Chương 3 Thời gian còn rất dư dật, Nhương Thư đủng đỉnh tìm nơi ăn sáng. Chàng luôn chọn chỗ đông người với niềm hy vọng mơ hồ sẽ tìm thấy kẻ thù, là lão sư phá giới họ Trác, vốn có pháp danh là Chân Từ.
Có những địa phương không bao giờ đổi tên, An Dương là một trong số ấy, mặc cho vật đổi sao dời. Ba ngàn năm trước, An Dương là kinh đô nhà Thương, và giữ mãi cái tên gắn liền với lịch sừ khai quốc của Trung Hoa (tính đến nhà Minh).
Trên con đường lót đá phẳng phiu, rộng bốn mươi bước chân, người ngựa qua lại tấp nập, gồm thương lái và du khách. Nhương Thư dừng cương trước tòa Duyệt Tân Lâu ba tầng, nơi bán cả điểm tâm lẫn món nhậu!
Người xưa gọi rượu là thánh thủy nhưng chỉ có những kẻ liều mạng hoặc chán sống mới uống rượu vào sáng sớm. Khách giang hồ không chán sống song ỷ vào sức khỏe mà nhậu tì tì, bất kể thời gian! Giờ đây, trên tầng hai của Duyệt Tân Lâu có đến năm sáu bàn đang rộn rã tiếng cười, tiếng cụng chén côm cốp! Có lẽ do Nhương Thư mang kiếm mặc võ phục, nên gã tiểu nhị đã tự động mang ra một bình rượu nhỏ, kèm theo mấy món ăn sáng. Gã tưởng chàng cũng giống đám bợm kia. Thực ra, Nhương Thư ky rượn, phần do mười bảy năm trai giới, phần vì rượu sẽ kích động nộ hỏa dễ bùng phát. Chàng chỉ uống khi lòng thật vui, thật thanh thản và chỉ vài chung. ăn xong, Nhương Thư gọi bình trà "Ngọc Dịch Trường Xuân", một trong những loại trà nổi tiếng nhất, xuất hiện từ thời Tống. Ngang hàng với Ngọc Dịch Trường Xuân còn có: Long Đoàn Trà, Long Phụng Trà, Thạch Nhũ Trà, Bạch Nhũ Trà, Vạn Xuân Ngân Diệp. . . Trung Hoa là quê hương của trà. Thuật trồng trà, chế biến trà, uống trà đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Trong thư tịch và truyền thuyết cổ, có nhiều nơi nhắc đến trà. Thuần Nông Thuật Kinh viết: "Uống trà lâu khiến người khỏe, trí tuệ minh mẫn". Còn Hoa Đà, danh y thời Đông Hán viết trong thực luận: "Trà đắng uống lâu càng thấy sáng suốt! " Thời Viễn Cổ, các cụ thường coi trà như một thứ dược liệu, gọi là Đồ. Họ hái lá non của những cây trà hoang dại nấu lên, chẳng sao tẩm, chế biến gì cả, nên nước trà có vị đắng chát như thuốc, bèn gọi là "Khố Đồ" Thời Tần Hán thì khá hơn, lá chè tươi hái về được chế biến thành trà bánh, khi uống bóp vụn bỏ vào bình, chế nước sôi, rồi thêm các gia vị như hành, gừng, quất Đến tận thời Minh, người ta mới tìm ra cách sao chè xanh, giữ được màu sắc, hương vị của trà nguyên chất, không cần bỏ hành, gừng, quất vào nữa! Do vậy, bình trà của Nhương Thư tuy mang cái tên đời Tống mà hương vị lại thuần khiết và ngon ngọt hơn nhiều! Cũng như hầu hết các nhà sư, Nhương Thư cũng nghiện trà! Trà là thứ thức uống gắn liền với lịch sừ Phật giáo Trung Hoa! Trà chống buồn ngủ khi Thiền định, giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn, sáng suốt hơn. Các chùa chiền đua nhau trồng trà, thúc đẩy sự phát triển của việc uống trà, có thời người ta còn nói rằng: Trà phật là một (Trà phật nhất vị) Nhương Thư vừa thưởng thức trà ngon, vừa suy nghĩ về cuộc chém giết ở chân núi Vương ốc. Vì sao, lúc ở Điền Gia Trang, chàng có thể bình thản trước những lời khiêu chiến của bọn môn khách, mà sau này lại nổi lôi đình trước Cưu Bang? chàng mường tượng rằng việc này có liên quan đến một kỷ niệm mơ hồ thời thơ ấu Ngày ấy, cha chàng, Trần Tử Chính, trên đường đưa đứa con trai năm tuổi về quê nội, đã bị một toán người bịt mặt vây đánh. ông đã đưa Nhương Thư thoát đi, rồi chết trong một cánh rừng vắng, gần Nam Dương, vì những vết thương quá nặng, bỏ chàng bơ vơ ở chốn cách nhà ngàn dặm. Phải chăng, chính vì thế mà chàng đã phát điên lên khi bị bọn Cưu Bang vây đánh? Nhương Thư thở dài, tự nhủ sẽ luôn miệng niệm Phật khi rơi vào hoàn cảnh tương tự! Chàng hơi yên tâm, lắng nghe câu chuyện của hào khách. Thì ra họ đang trên đường đến Lã Gia Trang ở phía tây nam thành An Dương, cách chừng sáu bảy dặm! Lã Gia Trang chính là nhà của cố minh chủ võ lâm Lã Xuân Tốn, người đã bị Tứ Phạn Thiên Cung giết hồi mười bốn năm trước Hiện nay, bào đệ của Xuân Tốn là Lã Tập Hiền, năm mươi mốt tuổi, dường như đã luyện thành thần công tuyệt thế, nên quyết định đổi tên Lã Gia Trang thành Chính Khí Trang. ông ta hiệu triệu võ lâm để tiêu diệt tất cả những thế lực tàn ác mang lại thanh bình cho Trung Nguyên. Hùng tâm vạn trượng kia đã được các phái Bạch đạo, cùng hiệp khác bốn phương, nhiệt liệt hoan nghênh, đến tham dự lễ khai đàn rất đông ! Tuy nhiên, sự tái xuất của Tứ Phạn Thiên Cung ở Điền Gia Trang, đất Tế Nam, đã khiến tình hình đổi khác. Chính Khí Trang sẽ phải đương đầu ngay với cường địch đáng sợ kia, trước vì việc công, sau vì thù riêng. Mọi người còn đồn đãi rằng không chừng Tứ Phạn Thiên Cung sẽ chẳng để yên cho Lã Tập Hiền múa may trong ngày lễ khai trương. Nhương Thư vô cùng mừng rỡ vì đây là cơ hội để chàng gặp gỡ nhiều người, hỏi thăm kẻ thù. Dù biết hành động của mình chỉ như "mò kim đáy biển" song chàng chẳng còn cách nào khác cả! Chàng chỉ tận lực cho tròn đạo hiếu chứ không hy vọng tìm ra Trác Thiên Lộc trong lãnh thổ mênh mông và đông đến gần bảy trăm ức người. Trung Hoa là nước có ngành thống kê nhân khẩu, ruộng đất tốt nhất thế giới, hoàn bị từ thời nhà Chu và được thực hiện liên tục trong mấy ngàn năm. Tài liệu để lại vô cùng phong phú, giúp hậu thế nắm được tình hình dân số từng thời kỳ. Ví dụ cuộc điều tra vào năn đầu Vịnh Lạc, đời nhà Minh, cho biết rằng thuở ấy nước Trung Hoa có độ hơn sáu mươi sáu triệu người! Nhưng hơn hai trăm sau, đến đầu triều nhà Thanh tổng nhân khẩu chỉ còn một nửa (ba chục triệu). Vậy Nhương Thư sẽ làm cách nào để tìm cho ra họ Trác, khi chàng chỉ còn sống được vài năm nửa thôi? Thù của mẹ đã thế, thù giết cha còn khó báo hơn, vì chàng không hề biết bọn người bịt mặt năm xưa là ai cả. Đôi lúc, Nhương Thư lâm vào tâm trạng tuyệt vọng trước hai mối thâm thù không có lối thoát này. Có lẽ đấy cũng là một trong những lý do của những cuộc chém giết điên cuồng! Thường dân đã sớm rời Duyệt Tân Lâu để lo sinh kế, song khách giang hồ lại đông thêm, khiến khung cảnh càng náo nhiệt Nhương Thư muốn đi theo họ đến Chính Khí Trang nên nán lại. Chẳng thể ngồi uống trà mãi, chàng đành gọi thêm món vịt quay để nhâm nhi với bình rượu đã mang ra từ lúc đầu ! Hai người khách mới lên khiến Nhương Thư giật mình kinh ngạc, họ chính là HỔ Hồng Nhan Điền Ngọc Trâm và Thiết Kình Ngư Tào ưng. Ngọc Trâm đứng yên ở đầu câu thang, quan sát khắp lượt tửu khách như muốn tìm ai đó. Còn Tào ưng xăm xăm bước đến bàn trống gần Nhương Thư để xí chỗ. Gã quay lại cằn nhằn Ngọc Trâm: - Đại tiểu thư cứ ngồi cái đã! Nếu Tần công tử không ở đây tức là đã về Ngũ Đài sơn, lo gì không tìm được? Nhương Thư kinh ngạc, chẳng ngờ HỔ Hồng Nhan lại lặn lội đi tìm mình! Chẳng lẽ nàng hổ cái kia cũng đã nặng tình với chàng! Nhương Thư nghe ấm lòng, dạt dào niềm cảm kích. Thật ra chàng cũng không hề giận hờn gì Ngọc Trâm cả. Phần do nàng tự mặc cảm nên ít gặp gỡ, phần bởi Nhương Thư nghĩ mình sắp chết nên chẳng mặn mà với ai làm gì! Nay Ngọc Trâm dám bỏ nhà, bỏ cả tự ái, vượt đường ngàn dặm đuổi theo, đã biểu lộ một mối chân tình tha thiết, dù biết rõ đối tượng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nhương Thư xúc động xong lại chua xót vì hiểu rằng mình không có cách nào để đền đáp mối ân tình ấy! Ngọc Trâm uể oải bước lại, ngồi xuống ghế, tay chống cằm nhìn bâng quơ về dãy núi xa xa. Đôi mắt đen láy của nàng giờ đây buồn vời vợi, khiến dung nhan ảm đạm, hiền lành, khác hẳn lúc trước. Tào ưng gọi liền một mâm cơm thịnh soạn và vò rượu lan sinh lâu năm, giá đắt như vàng. Gã đang hộ tống một trong những mỹ nhân giàu có nhất Trung Nguyên, nên có quyền tự chiêu đãi mình trọng hậu. Họ Tào mời lơi một tiếng rồi động đũa, ăn uống như rồng cuốn, trong khi HỔ Hồng Nhan chỉ nhấm nháp chiếc bánh hấp nhân tôm. Dường như nỗi buồn lại khiến Ngọc Trâm đẹp hơn, thu hút nhãn tuyến của Nhương Thư. Nàng quay sang bắt gặp ánh mắt say mê của chàng trai lạ mặt bàn bên, không phát tác như thường lệ mà chỉ quay đi. Tào ưng đã lửng dạ, cảm thấy ngượng, giả lả hỏi: - Đại tiểu thư có nghĩ đến việc Nhương Thư từ chối hay không? Ngọc Trâm lắc đầu: - Tiểu muội sẽ bám chặt lấy chàng, dẫu bị xua đuổi cũng không đi, chẳng lẽ chàng không động lòng? Tào ưng nhún vai : - Lòng dạ nữ nhân quả là khó hiểu! Tào mỗ xin chịu thua! Gã lại tiếp tục ăn nhưng chậm rãi hơn, và Ngọc Trâm đã nghe được câu chuyện về Chính Khí Trang, mà bọn hào khách đang nói oang oang, liền bàn: - Tào đại ca! Hay là chúng ta thử đến Chính Khí Trang xem sao? Nhương Thư chẳng bao giờ bỏ qua những chốn đông đảo như vậy? Tào ưng tán thành bằng cách gật đầu vì miệng đang chứa đầy thức ăn. Tửu lâu lại có khách mới, gồm một lão nhân áo gấm lam nhạt, mặt đỏ như quan công, râu tóc bạc phơ, và một chàng trai tuổi quá hai mươi. Người có danh như cây có bóng, bọn hào khách xôn xao thì thầm: - Hồng Diện Tôn Giả! Lão ta ở tận vùng Bát Đạt Lĩnh, sao lại đến đây làm gì? Nhương Thư từng nghe sư phụ kể về bậc kỳ nhân này. Lão ta tên gọi Hoàng Huy Do, tuổi đã bảy mươi tám, xếp hàng thứ tư trong Vũ nội tứ thần. Người đứng đầu chính là Phật Đăng Thượng Nhân, sư phụ Nhương Thư. Hồng Diện Tôn Giả tính tình nóng như lửa, cổ quái chứ không tàn ác, theo ý riêng mà hành động, được xem là kẻ ở giữa chính tà ! Nhương Thư thích thú ngắm nhìn chàng trai võ phục trắng đứng cạnh Tôn Giả. Gã anh tuấn đến nỗi hấp dẫn cả nam nhân chứ đừng nói đàn bà con gái. Trên gương mặt ngọc kia, mọi nét đều đẹp, và quyến rũ nhất là đôi mắt sáng long lanh, âm áp. Gã nhìn thấy HỔ Hồng Nhan Điền Ngọc Trâm, liền rảo bước đến, nở nụ cười tình tứ rồi vòng tay nói bằng giọng ngọt ngào như mật: - Tại hạ là Vạn Lý Thần Điêu Bạch Thúy Sơn, một kẻ quê mùa vùng quan tái phía Bắc, lần này theo sư phụ vào Trung Nguyên để mở mang tầm mắt. Nay được diện kiến tiểu thư ở đây mới hiểu thế nào là nét đẹp của tiên nữ chốn Thiên Cung! Câu tán dương khéo léo với nghệ thuật bậc thầy này của chàng trai trẻ đẹp như Phan An, chắc chắn sẽ làm rụng rời trái tim của mọi nữ nhân trong thiên hạ. Nhưng khổ thay, HỔ Hồng Nhan kiêu kỳ bậc nhất, tai quen nghe hàng vạn lời ca tụng, nên chẳng hề xao xuyến. Bản chất ngang ngạnh của nàng có dịp bộc lộ, liền lạnh lùng nói: - Các hạ mới đi được hơn ngàn dặm, kiến văn kém cỏi nên không xứng là người bình phẩm nhan sắc bổn cô nương! Sau này các hạ gặp người đẹp hơn ta thì sẽ dùng ngôn từ gì để ca ngợi? Bạch Thúy Sơn chưa bao giờ thất bại, nên đòn bất ngờ này đã khiến gã choáng váng, mặt tái đi vì hổ thẹn, ngượng ngùng biện bác: - Tại hạ không tin là trong thiên hạ có người đẹp hơn cô nương! Khi say người ta can đảm hơn lúc tỉnh, vì vậy, trong đám thực khách có vài người phá lên cười chế giễu Thúy Sơn. Cây cao gió cả! Gã quá đẹp trai nên đã khiến bọn nam nhân đồng trang lứa ganh ghét. Thiết Kình Ngư Tào ưng sợ Hồng Diện Tôn Giả phát tác liền đứng lên vòng tay nói: - Mời lão tiền bối và công tử ngồi chung cho vui ! Bạch Thúy Sơn mừng rỡ vòng tay vái tạ rồi quay lại kéo sư phụ ngồi xuống. Nãy giờ Hoàng Tôn Giả chỉ tủm tỉm cười mà chẳng nói năng gì! Cứ như là lão hài lòng khi thấy đồ đệ bị hố vậy! Tôn Giả xua tay cười bảo: - Lão phu chỉ sợ chưa ăn xong bữa đã bị con bé lợi hại kia đuổi đi! Sơn nhi có gan thì cứ ngồi, lão phu tìm chỗ khác vậy! Lão xăm xăm bước đến bàn Nhương Thư và hò i : - Tiểu oa nhi có vui lòng đối ẩm với già này hay không? Nhương Thư từng nghe ân sư nhận xét rất tốt về Hồng Diện Tôn Giả nên vội đứng lên, cung kính đáp: - Kính thỉnh tiền bối an tọa! Vãn sinh ngồi một mình cũng buồn! Bên kia, Bạch Thúy Sơn đang giả lả chuyện trò với Tào ưng, thỉnh thoảng hỏi Ngọc Trâm một câu. Không nghe đối phương giới thiệu danh tính theo đúng lễ giang hồ, gã đành phải hỏi: - Tại hạ mạo muội muốn biết phương danh của tiểu thư? Ngọc Trâm cười nhạt: - Chúng ta bèo nước gặp nhau, các hạ cần gì phải biết danh tánh của ta? Bạch Thúy Sơn thẹn đỏ mặt nhưng không giận, tủm tỉm hỏi: - Vì sao tiểu thư lại có ác cảm với tại hạ? Ngọc Trâm nhìn thẳng vào mắt đối phương, chậm rãi đáp: - Cổ nhân có câu trai tài gái sắc, nay các hạ xinh đẹp quá mức nên sẽ say đắm bản thân mình, chú trọng vẻ ngoài mà không nỗ lực củng cố tài năng bên trong. Thứ hai, những gã đẹp trai thường như bướm vờn hoa, đa mang khắp chốn mà không thể mang lại hạnh phúc cho riêng một nữ nhân nào ! Hồng Diện Tôn Giả vỗ đùi lớn tiếng khen ngợi: - Thực là cao luận! Không ngờ trong đám quần thoa lại có người sáng suốt như thế? Nhương Thư cũng phục sát đất và hiểu rõ bản chất của Ngọc Trâm hơn. Nàng kiêu kỳ, khó khăn cũng vì đám nam nhân chung quanh chỉ là những chú gà trống tốt mã, bất tài! Được một bậc kỳ nữ yêu thương, Nhương Thư thầm tự hào, hãnh diện. VÔ tình, Nhương Thư nhìn HỔ Hồng Nhan bằng ánh mắt trìu mến, thân thương. Hồng Diện Tôn Giả nhận ra, cười hỏi: - Phải chăng ngươi biết ả cọp cái ấy? Nhương Thư hãnh diện gật đầu: - Bẩm tiền bối! Nàng ta là HỔ Hồng Nhan Điền Ngọc Trâm, trưởng nữ của võ lâm Mạnh Thường Quân đất Tế Nam. Tôn giả nhíu đôi mày bạc, dài đến nỗi rủ xuống đôi mắt: - Lão phu nghe đồn họ Điền có đến bốn nữ. Thế nhan sắc của ba ả còn lại sao? Nhương Thư cười đáp: - Họ cũng xinh đẹp chẳng kém chị cả, mỗi người một vẻ riêng, bản tính cũng vậy Hoàng lão cười tinh quái: - Sao ngươi lại tỏ tường gia sự họ Điền như thế? Nhương Thư bối rối đáp: - Vãn sinh từng làm khách ở đấy hơn tháng! Tôn Giả quả là người lão luyện và minh mẫn, nhận ra ngay ẩn tình: - Lạ thực ! Vì sao họ không nhận ra ngươi? Và nếu có việc ấy thì ngươi cũng phải đến chào hỏi và ngồi chung bàn chứ? Bao năm giữ giới trọng ngữ nên Nhương Thư không quen nói dối, chàng lúng túng nghĩ cách trả lời. Khi định nói rằng mình nghèo, không đủ tiền mời Ngọc Trâm, thì chợt nhớ tấm ngân phiếu mà Quách Tàn Bôi đã tặng, đành thôi ! Hồng Diện Tôn Giả biết ngay gã tiểu tử này thật thà, không giỏi giảo ngôn, liền giáng thêm một đòn, hạ giọng mỉa mai: - Phải chăng ngươi đã cuỗm tài sản của Điền Gia Trang trốn đi nên không dám gặp họ? Nhương Thư giật mình chối bai bải: - MÔ phật ! Làm gì có chuyện ấy? Hồng Diện Tôn Giả quắc mắt, gằn giọng: - Nếu ngươi không nói thực ra thì lão phu sẽ la lên đấy! Nhương Thư nhăn nhó, ngập ngừng thú nhận: - Bẩm tiền bối! Vãn sinh không dám thọ lãnh tình cảm của các tiểu thư nhà họ Điền nên phải bỏ đi. Không ngờ Nhương Thư lại đuổi theo! Hoàng lão kinh ngạc hỏi lại: - Ngươi dùng chữ "các" phải chăng hàm ý rằng có ít nhất hai ả đã say mê ngươi? Nhương Thư lỡ khai, chẳng giấu giếm làm gì . Chàng ngượng ngùng đáp : - Dạ bẩm tiền bối ! Cả bốn chị em họ ! Rồi chàng năn nỉ: - Vãn sinh có hoàn cảnh rất đặc biệt, không thể kết hôn được. Kính mong tiền bối đừng để Ngọc Trâm biết tại hạ ở đây! Hoàng lão cười khà khà: - Té ra ngươi chính là gã Tần Nhương Thư đã đuổi chạy Tứ Phạn Thiên Cung, cứu mạng lão họ Điền. Vậy là ngươi đang hóa trang chứ gì? Cũng may là lão nói rất nhỏ, nếu không thì bàn bên đã nghe thấy. Rượn thịt được dọn ra, Tôn Giả róc rượn, bắt Nhương Thư phải uống với mình. Nhương Thư bị nắm gáy đành chiều ý lão già tinh quái kia. Cảnh rù rì tương đắc của hai người đã khiến Bạch Thúy Sơn ngạc nhiên. Gã hỏi vọng sang: - Sao hôm nay ân sư lại hạ cố thân mật với hàng hậu bối như thế? Tôn Giả cười khanh khách: - Hôm nay lão phu cao hứng phi thường vì đã gặp chàng trai tuyệt diệu này! Y chính là rồng phượng chốn nhân gian, đứng đầu lớp trẻ trong võ lâm đương đại ! Lời khen ngợi này của một bậc kỳ nhân khó tính đã khiến mọi người kinh ngạc, chú mục nhìn về phía Nhương Thư. Thúy Sơn chạm tự ái, hừ nhẹ: - Chẳng lẽ y còn hơn cả đồ nhi? Tôn Giả gật đầu: - Đúng vậy ! Y xứng đáng để ngươi theo hầu đấy! Thúy Sơn hậm hực nói: - ĐỒ nhi không tin! Tôn Giả không thèm cãi, quay lại nghiêm nghị nói với Nhương Thư: - Từ việc ngươi dọa khiếp được Tứ Phạn Thiên Cung, và tiếng "mô phật" lúc nãy, lão phu có thể đoán được ngươi chính là đồ đệ của Phật Đăng Thượng Nhân Có đúng thế không? Nhương Thư vô cùng khâm phục, bên lên gật đầu. Hoàng lão đắc y vuốt râu nói tiếp: - Hai mươi hai năm trước, lệnh sư đã đến núi Thái Sơn chơi vài ngày, đem chánh pháp ra giác ngộ lão phu. Nhờ vậy mà bản tính của Hồng Diện Tôn Giả đã khác xưa rất nhiều. Lão phu vẫn coi lệnh sư là huynh trưởng, vì vậy, ngươi phải gọi ta là sư thúc. Nhương Thư lại gật đầu, Tôn Giả lại đổi giọng bùi ngùi: - Này Tần sư điệt! Lão phu năm nay đã gần bát thập, những vết thương thời trai tráng đã phát tác trở lại, chắc sẽ sớm theo lệnh sư về chốn niết bàn. Nay lão phu xin phó thác đứa học trò khờ dại là Bạch Thúy Sơn cho ngươi, rồi trở về núi tu hành. Mong hiền diệt vì mối giao tình giữa lão phu và lệnh sư mà chiếu cố cho Thúy Sơn. Ngươi hãy hứa bảo bọc Sơn nhi cho đến lúc y thành gia thất! Chút nguyện vọng này, mong hiền diệt thành toàn cho . Nhương Thư thầm nghĩ: "Gã họ Bạch kia anh tuấn phi phàm, chắc sẽ sớm tìm được vợ Ta lo cho gã một, hai năm cũng chẳng sao ! " . Nhưng nghĩ đến tử nạn của mình, Nhương Thư rụt rè đáp: - Tiểu diệt xin tuân lệnh sư thúc. Nhưng có điều thân mang tuyệt chứng chỉ sống được ba bốn năm nữa, e rằng không đồng hành với Bạch sư đệ được lâu dài ! Hoàng lão kinh hãi hỏi dồn, được Nhương Thư kể về Quỉ Nấm. Lão bấm tay tính toán, nhìn Nhương Thư mỉm cười : - Tướng ngươi thọ đến trăm tuổi, đừng quá bận tâm vì Quỉ Nấm. Lão phu đoán chắc ngươi sẽ gặp thần y, hương dược, thoát khỏi sát kiếp! Nghe giọng cả quyết của Tôn Giả, Nhương Thư nhẹ cả người, cảm kích vòng tay nói: - Lời của sư thúc đã phá tan mây mù trong lòng tiểu diệt! Thư này nhận lời bảo bọc Thúy Sơn! Hồng Diện Tôn Giả khoan khoái nhắc lại: - Hay lắm! Đã hứa thì phải giữ lời đấy! Lão phu sẽ vì ngươi mà sang Liêu Đông tìm thuốc. Nói xong, Tôn Giả đứng dậy, gọi Thúy Sơn: - Sơn nhi lại đây! Chàng trai mặt ngọc vội bước đến, ngơ ngác khi nghe sư phụ nói: - Sơn nhi ! Sư phụ đã tìm được người dìu dắt ngươi cho đến lúc thành ơi a thất ! Từ nay, ngươi phải đi theo gã tiểu tử này! Vừa dứt lời, Tôn giả bay vút qua lan can lầu, lên lưng ngựa phi mau. Thúy Sơn bỡ ngỡ gọi vang: - Sư phụ ! Sư phụ ! Gã chán nản ngồi phịch xuống ghế, nhìn Nhương Thư, xem thử hán tử râu mép rậm rì này có gì hay ho mà Tôn Giả lại chọn mặt gửi vàng. Nhương Thư hiền hòa nói: - Ta là... Điền Tế, hai mươi sáu tuổi. Theo vai vế giữa hai vị sư phụ thì ta là sư huynh của đệ! Thúy Sơn lạnh lùng hỏi: - Thế lệnh sư là ai? Nhương Thư thì thầm: - Gia sư là Phật Đăng Thượng Nhân, mong Bạch sư đệ giữ kín giùm cho ! Đôi mắt tuyệt đẹp của Thúy Sơn sáng rực lên, gã đã hiểu vì sao sư phụ mình chọn gã họ Điền này. Suốt những năm học võ với Tôn giả, Thúy Sơn luôn được nghe lão ca tụng võ công và đức độ của vũ nội Đệ nhất thần. Thúy Sơn nghi hoặc, vòng tay nói: - Được Điền sư huynh hướng dẫn trong bước hành hiệp, tiểu đệ vô cùng vinh dự! Trong lúc ấy, Ngọc Trâm đã âm thầm tính tiền cùng Tào ưng rời khỏi tửu lầu. Thúy Sơn nhìn thấy nhưng không tiễn, chỉ mỉm cười rồi tiếp tục trò chuyện cùng Nhương Thư. Gã cười hăng hắc : - Cái tên sư huynh kỳ cục quá! Điền Tế chẳng phải là rể nhà họ Điền sao? Quả thực gã đoán đúng. Nhương Thư sợ gã la toáng lên, khi Ngọc Trâm còn ở đấy, nên nói đại như thế, dẫu sao hai chữ Điền Tế cũng đúng sự thực! Nếu thoát chết, chàng sẽ không phụ lòng bốn cô gái họ Điền! Nhương Thư tư lự hỏi: - Phải chăng Bạch hiền đệ đã say đắm vị cô nương lúc nãy? Thúy Sơn cười khanh khách: - Làm gì có! Tiểu đệ xem nữ nhân trong thiên hạ như tượng gỗ, gặp thì bỡn cợt cho vui đấy thôi! Nhương Thư thở dài: - Tính trăng hoa của hiền đệ sẽ khiến nhiều người phải khổ đấy! Sao không thận trọng tìm cho mình một đối tượng tốt mà gá nghĩa? Nói hết câu chàng mới nhớ ra mình đã dan díu với cả bốn chị em họ Điền, tư cách đâu mà bảo Thúy Sơn? Bị chạm nọc, Thúy Sơn đanh mặt đáp: - Việc riêng của ta, các hạ lấy quyền gì mà xen vào. Phải chăng vì tướng mạo tầm thường nên các hạ đố ky ta? Không cùng chí hướng, xin miễn đồng hành! Gã đùng đùng nổi giận, rời khỏi tửu lâu Nhương Thư chán nản, không ngờ Thúy Sơn lại ngang ngạnh, nóng nảy như vậy Chàng thầm hổ thẹn vì thất hứa với Hồng Diện Tôn Giả, nhưng cũng đành bất lực Nhương Thư tự nhủ: - Gã còn thông tuệ hơn ta, lẽ nào không đủ tài chống chọi với đời. Hơn nữa, với danh tiếng của Hồng Diện Tôn Giả, làm gì có ai dám hại hắn? Hơi yên tâm một chút, chàng gọi tiểu nhị tính tiền rồi rời khỏi tửu lâu. Giữa giờ mùi, Nhương Thư có mặt trước cổng Chính Khí Trang. Cơ ngơi của gióng họ Lã nằm trên đỉnh một ngọn đồi, được che mát bởi những cây bách già nua, cao vút và xúm xuê. Bách là loài cây thân gỗ, cao đến gần mười trượng, thường xuyên xanh thắm, không trụi lá vào dịp thu động. Bách chứ nhựa và sầu thơm phong phú, chất gỗ cứng rắn, mịn phẳng, vân đẹp. Họ Bách gồm nhiều loài như: Bách Mộc, Biển Bách, Bách Gai, Hồng hội, Bách Thơm.... Nhương Thư nhận ra rằng Chính Khí Trang cũng trồng loài Bách Thơm như chùa Phật Quang của chàng. Sườn đồi thoai thoải, nên ky sĩ có thể thúc ngựa đi lên. Cổng chính của trang mở về hướng nam bằng đá núi, có dịch lâu lợp ngói lưu ly xanh. Bức tường kiên cố, cao đến hai trượng kia chắc là mới được xây, cùng với tấm bảng son mang ba chữ thiếp vàng chói lọi: Chính Khí Trang. Mé tả đại môn có chiếc bàn gỗ hình chữ nhật. Đấy là nơi khách đến ghi danh, khai báo lai lịch. Nhương Thư xuống ngựa, bước đến nói với lão già áo đen ngồi sau bàn: - Tại hạ Điền Tế, hai mươi sáu tuổi, quê đất Sơn Tây! Hắc y lão nhân lạnh lùng hỏi: - Danh hiệu trên giang hồ là gì? - Quỉ Tâm Kiếm! Lão nhân nhếch mép cười nhạo, vì chưa hề nghe danh hiệu này bao giờ! Nhương Thư không cần gã xem trọng, chỉ tự an ủi rằng mình đã không phạm giới, chàng đúng là một trang kiếm có cái tâm của quỷ dữ! Một tên gia đinh áo xanh chỉ cho chàng đường đến khu chuồng ngựa, Nhương Thư thả ngựa xong, đủng đỉnh tiến vào trong. Lã Gia Trang chiếm một diện tích hàng chục mẫu, khu trưng tâm là một đại lâu hai tầng, với sân gạch rộng mênh mông ở phía trước. Giờ đây, chậu kiểng trên sân đã được dọn dẹp, giành chỗ cho bày mấy trăm chiếc bàn đón tiếp quần hùng. Sáng mốt mới là ngày khai đàn nên lượng khách chỉ độ gần ngàn, đa số là đệ tử các phái Bạch đạo, hoặc những người tự nhận mình là chính phái ! Nhìn thấy Bạch Thúy Sơn ngồi một mình, Nhương Thư mừng rõ bước đến, tươi cười: - Bạch hiền đệ! Ngu huynh có lỡ lời thì mong hiền đệ tha lỗi! Thúy Sơn làm mặt lạ, tỉnh bơ nói: - Các hạ đừng thấy người sang bắt quàng làm họ! Ta và các hạ có liên quan gì mà xưng huynh gọi đệ? chắc họ Bạch đã tự giới thiệu mình là học trò chân truyền của Hồng Diện Tôn Giả, nên được nhiều người xu phụ. Những kẻ ấy cười rộ lên, mỉa mai: - Thôi biến đi. Tướng mạo như ngươi mà đòi làm huynh đệ với bậc quí nhân như Bạch công tử sao? Nhương Thư thẹn chín người nhưng không nổi giận. Dường như chàng chỉ bị khích động trước những gì liên quan đến quá khứ mà thôi, còn dẫu có ai nhục mạ cũng chẳng khiến chàng động tâm. Nhương Thư phân vân, không biết có nên níu kéo gã em trời ơi đất hỡi kia nữa hay thôi? Thúy Sơn cười nhạt: - Ta đã nói đến thế mà các hạ cũng chưa hiểu sao? Các hạ không xứng để ngồi chung bàn với Bạch mỗ ! Mọi người chú mục nhìn, tưởng rằng một kẻ mang gươm sẽ không bao giờ chịu nhục, tất phải có đánh nhau. Nhưng một giọng thánh thót vang lên: - Trên đời này, có những kẻ mà cả Khổng Phu Tử cũng chịu thua, không dạy nổi! Túc hạ chớ phí lời nữa, hãy đến đây để tiểu muội được hầu chuyện. Người nói chính là HỔ Hồng Nhan Điền Ngọc Trâm, kẻ được hâm mộ hơn hẳn học trò của Hồng Diện Tôn Giả. Ai chẳng nghĩ đến lúc mình du ngoạn Tế Nam, vào làm khách của Điền Gia Trang? Thế nên quần hùng sửng sốt khi thấy Nhương Thư xem trọng gã râu rậm vô danh kia! Nhương Thư không thể tránh né, đành bước đến, ngượng ngùng ngồi xuống. Chàng chưa kịp nói gì thì Ngọc Trâm đã kéo ghế sát vào, bùi ngùi nói: - Chẳng lẽ Tần đại ca không muốn nhìn mặt tiểu muội hay sao? Nhương Thư bàng hoàng, chẳng ngờ mình bị lộ quá dễ dàng! Chàng đáp: - Ngu ca rất cảm kích mối chân tình của hiền muội, nhưng thân này sống chết chưa rõ , đâu dám . . . Nhương Thư đỏ mặt trách: - Té ra đại ca đã nghe lén cuộc nói chuyện của tiểu muội với Tào ưng đó à? Nhương Thư gật đầu, nhìn nàng âu yếm rồi hỏi lại: - Vì sao Trâm muội nhận ra ta? HỔ Hồng Nhan cười khúc khích: - Thanh kiếm của Tứ muội thì ai còn lạ gì? Nhương Thư nhớ ra, cười thầm sự bất cẩn của mình. Chàng tủm tỉm hỏi: - Thúy Sơn anh tuấn như tiên đồng, sao Trâm muội lại lạnh nhạt với gã? HỔ Hồng Nhan trợn mắt, cắm năm móng tay nhọn vào sườn Nhương Thư trách móc: - Đại ca đã nghe hết mà còn trêu ghẹo tiểu muội nữa sao? Nhương Thư co rúm người, than thở: - Nàng thật xứng danh HỔ Hồng Nhan, ta đành bỏ chạy thôi ! Ngọc Trâm cười khanh khách, túm chặt áo chàng : - Tiểu muội đã bắt được cừu non tất chẳng bao giờ chịu buông tha! Thái độ thân mật này khiến mọi người sửng sốt, kể cả gã Tào ưng vừa đi tiểu tiện vào đến. Gã ngồi xuống, nhìn chàng thật kỹ rồi vỗ trán bật thốt: - Ta đúng là có mắt như mù! Nhương Thư vội ra hiệu, bảo gã chớ tiết lộ rồi hạ giọng dặn dò, Tào ưng vô cùng ngưỡng mộ Nhương Thư nên gật đầu lia lịa, miệng cười toe toét! Bạch Thúy Sơn nhìn thấy hết, cau mày suy nghĩ: "Phải chăng Điền Tế chẳng phải là kẻ tầm thường như dung mạo bên ngoài?". Thúy Sơn được Hồng Diện Tôn Giả cho ăn mười viên Thiên Niên Tuyết Linh Chi nên giờ đây sở hữu đến ba mươi năm chân khí, tự coi mình là đệ nhất cao thủ trong hàng hậu bối. Chính vì vậy, gã không tin rằng đệ tử của Phật Đăng Thượng Nhân lại hơn được mình. Dù Điền Tế luyện võ từ năm bốn tuổi thì công lực cũng không bằng gã! Thúy Sơn đã hiểu Điền Tế hóa trang nên lúc đầu Ngọc Trâm và Tào ưng không nhận ra. Tuy nhiên, mặt thực của chàng chắc cũng tàm tạm vậy thôi !Gã biết Ngọc Trâm không chuộng hình thức tất sẽ coi trọng võ công. Vậy thì phải chăng gã Điền Tế kia bản lãnh quán thế nên nàng mới xem thường đồ đệ của Hồng Diện Tôn Giả? Thúy Sơn mãi trầm ngâm nên không để ý có người tiến đến từ mé tả. Có ai đó lo sợ cho Thúy Sơn thét lên cảnh báo: - Hạt Nhãn Thần Ma ! Thúy Sơn bừng tỉnh quay sang nhìn, nhận ra kẻ tử thù của Hồng Diện Tôn Giả. Cả võ lâm đều biết việc Hoàng lão đánh trọng thương Thần Ma hồi tám năm trước Thúy Sơn rùng mình trước ánh mắt lạnh lẽo tà mị bắn ra từ đôi mắt hí, như hai sợi chỉ của lão áo trắng cao gầy kia. Việc Thần Ma có mặt nơi này là điều không ai ngờ! Chính Hoàng Tôn Giả đã dặn dò đồ đệ đừng bao giờ vác mặt đến miền Tây Bắc! Thúy Sơn kinh hãi rời chỗ, đặt tay vào chuôi kiếm phòng bị. Hạt Nhãn Thần Ma Mộc Đức mỉm cười ghê rợn: - Lão quỉ già Hoàng Duy Do đâu mà để ngươi đến đây một mình? Thúy Sơn run giọng: - Ai a sư . . . cũng sắp . . . đến rồ i ! Mộc lão quỉ gật gù: - Hay lắm! Để bần đạo bẻ gãy hai tay ngươi trước rồi chờ lão tặc đến cũng vừa. - Lão dám loạn động ở chốn này sao? Hạt Nhãn Thần Ma ngửa cổ cười dài: - Chẳng ai bênh vực ngươi đâu. Bần đạo được mời đến đây để giữ chức quân sư Chính Khí Trang đấy ! Câu này khiến toàn trường ngỡ ngàng, vì Thần Ma chẳng được xem là người tốt, sao lại có thể thành quân sư của Chính Khí Trang, tổ chức tượng trưng cho tinh thần nghĩa hiệp? Tuy không có chứng cớ cụ thể nhưng võ lâm vẫn có lời đồn Hạt Nhãn Thần Ma hàng tháng đều hút máu một đồng nam! Do lão hành động cẩn mật nên chưa bao giờ bị bắt quả tang hay để lại dấu vết. Phật Đăng Thượng Nhân đã tìm đến Lan Châu cảnh cáo Thần Ma, song lão chối bai bải, không hề nhận tội. Hồng Diện Tôn Giả chẳng cần lý lẽ hay bằng cớ, tình cờ gặp là đánh ngay. Mộc lão quỉ bị đấm một quyền hộc máu nhưng đã nhanh chân đào tẩu. Giờ đây, Bạch Thúy Sơn phải gánh chịu mối hận thù ấy, tình mạng khó bảo toàn Trong đám quần hùng đã có người lên tiếng mỉa mai họ Bạch: - Sao Bạch công tử lại run như cầy sấy thế kia? Thật nhục nhả cho Hồng Diện Tôn Giả! Lúc nãy công tử oai phong lắm mà? Thế là ccó mấy trăm người cười rộ, chế giễu Thúy Sơn. Nếu lúc nãy gã tỏ ra khiêm tốn, không ỷ thế sư phụ thì giờ đây đã được người ta thương xót! Đấy là bài học cho những kê hợm hĩnh, cao ngạo! Thúy Sơn vô cùng hỗ thẹn nhưng tứ chi rũ liệt, lòng chàng chẳng còn chút dũng khí nào trước ánh mắt tà quái của Thần Ma. Nước mắt gã trào ra như trẻ thơ bị đứa lớn bức hiếp vậy! Gã sực nhớ đến Điền Tế liền lấy can đảm, nói với Mộc lão quỉ: - Ta mới học võ nên không địch lại lão. Hãy chờ ta mời sư huynh ra đối phó ! Cả Thần Ma lẫn quần hùng đều ngạc nhiên khi thấy Thúy Sơn chạy đến bàn Ngọc Trâm, nhăn nhó vái lạy Điền Tế: - sư huynh! Tiểu đệ không chống nổi cặp mắt quỉ của Thần Ma, mất cả đởm lược, xin sư huynh vì thanh danh của gia sư mà xuất thủ cho ! Tào ưng nóng mặt quát: - Ngươi còn khiếp nhược hơn cả đàn bà nữa! Nhục ơi là nhục! Nhưng Ngọc Trâm đã nói: - Đúng là ánh mắt Thần Ma rất đáng sợ Tiểu muội ngồi xa mà cũng rợn tóc gáy, tim đập thình thịch! Lúc này Mộc lão quỉ đang hiếu kỳ nhìn về phía Ngọc Trâm nên nàng mới nhận ra tác dụng của Quỉ Nhãn. Nhương Thư thấy Thúy Sơn thực sự khiếp sợ, tay chân run lẩy bẩy, hiểu rằng chẳng phải gã bày trò đẩy mình chết thay. Chàng trầm giọng bảo: - Bạch hiền đệ yên tâm! Ngu huynh sẽ đỡ đòn giùm ngươi ! Ngọc Trâm lo lắng hỏi: - Liệu đại ca có địch lại lão Quỉ ấy không? Nhương Thư mỉm cười: - Nếu thua ta sẽ bỏ chạy! Nàng hãy chuẩn b ì nhé ! Chàng liền trao tay nải cho Ngọc Trâm, rút kiếm tiến về mộc đài, nhảy lên đứng chờ. Phong thái ung dung không chút sợ hãi của chàng khiến quần hùng thán phục, vỗ tay hoan hô vang dội. Họ vốn chẳng ưa gì lão già mắt hí, hút máu trẻ em kia. Mộc Đức Nhuận cũng rút thanh bảo đao có kích thước hơi khác với đao thường, nó mỏng và nhỏ bản hơn. Hạt Nhãn Thần Ma là đại hành gia trong nghề khoái đao, lại có bàn tay tả cứng như thép hỗ trợ, nên càng bội phần đáng sợ. Mộc lão quỉ thấy đối phương chỉ độ hai mươi mấy, lòng rất khinh thường. Lão cướp tinh thần gã trẻ tuổi bằng cách biểu diện khinh công tuyệt thế. Thân hình họ Mộc bốc lên không trưng, hai ống tay áo đạo sĩ rộng thùng thình phồng lên, xòe ra, giúp lão là đà bay chếch về phía mộc đài, tư thế đẹp tựa tiên nhân giáng phàm. Thần Ma chưa kịp thưởng thức tràng vỗ tay tán thưởng của quần hùng thì phát hiện đối thủ đã hóa thành kiếm quang đầy những lưỡi lửa lung linh bay vút đến. Lúc này, hai bàn chân Mộc lão quỉ còn cách sàn mộc đài hai ba gang. nghĩa là lão không điểm tựa để di chuyển, chỉ còn cách tiếp tục hạ xuống và múa đao chống đỡ Nhương Thư đã tính toán rất kỷ, chọn đúng thời điểm tối ưu mà dùng phép Ngự Kiếm, đánh chiêu Phật Hỏa Chiếu U Minh! Chàng biết công lực mình thua xa đối phương, phải giành được thượng phong ngay chiêu đầu mới mong thắng được Khi song phương chạm mặt nhau, đạo kiếm quang của hòa thượng đột nhiên sáng rực lên và kẻ địch của chàng nhận ra hàng trăm kiếm ảnh hư hư thực thực, uy hiếp toàn thân, chẳng chừa một chỗ nào. Thần Ma kinh hãi, cắn răng vũ lộng bảo đao, dệt lưới quanh thân, tả thủ dương trào hộ vệ tâm thất. Tuy lão có tu vi thâm hậu hơn, song vừa tiếp đất, tấn không vững nên sau mấy chục tiếng thép chát tai, lão bị đẩy lùi và đao quang lộ sơ hở. Mũi kiếm của Nhương Thư như có mắt, len qua một khe hẹp ấy, không nhắm vào ngực mà lại đâm thủng vai trái của Thần Ma. Chàng hiểu rằng bàn tay thép của lão bảo vệ tâm thất rất chu đáo, rất khó xâm nhập nên mới chọn bả vai. Nhát kiếm này đã biểu lộ được thiên bẩm võ học của Nhương Thư, chàng luôn tùy thời mà biến hóa, không lệ thuộc vào chiêu thức gốc. Hạt Nhãn Thần Ma đau đớn rú lên, nhẩy lùi để tránh chiêu kế tiếp của đối thủ. Mộc đài dài độ ba trượng, chỗ Thần Ma đứng chỉ cách mép đài non trượng nên lão lọt ngay xuống dưới, thoát khỏi sự truy kích. Thần Ma đứng sau chiếc bàn trống, điểm huyệt chỉ huyết, ngoác miệng chửi: - Mả mẹ ngươi ! B ẩn đạo sẽ phân thây đồ đánh lén! Lão không biết mình đã chạm vào điều đại ky khi xúc phạm đến mẫu thân Nhương Thư. Trước mắt chàng lập tức hiện ra cảnh một mỹ nhân trưng niên, thân xác lõa lồ, cỗ họng bị cắt đứt, máu me vương vải cùng những mảnh tăng bào rách nát. Cơn thịnh nộ xâm chiếm tâm hồn Nhương Thư, biến chàng thành ác quỉ, Nhương Thư gầm lên man rợ, từ trên đài bay xuống vị trí của Thần Ma. Lão vung cước đá chiếc bàn gỗ để chặn đường Nhương Thư rồi nương theo đấy mà tấn công bằng một chiêu cực hiểm. cơn giận đưa Nhương Thư vào trạng thái say máu, thèm khát giết chóc, nhưng lại không hề làm chàng mất cảnh giác hoặc sơ suất. Bản lãnh chàng vẫn thế, khả năng biến hóa cũng vậy, chỉ có điều Nhương Thư điều khiển thanh kiếm bằng trái tim ác thú, lạnh lùng và tàn ác. Nhương Thư mất đi nhân tính thì lại càng xảo quyệt hơn bình thường. Chàng chẳng dại dột va chạm với chiếc bàn gỗ quý, cứng rắn, mà dùng mũi kiếm điểm vào cạnh bàn, mượn sức bay chếch sang Nhương Thư hạ thân xuống chiếc bàn khác, nhún chân tung mình đuổi theo Thần Ma. Lão ta đã theo chiếc bàn kia nhẩy trở lại mộc đài, đổi vị trí với Nhương Thư. Thần Ma lùi sát mé tây đài tranh thủ nuốt vài viên linh đan màu đỏ tươi, chờ đợi đối thủ. Nhương Thư lên đến sàn đài, thấy lão ma lướt về phía mình bằng một bộ pháp quanh co, liền bỏ ý định thi triển Ngự Kiếm, xông đến tấn công bằng kiếm thuật . Dường như mấy viên thuốc kia đã làm tăng công lực Thần Ma nên nhãn quang lão chói lọi hơn trước. Song lão chợt chột dạ khi nhận ra ánh mắt đối thủ còn đáng sợ hơn bội phần. Nhương Thư nhếch mép cười độc ác, liên tiếp tung ra những chiêu kiếm ảo diệu tuyệt luân, lăm le lấy mạng Mộc Đức Nhuận Hạt Nhãn Thần Ma đã nhận ra Phật Đăng kiếp pháp, rùng mình sợ hãi, nhưng thanh danh mấy chục năm không cho lão bỏ cuộc. Hơn nữa, lão tin vào đao pháp và nội lực thâm hậu của mình. Ba viên Huyết Đan kia là tinh chất của máu và tủy xương đồng nam, có tác dụng trị thương và bồi bổ công lực rất thần hiệu. Chính vì vậy mà lão không ngán Hồng Diện Tôn Giả. Quả đúng như thế, đao của lão loang loáng dưới nắng chiều, không chỉ đẹp mắt mà còn mãnh liệt tựa sóng Hoàng Hà, lớp lớp xô nhau công phá màn kiếm quang của gã tiểu tử đáng ghét. Nhương Thư chẳng hề nao núng, trường kiếm đảo lộn, tốc độ như sao băng, mỗi cái vung tay đã vê lên hàng trăm lưỡi lửa xanh, chống đỡ kiên cường và phản công quyết liệt. Quần hùng nín thở, say mê theo dõi cuộc chiến hấp dẫn, thỉnh thoảng Oà lên khi một đấu thủ thoát chết trong gang tấc. Dĩ nhiên lòng họ ủng hộ Nhương Thư vì chàng còn quá trẻ so với lão đạo sĩ ác độc kia. Ngọc Trâm lo sợ cho tình quân, nước mắt chảy dài trên gò má mịn màng, miệng niệm phật liên hồi. Hai khắc sau, nàng rú lên thất thanh khi thấy Nhương Thư trứng một đao vào tay trái. Nhưng Tào ưng lại hể hả nói: - Lão cẩu tặc họ Mộc còn dính một kiếm nặng hơn. Thực là thống khoái. Nhưng trận đấu ngày càng khốc liệt hon, song phương quấn quít lấy nhau, tan hợp trong chớp mắt và máu của họ hóa thành sương bay mịt mù đấu trường. Tốc độ đổi đòn nhanh đến nỗi người ngoài không thể biết ai trứng thương nhiều hơn ai. Thực ra, Nhương Thư đã vướng đến sáu nhát đao, tuy không trí mạng nhưng máu tuôn như suối. Thần Ma trứng tám kiếm song sức lực vẫn dồi dào hơn chàng. vì vậy Nhương Thư phải sớm kết thúc cuộc chiến, trước khi kiệt lực. Chàng nhẫn nại rình cơ hội vì chỉ có thể đắc thủ với yếu tố bất ngờ. Chợt có tiếng quát vang như sấm: - Dừng... tay! Công phu Sư Tử Hống của Thiếu Lâm thật danh bất hư truyền, Hạt Nhãn Thần Ma bị chấn động. Nhưng Nhương Thư thì không! Chàng luyện thần công phật môn Nhiên Đăng tâm pháp đến lớp thứ bảy, núi sập trước mặt cũng chẳng động tâm. Do vậy, Nhương Thư lập tức nhận ra sơ hở của Thần Ma, thọc kiếm đâm thủng sườn phải của lão. Gan bị tổn thương nặng, Mộc lão quỉ đau dớn rú lên, rồi lặng im vì yết hầu đã bị nhát kiếm thứ hai tiện đứt. Thầunma ngã vật xuống sàn đài, hai tay cào cấu lồng ngực vì máu tràn vào khí quản, bít kín hơi thở. CỈ lát sau, lão chầu trời Quần hùng vỗ tay nhẩy nhót, reo mừng hoan hô Nhương Thư quá cỡ. Tào ưng ngứa miệng hét lên: - Hoan hô Tần công tử! Thế là mọi người hô theo dù không chắc kẻ chiến thắng kia có ở họ Tần không? Ngọc Trâm và Thúy Sơn đã sớm nhẩy lên mộc đài, vừa khóc vừa cởi áo Nhương Thư để xem xét vết thương. Tiếng khóc bi thiết của họ đã làm Nhương Thư thoát khỏi tâm trạng quỉ ám ! Chàng rùng mình ngơ ngác một lúc, rồi mỉm cười: - Sơn đệ là đàn ông mà cũng khóc nhiều như thế ư? Thúy Sơn giật mình, đưa tay áo lau lệ rồi cắm cúi làm tiếp. Lúc này, Chính Khí Trang chủ Lã Tập Hiền và năm vị chưởng môn các phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Hoa Sơn, Nga Mi, Cái Bang đã lên đến trên đài Lã Tập Hiền thở dài trước tử trạng của Hạt Nhãn Thần Ma rồi cau mày trách Nhương Thư: - Khánh Hỉ đại sư đã bảo dừng tay sao ngươi không nghe, lại cố tình giết chết Mộc tiền bối? Ngọc Trâm nổi tam bành, dựng ngược đôi mày liễu cãi ngang: - Kẻ đại ác như Hạt Nhãn Thần Ma có chết thì thiên hạ ăn mừng! Còn như lão muốn ngăn cản xung đột sao không xuất hiện từ sớm? Dưới này, Thiết Kình Ngư xách động quần hùng: - Thần Ma chết là đáng tội! Điền tiểu thư nói rất phải ! Tất nhiên, quần hùng đều bênh vực mỹ nhân, đồng thanh tán thành. Bạch Thúy Sơn đã lấy lại phong thái hiên ngang, cười nhạt bảo : - Vì sao Lã trang chủ lại mời một kẻ hút máu trẻ em về làm quân sư của Chính Khí Trang? Tại hạ bắt đầu nghi ngờ đức độ và mục tiêu của trang chủ rồi đấy!Gã vận công mà nói nên ai cũng nghe thấy, xôn xao chê bai Lã Tập Hiền. Họ Lã lạnh lùng đáp: - Dĩ độc công độc là kế sách của bậc đại trí, bọn ấu trĩ như ngươi làm sao hiểu nổi? Thúy Sơn móc bình kim sang trao cho Ngọc Trâm rồi ngửa cổ cười khanh khách: - Khiếp nhược như lão mà dám xưng là đại trí thì thực nực cười! Tứ Phạn Thiên Cung là cái quái gì mà phải khiến bậc quân tử quy lụy bọn tà ma? Lão đã từng nghe có người đuổi chạy sứ giả của Tứ Phạn Thiên Cung ở Tế Nam hay chưa? Lã Tập Hiền bị chửi, song cố nhẫn nhịn ra vẻ cao cả hỏi lại: - Chẳng lẽ bậc anh hùng ấy chính là ngươi? Nhương Thư vội cướp lời: - S ơn đệ ! Chúng ta đi thô i ! Ngu huynh kiệt sức rồi! Nói xong, chàng lảo đảo, Thúy Sơn hoảng hồn vội đỡ lấy, dìu đi. Ngọc Trâm càu nhàu: - BỘ ngươi không bồng nổi Tần đại ca hay sao? Thúy Sơn đảo mắt lia lịa, cúi người ẵm Nhương Thư, nhảy xuống đất. Khánh Hỉ đại sư nhìn theo hỏi các chưởng môn kia: - vị Tần thí chủ ấy là ai mà mới quá hai mươi đã đủ sức giết được họ Mộc nhỉ? Lão nạp nhận ra y không bị ảnh hưởng bởi công phu Sư Tử Hống, và còn lợi dụng cơ hội đó mà hạ thủ. Nếu y sa vào tà đạo thì sẽ thành đại họa của võ lâm. Bang chủ Cái bang VÔ ưu Cái Hầu MỘ Thiên cười đáp : - Y chính là người được giao sứ mạng sát ma, khai trương sự nghiệp bằng cách lấy mạng lão ác quỉ họ Mộc này! Ba năm nữa y sẽ quét sạch rác vẩn trong võ lâm, chẳng cần Chính Khí Trang hay Chính Nghĩa Hội cũng thành công! Lã Tập Hiền tái mặt: - sao Hầu bang chủ lại dám đoan chắc như thế? Chưởng môn Võ Đang Triều Châu Chân Nhân cũng hò i : - Vị Tần thí chủ kia xuất thân thế nào? VÔ ưu Cái đắc ý cười vang: - Lão mũi trâu quả là kém mắt nên không nhận ra Phật Đăng Kiếm Pháp, đáng bị phạt mười vò rượu ! Chân nhân hân hoan nói: - Nếu Phật Đăng Thượng Nhân có truyền nhân xuất sắc như vậy là đại phúc cho võ lâm ! Lã Tập Hiền cười nhạt: - Gã bị thương dưới tay Hạt Nhãn Thần Quân thì làm sao địch lại Thanh Linh Thủy Lão và Kim Mâu? VÔ ưu Cái phang ngay một câu: - Vậy phải chăng Lã trang chủ tự tin mình thắng nổi? Lã Tập Hiền cao ngạo đáp: - Một chọi một thì tại hạ không sợ bất cứ ai !