Tào Tặc Chương 713 : Sách lược trị Kinh Nam của Ngụy Vương

Chương 713: Sách lược trị Kinh Nam của Ngụy Vương
    
      

 
Trên lịch sử, Vô Đương Phi Quân là sau khi Gia Cát Lượng bình định Nam Trung mà tổ chức và thành lập thành một đội binh mã, rất nổi danh cùng với Bạch Mạo Binh của Lưu Bị, đều anh dũng hung mãnh. Đội binh mã này hoàn toàn lấy người Man để thành lập nên, có sức chiến đấu phi phàm, thân mặc trọng giáp, sử dụng cung nỏ độc tiễn, phối hợp với mã đinh và đoan bài, di chuyển nhanh trong rừng như quỷ mị…Sau này trong chiến đấu với Tào Ngụy đã từng thành lập công huân rất lớn.

 

 
Tào Bằng rất có ấn tượng với Vô Đương Phi Quân!

 

 
Tuy nhiên, trong lịch sử, Lưu Bị không chỉ chiêu mộ man tộc Nam Trung, khi trấn thủ tại Kinh Nam đã từng dùng cả người Võ Lăng Man. Cam Ninh lúc đó chết vào tay Võ Lăng Man, mà lúc ấy chủ tướng Võ Lăng Man chính là Sa Ma Kha.



 

 
Lưu Bị có thể thuê Võ Lăng Man, Gia Cát Lượng có thể chiêu mộ binh từ Nam trung Man, vậy thì sao hắn không thể tổ chức và thành lập Vô Đương Phi Quân?

 

 
Ý nghĩa của Vô Đương Phi Quân là hành động vô địch.

 

 
Nếu Tào Bằng đã quyết định tổ chức và thành lập một binh đoàn vùng núi, vậy thì cái tên Vô Đương sao không cần chứ?

 

 
Tuy nhiên, tổ chức và thành lập Vô Đương Phi Quân cũng không phải là chuyện dễ dàng.

 

 
Ngoài điều động phân phối ở các phương diện ra, còn cần phải trù tính chuyên biệt. Tào Bằng quyết định vội vàng tổ chức thành lập Vô Đương Phi Quân, nhìn có vẻ dễ dàng, trên thực tế còn rất nhiều thứ phải làm sau đó. Đêm đó, hắn cùng với Bàng Thống, Pháp Chính, Mã Tặc, Hướng Sủng, Đặng Ngải, Tôn Thiệu ở trong thư phòng thảo luận chi tiết vấn đề Vô Đương Phi Quân.

 

 
Mạo muội tổ chức và thành lập một đội quân cũng không phải là việc nhỏ!

 

 
Từ lúc quyền thế của Tào Tháo càng lúc càng lớn thì việc khống chế trong quân cũng càng lúc càng nghiêm mật.

 

 
Chuyện này, chắc chắn phải báo cáo Tào Tháo, nhưng làm thế nào để Tào Tháo coi trọng đội nhân mã này cũng là một phiền toái. Nhớ năm xưa, Tào Bằng đề nghị tổ chức thành lập thủy quân với Tào Tháo, kết quả ba năm sau Tào Tháo mới chính thức nhận thức được tầm quan trọng của thủy quân và hạ lệnh mạnh mẽ tiến thành tổ chức và thành lập, không tiếc hao phí số tiền lớn.

 

 
Đấy là do Tào Tháo đã ăn phải quả đắng bởi thủy quân của quân phiệt cho nên mới có quyết định quyết tâm như thế.

 

 
Nhưng còn đội quân vùng núi?

 

 
Nếu lúc này Tào Tháo đã bắt tay vào chuẩn bị đao thuẫn binh, như vậy thì còn bao nhiêu tinh lực để tập trung cho việc tổ chức thành lập binh vùng núi?

 

 
Cho nên, Tào Bằng phải có một lý do thuyết phục Tào Tháo.

 

 
Pháp Chính nói:

 

 
- Từ xưa đến nay, nông canh khiến con người thiếu quả kiên quyết, mà đánh cá và săn bắt thì khiến con người thích tàn nhẫn tranh đấu...Sở dĩ Võ Lăng Man tại Kinh Nam vẫn lớn mạnh, cũng là bởi vì do sự khác biệt giữa cả hai điều trên.

 

 
Ngũ Khê Man còn đỡ một chút, nhưng bộ lạc Phi Đầu Man thì trước sau cũng là một vấn đề...

 

 
Mà nay Kinh Nam dần dần khôi phục là dân sinh, dân chúng khát vọng lập lại an ninh và trật tự, cho nên chiến sự quy mô lớn trong thời gian ngắn không có khả năng phát sinh. Kể từ đó, chắc chắn tạo thành nơi không có đất dụng võ cho Sơn Man thích tàn nhẫn tranh đấu, vì thế bắt đầu gây hấn sinh sự. Ngay từ đầu thì không có vấn đề lớn. Nhưng thời gian lâu, lần lượt những xung đột nhỏ nổi lên thành mâu thuẫn lớn đến cuối cùng diễn biến thành từng trận xung đột.

 

 
Để trị Kinh Nam, trước tiên phải trị người Man…

 

 
Nếu chưa bình định người Man thì Kinh Nam rất khó hòa bình.

 

 
Công tử muốn thành lập Vô Đương Phi Quân, tốt nhất vẫn là bắt tay vào làm từ phương diện này mà thuyết phục Đại vương, như thế mới có thể bộc lộ tầm mắt Công tử sắc bén. Như vậy, phía bên Đại vương nhất định sẽ tạo điều kiện.

 

 
Bàng Thống cũng liên tục gật đầu:

 

 
- Hiếu Trực nói rất đúng.

 

 
Đau đầu cũng là đau, đau chân cũng là đau, cuối cùng cũng không phải là chuyện tốt. Nếu Công tử chỉ có tổ chức thành lập Phi Quân không thôi, cho dù Đại vương đồng ý cũng chưa chắc đã coi trọng. Nhưng nếu quả thật bình định được Kinh Nam, thì chắc chắn Đại vương đồng ý.

 

 
Làm chuyện gì, ngươi không thể chỉ suy xét sự việc trước mắt.

 

 
Phải đứng tầm cao một chút, nhìn xa một chút, mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

 
Tào Bằng suy nghĩ thật lâu, cho rằng lời nói Bàng Thống, Pháp Chính rất hợp lý.

 

 
- Một khi đã như vậy, mời hai người các ngươi mau chóng xây dựng sách lược trị Kinh Nam, ta sẽ trình báo để giành được sự ủng hộ của Đại vương.

 

 
- Công tử...

 

 
- Hử?

 

 
Tào Bằng ngẩng lên:

 

 
- Ấu Thường có chuyện gì?

 

 
- Để Tử Quân chủ trì Vô Đương, có phải có chút gấp gáp không?

 

 
- Chỉ giáo cho?

 

 
Mã Tắc do dự một chút, trầm giọng nói:

 

 
- Không phải là ta nói Tử Quân không được, mà là nói hắn mới hai mươi chín tuổi, mới chỉ vừa ra sức, chưa có công huân. Tử Quân lại không biết chữ nhiều lắm, dũng mãnh có thừa, nhưng…

 

 
Nếu Công tử coi trọng Vô Đương như thế, cần phải cẩn trọng hơn!

 

 
Lời này của Mã Tắc là xuất phát từ lòng tốt.

 

 
Tào Bằng coi trọng Vô Đương Phi Quân như thế, nếu thất bại , chỉ sợ Vương Bình khó có ngày phục khởi.

 

 
Trên lịch sử, Vương Bình đích thực là người của Vô Đương Phi Quân đầu tiên đảm nhiệm chức Vô Đương Giám. Nhưng đó là lúc y đã trên ba bốn mươi tuổi mới làm được việc này. Mà nay Vương Bình mới chỉ hai mươi tám, phái đi huấn luyện Vô Đương Phi Quân, tất nhiên có rất nhiều khó khăn.

 

 
Pháp Chính mỉm cười!

 

 
- Ý tốt của Ấu Thường, chúng ta thay mặt Tử Quân để cảm ơn.

 

 
Công tử lệnh Tử Quân cùng đi đến đó là bởi vì hắn biết thao diễn huấn luyện như thế nào chứ không phải để hắn Thống soái Vô Đương. Hơn nữa, Tử Quân dũng mãnh nhưng lại có thể chịu khổ. Tuy rằng biết chữ không nhiều lắm, nhưng cũng rất có tâm suy nghĩ, cho nên mới phái hắn đi.

 

 
Tử Quân khác Ấu Thường, ưu điểm lớn nhất của hắn chính là tính cách nghiêm túc, cũng rất nghiêm khắc, có thể làm gương cho binh sĩ, cũng bởi vậy, Vô Đương mới có thể trở thành tinh binh.

 

 
Mã Tắc gật gật đầu, không hề nói năng rườm rà.

 

 
Nếu đám người Tào Bằng đã quyết định như vậy thì chắc Vương Bình là người rất thích hợp.

 

 
- Tốt nhất thiết lập một phủ tại Kinh Nam!

 

 
- Ừ?

 

 
- Liên quan đến việc chuyên trách phụ trách điều giải Võ Lăng Man và hiệp trợ thống trị người Võ Lăng man.

 

 
Vô Đương, tốt nhất là có phủ quản lý, mà phủ này thì lệ thuộc Đại Vương, như thế thì chứng tỏ làm ít nhưng công to.

 

 
Theo lý mà nói, thống trị Võ Lăng man đều do Đại Hồng Lư Khanh quản lý.

 

 
Nhưng bởi vì Ngũ Khê Man liên quan đến sự vụ của Vô Đương Phi Quân, vì vậy không thể để Đại Hồng Lư nhúng tay.

 

 
- Vậy phủ cần thiết lập này lấy tên là gì?

 

 
- Đại Hành…Có thể thiết lập phủ Đại Hành, Đô đốc quản trị, bổng lộ hai ngàn thạch.

 

 
Trên danh nghĩa thuộc cai quản của Đại Hồng Lư Khanh, nhưng trên thực tế lại do Đại vương quản lý. Về mặt pháp luật, không ai quyền, mà là Đại Vương, thứ nhất là có thể trị được Kinh Nam, thứ hai là có thể đạt được một nguồn mộ lính phong phú.

 

 
Đô đốc phủ Đại Hành?

 

 
Tào Bằng nhớ không ra trong lịch sử có chức quan như vậy.

 

 
Tuy nhiên chỉ Tào Tháo mới được quyền, cũng không phải là chuyện to tát. Dù sao từ lúc Tào Tháo nắm giữ triều chính tới nay đã thiết lập không ít chức vụ mới. Để công việc càng cụ thể hơn thì hiệu suất càng cao.

 

 
- Vậy cứ theo lời Sĩ Nguyên nói, các ngươi lập tức chuẩn bị tấu chương, ngay mai ta sẽ đưa đến Vương Đô.

 

 
- Vâng!

 

 
Cái gọi là sư xuất có danh.

 

 
Trước tiên là đặt cái tên Vô Đương Phi Quân, rồi tiến hành an bài chi tiết.

 

 
Giống như Mã Tắc, Hướng Sủng, Đặng Ngải đều là những tướng lãnh cầm binh, mà Tôn Thiệu mặc dù bị quản chế nhưng lại biết rõ tập tính binh mã Giang Đông.

 

 
Tào Bằng gọi tất cả những người đó đến để thảo luận cụ thể vấn đề Vô Đương Phi Quân.

 

 
Đầu tiên, phải xác định trang bị y giáp của Vô Đương Phi Quân.

 

 
Trên lịch sử, Vô Đương Phi Quân thân khoác thiết giáp, tuy rằng lực phòng ngự tăng cường nhưng ở mức độ nào đó lại quá nặng nề, giảm đi sự linh hoạt. Nếu dùng bì giáp thì lại quá đơn bạc.

 

 
Cuối cùng Tào Bằng quyết định dưới bì giáp được khảm thiết phiến, thứ nhất có thể giảm bớt sức nặng, thứ hai có thể tăng cường lực phòng ngự. Binh khí vẫn dùng cung nỏ và độc tiễn quen thuộc của Võ Lăng man. Liên nỏ Tào Công phối với mũi tên thép, độc dược thì do người Võ Lăng Man tự thu xếp, cũng có thể để cho Hoa Đà nghĩ cách điều phối.

 

 
Nhưng liên nỏ độc tiễn đều là binh khí đường dài.

 

 
Ở vùng núi dùng đao kiếm, khẳng định không thích hợp, hơn nữa với Võ Lăng man mà nói, đồ vật này cũng quá xa xỉ.

 

 
- Tiên sinh, trong ấn tượng của ta, phía bên Hạ Tề thúc phụ từng thấy qua một số binh khí của Sơn Việt.

 

 
- Ồ?

 

 
- Người Sơn Việt dùng binh khí có tên gọi là thiết thoãn phối hợp với tiểu thuẫn để phòng thân, uy lực cực kỳ kinh người. Người Sơn Việt xưng là Bài thoãn thủ, đánh cận chiến uy lực rất lớn. Hơn nữa, thiết thoãn và tiểu thuẫn tạo ra rất dễ, cũng không quá nặng. Hạ Tề thúc phụ nói, lúc trước loạn Sơn Việt đã tạo cho ông không ít phiền toái… Nếu không phải sau này ông dùng kế, thì chưa chắc đã đánh thắng được.

 

 
Hạ Tề, trong Diễn nghĩa không có gặt hái mấy.

 

 
Nhưng ở trong chính sử, Hạ Tề Hạ Công Miêu này cũng là một viên thượng tướng ở Giang Đông, là trí tướng.

 

 
Lúc đầu Tôn Sách phạt Hội Kê, có thể nói hơn phân nửa công lao là thuộc về Hạ Tề. Thậm chí so sánh ra, công lao của ông ta còn lớn hơn Chu Du. Tuy nhiên Chu Du giỏi thuỷ chiến, Hạ Tề giỏi về chiến đấu vùng núi, tính chất khác nhau, giữa hai người cũng không có mâu thuẫn gì. Sau khi Tôn Sách chết, Tôn Quyền từng có ý tiến hành chèn ép Hạ Tề nhưng lại lo lắng lực lượng sĩ tộc Hội Kê khổng lồ sau lưng Hạ Tề, cuối cùng đành phải thỏa hiệp với Hạ Tề.

 

 
Tuy nhiên, cũng chính bởi vì nguyên nhân này, mà sau khi Tôn Quyền cầm quyền thì Hạ Tề gần như ít có cơ hội cầm binh nhưng vẫn làm Thái Thú Hội Kê, trấn thủ Sơn Âm, làm Sơn Việt kinh sợ.

 

 
Dựa theo lời của Lục Tốn ở trong thư vẫn thường liên lạc với Tào Bằng, thì: Chinh phạt Giang Đông, có hai điều khó khăn.

 

 
Thứ nhất là thuỷ quân của Chu Du, phòng thủ lạch trời Đại Giang, thứ hai là Hạ Tề, giỏi thiện lục chiến, chưa chắc Hữu Học đã tranh hùng được.

 

 
Hạ Tề, là một danh tướng mai một của Tôn Quyền.

 

 
Cả đời chỉ thống trị một địa phương, tiến đánh Sơn Việt.

 

 
Tuy rằng tài năng lớn lao, nhưng lại không có đủ lòng trung thành và tận tâm như đối với Tôn Sách trước đây, thậm chí còn không bằng Chu Du. Mặc kệ nói như thế nào, Chu Du là Đại đô đốc thuỷ quân mà Hạ Tề trước sau vẫn ở lại Hội Kê, chưa từng xuất chiến...

 

 
Đương nhiên Tào Bằng biết Hạ Tề lợi hại, nhưng vẫn chưa từng có cơ hội giao chiến.

 

 
Chau mày lại, hắn trầm ngâm một lát, hỏi:

 

 
- Bá Văn, có thể vẽ ra hình dạng của Bài thoãn không?

 

 
- Đương nhiên có thể!

 

 
Mã Tắc đứng bên lập tức mở giấy ra.

 

 
Đặng Ngải thì lấy ra một cây than chì, đưa cho Tôn Thiệu.

 

 
Tôn Thiệu ngẫm nghĩ một chút rồi vẽ ra hình dạng bài thoãn trên giấy. Nói thẳng ra bài thoãn kia chính là gần giống binh khí đoản mâu. Tuy nhiên so với đoản mâu thì ngắn hơn, thậm chí còn chưa tới hai thước năm tấc. Lưỡi dài một thước, dẹt, hai mặt mở ra, ở giữa gồ lên…hơi giống đao hai lưỡi ba mũi, nhưng nhỏ hơn, hẹp hơn.

 

 
Bài thuẫn ngắn hơn ba phân so với đoản bài bình thường, nhưng cầm thì tiện hơn nhiều.

 

 
Người Võ Lăng man thấp, nếu đoàn bài quá lớn thì sẽ trở thành gánh nặng. Đoàn bài này của Việt Sơn rõ ràng là thích hợp hơn.

 

 
Đại khái khi Tào Bằng hiểu hình dạng của bài thoãn, lập tức phái người đi tìm Chúc Đạo đến.

 

 
Chúc Đạo nay làm Duyện Chúc phủ tướng quân, cùng quản lý ám sĩ với Vương Song.

 

 
- Ngươi lập tức cầm thứ này đi Huỳnh Dương,

 

 
Mời Thái Thú Vương Vinh gia công, tạo ra loại binh khí giống như này, rồi sau đó ta cho ngươi thời gian ba ngày cùng với Sử lão đại nghiên cứu ra một bộ hướng dẫn cách thức, chiêu số sử dụng bài thoãn trong rừng núi.

 

 
Không cần quá phức tạp, đơn giản dễ hiểu, hơn nữa có thể tận khả năng phát huy uy lực của bài thoãn này.

 

 
Sử A là đệ tử của nhất đại tông sư kiếm thuật Vương Việt những năm cuối Đông Hán, võ nghệ cực kỳ cao minh nên không cần nói năng rườm rà. Tuy rằng bị tàn ở chân, mất một tay nhưng những năm gần đây dựa vào bản lĩnh đã sáng chế ra kiếm tay trái, càng trở nên lợi hại hơn. Vào năm ngoái từng giao phong với vài kiếm thủ ở Lạc Dương, gần như không ai có thể đỡ được ba chiêu của y, bởi vậy đã khôi phục được lại danh vọng năm xưa.

 

 
Tuy nhiên, sau khi Sử A khôi phục danh tiếng lại thì vẫn ở Huỳnh Dương sống nhàn nhã như một ẩn sĩ.

 

 
Tào Bằng đã tặng thôn trang trước đây của Thái Diễm cho Sử A.

 

 
Sử A đã từng trải qua bao gian khổ nên không có ý định quay trở lại cuộc sống trước kia, bởi vậy ngoài giúp Tào Bằng huấn luyện ám sĩ, còn ngày thường thì lễ phật tại Động Lâm Tự hoặc là chèo thuyền du ngoạn tại Động Lâm Hồ, sống những ngày tháng tiêu dao khoát hoạt.

 

 
Chúc Đạo lập tức lĩnh mệnh suốt đêm chạy tới Huỳnh Dương.

 

 
Còn Tào Bằng thì tiếp tục nghiên cứu chi tiết vấn đề Vô Đương Phi Quân, bất giác đã tới hừng đông.

 

 
Tiễn bước Sa Ma Kha và Vương Bình xong, Tào Bằng cùng Bàng Thống và Pháp Chính suốt ngày đêm viết sách lược trị Kinh Nam trình báo Tào Tháo.

 

 
Về phần Tào Tháo có phản ứng gì, Tào Bằng cũng không thể đoán được.

 

 
Mấy ngày sau, Tào Chương dẫn Tần Lãng đến nhà thăm hỏi.

 

 
- Tiên sinh, lại có chuyện hay để làm rồi!

 

 
Vừa thấy Tào Bằng, Tào Chương liền cười khổ lắc đầu.

 

 
Tần Lãng đứng bên thì tò mò đánh giá Tào Bằng.

 

 
Cậu cũng đã sớm nghe nói có một tộc huynh, là nhánh tông tộc trong Tào thị, xuất thân Lương Đống xuất sắc.

 

 
Chỉ tiếc Tần Lãng vẫn sống tại Vương phủ, không có cơ hội quen biết Tào Bằng.

 

 
Nhưng thật ra cậu biết Tào Bằng từng là thầy dạy cho Tào Chương, Tào Xung và từng suýt chút nữa đánh Tào Thục, còn cả gan làm loạn xông qua phủ tướng quân Phụ Quốc, chém giết Phục Hoàn, giết Vi Đoan và càng nổi với cái tên Tào Diêm Vương đầy hiển hách khác hẳn với những danh hiệu lúc trước như “Người con có hiếu”; “người trọng tình nghĩa”; “Người kiếm tiền” và danh hiệu sĩ lâm “Tào Tam Thiên”.

  xem chương mới tại tunghoanh(.)com

 
Lúc còn nhỏ Tần Lang từng có đọc sách vỡ lòng “Bát bách Tự Văn”, “Tam Tự Kinh” và “Đệ tử quy”, cũng là do Tào Bằng viết ra.

 

 
Lớn lên một chút, Tần Lãng học “Lậu Thất Minh” và”Ái Liên thuyết”.

 

 
Ngay cả Thụ Nghiệp tiên sinh cũng phải tán thưởng một câu: Tào công tử là kỳ tài đương thời.

 

 
Sau đó, Tần Lãng lại đọc “Ba mươi sáu kế” của Tào Bằng, nghe nói “ Ba mươi sáu kế” này và “Mạnh Đức tân thư” của Tào Tháo đã được Tào Tháo lựa chọn là môn học bắt buộc cho cháu đời thứ hai, đời thứ ba của Tào thị.

 

 
Trong dòng họ Tào thị, “Mạnh Đức tân thư” được gọi là “Thư”, “Ba mươi sáu kế” là “Sách”.

 

 
“Thư” là bản, “Sách” là dùng!

 

 
Cũng là để tương lai dòng họ Tào thị phải kế thừa tài học trong gia tộc.

 

 
Tào Bằng là truyền thuyết đối với con cháu Tào thị.

 

 
Lúc tuổi của hắn cùng tuổi với Tần Lãng thì đã bôn ba ra Mã Trung Tam Bảo, theo Đặng Tắc nay là Tịnh Châu Mục vượt qua Hải Tây, đánh hạ vận mệnh cục diện Hải Tây, khai thác phát triển Lưỡng Hoài.

 

 
Tần Lãng vô cùng hiếu kỳ Tào Bằng, và cũng vô cùng sùng bái Tào Bằng.

 

 
Nghe nói được làm môn hạ hiệu lực cho Tào Bằng, Tần Lãng đã vô cùng kích động!

 

 
Tào Bằng cười nói:

 

 
- Tử Văn, có gì đâu.

Nguồn: tunghoanh.com/tao-tac/quyen-5-chuong-713-k2Qaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận