Túy Tâm Kiếm
Tác giả: Ngọa Long Sinh
Chương 02
PHONG BA VÂN VŨ
Nguồn: vnthuquan
Sau trận thử sức và kích động đến cực độ. Văn Tử Lăng thoát ly ra khỏi Thiếu Lâm tự.
Tử Lăng là một thiếu niên tuổi rất còn nhỏ. Chỉ dựa vào tấm danh thiếp và thanh đoãn kiếm, thế mà nửa đêm xâm nhập Thiếu Lâm tự dùng uy lực áp bức Phổ Vân thiền sư phải mở cửa tiếp kiến. Trước khi từ giã lại xuất chiêu thử sức làm cho bốn vị hộ pháp phải tán đởm kinh hồn. Đại sự này sẻ làm cho cả gìới võ lâm phải rúng động.
Chuyện như thế đáng lẽ làm cho chàng kêu ngạo từ hào. Nhưng không! Chàng với vẻ mặt lo âu, đôi mày kháo chặt, chỉ lầm lủi bay biến dưới cơn mưa gió rít.
Đi độ canh, chàng đã đấn đưới chân núi Hồng Linh Cách đây không xa, sông Huỳnh Hà đang cuồn cuộn chảy, chàng vội đưa tay vuốt những giọt nước mưa trên mặt xuống, đoạn từ từ rão bước theo dọc dòng sông.
Lúc bấy giờ mưa vẩn rơi tầm tả, chỉ cách xa vài trượng là đã xem không rỏ cảnh vật trước mặt. Chàng bị nước thấm từ đầu đến chân, nên những luồng gió lạnh từ xa quét đến, tuy chàng cố nén, nhưng không khỏi phát run lên cầm cập.
Một căn nhà cổ vụt hiện ra trước mặt. Chàng vội rảo bước đến đấy, định núp vào cho qua đở cơn mưa.
Bỗng nhiên một tiếng trong trẽo vang lên bên tai chàng:
-Cái anh chàng ngốc kia ơi hãy mau lên thuyền đi thôi.
Văn Tử Lăng giật mình ngoái lại, chàng định thần nhìn kỹ thì thấy một tiểu đình đang đậu ở bờ sông. Chẳng chút chậm trễ, chàng nhún ai nhãy vọt lên thuyền.
Chiếc thuyền con ấy có một-cái mui nhỏ chỉ vừa đủ để cho hai người ngồi. Một thiếu nữ yêu kiều xin đẹp vận áo màu lục đang ngồi ở giửa khoang thuyền. Nom thấy Văn Tử Lăng vừa để chân đến đầu thuyền, vội ngọt ngào cười nói:
-Chúng mình hãy khai thuyền đi thôi! Văn Tử Lăng thấy thuyền chẳng có chèo mà cũng chẳng có sào, liền đứng tần ngầu ra, chưa biết phải làm thế nào.
Lục y thiếu nữ vẩn ngọt ngào cười và giải thích:
-Một-chiếc thuyền con như thế này chỉ cần dùng đến nội lực đẩy ngược thì chúng mình có thể sang bean kia bờ một-cách dể dàng. Hà tất phải dùng đến chèo làm chi cho nhọc! Văn Tử Lăng như sực tỉnh, vội dùng song chưởng đánh vào mé bờ. Một tiếng ầm vang dội, một-cây nước bắn tung lên cao hơn một-trượng. Chiếc thuyền nhỏ ấy vụt chao mạnh một-cái. Sức đẩy ngược của chưởng phong thúc mạnh, thuyền rẽ sóng nhắm thẳng hướng bờ sông đối diện, chạy nhanh như tên bắn.
Tử Lang tiếp tục tung chưởng kế tiếp. Chỉ trong vòng chốc lát, thuyền đã đến bean kia bờ.
Thuyền gần cặp bờ, Tử Lăng phi thân nhảy vọt lên trước. Lục y thiếu nử ung dung nối gót theo sau. Khi hai người vừa đặt chân lên bờ, thì chiếc thuyền không người điều khiển, sẳn trớn như bay phóng thẳng đâm mạnh vào bờ. Một tiếng ầm vang dội, thuyền vở tung ra từng mảnh. Trong phút chóc bị nước cuốn trôi đi mất dạng.
Văn Tử Lăng chăm chú nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn, vụt cất tiếng nói:
-Cô nương đã có lời hẹn cùng tôi gặp mặt tại căn nhà cỏ bean bờ sông, tại sao lại đột nhiên thay đổi, cấp tốc vượt sông Huỳnh Hà này là có ý gì?
Lục y thiếu nữ mĩm cười đáp:
-Ồ! Lý do rất đơn giản là tôi chẳng muốn có người khác theo dấu mà đuổi theo công tử đấy thôi.
Văn Tử Lăng hơi hừng đỏ lẩm bẩm:
-Hay là lão đầu trọc Phổ Vân chứ gì?
Lục y thiếu nữ lắc đầu nói:
-Lão đầu trọc Phổ Vân còn có nhiều việc hơn, chắc là không rãnh để theo vết công tử đâu. Tôi đoán có lẽ là một-toán cao thủ của Thiếu Lâm.
Văn Tử Lăng rã mắt nhìn quanh, cười nói:
-Cô nương làm sao mà đoán ra việc ấy?
-Chính tôi đã nhge được mà bị… Văn Tử Lăng càng cười to:
-Cô nương có lẽ là thuật thông nhỉ tái sanh rồi đấy! Chàng tự nghỉ thầm, khi chàng đến chân núi Hồng Linh thì lục y thiếu nử hãy còn ở dưới thuyền. Vã lại trời lúc ấy mưa to gió lớn, cho dù có người theo dõi phía sau mình đi nửa, thì nàng củng khó mà nghe thấy được.
Lục y thiếu nữ vụt nghiêm sắc mặt hỏi:
-Văn Tử Lăng! Thị và thính lực của chàng nghe và thấy được bao xa nhỉ?
Văn Tử Lăng tự phụ đáp:
-Trong vòng một trăm trượng có thể nghe được tiếng lá rơi, còn cô?
Lục y thiếu nữ cười nói:
-Tôi đấy à! Tôi có thể nghe được tiếng lá rơi trong vòng một nghìn trượng.
Đoạn nàng đưa tay chỉ nước sông cuồn cuộn nói:
-Mấy tên trộm trọc đầu ấy chưa học được phép đăng binh độ thũy mà qua sông.
Nếu khi chúng tìm dược thuyền thì chúng mình đã đi xa rồi.
Đột nhiên! Một tiếng nói từ đằng xa vọng lại:
-Chưa hẳn là thế đâu cô bé ơi! Văn Tử Lăng cả kinh, trầm giọng quát to:
-Ai đấy? Dám cả gan nghe trộm lòi nói của bổn cô nương hả! Lục y thiếu nữ vội quay mình, dùng thủ pháp cực mạnh tung một chưởng về phía ngọn của một cây cổ thụ cách dấy hơn ba chục trượng.
Nhưng sau khi chưởng phong phát ra, một tiếng cười ha hả lại nổi lên, rồi vụt im bặt.
Lục y thiếu nữ “hử” một tiếng, quay về phía Văn Tử Lăng nói:
-Chúng mình hãy đi thôi! Phải tìm chổ trú mưa trốn gió trước rồi mới toan tính việc khác.
Văn Tử Lăng nheo mày hỏi:
-Còn kẻ lạ mặt ấy?
-Người ấy đã đi xa rồi, thân pháp của hắn nhanh hơn chúng ta gấp mấy lần, dù có đuổi cũng không kịp.
Văn Tử Lăng kinh ngạc thốt:
-Chẳng lẽ lại là bọn Thiếu Lâm ư?
Lục y thiếu nữ bật cười đáp:
-Tuyệt đối là không phải, dù rằng đó là tên trọc đầu Phổ Vân đi nửa củng không có một thân pháp nhanh như vậy được.
-Nếu như thế thì hắn là ai mới được chứ? Và đến đây có ý gì?
Lục y thiếu nữ dường như chẳng để ý cho mấy, chỉ mĩm cười đáp:
-Trong giói võ lâm, những kẻ có võ nghệ cao cường không ít. Hắn ta cố nhiên không muốn cho chúng ta gặp mặt, thì chúng ta cũng đừng nên để ý đến hắn làm gì cho mệt-xác.
Nói xong hướng về phía trước rảo bước.
Lục y thiếu nữ lúc bỏ thuyền lên bờ có mặc thêm một chiếc áo che mưa, cho nên mặc dù gió mưa ào ạt cũng đở hơ. Vă Tử Lăng lúc này ướt như chuột lột.
Hai người lặng lẽ cất bước vượt qua hơn một dặm đường lầy lội, đến một khu rừng. Trong đám cây thưa đột nhiên xuất hiện một tòa cổ miếu đổ nát. Lục y thiếu nử chẳng cần hỏi sự đồng của Tử Lăng , tự rảo bước đi vào trước.
Cửa sơn môn của tòa miếu đã đổ nát hết, nhưng Đại Hùng Điện vẩn còn nguyên vein. Hai người bước vào đến chánh điện thì thấy nhện giăng tứ phía, xem ra cũng hơn mười năm rồi chẳng có nhang khói.
Văn tử Lăng lau sơ mấy giọt nước mưa trên mặt, đoạn từ trong tay rút ra thanh đoãn kiếm, trao cho Lục y thiếu nử và nói:
-Tại hạ may mắn là đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Đã đem thiếp và khẩu tin truyền giao tận cho tên lão trọc Phổ Vân. Thanh kiếm này tại hạ xin trao trả lại cho cô nương.
Lục y thiếu nữ đưa tay đở lấy thanh kiếm và nó:
-Còn danh sách của bọn hung thủ chắc công tử đã lấy được rồi chứ?
Văn Tử Lăng nghiêm giọng trả lời:
-Cô nương chắc đã biết trước rằng danh sách ấy là hoàn toàn vô dụng rồi mà?
Lục y thiếu nữ mủm mĩm cười đáp:
-Tôi sẻ ch công tử biết được hung thủ của nhà họ Văn là ai là được rồi.
-Nhưng tại sao cô muốn tôi phải đòi cho kỳ được danh sách? Thì ra cô nương đã phỉnh gạt tôi đấy ư?
Lục y thiếu nữ mĩm cười nói:
-Nếu tôi có ý phỉnh gait thì ngay ở Chunh Nam Sơn đâu có ra tay cứu công tử làm gì?
Văn Tử Lăng mặt vụt ửng đỏ, nín lặng chẳng nói lời nào. Chàng nhớ lại cùng Lục y thiếu nữ quen biết nhau lúc ấy là hơn nửa tháng về trước. Chàng một mình vượt qua chân núi Chung Sơn, trong lúc bất cẩn, bị con rắn that độc “kim truyền nương” cắn phải. Trong khoảng khắc nọc đọc phát lên đã được nàng ra tay cứu thoát lại mạng.
Chàng nín lặng giây lâu, đoạn thốt:
-Lời nói của cô nương rất đúng. Dù rằng có phỉnh gạt tại hạ đi nữa thì chẳng có sao đâu, vì tôi vẩn còn nợ cô nương một ơn cứu mạng.
Lục y thiếu nữ dịu dàng cười nói:
-Bây giơ,ø tôi xin hỏi công tử một câu:
tên giặc trọc đầu Phổ Vân ấy lào sao mà có được danh sách này?
Văn tứ Lăng lạnh lẻo đáp:
đây là bản danh sách giã, chẳng dùng làm gì được cả, nhưng tên tuổi trong danh sách ấy tòn là lục lâm thảo khấu đã thác cách đây ba bốn năm rồi. Hiển nhiên là tên giặc trọc ấy đã lợi dụng để che dấu một sự that chứ gì?
-Nhưng tại sao lão lại làm vậy nhĩ?
-Ồ! Việc ấy tại hạ còn đang phân vân suy luận đây.
-Nếu như việc này chẳng có quan hệ thì lão hà tất cũng phải tạo ra một bản danh sách giã. Huống chi, Văn Gia Bảo bảy mươi ba mạng người bị tàn sát, lão đã có mặt tại đấy thì đương nhiên lão phải chủ trương duy trì sự công bằng nhân đạo, ra tay ngăn chặn sự tàn sát giã man ấy. Tại sao ngược lại còn giúp bọn ấy che đậy là có ý gì?
-À! … chẳng lẽ lão Phổ Văn ấy là… -Nếu như tôi suy đoán không lầm thì chinh lão ta là người của bọn hung thủ ở Văn Gia Bảo.
Văn Tử Lang cả giận ngiến răng ken két nói:
-Nhưng bọn hung thủ rất đông kia mà! Hiện nay chúng ở đâu?
Lục y thiếu nữ phì cười đáp:
-Chàng sao ngốc thế? Tự nhiên đã tìm ra người chủ mưu thì còn sợ gì không tìm được bọn thủ hạ của hắn hay sao?
Văn Tử Lăng dậm chân nói:
-Lời nói của cô nương rất đúng. Đa tạ cô nương đã chỉ điểm. Thôi tại hạ xin cáo từ nhé! Lục y thiếu nữ vội vàng nói:
-Hãy khoan! Công tử bây giờ muốn đi đâu?
Văn Tử Lăng ngang nhiên đáp:
-Lại Thiếu Lâm tự tìm lão đầu trọc Phổ Vân mà báo thù.
Lục y thiếu nữ lắc đầu cười lạt:
-Trong Thiếu Lâm tự, chúng tăng hơn ngìn, cao thủ rất đông. Nếu that tình mà giao đấu, thì sợ công tử khó mà hơn được. Huống chi, theo tôi phán đoán, thì lão trọc đầu Phổ Vân đã rời khỏi Thiếu Lâm tự rồi.
-Ồ! Rời khỏi Thiếu Lâm tự à? Lời nhắn miệng của cô nương chẳng là muốn lão triệu tập bát đại chưởng môn đến Thiếu Lâm tự hay sao?
Lục y thiếu nữ vụt bật cười khanh khách:
-Hiện tại từ đây đến trung thu hãy còn hơn một tháng. Lão Phổ Vân còn nhiều thời giờ để mưu đồ việc khác. Bây giờ có lẽ lão đã thông tri cho chưởng môn của bát dại môn phái rồi.
Văn Tử Lăng nheo may nói:
-Nếu quả that lão đã rời Thiếu Lâm tự thì khó mà tìm cho ra tông tích của lão.
Xem ra phải đợi đến ngày trung thu rồi.
Lục y thiếu nữ nhìn thẳng vào mặt tử lăng, duyên dáng cười nói:
-Chẳng cần đợi đấn trung thu, chúng mình sẻ tìm găp lão một cách dể dàng.
Nàng nhếch mép cười bí mật, đoạn nói tiếp:
-Cũng có thể là tóm được tất cả bọn hành hung nữa Văn Tử Lăng nhge qua rất đổi hưng phấn kêu lên:
-Kế hoạch của cô nương xuất phát từ đâu được chứ?
Lục y thiếu nữ chậm rãi nói:
-Rất đơn giãn, bọn chúng đều đến cả Hiệp Lệ Sơn. Trong vòng nửa tháng, thì bát đại chưởng môn củng sẻ đến đấy hội họp.
Văn Tử Lăng suy nghĩ giây lâu, đoạn mừng rỡ nói:
-Cô nương that là thần kỳ diệu đoán. Tại hạ that không thể nào bì cho kịp. Kế hoạch của cô nương là thông tin cho họ đúng vào ngày rằm tháng tám tụ họp tai Thiếu Lâm tự thì thật ra là muốn cho họ cùng kéo đến Hiệp Lệ Sơn chứ gì?
Lục y thiếu nữ chúm chím cười:
-Công tử cũng kjá thông minh đấy! Văn Tử Lăng hơi thẹn, mặt vụt ửng đỏ, chàng ngông cổ ra nhìn, rồi nói:
-Mưa đã dứt hạt rồi, thôi chúng ta lên đường chứ?
Lục y thiếu nữ mĩm cười:
-Chúng mình còn rất nhiều thời giờ. Công tử xem ra cũng đã thấm mệt. Tôi đề nghị chúng mình hãy ở lại đây đến sáng, rồi hãy lên đường.
Văn Tử Lăng cùng nàng biết nhau đã hơn nửa tháng trời, nên chàng biết rỏ nàng có tính quả quyết và độc đoán. Đối với tính tình ấy, chàng đã có nhiều lầnbất mãn.
Nhưng vì muốn tìm cho ra kẻ thù của sư phụ nên chàng cố miển cưỡng mà nhẫn nhịn. Hơn nữa lời đề nghị này của nàng hợp lý lại dịu dàng nên chàng muốn cưởng lại cũng không được nửa.
Chàng hơi do dự, đoạn thản nhiên gật đầu:
-Thôi cũng được! Tôi tùy theo ý muốn của cô nương vậy.
Văn Tử Lăng nhắm mắt lại dưởng thần sau một ngày mệt nhọc. Trong khoảng khắc, chàng vừa mơ màng muốn ngũ, đột nhiên một tiếng cười ha hả vụt vang dội bên tai.
Chàng giật mình kinh hãi, lập tức hoành thân đứng thẳng người lên. Tiếng cười nghe hơi quen quen, nghe qua thì biết rõ là tiếng của người lạ mặt ở bean bờ sông Huỳnh Hà lúc nãy.
Lục y thiếu nữ vẫn ngồi im bất động, chỉ có vẻ hơi kinh ngạc hỏi:
-Văn công tử! Có chuyện gìđấy?
Văn Tử Lăng trợn tròn đôi hỏi vặn lại:
-Cô nương chẳng như không nghe thấy tiếng cười hay sao?
Lục y thiếu nữ đảo mắt nhìn Tử Lăng cười nói:
-Bộ Văn công tử đang nằm mơ chứ gì?
Nói xong nàng liền nhắm mắt lại ngủ tiếp, chẳng thèm đếm xỉa đến Tử Lăng nửa.
Văn Tử Lăng bị chế nhạo, mặt vụt đỏ ửng lên. Chàng tức tối nín lặng.
Chàng định bước ra ngoài đó xem hư thiệt, nhưng nhớ tới lời chế nhạo của thiếu nữ, chàng liền bãi bỏ ý định, ngồi xuống tiếp tục nhắm mắt dưởng thần.
Bây giờ chàng không ngủ nửa, định thần lắng nghe động tịnh Không bao lâu, một giọng nói ồ ồ lại vụt nổi lên, văng vẳng bean tai chàng, rỏ ràng là tiếng truyền âm nhập mật.
-Nhãi con! Chớ có động! Lão phu có đôi lời muốn cùng ngươi thảo luận.
Văn Tử Lăng giật mình đánh thót, quay nhìn lại Lục y thiếu nữ, chỉ thấy nàng đôi mắt nhắm nghiền, mũi ngáy pho pho, hình như nàng đã nghủ say, chẳng hay biết trời trăng gì nửa.
Chàng suy nghĩ giây lâu, đoạn dùng phép truyền âm nhập mật nói:
-Chẳng hay tiền bối danh tánh là chi? Đã có đôi lời muốn chỉ giáo, tại sao chẳng ra mặt để cho kẻ vản bối này bái kiến?
Tiếng nói lại văng vẳng:
-Thiết nghỉ! Chẳng cần phải ra mặt. Huống chi con liểu đầu qui? quái ấy làm cho lão phu chán ghét vô cùng, vậy tốt hơn đừng ra mặt càng hay.
Văn Tử Lăng nheo mày nói:
-Thế thì lão tiền bối còn ngại gì mà chẳng cho biết đại danh?
-Ồ! Lão phu đã từ lâu không dùng đến danh tính nữa. Thôi, ngươi cứ gọi ta là thần mật khách cho tiện.
Văn Tử Lăng cố gắng phân biệt phương hướng của tiếng nói. Định thừa lúc lão chẳng phòng bị, nhảy ra đúng chổ ẩn núp để tóm cổ và cho lão một bài học mới được.
Nhưng sự nổ lực của chàng chỉ hoài công mà thôi, vì tiếng nói vọng lại chẳng phải phương pháp truyền âm, nên nghe chẳng biết được phương hướng.
Người lạ mặt lại dùng lời diểu cợt nói:
-Lão phu tánh tình quen thói cô tịch, ít hay tiếp xúc cùng với người đời, nhưng đặc biệt là hay muốn xen vào chuyện thiên hạ, cho nên mang danh là thần mật khách củng không oan uổng chi mấy.
Văn Tử Lăng nheo mày cười nói:
-Giờ đây lão tiền bối có lời chi chỉ giáo có thể nói thẳng ra được rồi.
Thần mật khách im lặng giây phút, đoạn cất tiếng:
-Vụ tàn sát dã man ở Văn gia bảo năm năm về trước, nhà ngươi chắc có lẻ nhận định việc ấy là do bát đại môn phái chưởng môn đã làm chứ gì? nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
Văn Tử Lăng ngẩn người that kinh:
-Tại hạ chưa có nhận định như thế. Nhưng Phổ Vân hòa thượng ở chùa Thiếu Lâm là đáng hiềm nghi nhất.
Thần mật khách thở dài một tiếng:
-Rất có thể là như vậy, mà chưa ắt hẳn là đúng.
-Vậy là thế nào? Xin tiền bối giải thích.
-Mười bảy năm về trước, cái chết của Túy Tâm Tiên Tử và bát đại chưởng môn có một sự liên quan rất mật thiết. Rồi năm năm về trước đây, vụ thọ sát toàn Văn gia bảo và cái chết của Túy Tâm Tiên Tử củng có một sự quan hệrất lớn… Thần mật khách ngưng lại giây lâu rồi nói tiếp:
-Giờ đây lão phu cho nhà ngươi biết thêm củng chẳng quan bệ gì. Túy Tâm Tiên Tử chết được ít lâu, lệnh sư phụ tức Văn bảo chủ, đã từng ba lần lên viếng Hiệp Lệ Sơn và ba độ lên thăm qua Thiếu Lâm tự, rồi sau đó mới phát sanh vụ tàn sát thê thảm đó.
Văn Tử Lăng “hử” một tiếng, gằn giọng nói:
-Việc ắy càng chứng tỏ rằng:
lão tặc trọc đầu Phổ Vân của phái Thiếu Lâm có liên quan trực tiếp đến vụ ấy, tại sao lão tiền bối lại nói chưa ắt hẳn là đúng?
Thần mật khách trầm giọng đáp:
-Bát đại môn phái là trụ cột của giới võ lâm đương thời. Tuy có thể nói rằng không tuyệt đối toàn hảo, nhưng mườiphần cũng được tám chín là nhửng tay hào kiệt vì chánh nghĩa. Đâu có lý nào lại đối với một người là tay hào kiệt như Văn giáo chủ lại dang tay hạ độc thủ như thế cho đành! Văn Tử Lăng cười nhạt:
-Lão tiền bối dám quả quyết như thế sao?
Thần mật khách cười đáp:
-Lão phu nói rằng rất có thể lắm, nhưng củng chưa chắc gì làđúng. Ta chỉ muốn nhà ngươi không nên lổ mảng. Phàm việc gì cũng phải đắn đo suy nghỉ chin chắn rồi hãy thi hành. Chưa có chứng cớ xác thực, không nên vội quết đoán. Xử sự sai. lầm thì sau hối tiếc không kip! -Vãn bối lỉnh giáo lời vàng ngọc ấy.
-Con bé kia, lão phu không thích hắn đâu. Nhà ngươi nên xa cô ta là hơn.
Văn Tử Lăng cười nhạt nói:
-Lão tiền bối quả that nói không sai, người hay lo việc thiên hạ quá nhiều rồi.
Bằng không lão tiền bối và bọn đầu trọc Phổ Vân chắc có lẻ có một mối giao tình rất sâu đậm.
Thần mật khách cả giận nói:
-Chớ có hồ đồ. Lão phu đối với nhà ngươi có long muốn giúp đỡ. Không nỡ thấy ngươi lỡ chân rout vào tà đạo mà điềm nhiên cho đành. Nay ngươi còi dở giọng trớ triêu với lão nữa.
Văn Tử Lăng trầm giọng nói:
-Lão tiền bối có long lo lắng cho tại hạ như thế, vản bối vô cùng cảm tạ. Nhưng… vãn bối muốn phiền đến lão tiền bối một việc… nói đến đây, chàng dằn giọng nói tiếp:
-Việc của vản bối là phiền đến lão tiền bối đưa giùm đến tay lão trọc Phổ Vân một lá thơ. Đại ý là đề cập đến vụ án bảy mươi ba mạng người ở Văn gia bảo, chinh lão phải chịu tất cả trất nhiệm. Nếu như lão Phổ Văn chịu đưa ra tất cả danh sách chính xác củanhửng tay hung thủ, thì tự nhiên sự oan trái đến đây phân minh.
Bằng không thì…nếu Tử Văn này còn sống được một ngày nào thì Thiếu Lâm tự đừng mong được yên ổn ngày đó.
Thần mật khách thở dài nói:
-Nhãi con! Nhà ngươi cũng khá lớn lối đấy. Phải biết rằng:
nếu vật quá cứng thì có ngày phải gảy Văn Tử Lăng nghiêm giọng quát:
-Những lời giáo huấn của lão tiền bối, Văn mỗ này đã nghe quá nhiều rồi. Thôi! Lão nên đi khỏi nơi đây thì hơn…! Vừa nói xong, Văn Tử Lăng nhanh như cắt nhảy vọt ra khỏi điện. Chân chàng vừa chạm đất thì một cái bật mình chàng đã phi thân bay vụt lên nóc điện.
Chàng rão mắt tìm kiếm tứ phía, nhưng bóng thần mật khách vẩn mịt mù.
Bóng đêm đã dần tan biến. Nơi phương đông thoáng hiện ánh dương quang.
Văn Tử Lăng thối chí thối dài. Định phi thân nhảy xuống đấùt, nhưng trước mặt vụt thiáng xuất hiện một bóng người, thì a lục y thiếu nữ cũng vừa nhảy vọt lên đứng cạnh chàng Văn Tử Lăng ấp úng, cất tiếng hỏi:
-Cô nương lên đây có việc gì thế?
Lục y thiếu nữ phì cười:
-À!… chính tôi cũng định hỏi công tử điều ấy…! Mà thôi! Công tử có tìm gặp người ấy hay không?
Văn Tử Lăng hỏi kinh ngạc:
-Thì ra cô nương cũng hiểu rỏ câu chuyện nãy giờ rồi à?
Lục y thiếu nữ gật đầu:
-Người ấy cũng khá cao kiến đấy! Đã đến đây không tăm tiếng mà ra đi cũng lặng lẽ, nhưng hắn sơ that một việc khá quan trọng là…Nàng gần từng tiếng một… cùng hai mẹ con ta đối địch thì sớm muộn gì có ngày khỏi thoát khỏi chết.
Văn Tử Lăng bất giác cảm thấy rợn người, vì lục y thiếu nữ hoàn toàn biến thành một người khác lạ. Sắc diện lúc bấy giờ thoạt nom qua rất hung tợn và dễ sợ.
Chàng chợt nhận thấy lời nói của thần mật khách có vẻ gần như đúng sự that ở thiếu nữ này… Nhưng.
Sự hung tợn dễ sợ của thiếu nữ, chỉ thoáng qua rồi vụt tan biến.
Với nét mặt tươi như hoa, nàng ngọt ngào nói:
-Trời đã gần sáng, chung nhìm thôi lên đường đi thôi.
Nói xong nàng phi thân bay xà xuống đất.