Thiên Tài Tướng Sư Chương 49 0: Ma Quỷ sơn

Thiên Tài Tướng Sư
Tác Giả: Đả Nhãn xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m

Chương 490: Ma Quỷ sơn

Nhóm dịch: Hana
Nguồn: Mê truyện
Suu tam: tunghoanh.com

 

Trong tình thế hỗn loạn ở Myanmar, không nghi ngờ gì về việc càng làm tăng thêm lợi cho các nước khác và khu vực, bất kể là quân chính phủ Myanmar hay là phe chống đối Myanmar, phía sau đều có bóng dáng của một số nước lớn hưởng lợi, nếu không bộ tộc Đạn Bang bình thường bất luận thế nào cũng không thể bị chống đỡ trong nhiều năm như vậy được.

Đức Khâm Baden chỉ là một nông dân Đạn Bang bình thường nhất. vì sống ở vùng nông thôn hẻo lánh, cũng chưa hề trải qua chiến tranh loạn lạc, nhưng ngay cả như vậy, sau khi Bắc Cung Trực Thụ tìm được người lãnh đạo Đạn Bang hơn nữa còn đưa cho họ một số tiền, Đức Khâm Baden cũng trở thành một người Đạn Bang có mối quan hệ tốt với người Nhật Bản.



Bắc Cung Ngạn Tuấn nhìn một lúc rồi nói:
-Trực Thụ, đi nhanh đi, giờ không còn sớm nữa đâu.

Thành thực mà nói, Bắc Cung Ngạn Tuấn không nghĩ là gia chủ lần này có thể tìm thấy vàng, đây là việc của nửa thế kỉ trước rồ, hơn nữa phía bên Trung Quốc bây giờ cũng có người đến, nói không chừng đã sớm mang vàng đi rồi.

Hơn nữa Bắc Cung Ngạn Tuấn còn có một điều thực không thể hiểu, tổng lượng vàng là 20 tấn, dựa vào giá một chỉ vàng là khoảng 20USD vào năm 93, 20 tấn vàng cũng chỉ khoảng ba bốn trăm triệu USD mà thôi.

Nhưng vì tìm số vàng này, mấy năm sau, gia tộc Bắc Cung vẫn đầu tư sức người sức của vào tìm kiếm, hơn nữa còn xây dựng khách sạn năm sao, e rằng con số này cũng chẳng kém là bao, có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều người trong gia tộc Bắc Cung cảm thấy bất mãn.

Đưa Đức Khâm Baden đi cùng, Bắc Cung Trực Thụ quay trở lại căn phòng tổng thống ở tầng mười tám, Bắc Cung Anh Hùng mắt nhắm đang ngồi dưỡng ngay ngắn trên tấm thảm lót sản, từ từ mở mắt ra, nhìn Đức Khâm Baden một cái nói:
-Trực Thụ, bảo ông ta nói sự tình đi, ta nghe hiểu được tiếng Myanmar!

-Vâng!

Nét mặt của Bắc CUng Trực Thụ không vì cuộc đối thoại lúc nãy mà xuất hiện điểm dị khác biệt, sau khi trả lời thì vỗ nhẹ vào vai Đức Khâm Baden nói:
-Ông nói hết việc mà ông biết cho gia chủ đi, sau đó chúng tôi sẽ đưa ông về.

Ông Đức Khâm Baden không nhìn nét mặt Trực Thụ khi nói câu này, nét mặt của mấy người trong căn phòng này đồng thời lộ ra nụ cười chế nhạo, vui mừng nói:
-tôi nhất định sẽ nói cho mọi người, nhưng thời gian cũng cách lâu rồi, có những việc tôi không thể nhớ được nữa.


-Không sao, ông cứ từ từ nghĩ.
Bắc Cung Anh Hùng xua tay, không hề thúc giục Đức Khâm Baden.

-Đó là chuyện xảy ra năm 1950, lúc đó tôi mới 18 tuổi, nhà rất nghèo, hàng ngày chỉ có thể lên núi hái quả dại ăn…
Ánh mắt Đức Khâm Baden ánh lên quá khứ, từ từ nhớ lại chuyện xảy ra năm xưa.

Bởi vì khi Myanmar đang ở trong thời kì chiến tranh thế giới thứ 2, đã trở thành một trong những chiến trường chủ yếu chịu sự công kích của liên minh Trung Mỹ đối với Nhật Bản, do đó bọn họ phải chịu chiến tranh khốc liệt hơn nhiều những nước láng giềng như Lào và Thái Lan, không một thiên tai khủng khiếp nào có thể hình dung ra được.

Tuy rằng năm 1950 đã chấm dứt chiến tranh rồi, nhưng Myanmar nhiều con đường mật trong rừng vẫn chưa được thông, kinh tế không phát triển, ngược lại do tiền của trong nước đều bị quân Nhật chiếm đoạt hết, đã nghèo lại càng trở nên bần cùng.

Đức Khâm Baden lúc đó ở tại vùng núi Đạn Bang ranh giới giữa Myanmar, Lào và Trung Quốc, nơi đây không hề chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nhưng cuộc sống của họ thị rất khó khăn, nếu như không phải dựa vào núi lớn, thì về căn bản là không thể sống được.

Nhưng ngay cả như vậy, Đức Khâm Baden thiếu muối để ăn nên cơ thể gầy yếu, 18 tuổi mà bộ dạng trông như chỉ có 12 tuổi thôi, người trong nhà đều vào rừng hái dược liệu mang ra ngoài bán, do đó đổi được một ít đồ thiết yếu dùng cho cuộc sống.

Đức Khâm Baden còn nhớ rõ, có một đội quân hơn 20 người đến, khiến cho thôn chỉ có hơn 100 người nhốn nháo, bởi vì đó là người Trung Quốc, mang đến rất nhiều muối và đồ dùng họ còn thiếu cho họ.

Nhưng điều kiện của những người này lại lại có chút kì quái, họn cần mượn người trong thôn hơn 40 con la, hơn nữa chỉ dùng trong một ngày, hôm sau sẽ trả luôn.

Đạn Bang tiếp giáp với Vân Nam Trung Quốc, lúc đó đường ranh rới không rõ ràng như bây giờ, người dân hai nước có thể tự do qua lại, giao dịch dễ dàng hơn, hơn nữa cư dân ở đây đều thật thà chất phác, trong đầu không hề tồn tại hai chữ gian thương.

Cho nên buôn bán diễn ra thuận lợi, mà trong chiều tối ngày hôm sau, những người Trung Quốc này quả nhiên trở về như đã hẹn, nhưng có ba con la đã chết trong núi rồi, bọ họ lại bồi thường cho một ít tiền.

Theo lí thuyết thì đây là một cuộc giao dịch bình thường, cũng có điểm gì nghi ngờ cả, nhưng khi đó Đức Khâm Baden giao ngựa người Trung Quốc mà nói thì những gì ông ta nhìn thấy lại không hề đơn giản như vậy.

Sau khi ông đưa ngựa đến nơi đã định, Đức Khâm Baden cảm thấy tò mò, lúc đó không hề đi xa, mà trèo lên một ngọn núi khác, từ nơi đó quan sát hành động của người Trung Quốc.

Ông phát hiện ra, mấy người này đem hơn mười chiếc rương gỗ để trên lưng la, rồi tiến vào trong khu rừng cấm, nơi đó là núi quỷ-nơi mà người dân nghe nói là biến sắc.

Trong suy nghĩ của người Myanmar có hai nơi không thể đi vào đó là “Dã Nhân Sơn” nằm ở phía Bắc Myanmar, nơi đó có rừng rậm, trướng khí thì hoành hành, cho nên trong khu rừng này từng có dã nhân ẩn hiện, vì vậy trong phạm vi hàng trăm km, đều trở thành nơi không người ở.

Thời kì chiến tranh kháng chiến chống Nhật, năm vạn người Trung Quốc đi qua Dã Nhân sơn đến Ấn Độ, chỉ còn lại ba bốn nghìn người, ngay cả cái số lẻ cũng chưa tới, mà trong mười vạn tổng binh lực mà quân viễn chinh Trung Quốc tham chiến ước chừng hơn một vạn người đã hi sinh, trong đó có năm vạn người chết ở Dã Nhân sơn.

Bởi vậy Dã Nhân sơn chấn động cả thế giới, sau chiến tranh mặc dù các nhà quốc gia học đều tiến hành khảo sát nhưng do hoàn cảnh địa lí ở đây quá tồi tệ nên cuối cùng đều đến không công.

Mà một vùng cấm địa khác của Myanmar lại nằm ở núi quỷ khu Đạn Bang, núi ở nơi đây trùng điệp, xanh tươi rập rạp như biển, trong rừng đầm lầy kéo dài không ngừng, lang sói mãnh thú hoành hành, sốt rét tràn lan, chính là ở chỗ giữa của khu rừng sâu.

Mà núi quỷ không chỉ làm cho người ta sợ hãi như vậy, trong núi có nhiều hang, rất nhiều cửa hang giống như là khe sâu thông thường, đi vào không hề cảnh giác, nhưng càng đi sâu vào bên trong, mới đột nhiên phát hiện ra mình đã đi vào trong động.

Những động này đan xen vào nhau, giống như một mê cung vậy, hơn nữa bên trong còn sống rất nhiều loài ưa bóng tối, mặc dù mắt tựa hồ như mù, nhưng khứu giác và thính giác của chúng lại rất nhanh nhạy, một khi có động tĩnh gì là có khả năng sẽ thu hút một số lượng dày đặc bao vây tiêu diệt.

Cho nên chỉ cần sau khi người đi vào, về cơ bản là khó có khả năng sống sót, đối với những người Đạn Bang mà nói, đi vào núi quỷ có thể sống đi ra, nhưng nếu vô tình đi vào mấy cái hang kia thì chỉ có một con đường chết.

ở vùng phụ cận lại có người Đạn Bang, từ nhỏ khi sinh ra đã nhận thức được điều này do người lớn trong làng truyền lại, tuyệt đối không nên đi vào trong núi, trước khi Đức Khâm Baden 18 tuổi, không bao giờ dám đi vào núi một bước.

Cho nên khi ông nhìn thấy người Trung Quốc đưa la đi vào trong đó, phản ứng đầu tiên là chính là sau này trong thôn không còn có gia súc để dùng nữa rồi, bởi vì trong ấn tượng của ông, không có một ai hay một loài ra súc nào có thể sống sót đi ra sau khi đi vào núi quỷ.

Xuất phát từ sự tò mò, ông mới đứng ở nơi có thể quan sát được họ đi vào núi, một ngày sau, chuyện làm cho ông khiếp sợ đã xảy ra, những người Trung Quốc này lại có thể dẫn la đi ra.

Ông phát hiện ra, vốn di có tổng cộng tất cả là 56 con la và 28 người đi vào, nhưng khi đi ra chỉ còn lại 50 con cà 25 người, có thể nói bọn họ cũng có thiệt hại nhưng chỉ có 3 con la và ba người mà thôi.

Đợi sau khi họ bồi thường thiệt hại rồi rời đi, trái tim tuổi trẻ của ông đã rung động, những người Trung Quốc này đi vào trong núi quỷ làm gì, sao lại có thể an toàn đi ra, điểm này vẫn khiến cho ông không ngừng hoài nghi.

Hai năm sau, nội chiến Myanmar bùng nổ, ngôi làng nghèo khó này cũng bị chiến tranh lan đến, rất nhiều người muốn lấy được tiền của ở bên ngoài cũng trở nên khó khăn, nhiều thanh niên trong làng đều phải rời khỏi núi, gia nhập vào quân đội chính phủ tham gia kháng chiến.

Nhưng Đức Khâm Baden không rời đi, đem bí mật ông cất giữ trong lòng hai năm nay nói cho một đứa bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.

Căn cứ vào tình hình mà ông quan sát được, bọn họ nhanh chóng rút ra được một kết luận, những thứ mà người Trung Quốc giấu trong rương gỗ là một số tài sản lớn, mà số của cải này hiện giờ lại đang được giấu trong núi quỷ kia.

Tục ngữ có câu thấy tiền là động tâm, nếu như đạt được số tiền đó, bọn họ có thể rời khỏi Myanmar, đi đến một nước khác sính sống, trong sự nghi vấn đấy bọn họ đã đưa ra quyết định cuối cùng là đi vào trong núi quỷ.

Quyết định này khiến cho cả đời Đúc Khâm Baden cũng khó mà quên được, thậm chí bốn năm sau đó, ông lúc nào cũng sống trong trạng thái tinh thần không bình thường, đến khi gặp được Trực Thụ, ông mới dần dần hồi tưởng lại chuyện xảy ra gần nửa thế kỉ trước.

Nói tới lúc đó, hai mắt của ông lại tỏ ra hoảng sợ, miệng đột nhiên im bặt, hai tay quơ quơ trên không trung, la lớn:
-Tránh xa ta ra, núi quỷ, tránh xa ta ra đi.

Nguồn: tunghoanh.com/thien-tai-tuong-su/quyen-1-chuong-490-LUEaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận