Tào Tặc
Tác giả: Canh Tân
Chương 66: Lịch sử hay diễn nghĩa
Dich: Nhóm dịch Hany
Nguồn: Metruyen
"Ầm ầm'
Tiếng sấm sét cuối cùng cũng nổ vang trên bầu trời.
Trời cao tối đen, mây che phủ khắp nơi. Những tia chớp bạc chiếu cả trời đất trong một màu trắng bạc, giống như không trung bị xé rách.
Mưa càng lúc càng lớn....
Bên ngoài ngọn núi có một đám khoảng chừng tám, chín người.
Tất cả đều cưỡi ngựa, mặc trang phục Kinh Châu, binh khí cầm trong tay. Một đại hán đi đầu lập tức nhảy xuống trước, bước vào trong đạo quán.
- Ai?
Trong nháy mắt khi đại hán mặt đen đi vào trong đạo quán liền cảm thấy bất thường.
Có thể thấy y rất cảnh giác, hơn nữa võ công cũng khá. Một chân y vừa chạm đất lập tức bật ngược trở lại, nắm lấy cây trường đao dài bảy thước. Đao vừa vào ta hoành ngang trước ngực như gặp phải đại địch.
Phản ứng của y lập tức ảnh hưởng tới những người đi cùng.
Những người khác đều nắm lấy binh khí, dựa vào nhau nhìn vào trong Đại hùng bảo điện.
- Người Kinh châu đúng là không biết sợ chết.
Một âm thanh to vang lên, Điển Vi và Ngụy Diên bước ra khỏi đại điện. Hai người lạnh lùng nhìn đám binh lính Kinh châu đứng ở bên ngoài. Điển Vi cười lạnh, quay đầu nói với Ngụy Diên:
- Văn Trường! Thoáng nhìn thì đám quân Kinh Châu này không phải là hảo hán đất Nghĩa Dương của ngươi.
Ngụy Diên chống Long Tước, kiêu ngạo nói:
- Một đám gà đất chó kiểng thì làm được cái gì?
Đại hán mặt đen đột nhiên nổi giận:
- Ngươi nói ai là gà đất chó kiểng?
- Ngoại trừ bọn ngươi ra thì mỗ còn nói được ai? - Ngụy Diên cười to, nhấc chân bước xuống bậc thang. Mưa rớt lên người nhưng y lại không hề có cảm giác, vẫn ngạo nghễ như trước nói:
- Các ngươi đã muốn chết thì để cho mỗ tiễn một đoạn.
Thái độ không coi ai ra gì đó khiến cho đại hán mặt đen nổi giận.
Y gầm lên một tiếng:
- Không biết ai mới là người chết.
Ánh đao lóe lên, âm thanh của đại hán mặt đen còn chưa dứt thì người đã lao tới. Điển Vi vẫn đứng yên còn Ngụy Diên vẫn chống Long tước như cũ. Mắt thấy đại hán mặt đen leo tới, Ngụy Diên cười ha hả, Long Tước trong tay quay tít một vòng, đánh cho hạt mưa văng tung tóe. Trong cơn mưa, một tia sáng lóe lên, đón lấy trường đao của đại hán, vang lên một tiếng "keng"
Tốc độ đao của hai người cực nhanh.
Một đao giao nhau, mấy tiếng động liên tục vang lên. Cơn mưa rơi xuống hai người dường như bị một bàn tay vô hình ngăn cản trên không trung, tạo ra một cảnh tượng quỷ dị, bắn tung tóe ra xung quanh. Ngụy Diên và đại hán mặt đen cùng lùi lại sau.
Nhưng có thể thấy là Ngụy Diên hơi chiếm thế thượng phong, bởi vì sau khi y lùi hai bước, liền đứng vững.
Còn đại hán mặt đen thì lùi mười bước mới đứng vững. Bàn tay cầm đao của y run nhè nhẹ, ánh mắt hơi sững sờ.
Tào Bằng và Đặng Tắc đứng ở cửa điện nhìn Ngụy Diên và đối phương giao thủ.
Vương Mãi đứng ở bên cạnh hai người. Hạ Hầu Lan không xuất hiện, tuân lệnh ở lại trong đại điện, trông coi đám Trương thị.
- Người này không hề kém.
Tào Bằng không nhịn được lên tiếng khen.
Mặc dù công phu của hắn không cao nhưng ánh mắt lại cao hơn đám Vương Mãi.
Trong mắt Vương Mãi, đại hán mặt đen rõ ràng bị Ngụy Diên áp chế.
Tuy nhiên, Tào Bằng lại phát hiện ra, tay phải của Ngụy Diên cũng có dấu hiệu không ổn định.
Điển Vi liếc nhìn Tào Bằng rồi nhếch miệng cười:
- A Phúc! Con mắt của ngươi cũng được...người này và Văn Trường chỉ kém nhau một chút mà thôi.
"Dịch Cân!"
Đại hán mặt đen cũng đứng trong giai đoạn Dịch Cân.
Đột nhiên Tào Bằng thấy bản thân mình còn thiếu hiểu biết đối với thời đại này. Cứ tưởng rằng mình biết rõ anh hùng hào kiệt ở đây nhưng không ngờ...
Lúc trước trong vườn đào Trương gia gặp được Mậu bá cũng là một cao thủ.
Đại hán mặt đen có thể ngang hàng với Ngụy Diên, chẳng lẽ cũng là một con trâu?
Trong lúc hắn đang suy nghĩ thì chợt nghe Ngụy Diên hét lớn:
- Hắc quỷ! Lão tử đã khinh thường ngươi, không ngờ ở cái huyện Cức Dương nhỏ bé lại có một nhân vật như vậy. Ngươi là ai? Có dám báo danh tính không? Dưới bảo đao của lão tử không giết kẻ vô danh. Mỗ là Ngụy Diên của Nghĩa Dương.
Thật ra Ngụy Diên cũng cảm thấy ngạc nhiên.
Nhưng cách ăn mặc của mấy người này rõ ràng là quân Kinh Châu.
Mà ở đây có quân Kinh Châu hay qua lại chỉ có đại doanh của thành Cửu Nữ.
Mà trang phục của đại hán mặc đen rõ ràng không phải là võ tướng cao cấp, thậm chí có khả năng chỉ là một thập trưởng... Theo lý mà nói thì hảo thủ trong đại doanh thành Cửu Nữ cho dù không biết nhưng ít nhất cũng phải ấn tượng. Ngụy Diên ở trong thành Cửu Nữ là một tên thích tranh cường. Nên những nhân vật lợi hại một chút, gã đều có ấn tượng, tại sao bây giờ lại không nhận ra?
Hơn nữa, đồng bọn của đại hán mặt đen, vừa thấy đã biết không phải là gà mờ trên chiến trường.
Cho dù là đội hình, thời gian bọn họ có động tác chiến đấu đều có thể hiểu được đã trải qua hàng trăm trận chiến. Ít nhất cũng lăn lộn trên chiến trường, từng giết người. Đối với những người như Điển Vi và Ngụy Diên thì những người đã qua chiến trường với những kẻ non nớt, bọn họ chỉ cần liếc mắt là nhận ra. Có thể nói, điều này Tào Bằng còn xa mới bằng được.
Ngụy Diên hỏi tên đối phương cũng là một cách thử.
Đại hán mặt đen lặng đi một chút, hiển nhiên không có thói quen báo danh tính trước khi giao thủ.
Có điều cho dù không quan nhưng y vẫn kính nể đối với Ngụy Diên. Dù sao thì thân thủ của Ngụy Diên còn lợi hại hơn y.
- Mỗ đi không đổi tên, ngồi không đổi họ. Chu Thương của núi Thổ Phục chính là ta.
- Núi Thổ phục? Chu Thương?
Từ cách xưng tên đó, có thể thấy Chu Thương không phải là một kẻ lương thiện.
Sơn tặc ... ...
Đây chính là cái mà bọn sơn tặc hay thể hiện.
Có điều núi Thổ Phục là ở Phục Dương, tại sao lại tới Cức Dương?
Trong lúc Ngụy Diên đang nghi hoặc thì Tào Bằng lại ngẩn người.
Chu Thương?
Người này là Chu Thương?
Đối với cái tên này, Tào Bằng có cảm giác quen thuộc.
Người vác đao cho Quan nhị gia, tương truyền hai cánh tay có lực ngàn cân, có thể nói là một viên mãnh tướng thời Tam quốc. Nói là vác đao nhưng thực tế, y là tì tướng của Quan Vũ. Chu Thương chính là tàn dư của giặc Khăn Vàng, sau vào rừng làm sơn tặc rồi đầu hàng Quan nhị gia.
Nhưng trong Tam quốc thật sự cũng không có Chu Thương...
Tại sao bây giờ lại xuất hiện?
Còn trong Tam quốc Diễn nghĩa thì đối với hồi trống Cổ thành có nhiều cách nói. Có người nói là ở Nhữ nam, gần với Đông quận. Nhưng có nhiều cách nói lại cho rằng Cổ thành ở trong quận Nam Dương, về phía Tây Nam của Diệp huyện. Nếu cổ thành ở Tây Nam của Diệp huyện vậy thì nơi Chu Thương vào rừng làm cướp, ít nhất có thể là Lỗ Sơn, hoặc là trong quận Dĩnh Xuyên. Tại sao tên này lại chạy tới Cức Dương?
Tào Bằng gần như ngơ ngác.
Cuối cùng thì đây là lịch sử hay là Diễn nghĩa?
Trước đây, Tào Bằng biết Vương Mãnh là đại soái trong quân Khăn Vang. Nhưng hắn lại không kết nối Chu Thương với Vương Mãnh.
Thổ Phục sơn...
- Ngụy đại ca! Khoan hãy động thủ.
Tào Bằng đột nhiên cao giọng quát, ngăn Ngụy Diên đang chuẩn bị ra tay.
Hắn bước lên lớn giọng nói: truyện được lấy từ website tung hoanh
- Chu Thương! Có biết Vương Mãnh không?
- Ngươi là...
Thấy Chu Thương do dự, Tào Bằng lập tức xác định được thân phận của y. Hắn cũng chẳng để ý tới nét mặt của Chu Thương, xoay người, vẫy Vương Mãi tới.
- Cha của ta chính là Vương Mãnh. Các ngươi là do cha ta tìm tới giúp đỡ sao?
- Ngươi là...công tử của đại soái?- Chu Thương mở to mắt mà há mồm.
- Ta tên Vương Mãi! Cha ta ở đâu?
- Ngươi thật sự là thiếu đại soái?
Chu Thương chần chừ một lúc lâu, rồi đột nhiên vất đại đao sang một bên:
- Ta là Chu Thương. đại soái đưa chúng ta tới đây.
Biết được điều đó, Tào Bằng mới thở phào nhẹ nhõm.
Điển Vi nắm lấy cánh tay Tào Bằng:
- A Phúc! Đây cũng là người của chúng ta?
- Vâng! Là cứu binh của Mãnh bá tìm tới... Lúc trước, khi ta và tỷ phu tới đại doanh của thành Cửu Nữ, lo có chuyện bất ngờ xảy ra vì vậy mới nhờ Mãnh bá đi tìm bộ hạ cũ. Có điều không ngờ lại là người này. Ha ha.
Vừa nói, trong lòng Tào Bằng đột nhiên xuất hiện một câu hỏi?
"Nếu bây giờ ta đưa Chu Thương đi thì không hiểu trong tương lai ai sẽ là người vác đao cho Quan nhị gia?"
Mỗi một người đam mê Tam quốc điều có một cái xấu của riêng mình. Tào Bằng cũng không ngoại lệ. Có điều, hắn cũng không có bản lĩnh mời chào đối phương, nhưng không có nghĩa là người khác không mời chào được. Nên nhớ, lúc này, Quan Vũ thanh danh cũng chưa hiển hách.
Nếu Hổ Lao quan không có tam anh chiến Lữ Bố. Tỵ Thủy quan không có chén rượu còn nóng chém Hoa Hùng.
Không có chém Nhan Lương, Văn Sú. Không có cưỡi ngựa ngàn dặm thì một người như Quan Vũ không đủ làm cho Chu Thương kính nể.
Nói không dễ nghe, hiện giờ Quan Vũ vẫn còn phải nương tựa vào Tào Tháo thì chưa phải là nhân vật lớn.