Chương 1035: Phỉ loạn tái khởi
Lúc này, Vương Quân Khuếch nghẹn đã lâu, giờ mới bộc phát. Y muốn trước khi thiên hạ thống nhất, tranh thủ lập thêm nhiều công lớn, thăng chức thành Quốc công, tạo cơ sở cho con cháu của mình sau này hưởng phú quý.
Vương Quân Khuếch dẫn theo năm nghìn kỵ binh giết tới, cắt đứt đường lui của mười nghìn cung nỏ binh. Y vừa liếc mắt đã nhìn thấy chủ tướng Lý Trường Viên của quân Đường. Y cực kỳ mừng rỡ, đầu của một tên đại tướng có thể sánh bằng đầu của mười ngàn quân địch.
Lý Trường Viên hét to một tiếng, đại phủ mạnh mẽ bổ tới. Một cỗ áp lực khiến người ta hít thở không thông xông tới. Chỉ thấy Vương Quân Khuếch phóng ngựa nghiêng người, tránh qua một búa mạnh mẽ này. Lại dùng trường đao lắc nhẽ, mũi đao đập vào cán búa, khiến đại phủ càng gia tăng thêm lực lượng.
Đột nhiên gia tăng lực lượng, khiến Lý Trường Viên không kịp không chế, một búa đã đánh vào hư không. Đồng thời y cũng bị mất đi trọng tâm trên ngựa, liền lộ sơ hở ở trước ngực.
Sơ hở vừa lộ ra trong chớp mắt, đã bị Vương Quân Khuếch nhìn thấy. Vương Quân Khuếch nhanh chóng vận chuyển mũi đao. Một thanh âm răng rắc vang lên, đầu người của Lý Trường Viên đã bị chém văng. Thân thể cũng ngay lập tức rơi xuống ngựa.
Vương Quân Khuếch đắc ý cười to. Mũi đao đâm xuyên vào đầu người, giơ lên hô lớn:
- Tướng địch đã chết, người nào đầu hàng thì không giết!
Mười nghìn cung nỏ binh sao có thể chống đỡ nổi năm nghìn kỵ binh tinh nhuệ? Bọn họ mới chỉ chống cự một lát mà đã bị tổn thất hơn nghìn người. Cho nên, vừa nghe thấy chủ tướng đã chết, quân Đường lập tức sụp đổ. Bọn lính đều quỳ xuống đầu hàng. Trước tường phòng ngự trở nên hỗn loạn, tử thi và binh khí đắp chồng chất.
Kỵ binh của Tùy đình chỉ giết chóc, xua đuổi binh lính đầu hàng tập hợp ở hướng đông.
Cung nỏ ngăn chặn trên bến tàu biến mất, từng chiếc từng chiếc thuyền lớn bắt đầu lục tục lên bờ. Binh lính Tùy xếp thành hàng rời thuyền, nhanh chóng tập kết ở bến tàu…
Trên đầu thành, Sài Thiệu nhìn thấy quân Đường từ chống cự, giết chóc, cho đến vô lực mà đầu hàng, trong lòng tràn đầy bất đắc dĩ. Sài Thiệu cúi đầu thở dài một tiếng. Hiện tại y rốt cuộc đã hiểu, vì sao mà Tần Vương lại đau lòng khi hành lang Hà Tây bị thất thủ.
Quân Đường mất đi kỵ binh. Dưới sự tấn công của kỵ binh Tùy hùng mạnh như vậy, bộ binh thực sự khó ngăn cản. Đã không có kỵ binh, lại mất đi các đường vận chuyển trên mặt sông, mặc kệ y bố trí quân đội như thế nào, cũng khó tránh được một kết cục xấu nhất. nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
Không chỉ có Sài Thiệu cảm thấy như vậy, mà mấy chục nghìn binh lính trên thành, trong lòng đều nặng trịch. Bọn họ tận mắt nhìn thấy kỵ binh của Tùy dũng mãnh vô địch, lao vào chém giết như chỗ không người. Cũng rốt cuộc hiểu rõ, vì sao quân đội của phương bắc ngày càng hùng mạnh. Nguyên nhân chính là ở kỵ binh. Dưới sự tấn công của chiến mã, hoành đao, bộ binh hầu như không có cửa thắng.
Mắt thấy nhiều đội binh lính đang đi xuống từ thuyền lớn, bộ binh xen lẫn kỵ binh, quân dung chỉnh tề, khí thế uy mãnh, rất nhiều tướng lĩnh Kinh Châu bắt đầu có ý khác rục rịch ở trong lòng.
Hai canh giờ sau, ở thành đông Giang Lăng, một đại doanh dài chừng bảy tám dặm của quân Tùy bắt đầu được xây dựng. Từng căn lều trại nhanh chóng được dựng lên, giống như những cái nấm mọc lên sau một đêm mưa xuân, hiện đầy cả cánh đồng bát ngát.
Lều lớn trung quân của Dương Nguyên Khánh cũng đã được dựng lên. Chiếc sa ban không thể thiếu của hắn cũng đã được lắp xong. Lúc này, nhóm thân binh còn đang thu thập lều vải. Dương Nguyên Khánh vẫn đứng ở trước sa bàn, lo lắng cho tình hình ở Tương Dương. Hắn đang suy nghĩ, không biết Tương Dương có thể phái thêm viện quân tới đây hay không.
Lý Hiếu Cung có thể dùng chiêu cá chết lưới rách, tập trung binh lực đánh một trận ở Giang Lăng hay không? Dù sao mình đang ở Giang Lăng, một khi chiến dịch Giang Lăng mà thủ thắng, vậy thì quân Đường có thể thắng toàn bộ chiến dịch Kinh Tương.
- Điện hạ đang lo lắng Sài Thiệu tử thù thành trì, khiến cuộc chiến này kéo dài sao?
Chẳng biết lúc nào, Tạ Ánh Đăng đã xuất hiện ở bên cạnh hắn.
Dương Nguyên Khánh liếc mắt nhìn y, lắc đầu cười nói:
- Sài Thiệu không tử thủ còn cách nào? Chẳng lẽ lại mở thành đầu hàng sao?
Tạ Ánh Đăng liền nhận ra lời này của mình có sơ hở. Chỉ cần có thể đánh hạ thành Giang Lăng, Sài Thiệu nghĩ muốn kéo dài cũng không được. Chỉ có điều, y vẫn có chút lo lắng, không khỏi nhíu lông mày lại.
- Ngươi lo lắng cái gì?
Dương Nguyên Khánh thấy y có tâm sư, mỉm cười hỏi.
Tạ Ánh Đăng thở dài nói:
- Điện hạ, ty chức lo lắng binh lực của chúng ta không đủ, không công được thành Giang Lăng.
- Vì sao lại nghĩ như vậy?
- Điện hạ, tuy chúng ta có mười lăm ngàn kỵ binh tinh nhuệ, nhưng số kỵ binh này không thể công thành được. Cho nên lực lượng công thành chủ yếu của chúng ta vẫn là bốn mươi nghìn quân đội Tiêu Lương. Nhưng ai cũng biết sức chiến đấu của bọn họ hơi yếu. Mà Sài Thiệu lại suất lĩnh sáu mươi nghìn quân đội thủ thành. Còn có mấy chục nghìn dân phụ hiệp trợ. Thẳng thắn mà nói, chúng ta rất khó hạ thành trong thời gian ngắn. Nếu chiến dịch bị kéo dài, ty chức lo lắng quân đội không chịu nổi.
Dương Nguyên Khánh khẽ mỉm cười,:
- Ta đã từng nói qua là sẽ công thành sao?
Tạ Ánh Đăng ngạc nhiên. Y không rõ lời này của Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khánh thản nhiên nói:
- Ngươi không mưu toàn cục, cho nên không nhìn ra là phải. Kinh Tương vốn là nhất thể, ánh mắt sao chỉ có thể nhìn vào một mình thành Giang Lăng?
Tạ Ánh Đăng nghe mà không hiểu ra sao. Dương Nguyên Khánh lại đầy thâm ý cười:
- Mấu chốt vẫn là quân của chúng ta ở quận Nam Dương…
Trong các quận ở Hà Nam đạo, ngoại trừ Lạc Dương thì quận Toánh Xuyên và quân Lương là hai quận quan trọng nhất. Trong đó Thái Thú của quận Lương là tâm phúc của Dương Nguyên Khánh, Tiêu Tấn đảm nhiệm. Mà Thái Thú của quận Toánh Xuyên thì do Tùy thần Tô Thế Trường đảm nhiệm.
Tô Thế Trường tuổi chừng bốn mười, văn tài xuất chúng. Gia tộc họ Tô cũng là một trong những sĩ tộc Quan Trung. Mà Tô Thế Trường chính là cháu của Tô Uy năm đó. Khi Vương Thế Sung xưng đế, Tô Thế Trường đảm nhiệm chức Hữu Phó Xạ, sau lại đầu nhập vào triều Tùy, được bổ nhiệm làm Thái Thú quận Toánh Xuyên.
Trong lúc đại chiến ở Kinh Tương đang diễn ra gay go. Tô Thế Trường bỗng nhiên gửi một bức thư cầu viện tới thành Thái Nguyên. Trong thư có nói, đầu lĩnh loạn phỉ của trại Ngõa Cương là Hách Hiếu Đức lại tạo phản. Y tụ tập mấy chục nghìn người chiếm lính quận Tương Thành làm cơ sở, chính đang dẫn loạn phỉ đánh tới quận Toánh Xuyên.
Tô Thế Trường gửi thư cầu viện tới Thái Nguyên, đồng thời chuyển thư cảnh báo tới các quận huyện xung quanh. Từ quận Hoằng cho tới quận Đông, từ quận Huỳnh Dương cho tới quận Nam Dương, toàn bộ các quận của Trung Nguyên đều nhận được thư cảnh báo từ phía Tô Thế Trường.
Tin tức này chấn động Trung Nguyên, cũng chấn kinh cả thành Thái Nguyên.
Nhưng nếu đợi quân đội ở Thái Nguyên tới thì không kịp rồi. Tô Thế Trường liền phái thư cầu viện tới Từ Thế Tích đóng ở quận Nam Dương. Mấy ngày sau, Từ Thế Tích nhanh chóng ra lệnh cho phó tướng Cao Tử Khai dẫn theo ba mươi nghìn quân tới cứu viện quận Toánh Xuyên, trấn áp phản loạn Hách Hiếu Đức.
Từ Thế Tích cảm thấy số binh lực này còn không đủ, lại rút thêm quân từ phía bắc quận Nam Dương. Đây là nguyên nhân mà Từ Thế Tích rời khỏi huyện Tân Dã, chạy về huyện Nam Dương rút quân…
Thành Tương Dương, có vài tên thám báo Đường từ phương bắc chạy gấp tới, đến trước cửa thành hô to:
- Nhanh chóng mở cửa thành, chúng ta có tình báo khẩn cấp muốn báo cho Kinh Vương điện hạ!
Cửa thành mở ra một đường nhỏ, vài tên kỵ binh thám báo chạy như bay vào thành Tương Dương, đi tới hướng Hành Đài phủ Tổng quản.
Kinh Tương Hành đài phủ Tổng quản nằm giữa Tương Dương, rộng chừng hai mươi mẫu, do năm sáu toà kiến trúc lớn tạo thành. Nơi này vừa là phủ Kinh Vương, cũng là khu trung tâm quyền lực của triều Đường ở Kinh Tương.
Lúc này, Lý Hiếu Cung đang toàn diện co rút binh lực. Đem hai mươi lăm nghìn quân từ quận An Lục và quận Miện Dương, toàn bộ rút về thành Tương Dương.
Chiến dịch đánh tới bây giờ đã quá rõ ràng rồi. Các nơi khác ở Kinh Tương đều không trọng yếu, mấu chốt chính là thành Giang Lăng và thành Tương Dương, hai thành lớn trung tâm. Cho nên quân Đường chia ra bố trí ở mỗi thành một đại quân bảy mươi làm nghìn người.
Quân Tùy cũng tập trung binh lực ở thành Giang Hạ, thành Giang Lăng, và huyện Tân Dã. Thành Giang Hạ là trọng địa hậu cần của quân Tùy, nhất định phải đóng trọng binh ở đây. Đóng binh ở huyện Tân Dã thì là để kiềm chế thành Tương Dương. Mà chiến đấu chủ yếu là ở thành Giang Lăng.
Bên trong phủ tổng quản, Nghị Sự đường, Lý Hiếu Cung đang cùng vài tên đại tướng và mưu thần thương lượng thế cuộc trước mắt. Ông ta vừa nhận được bồ câu đưa tin từ Sài Thiệu, báo cáo tình hình chiến đấu ở thành Giang Lăng.
Quân Tùy đã phả hủy tất cả thuyền của quân Đường. Ngoài ra lúc quân Đường đổ bộ, còn bị quân Tùy phục kích, tổn thất mười nghìn quân. Xuất quân đã gặp bất lợi. Đồng thời, trong thư, Sài Thiệu cũng xác nhận rằng Dương Nguyên Khánh đang ở Giang Lăng.
- Các vị tướng quân, hiện tại quân Tùy đóng ở thành Giang Lăng không nhiều. Chỉ có sáu mươi nghìn người. Mà binh lực của chúng ta ở thành Giang Lăng đã có sáu mươi nghìn. Nếu quân Tùy dựa vào số binh lực đó mà muốn đánh hạ thành Giang Lăng là không có khả năng. Ta hoài nghi Dương Nguyên Khánh đang muốn tăng binh tới Giang Lăng. Bởi một khi chiến dịch kéo dài, chắc chắn hắn sẽ gặp bất lợi.