh chóng đánh vọt tới bên người Ngụy Diên. Cả hai người dựa lưng vào nhau, hình thành một trận thế đơn giản, đấu với quân Tây Lương.
Trong phút chốc, trên đỉnh đồi tràn ngập tiếng người hô, ngựa hí.
Tào Bằng trốn trên cây, bình tĩnh quan sát tình hình.
Đại đao của Ngụy Diên sắc bén, khí thế hung hãn, mỗi đao bổ ra đều có tiếng rít khiến cho đối phương không thể tới gần. Còn Điển Vi thì song kích tung bay, hóa thành đám mây kích quay cuồng. Chỉ cần người nào tới gần sẽ chịu một đòn trí mạng. Trong phút chốc, hơn mười tên lính Tây Lương đã ngã xuống vũng máu. Có điều trên người Điển Vi lại có thể hai vết thương, tuy không nguy hiểm nhưng máu cũng chảy rất nhiều.
Cứ tiếp tục thế này thì không thể được.
Tào Bằng có thể nhận ra, Ngụy Diên hay Điển Vi đều dùng những chiêu hung ác công kích.
Làm thé này tạo ra sát thương rất mạnh nhưng đối với hai người mà nói thì sẽ nhanh chóng kiệt sức.
Hơn nữa, thời gian kéo dài càng lâu lại càng nguy hiểm.
Quân Uyển thành sớm hay muộn cũng sẽ tới đây, khi đó kẻ địch sẽ càng lúc càng nhiều. Đừng nói không cứu được Điển Vi mà ngay cả Ngụy Diên cũng bị lôi vào.
Hắn dõi mắt nhìn khắp mọi nơi.
Đột nhiên, Tào Bằng phát hiện Trương Tín vô tình đang di chuyển về phía mình.
Nhìn hai người Điển Vi và Ngụy Diên hung dữ như vậy, khiến cho Trương Tín là một trong tam hổ của họ Trương cũng phải run sợ.
Y theo bản năng thúc ngựa lùi về sau, từ từ đi tới dưới chỗ Tào Bằng ẩn nấp.
Y dõi mắt nhìn vào chiến trường, tay nắm chặt trường mâu nhưng trống ngực lại đập thình thịch.
Người ta nói Điển Vi dũng mãnh, hiện giờ mới thấy đúng là không giống người bình thường. Xem ra không thể nào đánh loạn với y, chỉ có đánh lén mới là thượng sách.
Có điều cái tên kia từ đâu tới?
Nhìn trang phục của y thì dường như không phải ời của quân Tào.
Trương Tín vừa suy nghĩ lai lịch của Ngụy Diên vừa len lén cất trường mâu, giơ cung chuẩn bị một mũi tên.
Y cắn răng, từ từ kéo dây cung.
Khi dây cung đã bị kéo căng, Trương Tín nở nụ cười lạnh.
"Thành danh đúng vào sáng nay."
- Tiểu tặc! Đừng có đâm người sau lưng.
Bên tai y đột nhiên vang lên tiếng quát non nớt. Tào Bằng thấy Trương Tín không để ý tới sự tồn tại của mình liền đột nhiên leo từ trên cây xuống. Trong tay hắn nắm một thanh đoản kiếm. Trương Tín đang chuẩn bị bắn, chợt nghe thấy trên đầu có tiếng người liền kinh hãi. Y ngẩng đầu lên, không ngờ dây cung buông ra, mũi tên găm thẳng vào bắp đùi.
Đau quá, Trương Tín kêu to một tiếng.
Đúng vào lúc này, Tào Bằng đã xuất hiện trước mặt gã.
Một tay hắn vỗ vào vai Trương Tín, sau khi giảm bớt lực lại phát kình khiến cho thân thể lại bay lên.
Tào Bằng ở trong không trung, xoay người, lưỡi kiếm sắc bén xoẹt qua cổ Trương Tín mà cắt đầu y.
Một dòng máu tươi từ cổ Trương Tín phun ra, bắn vào người Tào Bằng.
Còn đầu Trương Tín liền rơi xuống đất, lăn đi hai vòng, ánh mắt vẫn mở to như không tin được vào chuyện đã xảy ra.
- Tặc tướng đã chết. Điền tướng quân chớ có hoảng, viện binh tới đây.
Đầu tiên, quân Tây Lương nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của Trương Tín liền quay đầu lại thì thấy một cái thi thể không đầu rơi xuống đất. Không để cho họ kịp phản ứng, thì lại nghe thấy tiếng kêu tiếp theo của Tào Bằng.
"Viện binh quân Tào đã tới?"
"Ông trời ơi! Quân Tào còn có viện binh?"
Mặc dù chiếm thế thượng phong nhưng quân Tây Lương đã bị Ngụy Diên và Điển Vi làm cho hết hồn.
Bây giờ lại nghe nói viện binh của quân Tào đến, hơn nữa Trương Tín bị giết.... Tất cả khiến cho quân Tây Lương hoảng loạn, cả đám nhanh chóng thúc ngựa bỏ chạy.
- Viện binh tới? Là viện binh ở đâu? Là Nguyên Nhượng hay Văn Tắc?
truyện được lấy từ website tung hoanh
Điển Vi vừa thở hồng hộc vừa nói thầm trong lòng.
Nghe có viện binh, tâm trạng của gã đang khẩn trương lập tức bình tĩnh, hai mắt tối sầm, ngã xuống đất.
Ngụy Diên thu trường đao, xương cốt toàn thân gần như mềm nhũn.
- A Phúc! Không ngờ Tào Công lại thua?
Gã nhìn về phía Tào Bằng, trong mắt vẫn còn nghi hoặc.
Trong suy nghĩ của y, Tào Tháo lợi hại như vậy làm sao có thể bị Trương Tú đánh bại?
- Ngươi kia là ai mà dũng mãnh như vậy... Nếu hắn không bị thương thì có lẽ ta không địch nổi mười hiệp.
Ngụy Diên vừa mới kề vai chiến đấu với Điển Vi nên cảm nhận rất rõ.
Cùng với việc bản thân cảm thấy khó hiểu vì thất bại của Tào Tháo, bên cạnh đó y lại thấy khiếp sợ vì sức chiến đấu của Điển Vi.
Thiên hạ rộng lớn, anh hùng hào kiệt nhiều không kể xiết.
Thấy khí thế giết người của Điển Vi, trong lòng Ngụy Diên có chút thất vọng.
"Có lẽ trước đây ta đã quá coi thường anh hùng trong thiên hạ."
Tào Bằng cũng không biết điều đó. Nếu hắn biết vì sự xuất hiện của Điển Vi, khiến cho lòng kiêu ngạo của Ngụy Diên giảm đi nhiều thì không biết hắn sẽ như thế nào.
Hắn bước nhanh tới kiểm tra về thương của Điển Vi.
Sau đó, hắn xé một miếng vải trên người, rồi buộc chặt vết thương của Điển Vi lại mà nói với Ngụy Diên:
- Nơi này không thể ở lâu, mưa giúp ta đỡ hắn dậy.
- A! Cái này được.
Ngụy Diên như bừng tỉnh, vội vàng bước nhanh tới đón lấy Điển Vi trong tay Tào bằng.
- A Phúc! Ngươi này là ai?
Tào Bằng vội vàng dắt hai con chiến mã Tây Lương vô chủ trên chiến trường rồi đưa một con cho Ngụy Diên. Sau đó hắn còn gỡ một cây hoàn đao từ người một gã kỵ tướng Tây Lương sau đó mới nhảy lên ngựa.
- Ngụy đại ca! Nếu ngươi muốn đứng vững ở bên quân Tào thì y sẽ là người dẫn tiến cho huynh.
- A?
- Cụ thể thế nào ta sẽ nói với huynh sau, chúng ta về đồi Đại Vương trước, có lẽ không lâu nữa, Trương Tú sẽ phái người tới đây.
Dứt lời, Tào Bằng run dây cương, thúc ngựa đi.
Ngụy Diên không hiểu ra sao nhưng cũng biết nơi này không thể ở lâu.
Còn về chuyện Uyển thành....
Có lên lúc này, nơi đó vô cùng hỗn loạn...
Nghĩ tới đây, Ngụy Diên cố gắng nâng Điển Vi lên ngựa, sau đó đập chân:
- A Phúc! Từ từ đã... Đi.
Con chiến mã hí một tiếng rồi tung vó đuổi theo Tào Bằng.
Nơi đồi Đại Vương thuộc khu vực của Uyển thành.
Cái trại bị bỏ hoang nhiều năm bây giờ được mở ra.
Trong sơn trại cũ nát có thể thấy nhiều năm không được nhiều người quét dọn. Từng dẫy phòng xá chăng đầy mạng nhện. Đi vào cửa phòng, đập vào mũi là một mùi tanh. Do nhiều năm không có ai ở nên nơi đây đã biến thành thiên đường của chuột. Trên đường đi có thể thấy trên những hòn đá đầy cứt chuột. Ngoại trừ điều đó ra, còn có vô số dấu chân dã thú... Trên bãi đất trống của sơn trại có đủ loại xương khô, bị mưa gió ăn mòn. Rất nhiều phòng xá đã bị sập, chỉ còn lại mấy gian phòng bị sập một nửa, ngay cả cửa cũng chẳng còn.
Ngụy Diên vừa mới đặt chân vào liền hắt xì mấy cái.
- A Phúc! Hay là chúng ta đổi chỗ khác đi.
Tào Bằng nhảy xuống ngựa, buộc cương con ngựa vào một cái cột rồi sau đó nhìn quanh mà trả lời:
- Ngụy đại ca! Ở đây đi. Nơi này cách Uyển thành một đoạn đường, có lẽ Trương Tú cũng không thể tới ngay được. Thương thế của tên kia rất nặng, cần phải xử lý. Nếu chúng ta cố ép thì không chừng không thể giữ được mạng của y. Cố nhịn một chút.
Có lẽ ngay cả Ngụy Diên cũng không nghĩ rằng, bất giác, mình bắt đầu coi trọng Tào Bằng.
Cái nhìn đối với tình hình.
Tầm mắt đối với đại cục của Tào Bằng có thể nói là thiên hạ vô song.
Đây là điều bình luận của Ngụy Diên đối với Tào Bằng. Thật ra, cái đại cục mà Tào Bằng nhìn thấy cũng chính là tri thức tích lũy ở đời sau.
Nếu như không vượt thời gian tới đây, làm sao mà hắn biết dược Tào Tháo sẽ thất bại?
Cũng vậy, nếu như không vượt tới đây thì làm sao hắn có thể nói ra được suy luận Tào tháo sẽ thống nhất phương Bắc?
Cũng không cần biết là đạo văn hay là tiên tri nhưng trong suy nghĩ của Ngụy Diên thì Tào Bằng có chút gì đó thần bí.