Tào Tặc Chương 689 : Gió mưa Tây Bắc lại nổi lên

Chương 689: Gió mưa Tây Bắc lại nổi lên
    
      

 
Đầu đông, năm Kiến An mươi ba, Tào Tháo rút khỏi Kinh Châu.

 

 
Lần xuất binh này, tổng cộng tiêu tốn thời gian một năm, điều động binh mã ba trăm mấy ngàn người, hao phí lương tiền vô số. Nhưng xét về tổng thế mà nói, thì thành quả chiến tranh cũng không tồi. Kinh Tương có bảy quận, một mình Tào Tháo chiếm hết năm quận, đuổi hẳn Lưu Bị ra khỏi Kinh Tương, cùng với Tôn Quyền chia ra mà cai trị. Hầu hết các vùng đất Kinh Tương đều bị Tào Tháo kiểm soát, đặc biệt là ba quận Nam quận, Nam Dương, Giang Hạ, đều nằm trong sự kiểm soát của Tào Tháo. Ba quận này cũng là nơi nhân khẩu nhiều nhất, giàu có và đông đúc nhất Kinh Châu.

 

 
Khi rút quân khỏi Kinh Châu, nhằm ổn định cục thế Kinh Châu, phân hóa lực lượng Kinh Châu, Tào Tào tách ra hai quận Chương Lăng và Tương Dương từ Nam quận và Nam Dương. Lệnh cho Tào Chân làm Thái thú quận Chương Lăng, bổ nhiệm Khoái Chính làm Thái thú quận Tương Dương, có thể nói mọi người ai nấy đều vui mừng.



 

 
Đối với Tào Tháo mà nói, Đặng Phạm, Phan Chương tiếp quản Võ Lăng, Tào Chân trấn thủ Chương Lăng, là hai quân cờ hết sức thành công mà ông ta đặt ở Kinh Châu, là một sự tiềm phục, giúp cho Tào Tháo tiến thêm một bước thống trị Kinh Châu về sau.

 

 
Đồng thời, Hạ Hầu Uyên làm Kinh Châu Mục, Kinh Châu tướng quân, thống lĩnh hai quân thủy lục, đô đốc việc quân của Kinh Châu, kiểm soát đại cục.

 

 
Còn những Kinh Châu sĩ tộc, xem ra thành quả của rất nhiều.

 

 
Bàng Sơn Dân đảm nhiệm chức Thái thú quận Giang Hạ, Khoái Chính làm Thái thú quận Tương Dương, Vương Uy đảm nhiệm chức Thái thú Nam quận…

 

 
Càng không cần phải nói tới, Thái thú Linh Lăng Ngụy Diên cũng là người Kinh Châu.

 

 
Thủy quân Đại Đô Đốc Cam Ninh, nguyên quán ở Nam Dương.

 

 
Đối với người Kinh Châu mà nói, sự sắp xếp như vậy, cũng coi như đạt tới mục tiêu “chuyện Kinh Châu, người Kinh Châu lo”. Kết quả này, đương nhiên khiến cho người ta phấn chấn. Cùng ngay sau đó, sau khi Tào Tháo rời khỏi Kinh Châu, lại điều chỉnh một việc nữa.

 

 
Điều Chủ Bộ Lương Châu, Quận thừa Lũng Tây, Kỵ Đô Úy Bàng Lâm về làm việc cho Kinh Châu.

 

 
Sau đó lại bổ nhiệm nguyên Uyển Thành Lệnh, Hoành Hải tướng quân Lã Thường đảm nhiệm chức Thái thú quận Nam Dương, càng khiến cho giới Kinh Châu sĩ tộc vui mừng.

 

 
Kể từ đó, Kinh Tương chín quận, thì bảy quận thuộc về Tào.

 

 
Trong số bảy quận, có năm quận là do người Kinh Châu cai trị, sao lại không khiến cho người ta vui mừng khôn xiết.

 

 
Theo góc độ chiến lược mà xét, Tào Tháo chinh phạt Kinh Châu, cũng không thể thống nhất Giang Đông. Hơn nữa còn khiến cho Kinh Châu bị mất đi hai quận, chưa đạt tới mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu. Nhưng nếu xem xét trên một góc độ khác, thì ông ta đã chặt đứt được mối liên hệ giữa Tây Xuyên và Giang Đông, khiến con rồng trên sông lớn, từ giờ về sau không còn có thể hô ứng từ xa với nhau nữa, cũng tính là một thành tích đáng kể.

 

 
Cục diện thiên hạ thống nhất, dường như càng ngày càng tới gần.

 

 
Trong tình huống này, đám người Trình Dục liên kết với mười tám vị trọng thần trong triều, dâng biểu lên Hán đế, xin phong vương vị cho Tào Tháo.

 

 
Hán Đế mất đi Phục Hoàn, Lưu Quang cũng không còn, không còn ai giúp đỡ nữa.

 

 
Đám người Trình Dục quả là là ép người quá đáng.

 

 
Trình tấu ba lần liên tiếp, ép cho Hán Đế không thể không đồng ý.

 

 
Tháng mười một, năm Kiến An thứ mười ba, Tào Tháo về đến Hứa Đô.

 

 
Hán Đế lập tức lệnh cho nội thị tuyên chiếu, tấn phong vương tước cho Tào Tháo, gia phong làm Ngụy Vương, đồng thời ban cho Cửu Tứ. Tự nhiên Tào Tháo lại dâng tâu chối từ, nói bản thân không có công lao gì, sợ khó lòng nhận lấy thiên ân. Đây là một cách biểu lộ thái độ, cũng là lễ pháp phải thế.

 

 
Tào Tháo chối từ, nhìn thì có vẻ hết sức khiêm tốn, nhưng bọn người Trình Dục lại lập tức hiểu ngay ra ý đồ đích thực của Tào Tháo.

 

 
Ngay lập tức, bọn người Trình Dục bèn dâng thêm tấu chương, liệt kê công tích của Tào Tháo.

 

 
Hán Đế sắc phong một lần nữa, Tào Tháo vẫn chối từ, tỏ ý không dám nhận.

 

 
Vì thế, bọn người Trình Dục lại dâng sớ lần thứ ba, khẩn cầu Hán Đế sắc phong. Hán Đế ở vào thế bất đắc dĩ, lại không thể không cùng Tào Tháo diễn cho hết vở kịch này, cho nên lại hạ chiếu chỉ lần thứ ba. Ba mời ba chối, nếu xét về lễ pháp là đã đủ bài bản. Lúc này nhật báo Hứa Đô lại liên tiếp đăng bài, khuếch đại công tích của Tào Tháo đến vô hạn, lời lẽ tỏ ý rằng, nếu Tào Tháo không chịu tiếp nhận, chẳng khác nào bỏ mặc giang sơn không quản, không phải là trung thần.

 

 
Trong tình hình như vậy, cuối cùng Tào Tháo cũng nhăn nhắn nhó nhó mà tiếp nhận sắc phong.

 

 
Ngay sau đó, giữa tháng mười hai, Tào Tháo hạ lệnh lập vương đô ở Nghiệp Thành, chính thức đăng cơ vương vị, uy vọng tăng thêm.

 

 
Đế quốc Tào Ngụy, ở trên cao chót vót.

 

 
Còn giang sơn Hán thất, càng mưa gió bếp bênh…

 

 
Cùng với việc Tào Tháo được sắc phong Ngụy Vương, Giang Đông Tôn Quyền, Tây Xuyên Lưu Chương, không ai là không khiếp sợ.

 

 
Tào Tháo được phong vương rồi!

 

 
Không chỉ có thế, sau khi Tào Tháo được phong vương, lại phát bảng chiêu hiền lần thứ hai, cũng tức là lần thứ hai áp dụng phương thức chọn người làm việc theo tài năng.

 

 
Nhất thời, thiên hạ chấn động.

 

 
Người vui thầm trong lòng có, người thất thanh khóc than cho Hán thất cũng có.

 

 
Hoặc vô tay hoan hô, hoặc buột miệng mắng chửi cũng đều có cả. Tuy nhiên, mặc cho bên ngoài phản ứng thế nào đi nữa, thì việc Tào Tháo được phong làm Ngụy Vương cũng đã không thể thay đổi được nữa.

 

 
Trong lịch sử, tám năm sau Tào Tháo mới lên làm Ngụy Vương.

 

 
Nhưng hiện giờ, Tào Tháo đã được phong vương, không thể không nói đến sự đổi thay của lịch sử…

 

 
Nhưng tất cả những việc này không liên quan gì đến Tào Bằng.

 

 
Lúc Tào Tháo chính thức tiếp nhận sắc phong, thì Tào Bằng đang dẫn theo bốn người Hoàng Trung, Bàng Đức, Văn Võ, Vương Song đi thị sát Thanh Châu. Lấy danh nghĩ Đình Úy, đi thị sát hình ngục khắp nơi, chỉ trong hai tháng ngắn ngủi, Tào Bằng đã điều tra ra mười bảy vụ án oan sai ở Thanh Châu, giữ lại mạng sống cho hơn ba mươi người, chém đầu sáu tên tham quan ô lại.

 

 
Xét trên một mức độ nào đó, việc Tào Bằng thị sát hình ngục, cũng góp phần tạo thêm thanh thế cho Tào Tháo.

 

 
Ít nhất thì trong dân gian, rất nhiều người khi nhắc đến gia tộc Tào thị đều ngợi khen không ngớt. Tháng mười hai, năm Kiến An thứ mười ba, Tào Bằng đến Đông Lai. Hắn vốn dự định ở lại Đông Lai qua năm mới, không ngờ Thứ sử Từ Châu là Từ Cầu gửi thiệp mời đến, mời Tào Bằng đến Từ Châu thị sát hình ngục. Vì thế, nhất thời Tào Bằng thay đổi chủ ý, lên thuyền ở Thành Sơn Giác, đi thẳng xuống phía nam, cập bến ở Úc Châu Sơn, rồi từ Cù Sơn đổ bộ Đông Hải. Quận Đông Hải vào lúc này hết sức phồn hoa, vùng Lưỡng Hoài liên tục được khai phá mở mang, khiến cho Đông Hải cũng được lợi… gia tộc Mi thị suy yếu, cũng đồng nghĩa với sự trỗi dậy của những cường hào mới. Cùng với việc huyện Hải Tây không ngừng được mở rộng, Cù Sơn xuất hiện bốn dòng họ hào cường mới là Từ, Châu, Trần, Bộ, đều theo nghề gạn biển lấy muối, hết sức hưng vượng.

 

 
Mà bốn gia nhà cường hào này, cũng đại diện cho sự kết hợp giữa các thế lực mới và cũ ở Từ Châu.

 

 
Năm xưa gia tộc Trần thị, sau khi Trần Đăng ốm chết, đã thay người làm chủ mới; Gia tộc Từ thị thì lại lấy Từ thị ở Hải Tây làm gốc rễ, sự trỗi dậy của bọn Từ Cầu, Từ Tuyên, đã gây dựng nên cơ sở thâm hậu cho gia tộc họ Từ.

 

 
Chu, Bộ thuộc loại cường hào mới phất.

 

 
Đứng sau lưng bọn họ là Chu Thương ở đảo Đông Lăng, và gia tộc Bộ thị ở Hoài Âm.

 

 
Bộ thị nhờ vào Bộ Chất mà một bước vút bay, nhận được không ít sự chiếu cố; Còn Chu Thương thì dựa vào mối quan hệ liên hôn với Từ thị, lại có lợi thế về thủy quân ở đảo Đông Lăng, cũng đứng vững ở quận Đông Hải. Hai gia tộc này có mối quan hệ mật thiết nhất với Tào Bằng. Cho nên, khi Tào Bằng cập bến ở Cù Sơn, thì người nhà Chu thị và Bộ thị gần như huy động toàn bộ lực lượng, ra nghênh đón Tào Bằng. Dừng lại ở Cù Sơn ba ngày, rồi Tào Bằng lại đi tiếp đến Hải Tây.

 

 
Đây là nơi hắn khởi đầu lập nghiệp, đã hoàn toàn khác xa với cảnh tượng hoang vắng năm xưa.

 

 
Hải Tây, đã trở thành nơi giàu có đông đúc nhất vùng Lưỡng Hoài, khống chế đường buôn muối và các đầu mối buôn bán của vùng Lưỡng Hoài.

 

 
Rất nhiều người Hải Tây vẫn còn nhớ tới Tào Bằng.

 

 
Cái cậu thiếu niên đứng sau huyện lệnh cụt tay năm xưa, bây giờ đã trở thành một nhân vật lẫy lừng.

 

 
Khi Tào Bằng đến Hải Tây, các phụ lão hương thân Hải Tây đều nhao nhao ra xếp hàng hai bên đường chào đón.

 

 
-Công tử!

 

 
-Hoan nghênh Tào công tử trở về quê hương…

 

 
Những tiếng hoan hô vang lên liên tiếp.

 

 
Hải Tây Đồn Điền Trung Lang tướng Lương Tập cũng không khỏi thầm cười khổ.

 

 
Tầm ảnh hưởng của hai người Tào Bằng, Đặng Tắc ở Hải Tây, tuyệt đối không thể tiêu trừ trong một chốc một lát. Bọn họ kiến tạo nên một Hải Tây đông đúc giàu có, người Hải Tây cũng ghi tạc trong lòng hình ảnh của Tào Bằng và Đặng Tắc.

 

 
-Sao công tử lại có tiếng tăm ở đây như vậy?

 

 
Hoàng Trung không kìm nổi hỏi.

 

 
Bàng Đức ở bên cạnh, vẻ mặt man mác.

 

 
Những người theo Tào Bằng năm xưa, ngoại trừ Chu Thương vẫn còn ở Từ Châu, những người khác đều đã rời khỏi.

 

 
Bất luận là Văn Võ hay là Vương Song, cũng đều là những người về sau này mới theo Tào Bằng, còn hai người Tưởng Uyển, Trương Tùng lại càng không rõ. Người duy nhất hiểu hết mọi chuyện, e rằng chỉ có Đặng Chi. Tuy nhiên, lần này Đặng Chi lại ở lại trấn thủ Hứa Đô, không đi cùng.

 

 
Có thể nói, trong đám người đi theo tùy tùng cho Tào Bằng trong chuyến thị sát này, không một ai biết những chuyện năm xưa.

 

 
Bộc Dương Khải đến tận Lã Hán xa xôi, Mã Siêu thì theo Đặng Tắc tới Hà Đông. Những người còn lại như Vương Mãi, Đặng Phạm, Phan Chương đều đang nắm giữ trọng trách. Tầm ảnh hưởng rộng lớn của Tào Bằng ở Hải Tây, e rằng ngay cả Cam Ninh cũng không rõ lắm.

 

 
Hoàng Trung không kìm nổi, khen:

 

 
-Công tử một lòng vì dân, dân chúng tự nhiên sẽ kính yêu.

 

 
Lúc này, Tào Bằng đột nhiên quay người, nửa như đùa, nói với Lương Tập:

 

 
-Tử Ngu, hôm nay ta mới biết, vì sao năm xưa Sở Bá Vương lại lập đô ở Bành thành.

 

 
-Hả?

 

 
-Phú quý mà không thể hồi hương, thì có khác nào áo gấm đi đêm, ai mà biết được?

 

 
Lương Tập nghe vậy, không nhịn nổi bật cười.

 

 
Cùng với đó, thiện cảm với Tào Bằng cũng tăng thêm không ít. Theo như hắn thấy, Tào Bằng tuổi trẻ thành công, chưa đầy ba mươi mà quan chức đã nằm trong Cửu Khanh (chín chức quan cao nhất), đương nhiên sẽ ngang tàng. Nhưng nghe hắn nói một câu như vậy, lại cảm thấy có gì đó thân thiết.

 

 
Có lẽ trong lòng Tào Bằng, Hải Tây chính là quê hương thứ hai của hắn!

 

 
Có lẽ trong lòng Tào Bằng, Hải Tây chính là quê hương thứ hai của hắn!

 

 
Mình muốn tiêu trừ tầm ảnh hưởng của Tào Bằng, đương nhiên là có nhân tố suy xét cho triều đình trong đó, nhưng e rằng càng vì muốn chứng tỏ rằng, mình không hề thua kém Tào Bằng, Đặng Tắc. Đột nhiên cảm khái, nếu năm xưa để cho mình đảm nhận chức Hải Tây Lệnh, chưa chắc đã làm được xuất sắc như Đặng Tắc. Dù sao đi nữa, bên cạnh hắn cũng không có một tên yêu nghiệt như Tào Bằng. Mối khúc mắc vướng trong lòng nhiều năm, khoảnh khắc này đột nhiên được cởi bỏ.

 

 
Cần gì phải cố ý loại bỏ?

 

 
Có những thứ, đâu phải ngươi cứ muốn loại bỏ là có thể loại bỏ.

 

 
Chỉ cần tự mình xác định đúng đắn, toàn tâm toàn ý làm việc, cần gì phải để ý đến những chuyện khác?

 

 
Nghĩ vậy, những cảm giác không thoải mái trong lòng Lương Tập, cũng theo đó mà tan thành mây khói…

 

 
Hải Tây dưới sự cai trị của Lương Tập, không có nhiều án oan sai. Tào Bằng dừng lại ở Hải Tây ba ngày, hoặc là tụ họp với các phụ lão hương thân quen thuộc, hoặc là trèo lên cao phóng tầm mắt ra xa, hoặc là lên thuyền ra khơi, tóm lại là sống hết sức tự tại.

 

 
Ba ngày sau, Tào Bằng khởi hành rời khỏi Hải Tây, đi thăm thành cổ Khúc Dương.

 

 
Năm xưa, hắn ác chiến với Lã Bố ở Khúc Dương, ký ức đến nay vẫn còn như mới. Khúc Dương bây giờ đã xây lại thành mới, cùng nằm dưới sự cai trị của Hải Tây. Nhưng thành cũ vẫn được giữ lại, lúc Tào Bằng đến thăm lại trốn cũ, không khỏi cảm khái muôn phần.

 

 
Ngày tiếp theo, Tào Bằng dâng hương cầu nguyện trên tường thành Khúc Dương, soạn văn tế những anh linh chết trận ở Khúc Dương năm xưa…

 

 
Sau đó, cáo biệt Khúc Dương, nhắm thẳng hướng Quảng Lăng mà đi.

 

 
Hắn không đến Quảng Lăng, mà đến Đông Lăng Đình.

 

 
-Lậu Thất Minh chính là được làm ở đây… năm xưa ta từ Hải Tây đến, đóng quân trấn thủ Đông Lăng Đình. Hàng ngày thấy cảnh sông nước tươi đẹp, tuy là có thô sơ, nhưng cuộc sống hết sức vui vẻ tiêu dao. Ha ha, tuyệt đối không bận rộn như bây giờ! Lúc đó, ta dạy Tiểu Loan làm vịt tam hoàng, để Tiểu Hoàn dọn dẹp nhà cửa… sau đó Nguyệt Anh đến, bọn ta ngày ngày đều nhâm nhi chút rượu, thưởng thức tôm cá tươi, nay nghĩ lại, quả là cuộc sống hưởng thụ lắm.

 

 
Thì ra, Lậu Thất Minh là được viết ở đây.

 

 
Trương Tùng, Tưởng Uyển lập tức trở nên hào hứng, tham quan ngôi nhà cỏ cũ nát nọ.

 

 
Tào Bằng thì dẫn bọn người Hoàng Trung ra bờ sông, lên bè câu cá… tối hôm đó, Chu Thương ở đảo Đông Lăng lặn lội tới, uống rượu suốt đêm với Tào Bằng. Bọn họ nói về Vương Mãnh, nhắc lại những chuyện cũ năm xưa…

 

 
Chu Thương lớn tiếng than khóc, còn Tào Bằng cũng lẳng lặng rơi lệ.

 

 
-Hiện nay thủy quân Đan Đồ do ai thống soái?

 

 
-Lã Mông!

 

 
Ngày hôm sau, Tào Bằng lên lầu thuyền của đảo Đông Lăng, đi tiếp trên sông.

 

  truyện copy từ tunghoanh.com
Hắn đưa mặt nhìn sang bờ bên kia, phát hiện thủy trại san sát, phòng ngự thâm nghiêm.

 

 
-Hiện nay ai là Thái thú Đan Dương?

 

 
-Chu Nhiên đã bị điều đi khỏi Đan Dương, Thái thú mới nhậm chức của Đan Dương là Lỗ Túc, Lỗ Tử Kính.

 

 
Tào Bằng nghe vậy hít vào một hơi khí lạnh!

 

 
Xem ra, thủy quân đảo Đông Lăng đã lọt vào tầm ngắm của Giang Đông rồi. Bằng không, Tôn Quyền sẽ không cho Lỗ Túc đến.

 

 
Trầm ngâm một hồi lâu, Tào Bằng nhắc nhở Chu Thương:

 

 
-Đại thúc, phải cẩn thận với Lỗ Túc đó.

 

 
Người này không đơn giản như vẻ bề ngoài của hắn đâu, tâm cơ rất sâu xa, rất có mưu lược. Hắn làm Thái thú Đan Dương, e rằng mục đích cuối cùng là nhắm vào thủy quân đảo Đông Lăng của ngươi đó. Nhất thiết không được lơ là, phải tăng cường phòng bị.

 

 
Vẫn giống như năm xưa, vẫn là Tào Bằng nói gì, Chu Thương nghe nấy.

 

 
-Đảo Đông Lăng chỉ có một mình ngươi, e rằng lực lượng hơi mỏng.

 

 
-Ta cũng đã có thỉnh cầu với triều đình, nhưng mãi không có hồi âm…

 

 
-Điều này cũng đúng thôi!

 

 
Tào Bằng thở dài, nhẹ giọng nói:

 

 
-Dưới trướng Thừa tướng hiện nay, những người giỏi thủy chiến không nhiều, muốn điều động, quả thật khó khăn. Tuy nhiên, thúc phụ trấn thủ đảo Đông Lăng, quản hạt hai vùng Lưỡng Hoài, nên tìm kiếm ngay tại địa phương, nói không chừng sẽ tìm được trợ thủ. Đáng tiếc, ta chẳng thể giúp đỡ gì nhiều cho thúc phụ.

 

 
Tôn Quyền hiện nay, gốc rễ đã chắc.

 

 
Những tướng lĩnh Giang Đông nổi tiếng trong lịch sử, hầu như đều đã vào cả dưới trướng hắn.

 

 
Dưới tình cảnh này, muốn sửa mái nhà dột cũng không dễ… đối với việc này, Tào Bằng cũng không biết phải làm thế nào.

 

 
Trong số các tướng lĩnh Giang Đông, những người giỏi thủy chiến không ít.

 

 
Tưởng Khâm, Chu Thái, Đinh Phụng, Từ Thịnh, đều là những nhân vật nổi tiếng. Thế mà những người này, đều đã đầu quân cho Tôn Quyền cả. Càng không nói tới, dưới trướng Chu Du nhân tài vô số. Tào Bằng cũng chỉ có thể giương mắt mà nhìn, chứ không làm gì được.

 

 
Cứ từ từ vậy!

 

 
Tào Bằng thì thầm trong lòng, trấn an Chu Thương vài câu.

 

 
Chu Thương cũng hiểu, Tào Bằng cũng chẳng có cách gì trong chuyện này…

 

 
Ông ta ngẫm nghĩ một lát, đột nhiên nói:

 

 
-Công tử, cho ta một người trợ thủ đi.

 

 
-Hả?

 

 
-Người cũng biết, ta là người thô lỗ.

 

 
Thủy quân mở rộng quy mô, bên cạnh ta người có thể giúp sức gần như là không có. Trước kia, Hưng Bá còn có thể chỉ điểm một chút, nhưng giờ hắn đã đi Nội Phương, ngay cả một người để thương lượng ta cũng không có. Không phải ta nói Trần Thái thú không giỏi, nhưng quả thực trong việc võm ông ta chẳng giúp được gì nhiều cho ta. Ngươi xem, Đông Lăng Đình một dải, địa thế trống trải, ta từng kiến nghị ông ta thiết lập trại quân ở Đông Lăng Đình, một khi đảo Đông Lăng có chuyện, còn có thể hô ứng lẫn nhau. Thế nhưng Trần Thái thú lại không đồng ý, nói thiết lập trại quân hao phí quá lớn…

 

 
Một mình ta, chống đỡ cả một dải rộng lớn như vậy, quả thực là vất vả.

 

 
Cho nên ta hy vọng công tử có thể giúp cho ta một chút, dù là phái một trợ thủ đến thôi, cũng có thể chia sẻ một chút áp lực với ta.

 

 
Lời lẽ của Chu Thương thành khẩn.

 

 
Tào Bằng đưa mắt nhìn về Đông Lăng Đình ở phía xa, cũng cảm thấy quả là một chỗ sơ hở.

 

 
-Đại thúc, lần này trở về Hứa Đô, ta nhất định sẽ nói chuyện này với Thừa tướng.

 

 
Về phần đảo Đông Lăng…ta phải nghĩ một chút, xem xem phái ai đến giúp ngươi cho thích hợp.

 

 
-Đức Nhuận, Đức Nhuận cũng rất được!

 

 
Tào Bằng có chút ngẩn người, đoạn lập tức nhớ ra, Đức Nhuận năm xưa là Hải Tây Lệnh, chẳng khỏi có giao du với Chu Thương.

 

 
Hắn là người Sơn Âm, chí ít cũng hiểu đánh trận trên sông nước.

 

 
Lại thêm có mưu lược, tâm tư kín đáo, gặp chuyện cũng chín chắn vững vàng…

 

 
Quan trọng hơn cả, là xem ra hắn phối hợp với Chu Thương không tồi, bằng không Chu Thương cũng không tùy tiện hỏi mình xin người.

 

 
Chỉ có điều, hiện nay hắn đang đảm nhiệm Lương Châu Chủ Bộ, một vị trí quan trọng.

 

 
Liệu hắn có nguyện ý đến đảo Đông Lăng làm trợ thủ cho Chu Thương không?

 

 
Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, nói:

 

 
-Để ta cho người hỏi hắn xem, ngươi cũng viết thư thương lượng với hắn một chút.

 

 
Cá nhân ta thì không có vấn đề gì, chỉ cần xem ý của Hám đại ca thế nào thôi.

 

 
Chỉ cần hắn đồng ý, ta nhất định sẽ thả người…

 

 
-Ha ha, công tử, là người nói đó nhé, đến lúc đó đừng có đổi ý.

 

 
Tào Bằng mỉm cười!

 

 
-Đương nhiên ta sẽ không đổi ý!

 

 
Rời khỏi Quảng Lăng, Tào Bằng không du ngoạn tiếp nữa.

 

 
Sau khi tuần tra thị sát hình ngục ở Hoài Nam xong, ba ngày sau đến Hạ Bì.

 

 
Lúc này, đang là những ngày cuối năm.

 

 
Từ Cầu thiết yến tiệc ở Hạ Bì khoản đãi Tào Bằng, lại còn mời cả Từ Châu tướng quân Chu Linh tham dự. Chu Linh không có qua lại gì lắm với Tào Bằng, nhưng đều là những tướng giỏi dưới trướng Tào Tháo, cho nên ông ta đối với Tào Bằng rất nhiệt tình, chủ khách cùng vui vẻ hết mình.

 

 
Qua Tết, Tào Bằng lại di chuyển.

 

 
Hắn nhắm thẳng hướng Duyện Châu mà đi, nhưng hắn còn chưa đến Duyện Châu thì đã nghe được một tin tức bất ngờ.

 

 
Mã Siêu xuất binh!

 

 
Ngày mười lăm tháng giêng, Mã Siêu tập kích Nhung Khâu.

 

 
Nhung Khâu Đô úy Diêm Hành không chút đề phòng. Trên thực tế, hai năm trở lại đây quân Tào và Mã Siêu giao chiến không ít trận, nhưng đều là những trận đánh nhỏ lẻ. Mã Siêu đột nhiên tập kích, Diêm Hàng gấp gáp ứng chiến, bị Mã Siêu giết chết giữa đám loạn quân.

 

 
Một viên hổ tướng, lại bị Mã Siêu chém chết như vậy.

 

 
Tin tức truyền đến Lâm Thao, khiến Tào Cấp kinh hãi thất sắc…

 

 
Ông ta vội vàng hạ lệnh, lệnh cho Lương Khoan cứu viện Tây huyện, đoạt lại Nhung Khâu. Đồng thời cho người báo với Tào Hồng, xin hắn xuất quân viện trợ.

 

 
Nhưng chẳng thể ngờ, Lương Khoan vừa mới đặt một chân đến Tây huyện, Mã Siêu đã rút lui khỏi Nhung Khâu.

 

 
Trong khi mọi người đều đang tập trung chú ý vào Nhung Khâu, Mã Siêu lại lấy Mã Đại làm tiên phong, Mã Hưu làm phó tướng, bất ngờ tập kích Phiên Trủng Sơn. Tào quân đang lúc không chút đề phòng, bị Mã Siêu đánh tan…

 

 
Sau khi Mã Đại chiếm lĩnh Phiên Trủng Sơn, vó ngựa vẫn không dừng, đánh tiếp vào Lũng Quan, đánh mở ra con đường thông tới Quan Trung.

 

 
Cũng may, tướng trấn thủ Lũng huyện là Hách Chiêu.

 

 
Sau khi biết tin Lũng Quan bị thất thủ, Hách Chiêu không đi cứu viện ngay mà dẫn quân đóng ở Tần Đình, ý đồ chặt đứt mối liên hệ giữa Mã Siêu và Mã Đại. Hách Chiêu của hiện nay đã có chút hơi hướng của một danh tướng. Kiên trì cố thủ ở Tần Đình bảy ngày, đợi đến lúc quân cứu viện của Tào Hồng tới. Tuy nhiên quân của Hách Chiêu về cơ bản đã bị đánh cho tan tác, lúc này mới chịu rút quân khỏi Tần Đình, lui về Xạ Hổ Cốc nghỉ ngơi… Sauk hi Tào Hồng đến, bèn ra lệnh ra sức công đánh Lũng Quan, muốn đoạt lại cánh cổng vào Quan Trung.

 

 
Vốn dĩ, Tào Cấp và Tào Hồng kẻ hô người ứng, thì chẳng khó khăn gì mà không đoạt được lại Lũng Quan.

 

 
Nào ngờ Hoàng Trung bạo động, Khương Hồ làm loạn…

 

 
Sâm Lang Khương và Bạch Mã Khương đồng loạt khởi binh, xuất binh cùng lúc, đánh mạnh vào Lâm Thao. Đồng thời, Hà Hoảng Để vương Đậu Mậu tác loạn, liên hợp Phá Khương, công đánh Long Kỳ thành. Vương Mãi gấp gáp ứng chiến, trúng ngay phục kích của một cánh mã tặc, thiếu chút nữa là mất mạng.

 

 
May thay, trước đó Tào Cấp có điều động Triệu Vân đến Long Kỳ thành, hiệp trợ Vương Mãi.

 

 
Triệu Vân một người một ngựa, chém chết bảy mươi ba tên mã tặc giữa đám loạn quân, mới cứu được Vương Mãi ra khỏi trùng vây.

 

 
Sau trận chiến này, Vương Mãi bị trọng thương.

 

 
Không còn cách nào khác, Vương Mãi đành phải phó thác Long Kỳ thành cho Triệu Vân.

 

 
Khí thế của Để vương Đậu Mậu dào dạt, lại có sự hỗ trợ của Phá Khương, cũng may trước đó Vương Mãi đã lôi kéo được Thiêu Đương Khương thành công, Thiêu Đương lão vương xuất binh tương trợ, đánh lui liên quân Để Khương. Trận chiến này, chỉ với một cánh mã tặc đến và đi nhanh như gió, nhưng đã gây nên thương vong vô cùng lớn cho quân Tào. Nhân số của đám mã tặc đó chừng khoảng trên dưới tám trăm, đầu lĩnh họ Mã võ nghệ cao cường, thương mã đều thuần thục, thuật bắn cung kinh người. Người này khi lâm trận, đều dùng mũ giáp đen che mặt, chém giết kiêu dũng.

 

 
Triệu Vân nhiều lần muốn tiêu diệt cánh mã tặc này, nhưng ngặt một nỗi đối phương đến và đi nhanh tựa gió, trước sau không có cách gì giao đấu trực diện được.

 

 
Tháng hai, năm Kiến An thứ mười bốn, quân của Tào Hồng đánh Quan Lũng, không còn cách nào khác đành lui binh ba mươi dặm, thủ thế phòng ngự.

 

 
Đồng thời, Tào Hồng cho người đưa thư hỏa tốc, về xin sự chi viện của Hứa Đô.

 

 
Cục thế Tây Bắc chỉ trong vòng một tháng ngắn ngủi mà phát sinh biến đổi cực lớn.

 

 
Hà Hoàng, Hoàng Trung đua nhau làm loạn, Võ Đô Mã Siêu gây sự khắp nơi, người Để, người Khương càng nóng lòng muốn thử sức, rình rập như hổ rình mỗif.

 

 
Tào Bằng đang ở Bạc huyện thì nhận được tin!

 

 
Tào Tháo phái người, lệnh cho Tào Bằng lập tức trở về Hứa Đô…

 

 
Tào Bằng nhận được lệnh, cũng giật thót cả mình. Hắn không dám có chút chậm trễ, vội dẫn hai người Hoàng Trung, Bàng Đức gấp rút trở về Hứa Đô. Lệnh cho hai người Vương Song và Văn Võ bảo vệ bọn Trương Tùng, Tưởng Uyển và đại đội người ngựa đi tiếp.

 

 
-Mã Như Phong?

 

 
Tào Bằng nhìn vào công văn gửi đến, không khỏi nhíu chặt lông mày.

 

 
-Hồi ta ở Tây Lương chưa từng nghe qua về người này.

 

 
Người phụ trách đưa tin đến cho Tào Bằng là đại cữu (cậu cả) của hắn, Hạ Hầu Thượng. Chỉ cần nhìn vào điểm này, cũng đủ biết tình huống khẩn cấp.

 

 
Hạ Hầu Thượng nói:

 

 
-Cái tên này đột nhiên mọc ở đâu ra!

 

 
Theo như tấu báo của thúc phụ, thì người này luôn hoạt động ở vùng Hà Hoảng trước khi người Để tạo phản. Dường như có quan hệ vô cùng mật thiết với người Để, người Khưởng bản địa. Đậu Mậu đột nhiên tạo phản, rất có khả năng là do người này xúi giục.

 

 
Người này, rất không đơn giản!

 

 
-Nếu hắn đơn giản, thì làm sao có thể đả thưởng huynh đệ của ta?

 

 
Một ánh nhìn sắc nhọn ánh lên trong mắt Tào Bằng.

 

 
-Tình hình ở Hứa Đô thế nào?

 

 
-Đến nay Hứa Đô vẫn bình thường, tuy Tây Bắc rung chuyển, nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì lắm.

 

 
Đại vương đã hạ lệnh tập kết binh mã ở Hà Lạc. Nhưng Đại vương không hề muốn có chiến tranh vào lúc này, mà muốn bình tĩnh giải quyết việc này. Ngươi cũng biết đó, Đại vương vừa mới được phong vương tước, thì sảy ra chuyện như thế này, nếu gióng trống khua chiêng, truyền ra ngoài e rằng không hay. Cho nên mới triệu người khẩn cấp trở về Hứa Đô để bàn bạc…

 

 
Chinh chiến liên miên, muốn được bình yên!

 

 
Trước là trận chiến U Châu, sau lại trận chiến Kinh Châu.

 

 
Trong vòng hai năm, số binh mã bị điều động đã lên đến năm trăm ngàn, hao tốn lương tiền thì vô số kể.

 

 
Cho dù gia nghiệp Tào Tháo có to thế to nữa, thì cũng gánh không nổi… Cho nên, Tào Tháo do dự cũng là việc thường tình.

 

 
-Vậy thì chúng ta phải nhanh chóng trở về Hứa Đô thôi!

 

 
Sau khi hỏi thăm được một chút tình hình, Tào Bằng vội vội vàng vàng trở về Hứa Đô.

 

 
Cùng lúc đó, trong phủ Thừa tướng ở Hứa Đô.

 

 
Kể từ sau khi trở về Hứa Đô, sức khỏe của Tào Tháo đều không được tốt.

 

 
Việc nhiễm bệnh thương hàn ở Kinh Nam, đối với một người tuổi ngoài năm mươi mà nói, quả là có ảnh hưởng rất lớn. Sức khỏe không còn mạnh như năm xưa nữa, sức đề kháng dần giảm sút. Cho dù là được danh y khám chữa, cũng vẫn lúc khỏe lúc không.

 

 
Kể từ sau khi đăng cơ lên vương vị, tuy bệnh tình của Tào Tháo có chuyển biến tốt, nhưng vẫn rất yếu ớt.

 

 
Cho nên, trước tết, Tào Tháo có ý đến Nghiệp thành nghỉ ngơi tĩnh dưỡng… nhưng nào ngờ lại sảy ra sự việc như thế này.

 

 
-Chư công, loạn thế ở Tây Bắc nên làm thế nào cho phải?

 

 
Văn võ đại thần lặng ngặt như tờ.

 

 
Trước mắt đang lúc muốn dụng binh với Tịnh Châu, chẳng ngờ Tây Bắc lại sảy ra chiến loạn.

 

 
Tào Hồng không làm nên chuyện trở về, Mã Siêu có thể đánh vào Quan Trung bất cứ lúc nào. Còn Lương Châu Mục Tào Cấp, cũng vì việc này sảy ra quá đột ngột mà đổ bệnh không dậy nổi. Tuy cũng ra sức chống đỡ, nhưng dường như lực bất tòng tâm. Lại còn mối loạn Bạch Mã Khương, Sâm Lang Khương ở Hoàng Trung; Để thị bạo động, Phá Khương liên hợp… Dường như hết thảy mọi chuyện đều dồn lại cả vào lúc này mà bùng nổ.

 

 
Trong tình huống này, ai mà dám bạo gan hiến kế?

 

 
Nếu chẳng may xảy ra sai lầm, thì e rằng sẽ phải chịu liên lụy…

 

 
Trong số các tướng lĩnh đang đóng giữ Hứa Đô, người nào thích hợp nhất?

 

 
Người này sẽ phải điều động nhân lực trên một phạm vi cực lớn, ai cũng không muốn nhảy ra tranh công đầu trong tình huống này.

 

 
-Năm xưa Mã Đằng ở Tây Bắc làm loạn, sau đó do Hậu tướng quân bình định.

 

 
Lần này Tây Bắc lại làm loạn, vậy xin Hậu tướng quân xuất binh thêm một lần nữa, bình định Khương loạn.

 

 
Trình Dục đứng ra, giọng điệu kiên quyết:

 

 
-Trong số các tướng đang trấn thủ ở Hứa Đô hiện này, duy nhất chỉ có Hậu tướng quân là thích hợp nhất.

 

 
-Hả?

 

 
-Hậu tướng quân có uy vọng rất lớn ở Tây Bắc, Khương Hồ tin phục.

 

 
Mã Siêu, chẳng qua cũng chỉ là bại tướng dưới tay Hậu tướng quân mà thôi, nếu có Hậu tướng quân thống lĩnh Tây Bắc, thì Lương Châu vô sự rồi.

 

 
Để Tào Bằng xuất chiến sao?

 

 
Trong lòng Tào Tháo giật thót, nhưng ngay lập tức nhíu mày.

 

Nguồn: tunghoanh.com/tao-tac/quyen-5-chuong-689-M1Qaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận