Bài học lễ phép Người ta dạy một bài luân lý Cho chú gấu năm, sáu tuổi, bé tý:
Đến nhà ai gấu không được hét
Không vênh vang, nói năng thô tục
Gặp người quen cần phải cúi chào
Phải cất mũ lên, gấu nhớ chưa nào?
Chớ có dẫm lên chân người khác
Phải tỏ ra mình có giáo dục
Không được nhằn bọ chét bằng răng
Và không đi, không đứng bốn chân
Không chép miệng, không nhai nhóp nhép
Dù có mệt cũng không được ngáp
Còn một khi muốn ngáp tự do
Phải lấy chân che miệng lại cho
Khi tiếp chuyện, lắng nghe người nói
Hãy lễ phép, không tỏ ra nóng vội
Hãy nhường đường cho người lớn đi qua
Và nhớ luôn kính trọng người già
Trong sương mù và trên băng mỏng dính
Nhớ tiễn bà đến tận nhà cẩn thận
Người ta dạy một bài luân lý
Cho chú Mít-ca năm, sáu tuổi, bé tý
Nhưng gấu dù có lễ phép hơn
Cũng chỉ là lễ-phép-gấu thiếu tâm hồn
Nó cúi chào những người hàng xóm
Những bác chồn và ông gấu lớn
Biết đứng lên nhường chỗ cho người quen
Biết cất mũ chào hỏi họ, rất hiền
Còn đối với những người không quen thuộc
Hắn giẫm lên chân người ta đau buốt
Hắn chõ mũi vào những việc không cần
Xéo nát cả vườn và vò nát lúa đồng xanh
Trong tàu điện ngầm hắn hay chen hích
Đè gí những cụ già muốn gãy xương, suýt chết
Người ta dạy một bài luân lý
Cho chú gấu năm, sáu tuổi, bé tý
Nhưng rõ ràng những nhà giáo nhiệt tâm
Tiêu phí thời giờ một cách uổng công