Thiên Hạ Kiêu Hùng Chương 92 0: Tối hậu thư

Chương 920: Tối hậu thư
Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: metruyen
Sưu tầm MTQ








Dương Nguyên Khánh chỉ tay vào danh sách hai mười ba tên quan Tùy triều nhận hối lộ nói:
- Những tên quan này tạm thời đừng đụng tới!

- Vâng! Ty chức đã nhớ kỹ.

Dương Nguyên Khánh lại lấy ra danh sách thành viên của Đường Phong. Sau một hồi trầm tư, hắn tiện tay đưa lại cho Bùi Thanh Tùng.
- Sao chép lại một bản!

Bùi Thanh Tùng tiếp nhận danh sách, bước nhanh ra ngoài. Dương Nguyên Khánh chắp tay sau lưng đi đilại lại trong phòng, trong lòng suy nghĩ nên xử trí thế nào đối với việc này. Tiêu diệt Thái Nguyên – Đường Phong, triều Đường tất nhiên vẫn có thể phái người mới đến, phải nghĩ cách lưu lại một đầu mối mới được.



Nghĩ vậy, hắn lại quay sang hỏi Ngụy Bí:
- Nói lại cho ta biết chuyện đã xảy ra thế nào.

Ngụy Bí liền đem đầu đuôi ngọn ngành quá trình bọn anh ta tiêu diệt quán rượu Bát Phương thuật lại một cách tỉ mỉ cho Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khanh sau khi trầm tư một lúc lâu mới nói:
- Những thành viên khác của Đường Phong cũng đừng bắt nữa. Hãygiết Lý Trọng Thủ và những tên khác rồi sau đó đem về tạo ra một số chứng cớ giả, sáng sớm ngày mai thiêu hủy tầng năm quán rượu đó rồi điều động một lượng lớn quân nội vệ bao vây xung quanh nó, sau đó đem thi thể của đám người Lý Trọng Thủ ra, làm to lên, gây sự chú ý của nhiều người. Ngươi hiểu ý của ta chứ?

Ngụy Bí hơi suy tư một chút , bỗng nhiên hiểu ra.
- Ý điện hạ có phải là muốn những thành viên khác của Đường Phong nghĩ rằng Lý Trọng Thủ không bán đứng bọn chúng. Tất cả danh sách đều đã bị thiêu hủy rồi cho nên triều Đường còn có thể giữ lại một hai người chủ chốt. Điều này giúp chúng ta nắm được đằng chuôi của bọn chúng.

Dương Nguyên Khánh gật đầu cười:
- Chính là ý này. Các ngươi cứ vậy mà làm!

- Xin Điện hạ yên tâm, ty chức sẽ xử lý tốt mọi việc.

Thật ra, Dương Nguyên Khánh chỉ cần làm ra một cái chỉ dẫn có tính phương hướng, mọi thứ đều sẽ được nội vệ quân xử lý tốt. Những thứ này không cần Dương Nguyên Khánh phải quan tâm thì Ngụy Bí cũng biết nên làm như thế nào rồi. Anh ta cúi chào, đang định lui ra thì Dương Nguyên Khánh bỗng nhiên gọi anh ta lại:
- Chờ một chút!

Ngụy Bí dừng bước, xoay người hành lễ:
- Xin điện hạ chỉ thị!

Dương Nguyên Khánh trâm tư một lát rồi mới chậm rãi nói:
- Dùng chim ưng truyền tin tức cho Tình Báo Đường ở Trường An, bảo bọn họ nghĩ cách chuyển lời tới Dương Sư Đạo, nói rằng triều Tùy có thành ý rất lớn, xử lý triệt để việc phát hành bạc giả, đồng thời đóng cửa mỏ bạc ở quận Hội Ninh.

Ngụy Bí toàn thân chấn động. Anh ta không hiểu Dương Nguyên Khánh tại sao lại nhượng bộ lớn như vậy với triều Đường. Có cần phải tỏ ra yếu thế với triều Đường như vậy hay không? Nhưng anh ta không dám hỏi nhiều, chỉ khom người thi lễ rồi chậm rãi lui xuống.

Lúc này, Bùi Thanh Tùng đi đến, đem bản sao chép danh sách đưa cho Dương Nguyên Khánh xem. Sau khi đặt nó lên bàn, Dương Nguyên Khánh liền viết ngay một thủ lệnh, ra lệnh cho mỏ bạc ở Hội Ninh lập tức đóng cửa, tất cả thợ mỏ tạm thời rút lui đến đại doanh ở núi Xích Thiết.

Hắn đưa thủ lệnh cho Bùi Thanh Tùng rồi nói:
- Dùng chim ưng truyền tin cho Bùi Hành Nghiễm…
Tảng sáng ngày hôm sau, tầng năm quán rượu Bát Phương bỗng nhiên phát hỏa, khói đen cuồn cuộn bốc lên không trung. Lúc này, cửa chính thành bắc vừa mới mở ra, quán rượu Bát Phương bốc cháy lập tức đã làm kinh động đến những cửa hàng và quán rượu gần đó trong thành bắc.

Những người gần đó đều mang nước tới cứu hỏa nhưng ở trước quán rượu lại phát sinh một cảnh tượng khiến mọi người khiếp sợ. Chỉ thấy hơn một ngàn nội vệ quân bao vây lấy quán rượu, hơn mười thi thể được đem từ trong quán rượu ra ngoài. Những người này cũng không phải bị chết cháy mà là trên người cắm đầy những mũi tên, khắp người đầy máu.

Một người trong đó chính là ông chủ của quán rượu Bát Phương – Lý Thủ Trọng. Tên này chết vì bị đao chém, trên người ông ta có một thanh chiến đao đâm xuyên qua ngực, lúc này ông ta nằm trên mặt đất lạnh lẽo, chết không nhắm mắt.

Nội vệ quân đều đang bận rộn cứu hỏa, dường như ai cũng không để ý đến người bị chết. Lúc đem thi thể những người này từ bên trong quán rượu ra để trên đất trống thì liền lập tức xuất hiện một đám người vây quanh hơn mười thi thể đó nghị luận, bàn tán xem thân phận thật sự của Lý Thủ Trọng là gì, tại sao lại bị nội vệ quân giết chết?

Ngụy Bí vẫn như đứng trên lầu hai của quán rượu Nguyên An, nhìn chăm chú vào thi thể của hơn mười người của đám người Lý Thủ Trọng. Anh ta quan sát chăm chú nhấtcử nhất động của đám người xung quanh.

Lúc này, một gã đàn ông có vóc người gầy ốm lặng lẽ đến gần Lý Thủ Trọng. Tên này ngồi xổm phía trước thi thể Lý Thủ Trọng, dường như đang xem xét miệng vết thương, lại thừa dịp người khác không chú ý liền vươn tay thò vào bên hông cái xác, lấy ra một tấm thẻ đồng từ thắt lưng Lý Thủ Trọng rồi nhanh chóng giật đi.

Tất cả những điều này đều lọt vào mắt Ngụy Bí. Anh ta quay đầu hỏi thủ hạ.
- Tên đàn ông ốm yếu kia là ai?

Thủ hạ nhìn chăm chú một lúc, đáp lại:
- Ông ta là chủ của hàng trà Thục Sơn ở thành bắc, tên là Triệu Văn Trung. Trong danh sách ông ta xếp thứ bảy, cửa hàng trà Thục Sơn cũng là một trong những phân đường của Đường Phong.

Ngụy Bí gật gật đầu. Thành viên của Đường Phong quả nhiên đến đây, lúc này anh ta mới ra lệnh:
- Không cần lo, tất cả cứ để kệ ông ta.

Ngụy Bí bước nhanh xuống lầu, đi tới trước cửa lớn. Có một binh sĩ tiến lên bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, năm tầng quán rượu lửa lớnkhông thể dập tắt, quán rượu đã toàn bộ bị thiêu hủy rồi.

- Các ngươi là một lũ ngu!

Ngụy Bí chửi đám lính vô dụng ầm cả lên, có vẻ vô cùng lo lắng, nhưng khóe mắt đã nhanh chóng quét về phía tên Triệu Văn Trung lúc nãy, phát hiện tên này đang đứng cách mình không xa, dường như đang chăm chú nhìn vào tầng năm quán rượu đã bị lửa lớn nuốt chửng kia.

Khóe miệng Ngụy Bí lộ ra một chút ý cười khó có thể phát hiện, chính là nụ cười đắc ý…
Dương Sư Đạo ở ở Trường An đã gần nửa tháng nay, nhiệm vụ của ông ta khi đi sứ đến Trường An là trấn an triều Đường nhằm nói rõ với triều đình của Lý Đường rằng việc phát hành hệ thống tiền bạc cũng sẽ không ảnh hưởng đến triều Đường.

Xuất phát từ sự tôn trọng giữa các nước, Lý Uyên đã ra lệnh cho Thái tử Lý Kiến Thành và Lễ Bộ Thượng thư Dương Cung Nhân toàn quyền tiếp đón sứ giả triều Tùy lần này.

Nhưng cho đến nay, Thái tử Lý Kiến Thành cũng chỉ là vào ngày hôm sau gặp mặt Dương Sư Đạo, hai bên chỉ nói chuyện qua loa với nhau nửa canh giờ rồi liền kết thúc ngay. Thời gian nửa tháng nhanh chóng trôi qua. Lần đi sứ này còn chưa kết thúc, vương triều Đường dường như đã lãng quên vị sứ giả của triều Tùy này rồi.

Trên thực tế, đó cũng không phải là quên mà là một loại cục diện bế tắc, cũng không phải là vương triều Đường không coi trọng bạc trắng của triều Tùy mà hoàn toàn ngược lại, triều Đường vô cùng căng thẳng đối với việc phát hành tiền bạc của triều Tùy. Nếu một số lượng lớn bạc trắng của triều Tùy mạnh mẽ tiến vào triều Đường thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho tiền tệ của triều Đường.

Đầu năm nay, vương triều Tùy đã sử dụng một lượng lớn tiền Đại Nghiệp để mua rất nhiều vật tư tại Trường An khiến cho giá cả hàng hóa tại Trường An tăng vọt, triều đình nhà Đường chịu đủ khổ sở. Cho nên việc phát hành thêm tiền này của triều Tùy đã khiến tất cả triều đình và dân chúng tại Trường An đều hoang mang cực độ.

Mấu chốt của việc Dương Sư Đạo ở Trường An lại gặp phải sự lạnh nhạt như thế này chính là ở việc sự giải thích của triều Tùy không có ý nghĩa gì, giống như hung hăng cho triều Đường một cái bạt tai, lại còn hỏi xem nó có đau hay không vậy. Từ Lý Uyên cho đến Lý Kiến Thành đều cho rằng triều Tùy không có thành ý làm rõ mọi việc, Lý Kiến Thành đương nhiên sẽ không muốn gặp Dương Sư Đạo rồi.

Có điều, Dương Sư Đạo ở Trường An lại được đãi ngộ vô cùng tốt. Ông ta ở trong quán trọ dành cho khách quý tên là Hồng Lư Tự, một mình chiếm nguyên một tòa nhà rộng hơn mười mẫu, giống hệt như một khu vườn hoàng gia bên trong quán trọ.

Bên trong đó, nào là đình đài lầu các, nào là hoa cỏ cây cối quý hiếm, nào là nước ao trong suốt, còn có cả mười hai thị nữ yêu kiều nhảy múa xinh đẹp, mỗi ngày đầu bếp của cung đình đều đưa tới món ngon vật lạ, gần như làm cho ông ta quên mất mình là người của triều Tùy.

Nửa tháng như vậy cứ thế trôi qua một cách nhanh chóng. Việc mà Dương Sư Đạo làm hàng ngày chính là gặp gỡ bạn cũ, dạo phố ở Trường An, tưởng nhớ về thời niên thiếu của mình. Phó sứ Trương Lượng sớm đã dẫn đoàn tùy tùng về trước, chỉ có một mình Dương Sư Đạo ở lại Trường An.

Mặc dù trong quán trọ dành cho khách quý mà ông ta ở có đủ các món ngon vật lạ nhưng cứ mỗi ngày vào giữa trưa, ông ta đều sẽ dùng cơm tại một quán rượu bên ngoài thành Tây của Trường An. Quán rượu đó tên là Thục Hương, ban đầu là do một người Thục mở ra, giờ đã qua rất nhiều lần đổi chủ. Quán rượu này đã có bốn mươi năm lịch sử tại Trường An và đã từng là sở hữu của ông ngoại Dương Sư Đạo, hiện tại nó thuộc về một gã buôn giàu có của Tây Vực.

Lý do mà Dương Sư Đạo đưa ra để giải thích nguyên nhân ông ta thích dùng cơm trưa tại đó với các quan viên đi cùng là: “Quán rượu này có thể làm ta nhớ lại thời thơ ấu.”

Trưa hôm nay, Dương Sư Đạo cũng giống như mọi ngày, vào giữa trưa liền ngồi xe ngựa tới quán rượu Thục Hương.Quan viên triều Đường đi cùng với ông ta là Hồng Lư Tự Thiếu khanh – Trịnh Tụng Đình.

Trịnh Tụng Đình xuất thân từ Trịnh thị ở Huỳnh Dương, là em ruột của Thái tử phi, và thế là tự nhiên ông ta cũng là tâm phúc chính của Thái tử Lý Kiến Thành. Ông ta phụ trách tiếp Dương Sư Đạo đã hơn nửa tháng qua.

- Dương tướng quốc, ngày nào cũng tới quán rượu này dùng cơm, ngài không cảm thấy ngán sao? Không bằng ta dẫn ngài tới giáo phường của phường Bình Khang, đảm bảo sẽ khiến ngài không muốn rời khỏi.

Trên thực tế, chính là Trịnh Tụng Đình đã chán ăn ở đây rồi. Ông ta thấy Dương Sư Đạo lại vẫn cứ tới quán rượu này thì không khỏi nhíu mày.

Dương Sư Đạo cười ha hả:
- Thời gian ta ở Trường An dạo chơi sẽ không lâu lắm nên có thể tới đây được ngày nào hay ngày đó. Thật ra ta tới đây không phải là vì chuyện dùng cơm.

Trịnh Tụng Đình cười khan một tiếng nói:
- Hóa ra Dương tướng quốc là một người giàu tình cảm, thôi được rồi! Bỏ qua giáo phường vậy.

Khi hai người đến gần quán rượu thì một gã tiểu nhị liền chạy ra đón, vẻ mặt tươi cười nói:
- Thì ra là Dương tướng quốc và Trịnh thiếu khanh đế. Thật là vinh hạnh cho quản nhỏ này. Mời hai vị lên lầu hai, chỗ ngồi đã được chuẩn bị rồi ạ.

Hai người đi lên lầu hai. Bọn họ có một chỗ ngồi riêng biệt, là một góc gần cửa sổ, rất sáng sủa, khá vắng vẻ và yên tĩnh. Hai người ngồi xuống, lúc này Dương Sư Đạo thấy một gã tiểu nhị dùng ánh mắt ra hiệu với mình thì liền lập tức liền đứng lên, cười nói:
- Ta đi tiểu tiện một lúc, Trịnh thiếu khanh cứ ngồi đây nhé!

- Dương tướng quốc xin cứ tự nhiên!

Dương Sư Đạo xuống lầu, đi về phía hậu viện. Trong lúc đi xuống cầu thang thì có một gã tiểu nhị nhanh chóng đem một cuộn giấy nhét vào tay ông ta. Sắc mặt Dương Sư Đạo vẫn không đổi, tiếp tục đi về phía hậu viện.

Tìm được một chỗ không người, ông t ta liền mở cuộn giấy ra. Đây là Tình Báo Đường tại Trường An gửi tới một mệnh lệnh của Dương Nguyên Khánh: “Tạm dừng phát hành tiền bạc, đóng cửa mỏ bạc, biểu hiện thành ý lớn nhất của triều Tùy.” Phía dưới còn có chữ ký do chính tay Dương Nguyên Khánh viết.



Mặc dù quán rượu này và triều Tùy không có quan hệ gì nhưng chủ quán rượu lại chính là thành viên của Tình Báo Đường. Dương Sư Đạo mỗi ngày tới đây ăn cơm chẳng qua là vì trao đổi tin tức với Dương Nguyên Khánh mà thôi. Có thể nói ông ta đúng là đang mong chờ mệnh lệnh này của Dương Nguyên Khánh. Mệnh lệnh này đủ để đánh tan cục diện bế tắc trước mắt… Vào buổi chiều cùng ngày, Dương Sư Đạo đi theo Trịnh Tụng Đình vào Đông cung. Ông ta yêu cầu gặp Thái tử Lý Kiến Thành, hai bên một lần nữa trao đổi về việc phát hành tiền. Không lâu sau, một gã thị vệ vội vàng chạy ra cửa cung, thi lễ với Dương Sư Đạo đang chờ bên ngoài:
- Thái tử điện hạ triệu kiến, mời Dương tướng quốc đi theo ta!

Thái tử đầu tiên của triều Đường Lý Kiến Thành này là một vị Thái tử có thực quyền của Đại Đường. Mặc dù Lý Thế Dân được phong làm Thượng Thư Lệnh, nhưng trên thực tế, chính vụ của triều đình Đại Đường đều nằm trong tay vị Thái tử này. Ngoại trừ một số chính vụ quan trọng trong nước cần phải bẩm báo phụ hoàng Lý Uyên, những sự vụ bình thường đều là do Lý Kiến Thành tự quyết định.



Đối với khả năng xử lý chính vụ, Lý Uyên rất tin tưởng vào y. Sự tin tưởng này đã có từ khi Lý Uyên còn là thần của triều Tùy. Bao năm nay, Lý Kiến Thành vẫn một mực không ra làm quan, vẫn là một người trợ giúp đắc lực cho phụ thân, giúp Lý Uyên xử lý đủ mọi việc chính sự. Sau khi trở thành Thái tử, loại quan hệ hợp tác này giữa y và phụ hoàng vẫn không đổi.

Mặc dù là vậy, Lý Kiến Thành vẫn luôn cảm thấy địa vị Thái tử của mình đang từng ngày bị lung lay chứ không phải là càng ngày càng vững chắc. Mẫu hậu thiên vị với nhị đệ, phụ hoàng tin tưởng nhị đệ, tất cả những điều này đều khiến cho y càng ngày càng bất an. Hơn nữa, gần đây đã xảy ra hai việc lớn trực tiếp làm lung lay gốc rễ Thái tử của y.

Thứ nhất là việc xây dựng Kim Ngô Vệ, phụ trách tuần tra thành Trường An, bổ nhiệm Ung Vương – Lý Đạo Huyền làm đại tướng quân của Kim Ngô Vệ mà cái tên Lý Đạo Huyền trẻ tuổi đó lại là tâm phúc của Lý Thế Dân.

Kim Ngô Vệ là lập ra từ điều ra mười hai ngàn binh lính tinh nhuệ của Quan Trung Các, tất cả đều chịu sự điều khiển của Lý Thế Dân. Như thế chẳng phải là Lý Thế Dân gián tiếp khống chế thành Trường An sao.

Thứ hai là việc khuếch trương quyền lực của Đường Phong. Bình thường công việc chính của nhị đệ là phụ trách thu thập tình báo bên ngoài. Bây giờ , phụ hoàng lại cho phép Đường Phong có thêm quyền lực. Đó là quyền nội thẩm, chính là quyền giám sát bên trong, hơn nữa còn không hạn chế phạm vi giám sát. Nói cách khác, chính là Đường Phong có thể giám sát toàn bộ bá quan văn võ.

Mặc dù quyền nội thẩm này bị các trọng thần trong triều phản đối mãnh liệt nên không thể tiến hành trên diện rộng nhưng Lý Kiến Thành nhận được một thông tin rằng Đường Phong đã giám sát một bộ phận các đại thần rồi. Hai việc lớn này khiến Lý Kiến Thành cực kỳ âu lo. Chỉ cần thời cơ chín muồi, Lý Thế Dân hoàn toàn có thể phát động chính biến trong cung.

Nhưng Lý Kiến Thành lại không dám nhắc nhở phụ hoàng. Chỉ cần anh ta mở miệng thì phụ hoàng nhất định sẽ mắng to rằng y có âm mưu đê tiện, khiến y chỉ đành tìm cơ hội nhờ các đại thần khác nhắc nhở phụ hoàng mà thôi.

Trong thư phòng Thái tử điện Hiển Đức, Lý Kiến Thành cũng giống như mọi khi đang phê duyệt hết tấu chương này đến tấu chương khác. Chính vụ của y cực kỳ nặng nề, mỗi ngày đều phải phê duyệt hơn một trăm bản tấu chương, hơn nữa phần lớn tấu chương đều là do y quyết định sau cùng. Nếu xảy ra sai lầm, y phải chịu toàn bộ trách nhiệm, bởi vậy Lý Kiến Thành phải rất cẩn thận, ngày nào y cũng bận rộn tới tận đêm khuya mới được nghỉ ngơi.

Lúc này, một gã thị vệ đi đến cửa thư phòng bẩm báo:
- Khởi bẩm Thái tử, sử giả triều Tùy- Dương tướng quốc cầu kiến, nói có chuyện quan trọng muốn thảo luận với Thái tử.

Hai ngày nay, Lý Kiến Thành cũng đang chuẩn bị bớt chút thời gian đến gặp mặt Dương Sư Đạo để cùng tiếp tục trao đổi. Bọn họ không thể cứ giằng co vô thời hạn mãi được. Triều Đường đề xuất yêu cầu triều Tùy phải đóng cửa mỏ bạc, nếu không sẽ cắt đứt tất cả các mối quan hệ buôn bán với triều Tùy.

Đây là một thủ đoạn phản chế sau cùng của triều Đường, đoạn tuyệt hết tất cả các giao dịch với triều Tùy , bao gồm cả con người lẫn vật tư. Như vậy cho dù có người buôn lậu dùng bạc của triều Tùy mua vật tư của triều Đường đi nữa thì số lượng cũng sẽ không quá lớn.

Nhưng Dương Sư Đạo vẫn cứ mãi không trả lời. Điều này khiến Lý Kiến Thành chờ đợi đến nỗi không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Việc Dương Sư Đạo đến lúc này, Lý Kiến Thành không thể cự tuyệt, lập tức gật đầu nói:
- Mời ông ta đến Vụ Bản Đường gặp mặt.

Vụ Bản Đường chính là nơi thảo luận chính vụ của Lý Kiến Thành và các đại thần, nằm ngay bên cạnh Thiên điện. Không lâu sau, hai thị vệ dẫn Dương Sư Đạo vội vàng đi vào Vụ Bản Đường. Lý Kiến Thành đã tới trước một bước chờ ông ta.

Dương Sư Đạo lập tức tiến lên khom người hành lễ.
- Tùy thần Dường Sư Đạo tham kiến Đại Đường Thái tử điện hạ!

Lý Kiến Thành khẽ mỉm cười nói:
- Dương tướng quốc, mời ngồi!

- Tạ ơn điện hạ.

Dương Sư Đạo ngồi xuống, Lý Kiến Thành cũng ngồi xuống ở ghế trên. Y cười tủm tỉm hỏi:
- Nửa tháng nay, cuộc sống của Dương tướng quốc ổn chứ? Có chỗ nào tiếp đón không được chu đáo không?

Dương Sư Đạo vội vàng cúi thấp người nói:
-Đa tạ điện hạ quan tâm, Sư Đạo sống vô cùng tốt, mọi việc đều được quan tâm rất chu đáo, cũng không can thiệp vào tự do, Sư Đạo vô cùng cảm tạ!

Lý Kiến Thành cười ha hả nói:
-Ngài là Tùy triều tướng quốc mà! Thân phận tôn quý, tất nhiên là khách quý của Đại Đường chúng ta. Chúng ta nên làm như vậy mà.

Dừng lại một lúc, Lý Kiến Thành lại hỏi:
- Không biết sau nửa tháng suy nghĩ, Dương tướng quốc có câu trả lời mới hay chưa? Ta hy vọng chúng ta có thể chấm dứt cuộc thương lượng này một cách vui vẻ.

Dương Sư Đạo thản nhiên cười nói:
- Trên thực tế thì hai ngày trước ta đã nhận được mệnh lệnh mới nhất của Sở Vương điện hạ rồi, ta vẫn muốn tìm một cơ hội để cùng điện hạ đây nói chuyện vui vẻ. Để điện hạ phải chờ tới tận hôm nay, ta thật sự cảm thấy rất có lỗi!

Tinh thần Lý Kiến Thành chấn động, liền vội vàng hỏi:
- Không biết thái độ của Sở Vương điện hạ ra sao?

- Sở Vương điện hạ nói, để tỏ rõ thành ý lớn nhất của Đại Tùy chúng ta, ngài ấy có thể chấp nhận đề xuất của triều Đường.

Lý Kiến Thành mừng rỡ nói:
- Nói như vậy, các ngài đã đồng ý việc đóng cửa mỏ bạc ở quận Hội Ninh. Là như vậy phải không?

Dương Sư Đạo trịnh trọng gật đầu nói:
- Không chỉ đóng cửa mở bạc ở quận Hội Ninh mà chúng ta chính thức quyết định tạm dừng phát hành bạc mới. Ta có thể thẳng thắn nói rằng, đó cũng không phải là vì triều đình của các ngài mà là vì Sở Vương không đành lòng cướp đoạt của cải của dân chúng hai quận Quan Trung và Ba Thục, không đành lòng khiến bọn họ phải gánh chịu giá lương thực tăng cao. Đối với chúng ta mà nói, dân chúng hai quận Quan Trung và Ba Thục sớm hay muộn cũng là con dân của Đại Tùy.

Nguồn: tunghoanh.com/thien-ha-kieu-hung/quyen-12-chuong-920-AEQaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận