Hạnh ôm khư khư gói đồ, thỉnh thoảng cô ngước mắt nhìn lên trần máy bay, xem đống hành lý trên đó có còn nguyên hay không. Cô chiêu đãi viên hàng không người Ðại Hàn đi ngang qua nhắc Hạnh bằng tiếng Anh:
-Xin cô để gói đồ dưới chân, máy bay sắp sửa cất cánh.
Người mới ngồi xuống bên cạnh Hạnh, có lẽ là Việt kiều, mỉm cười thông dịch dùm:
-Cô ấy nói trên máy bay không cho ôm đồ, cô để xuống đi, nên nghe lời người ta.
Hạnh đỏ mặt dạ nhỏ, cô cúi xuống cẩn thận để gói đồ giữa hai chân. Lúc Hạnh đưatay lên người ta thoáng thấy trên lưng áo bà ba lộ rõ nhiều vết sờn bạc màu, đây là chiếc áo được coi là tươm tất nhất của cộ Hạnh ngả người ra thành ghế, bây giờ cô mới thấy mệt mỏi nhưng cô không dám ngủ, cô sợ mình ngủ quên, ngộ lỡ máybay đến nơi mà cô không biết, rồi người ta lại cho máy bay về Việt Nam thì sao? Người đàn ông Việt kiều hình như nhận thấy được vẻ lo lắng bồn chồn của Hạnh,ông gợi chuyện:
-Có lẽ cô chưa quen đi máy bay?
Hạnh e dè gật đầu:
-Dạ, thưa ông, lần này tui đi theo diện đoàn tụ với chồng tui bên Mỹ, tui sợ caolắm…nhưng mà còn cách nào hơn!
Nói xong Hạnh mỉm cười, một nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt lúc nào cũng buồn bã đăm chiêu Mỗi lần nghĩ đến Cường, chồng cô, là cô lại cảm thấy lòng mình ấm lạị Cường là niềm hy vọng mà Hạnh ráng bám víu vào để sống, sau khi đứa con duy nhất của hai người là bé Châu bị chết. Hơn mười năm nay, Hạnh cảm thấy mình rất may mắn, Cường vẫn nhớ tới mẹ con cô, dù trong hoàn cảnh nào, cô nghĩ Cường vẫn chung thủy với cô cũng như cô đã chịu bao nhiêu là đau khổ vì chồng con. Hai bàn tay Hạnh chai cứng sần sùi vì phải thức khuya đậy sớm vo gạo, nấu xôi mỗi ngày. Trong khi Cường bị đầy trong trại cải tạo, Hạnh ở ngoài mở hàng xén bán xôi nho nhỏ, chắt chiu để dành tiền, lo chạy chọt, thăm nuôi chồng và lo lót đường cho Cường vượt biên khi anh được thả ra. Không ngờ mới đó mà đã hơn mười năm cô mới có cơ hội đoàn tụ với Cường. Mắt Hạnh lại đỏ lên, cô len lén lấy tay chùi nhanh khoé mắt, không muốn khóc ở đây. Lát nữa, mười mấy tiếng nữa thôi, khi gặp mặt chồng, cô sẽ khóc cho đã, những giọt lệ Sung sướng chứ không tủi thân như bây giờ.
Tiếng người lao xao trong phi trường gọi nhau ơi ới làm Hạnh nôn nao, cô nhướng mắt kiễng chân nhìn ra xa, trong lòng nóng nảy không yên, thỉnh thoảng Hạnh đưa tay lên vuốt tóc. Lúc nãy vô phòng vệ sinh, Hạnh đã thoa nhẹ một lớp son mỏng lên môi cho khuôn mặt đỡ vẻ tiều tụy. Càng chờ lâu, cô càng lo, hay là có chuyện gì không may xảy ra cho Cường. Trước khi lên máy bay, má cô đã dặn dò:
-Con à, con đi chuyến này hỏng biết lành dữ ra sao, số con hỏng ở gần được vớingười thân, con của con chết rồi, nếu con thấy ở bên đó không vui hay thằngCường nó xử tệ với con, con về đây ở với má, mẹ con mình bán xôi nuôi nhau..
Ôm bọc đồ trong tay, nhớ lời má nói Hạnh lại thấy mình bơ vơ quá, cô rưng rưngmuốn khóc, bây giờ chỉ có Cường là lẽ sống, không có anh, cuộc sống này đối với cô vô ý nghĩa. Ðứng lóng ngóng một hồi lâu cảm thấy mệt, Hạnh dợm ngồi xuống, nhưng cô lại đứnglên ngay, cô như vừa chợt thấy từ xa bóng Cường đang đi lại phía mình. Hạnh reo lên, vẫy tay:
-Anh ơi, em ở đây nè…