Tào Tặc Chương 642 : Hổ Báo như gió

Chương 642 : Hổ Báo như gió
    
      

 
Hổ Báo kỵ như gió!

 

 
Đây là sau khi Tào Tháo quan sát Hổ Báo kỵ thao diễn mà đánh giá. Mà một câu khác, còn lại là nói “Hổ kỵ bài sơn”, ý nói là, hổ kỵ sau khi xung phong thì giống như bài sơn hải đảo, có thể làm bất cứ điều gì. Đây cũng điều kiện với tiêu chuẩn của Báo kỵ và Hổ kỵ. Trên cơ bản mà nói, Hổ Báo kỵ ở thời kỳ mới thành lập cũng không có phân chia rõ ràng, mà là một thể thống nhất.

 

 
Lúc này với lúc trước có quan hệ rất lớn với vị trí của Tào Tháo.

 

 
Lúc ấy trong tay Tào Tháo không nhiều tiền của, đặc biệt những năm đầu Kiến An, vật tư cực kỳ thiếu thốn, căn bản không có lực mà tiến hành huấn luyện hệ thống.



 

 
Dù cho đồn điền có ở các nơi nhưng cũng không thể cải thiện được cục diện. Tận đến khi Lã Bố bị tiêu diệt, Từ Châu nghênh đón một giai đoạn phát triển nhảy vọt, trải qua bao năm cực khổ kinh doanh mới hình thành cục diện Hải Tây lớn mạnh như hiện nay. Thậm chí ở thời điểm trận chiến Quan Độ, Tào Tháo cũng không tiến hành phân chia Hổ báo kỵ, điều này chính là nguyên nhân cực kỳ đặc biệt trong lịch sử, nếu dựa theo sự phân chia như hiện nay thì Hổ kỵ chính là trọng kỵ binh, mà Báo kỵ thì thuộc loại khinh kỵ binh, hai loại này khác nhau rất nhiều. Thời kỳ đầu lúc Hổ Báo kỵ mới thành lập, vẫn được huấn luyện theo hình thức kỵ binh thời Hán, mà trọng kỵ binh vẫn được trang bị đủ áo giáp vật cưỡi, chứ không có mã giáp như phần lớn hiện nay.

 

 
Những năm cuối đông hán, mã giáp có tên là “Làm ngực.”

 

 
Nó chủ yếu dùng da thuộc để chế thành, tương đối đơn sơ. Dù vậy, mã giáp cũng cực kỳ quý báu, thậm chí thời điểm trận chiến Quan Độ, trong quân Tào Tháo cũng chỉ có mười bộ mã giáp, có thể thấy được nó quý trọng hiếm hoi đến mức nào. Mà lúc đó Viên Thiệu có trên vạn kỳ binh, nhưng cũng chỉ có ba trăm binh là có mã giáp, cũng vì nguyên nhân này mà không thể tạo thành trọng kỵ binh, cũng y theo hình thức huấn luyện bình thường mà để huấn luyện Hổ Báo kỵ!

 

 
Tận đến khi Tào Bằng từ Lương Châu quay về Huỳnh Dương chịu tội “quỷ tân tam tuế”, cũng là cơ hội ngẫu nhiên hắn và Tào Chân nhắc tới đồ trang bị cho kỵ binh và vật cưỡi, và cũng đề nghị phân chia Hổ Báo kỵ, thiết lập ra Hổ kỵ và Báo kỵ.

 

 
Dưới sự thúc đẩy của Tào Bằng, đầu năm Kiến An thứ mười, Hà Nhất xưởng đã chế tạo ra đủ các loại trang bị.

 

 
Dựa theo trí nhớ kiếp trước, Tào Bằng đem giáp kỵ chia làm sáu bộ phận, mặt, cổ, ngực, thân và phần thân sau cùng. Tào Bằng còn thông qua quan hệ với Tào Chân để đề nghị Tào Thuần thiết lập Hổ kỵ thành một đội trọng kỵ binh, sau khi Tào Thuần suy xét đề nghị này, lại qua kiểm tra trang bị mã giáp tại Hà Nhất xưởng liền vui vẻ đồng ý, đồng thời chính thức báo cáo cho Tào Tháo biết.

 

 
Tào Tháo lập tức cho bắt đầu tiến hành huấn luyện riêng biệt với Hổ Báo kỵ.

 

 
Hơn nữa Tào Bằng lại mở ra thương lộ Hà Tây, bao gồm cả địa khu Tây Vực, Mạc Bắc và Sản Mã, đặc biệt còn tìm thành lập chợ ngựa Sơn Đan để Tào Tháo không phải lo lắng về vấn đề ngựa. Cứ như vậy, chiến mã từ Hà Tây không ngừng được đưa vào Trung Nguyên, mà quân đội dưới sự quản lý của Tào Tháo đã có sự thay đổi thật lớn, một binh chủng, trọng kỵ binh hoàn toàn mới được ra đời trước hai trăm năm những năm cuối Đông Hán...

 

 
Lã Thị Hán Quốc quy thuận, Tào Bằng được lệnh tới Hứa Đô. Sau khi hắn quan sát Hổ Báo kỵ thao diễn lại đề nghị Tào Thuần thay đổi hình thức huấn luyện đối với Báo kỵ.

 

 
Báo kỵ trước đây lấy việc cưỡi ngựa bắn cung làm chính, mà nay yên ngựa bàn đạp chai móng ngựa có đủ cả, lại phối với khinh giáp cũng đã xuất hiện thêm nhiều phương thức chiến đấu. Ví dụ như, báo kỵ vẫn duy trì cưỡi ngựa bắn cung truyền thống, đồng thời phối với mã tấu đặc chế liền có hình thức ban đầu của khinh binh đời sau.

 

 
(mã tấu: dùng cho kỵ binh)

 

 
Mã tấu, dùng phúc thổ đốt lưỡi mà chế tạo ra.

 

 
Thiết kế hình dạng và cấu tạo của nó được tham khảo hình dáng loại loan đao Damascus hậu thế, lực sát thương cực mạnh.

 

 
Đao dài 90cm, rộng 4cm, chuôi ngắn.

 

 
Tào Bằng gọi là thủ đao, một khi Báo kỵ và đối phương đánh giáp lá cà, đao này có thể sinh ra lực sát thương cực lớn.

 

 
Hổ Báo kỵ bắt đầu được cải biến từ năm Kiến An thứ mười, một lần nữa tuyển chọn những võ tốt tinh nhuệ, tiến hành phân loại và huấn luyện.

 

 
Sự tấn công của Hổ kỵ tấn công, xạ kỵ (cưỡi ngựa bắn cung) của Báo kỵ , trải qua thời gian hai năm huấn luyện, Hổ Báo kỵ hoàn toàn mới cuối cùng đã bước lên vũ đài lịch sử Kinh Châu. Trước đây, thậm chí thời điểm trận chiến U Châu, Tào Tháo sử dụng vẫn là Hổ báo kỵ ban đầu, mà lúc này đây ở Kinh Châu, Hổ Báo kỵ mà Tào Tháo phái ra đã được cải tổ một lần nữa thì khó có thể che giấu được sự oai chấn võ uy ở tầm cao nhất.

 

 
***

 

 
Qua giờ dần, sắc trời tối đen.

 

 
Lưu Bị đang ở trong quân nghỉ ngơi.

 

 
Nhóm quân tốt đã bôn ba cả đêm trong gió lạnh mưa rét sớm đã mệt mỏi không chịu nổi, lúc này, đại đa số mọi người đều đã ngủ say, một số ít đang gắng gượng tinh thần đi tuần tra cùng Triệu Vân. Nhưng Triệu Vân vừa đi, những quân tốt này lập tức trở về bộ dạng ban đầu.

 

 
Trong bóng đêm u ám vọng đến tiếng bước chân ù ù.

 

 
Rất nhiều quân tốt mở bừng mắt, nghi hoặc nhìn về xa xa.

 

 
Nhưng nhiều người vẫn chưa có phản ứng, tận đến khi có một đội kỵ quân từ trong bóng đêm lao ra nhanh chóng đến gần thì mọi người mới nhìn rõ, kỵ quân này cưỡi ngựa cao to, thân ngựa có giáp che ngực và mặt, kỵ sĩ trên lưng ngựa đội hắc khôi hắc giáp, mặt chụp chiếc mặt nạ màu đen vân báo, bọn họ vọt tới gần, ở trên lưng ngựa thong dong giương cung cài tên, tên bắn như mưa...

 

 
- Địch tập kích, là địch tập kích!

 

 
Lúc này nhóm quân tốt mới kịp phản ứng, hò hét.

 

 
Những mũi tên Tào Công được chế tạo thành ba góc gào thét bay tới, vài tên quân tốt nháy mắt đã bị bắn thành con nhím, ngã vào trong vũng máu.

 

 
- Quân Tào đến đây!

 

 
Hậu quân lập tức rối loạn.

 

 
Thấy Báo kỵ gào thét lao đến sắp xông vào quân trận, đột nhiên lại phân chia mở ra hai bên, một đội trọng kỵ giáp đen mà có người chưa từng thấy bao giờ ra hiện ra trong tầm mắt. Hổ Kỵ bài sơn! Tào Bằng đi đầu suất lĩnh Hổ kỵ được trang bị hạng nặng khởi xướng công kích mạnh mẽ.

 

 
- Hổ kỵ, giương thương.

 

 
Hắn ra lệnh một tiếng, hai ngàn Hổ kỵ chia ra làm bốn đội, trường mâu giương cao, gào thét nhảy vào loạn quân. Trường mâu dài gần bốn mét hung hãn xuyên qua ngực quân địch, thuận thế đánh bay ra ngoài. Rất nhiều quân tốt bất ngờ không kịp đề phòng chạy như bay đến hung hãn xông tới vào chiến mã liền giống như đập vào một vách tường, lập tức bay ra ngoài, đứt gân vỡ xương mà chết.

 

 
Trọng kỵ binh ở thời đại này tuyệt đối là vũ khí giết người lớn nhất.

 

 
Quân tốt trong quân Lưu bị rất nhiều người đều được chiêu mộ từ nông dân. Trước đó bọn họ thậm chí còn chưa từng trải qua chiến trường, càng chưa từng gặp binh chủng khủng bố như thế. Từ lúc Hổ kỵ xâm nhập vào trong quân, trận doanh Lưu Bị lập tức biến động lớn, mà sau khi Báo kỵ tản ra cũng không hề có chút rối loạn, dưới sự suất lĩnh của Bàng Đức hộ tống Hổ kỵ xâm nhập vào trong loạn quân. Bị sự tấn công như vậy của Hổ kỵ, nhóm quân tốt sớm đã vô cùng hỗn loạn, mà Báo kỵ lại nhân cơ hội cất cung tiễn, từ trong túi trên lưng ngựa lấy ra hai hộ dầu cây trẩu hung hãn đập ra ngoài.Từng hộp dầu cây trẩu được quẳng rơi trên mặt đất, tiếp theo đó là chiết hỏa (dụng cụ tạo lửa thô sơ) cũng được ném xuống, lập tức bốc cháy.

 

 
Có chút dầu hỏa bén vào trong quân tốt Lưu Bị lập tức bùng cháy, nổ tung.

 

 
Từng mảnh vỡ bắn ra tung đem những người xung quanh mình đầy thương tích ngã xuống đất kêu thảm không ngừng...

 

 
Thời gian không đến một nén nhang, lửa trên Trường phản pha đã bốc cao ngút trời, tiếng kêu không dứt bên tai. Bộ khúc Lưu Bị căn bản không thể tổ chức chống cự hữu hiệu, dưới sự tấn công của Hổ kỵ như bài sơn hải đảo (thế như dời non lấp biển) mà nhanh chóng tan tác. Mà những dân chúng bình thường được hộ tống đến này càng lúc càng sợ hoảng loạn, thấy một đội kỵ sĩ giống như ma quỷ xông đến liền kêu lên những tiếng sợ hãi.

 

 
Tào Bằng đi đầu.

 

 
Họa Can Kích múa cuồn cuộn.

 

 
Có vài tên tướng địch phóng ngựa đến, hai ba hiệp không chống đỡ được liền bị Tào Bằng chém ngã xuống ngựa.

 

 
- Lệnh Minh, y lệnh mà đi.

 

 
Sau khi Tào Bằng chém thêm một viên tướng địch, liền nghênh đến đối diện với Bàng Đức.

 

 
Trong ánh lửa, Bàng Đức đằng đằng sát khí, Hổ Bào Đao giống như tấm thiếp chết của Diêm Vương giết quân địch máu chảy thành sông. Nghe tiếng Tào Bằng gào lên, Bàng Đức ngẩn ra, lập tức có phản ứng, y nhớ ra lời dặn dò trước đó của Tào Bằng, liền vội vàng lên tiếng đáp lời rồi quay đầu ngựa chạy đi.

 

 
Xa xa, một đội quân địch gào thét mà đến.

 

 
Trong ánh lửa, một viên võ tướng đi đầu, tuổi trên dưới bốn mươi, tóc cũng đã hoa râm, chỉ thấy ông ta mặc áp giáp, tay cầm thanh trường kiếm lớn, dưới ánh lửa chiếu rọi đang vung kiếm la to:

 

 
- Không được kinh hoảng, không được kinh hoảng, ta là Trung Lang Tướng Quân Trúc, số lượng quân Tào không nhiều lắm, hãy ngăn bọn chúng lại, theo ta ngăn bọn chúng lại.

 

 
Quân Trúc?

 

 
Tào Bằng nheo mắt, khóe miệng dưới mặt nạ khẽ nhếch lên, lộ ra nụ cười lạnh lẽo.

 

 
Hổ kỵ, tấn công!

 

 
Hắn hét lớn một tiếng, sư hổ thú liền hí lên tiếng rống gầm mang theo Tào Bằng phóng về phía Quân Trúc. Cung tiễn thủ dưới sự chỉ huy của Quân Trúc lập tức mở cung bắn tên, chỉ có điều đối mặt với Tào Bằng trên dưới toàn thân được trang bị áo giáp kín mít đang gào thét xông tới thì căn bản không có chút tác dụng gì. Tào Bằng múa Họa Can Kích giống như mũi tên rời cung phóng tới quân địch.

 

 
Có câu, tướng là trung can nghĩa đảm.

 

 
Chủ tướng dẫn đầu, hổ kỵ lại trải qua huấn luyện khắc nghiệt, sao có thể kém cỏi.

 

 
Vật kỵ của họ, tất cả đều là Đại Uyển Lương Câu (chỉ ngựa tốt Đại Uyển) được đưa từ chợ ngựa Sơn Đan Tây Vực tới, tuy rằng không sánh được với sư hổ thú của Tào Bằng, nhưng sức mạnh vô cùng dũng mãnh, sức bật vượt xa kỵ quân bình thường. Thử nghĩ, Tào Tháo tập trung toàn bộ lực lượng khó khăn lắm mới huấn luyện được ra ba ngàn Hổ kỵ.

 

 
Trong đó có một ngàn kỵ đang ở bên Tào Bằng.

 

 
Còn hai ngàn Hổ kỵ còn lại đều tập trung trên Trường phản pha.

 

 
Hổ kỵ chia làm bốn đội, mỗi đội chỉ có năm trăm người, chỉ có một đội kỵ sĩ hộ tống Tào Bằng khởi xướng đột kích nhưng năm trăm kỵ này lại khiến người khác cảm thấy sợ hãi khó hiểu. Khí thế gào thét mà đến kia giống như trời sụp đất nứt khiến cho nhiều quân tốt sợ tới mức hét to lên ném binh khí quay đầu bỏ chạy. Tên thương không làm gì được đối thủ, chắc chắn là chết chứ không thể nghi ngờ gì nữa.

 

 
Quân Trúc cũng không biết đội kỵ quân quỷ dị này từ đâu mà đến.

 

 
Tất cả mọi người đều mang mặt nạ, mà viên Đại tướng đi đầu kia lại càng khiến cho Quân Trúc nảy sinh một sự hoang mang vô cùng.

 

 
Người kia tóc buộc kim quan, thân mặc bảo giáp đường nghê, lưng đeo đai ngọc hệ sư, áo choàng màu đen, tay cầm Họa Can Kích...ngoại trừ con ngựa có chút khác biệt kia thì rõ ràng người kia là Hao Hổ tái sinh. Năm xưa Quân Trúc ở Từ Châu đã không ít lần giao phong với Lã Bố. Lã Bố kia cũng trang phục và vũ khí như thế, thật sự là quen thuộc! Mà vô số lần ác chiến với Lã Bố đã khiến Quân Trúc nảy sinh sự sợ hãi vô cùng đối với Lã Bố.

 

 
Lã Bố sống lại?

 

 
Quân Trúc trước khi Tào Bằng xông tới đã bị hoảng sợ rồi.

 

 
Cũng may, lá gan ông ta cũng lớn, cũng không bị dọa đến mức mất mạng, liền rút kiếm lớn tiếng quát:

 

 
- Ai cùng ta đi lấy thủ cấp của tướng địch?

 

 
- Mi trung lang, mỗ gia nguyện theo.

 

 
Quân Trúc vừa dứt lời, từ sau liền lao ra một viên đại tướng.

 

 
Người này nhảy lên ngựa, người cao bảy thước sau, cưỡi ngựa, tay cầm thương, xông tới nghênh đón Tào Bằng. Quân Trúc nhận ra người đó là Cầu An, nhân sĩ quận Nam Dương, vốn là thủ hạ của hãn phỉ Trương Võ, sau này tìm Lưu Bị nương tựa, hiến tặng Lư Mã là vật cưỡi của Trương Võ cho Lưu Bị.

 

 
Cầu An này võ nghệ cũng khá cao cường, chỉ có điều vẫn chưa được thể hiện.

 

 
Nay Quân Trúc ra lệnh một tiếng, lập tức Cầu An nhảy lên lựa cầm thương lao ra, hai chân gã cài ở bàn đạp chết, cả người hơi cong lại giống như một cây cung lớn, khi sắp vọt tới trước mặt Tào Bằng, Cầu An hét lên một tiếng lớn, thân đứng thẳng lên, đại thương trong tay rung lên đâm thẳng vào Tào Bằng. Một thương này có thể được coi là ngưng tụ toàn bộ sức mạnh của Cầu An, nhanh như chớp, nặng như sét đánh.

 

 
Nào ngờ, Tào Bằng cũng không thèm liếc mắt nhìn, Họa Can Kích ở giữa không trung vẽ ra một đường vòng cung quỷ dị, bổ vào trên sống thương của Cầu An. Một lực cực lớn từ đại thương truyền đến làm hai cánh tay Cầu An chấn động, gan bàn tay vỡ toác, máu tươi đầm đìa. Cầu An quát to một tiếng “không hay rồi” sau đó vứt thương thúc ngựa bỏ chạy. Nhưng ngươi đã tới trước mặt, sao có thể bỏ đi như vậy? Đại kích Tào Bằng đánh văng binh khí của Cầu An, tay kia thì thuận thế từ trong túi dưới hông lấy ra một quả thiết lưu tinh, giơ tay phát ra bắn về phía Cầu An.

 

 
Thiết Lưu tinh này vừa tới, Quân Trúc đã nhận ra Tào Bằng. nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m

 

 
Ông ta quát to một tiếng:

 

 
- Cầu An, cẩn thận!

 

 
Cầu An đang giục ngựa chạy như điên, chợt nghe sau đầu có tiếng xé gió, tai nghe tiếng hét của Quân Trúc, gã theo bản năng quay lại nhìn...

 

 
Thiết Lưu tinh đang bắn tới trước mặt gã, Cầu an không kịp né tránh bị thiết lưu tinh đập trúng mặt. Thiết lưu tinh hiện đang ở trong tay Tào Bằng được cải biến rất nhiều và có khác biệt rất lớn đối với thiết lưu tinh trước đây là sức nặng hơn nhiều. Khi ở Lương Châu, thiết lưu tinh của Tào Bằng chỉ có một cân, nhưng hiện tại ước chừng hai cân, thể tích không thay đổi nhưng trọng lượng lại thay đổi rất nhiều.

 

 
Mà khi Tào Bằng trải qua ba năm “quỷ tân tam tuế” ở Huỳnh Dương, võ nghệ cũng đã nâng lên không ít.

 

 
Một thiết lưu tinh này bắn ra mang theo lực đạo nặng gần trăm cân, chỉ nghe một tiếng vang lên, thiết lưu tinh đã đập vào mặt Cầu An, đem mặt Cầu An lõm sâu vào. Cầu An kêu thảm một tiếng, lập tức ngã xuống đất. Sư hổ thú gào thét xông tới dùng gót sắt hung hãn đạp lên ngực Cầu An vỡ nát. Theo sau, năm trăm Hổ Kỵ gào thét xông tới, chỉ chừa lại trên mặt đất một bãi thịt bầy nhầy.

 

 
Chỉ một chiêu khiến Cầu An mất mạng khiến đám quân tốt đang thấp thỏm lo ấu lập tức trở nên hoảng loạn.

 

 
Tuy rằng Quân Trúc liều mạng triệu tập quân sĩ nhưng thấy Hổ kỵ càng lúc càng gần, đám quân tốt này đều hét lên, quay đầu bỏ chạy...

 

 
- Mi trung lang, đại thế đã mất, chạy đi.

 

 
Một vài tên hầu cận la lên, Quân Trúc nhìn Tào Bằng càng lúc càng gần bất đắc dĩ thúc ngựa chạy đi.

 

 
Ông ta cũng chạy càng khiến cho cục diện trở nên hỗn loạn thêm. Bốn ngàn Hổ báo kỵ cộng thêm tám trăm hầu cận của Tào Bằng dù không đủ năm ngàn người cũng bao vây lấy trên vạn người tại Trường phản pha, quấy đảo cho long trời lở đất. Quân Trúc ôm cổ ngựa thảm hại bỏ chạy, tiếng hò hét phía sau càng ngày càng nhạt dần.

 

 
Ngay khi ông ta vừa mới thở phào một hơi nhẹ nhõm, nghĩ rằng nguy hiểm đã qua, chợt nghe phía trước có tiếng lục lạc ngựa vang lên...

Nguồn: tunghoanh.com/tao-tac/quyen-5-chuong-642-b1Qaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận